Tiểu luận và Phê bình

Những năm năm mươi sáu mươi của thế kỷ trước, phố phường Hà Nội chưa đầy bụi và ngạt khói xe máy như bây giờ. Khoai luộc chảy mật đặt trên mẹt của dân làng Thuỵ nhởn nhơ gánh bán rong các phố không ai cho là bụi bẩn, nên ai trông cũng thèm, cả các cô môi son má phấn Hàng Ngang Hàng Đào cũng gọi mua.

Nhưng ngoài món khoai cổ điển đó, với cái gốc con nhà nghèo, tôi nhớ một món khoai lạ của các bà các cô làng Thuỵ. Khoai luộc mới sôi thì đã vớt ra và đổ vào nước lạnh, bởi vậy chỉ vừa chín tới và cắn vào còn sồn sột, nên gọi là khoai sượng. Cố nhiên là chỉ những thứ khoai còn nhỏ, những củ nhách củ kẹ, bán nắm bán mớ, mới được dùng để làm loại quà rẻ tiền này. Song có lẽ chính vì như thế nó lại có cái vẻ ngọt riêng, ngai ngái ngầy ngậy gần với khoai sống.

Không hiểu sao, khi đọc thơ ĐĐB tôi lại hay nhớ tới thứ khoai sượng nay đã tuyệt chủng kia.

Nhưng tôi cho rằng sẽ làm nghèo Đ Đ B đi nhiều nếu xem việc anh khai thác yếu tố hoang dại chỉ có ý nghĩa một biện pháp nghệ thuật, một cách ranh ma đổi mốt nhằm câu khách, mà không thấy rằng cái chính ở đây là một cách nhìn nhận, một cách bắt lấy cái thần của đời sống.

Thử nhớ lại hai bài thơ không rạ rơm chút nào của Bốn, bài Chiều mưa trên phố Huế và bài Xích lô đường Bà Triệu. Trong con mắt người làm thơ, cảnh phố Huế nào có khác chi chợ quê, cũng hàng thì bán đứng bán ngồi chen nhau, xe cúp dàn hàng ngang mà đi đấy, nhưng vẻ hiện đại không che nổi áo rách. Giữa đường Bà Triệu ồn ào, nhà thơ nhạy cảm vẫn thấy toát lên một chút gì đó tịch mịch xa vắng. Bởi vậy, cái chuyện cô đơn ngay giữa đám đông là không tránh khỏi và cảm tưởng cuối cùng được cô kết lại bằng cái câu rất sái : Xong rồi chả biết đi đâu – Xích lô Bà Triệu ra cầu Chương Dương.

 

doc46 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận và Phê bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếp tục  viết thêm những tập sau nữa, hy vọng rằng  trong quá trình nghiên cứu  tôi sẽ  tìm hiểu được những vấn đề đã đặt ra một cách toàn diện hơn. “ Theo tôi, đoạn văn này đã nói rất trúng cái tinh thần căn bản của tiểu thuyết mà một số nhà lý luận như M. Bakhtin, hoặc nhà văn như M. Kundéra nhấn mạnh : người viết tiểu thuyết  không thể áp đặt cho nhân vật những sơ đồ có sẵn. Mà phải tôn trọng nó, thấy nó là một cái gì nhởn nhơ trước mặt song không dễ gì nắm bắt được, ngược lại phải lo đối  thoại với nó, rổi  tìm hiểu khám phá nó. Cuối đoạn tự bạch nói trên, bằng cái giọng  đầy e ngại, nhà văn  tiếp tục tâm sự :“ Tuy vậy nay xem lại cả bốn tập viết rải rác trong  hơn một năm thì thấy có nhiều vấn đề còn lơ lửng, con đường đi tới của một số nhân vật chính còn chưa rõ ràng …“. Theo tôi, cái chỗ mà tác giả  lo lắng đó  lại chính là chỗ mạnh, là nhân tố làm nên chất tiểu thuyết của Xung đột. Còn trong TĐTC, suốt mấy trăm trang sách, cái kẻ được gọi là hắn không hiện ra như một cái gì cần tìm hiểu. Tác giả quá thuộc hắn, nói đến đâu ông làu làu đến đấy. Rồi sự thương yêu không hề giấu giếm, sự kính phục dường như không tìm ra lời để diễn tả nổi,  cả sự bênh vực đâu vào đấy  – một thứ bênh chằm chằm như lối các bà mẹ bênh con, – bao nhiêu tình cảm  người viết tiểu thuyết tự nhủ phải tránh cho xa khi muốn  khắc hoạ một nhân vật, trớ trêu thay, lại được tác giả khai thác một cách hồn nhiên, mà về hiệu quả nghệ thuật, hại nhiều hơn lợi. Và thế là cái lý do  khiến cho người ta khó gọi nhân vật chính của TĐTC  là một nhân vật hồi ký hiện đại như trên đã trình bày đồng thời cũng là lý do chính khiến cho hắn không trở thành nhân vật của tiểu thuyết theo những cách hiểu sâu sắc nhất về  thể tài  này. Khi mình không phải là người khác Trở lại với  TĐTC  như một cuốn hồi ký – tự truyện. Có một sự việc thoạt nhìn tưởng nhỏ song lại  không nên bỏ qua, là câu chuyện bà vợ. Đây là cái cớ đóng vai trò khởi động cho cả cuốn sách và chừng nào đó ảnh hưởng tới cả giọng điệu chính trong  TĐTC. Thế nhưng thử nghĩ lại một chút: Cái việc người ta khi về già,trở nên trái tính trái nết, bộc lộ ra lắm vụng về trong cách đối xử của người thân, chẳng phải là chuyện  hiếm hoi. May lắm, chỉ nên  hiểu nó như chút muối mặn làm tăng thêm ám ảnh về cái vô lý của đời thường mà những ai còn cảm giác thực tế  trước  cuộc sống đều luôn luôn cảm thấy và lĩnh đủ. Chắc chắn nó  không ghê gớm đến mức khiến cho con người ta phải  “kêu thét lên vì vô lý “  như nhân vật trong truyện đay đi đay lại. Thế thì tại sao  nhà văn dùng đến bao nhiêu câu chữ như vậy  tô đậm cái bi kịch  gia đình ? Hay là ông vốn quen đặt ông quá cao, xem mình có quyền đứng ngoài mọi sự ràng buộc thông thường mà mọi chúng sinh trong đời phải chịu, và điều  này đã ăn sâu vào tâm trí ông khiến ông không bao giờ nghĩ rằng  làm thế lại gây phản cảm  ? Từ đây nghĩ rộng ra, tôi có cảm tưởng mối quan hệ giữa cá nhân và những người chung quanh  — một mối quan hệ mà mọi người hàng ngày phải đối mặt, người viết  hồi ký tự truyện càng  phải đối mặt –, mối quan hệ ấy ở Nguyễn Khải lâu nay chưa được giải quyết cho ổn  thoả và việc đó ảnh hưởng ngay tới sự nhất trí của tác phẩm ông mới viết. Chúng ta biết rằng trong suốt cuộc đời của mình, nhà văn này  vốn  thành thạo cả “ bút pháp  sử thi “, nhìn cái gì  cũng thấy thiêng liêng cao cả, và cả “bút pháp  tiểu thuyết”, tiếp cận đời sống ở cái vẻ suồng sã của nó, trong mỗi tác phẩm việc ông sử dụng cách nào là tuỳ yêu cầu cụ thể  và quả thật ông đã nhào lộn khéo léo  đến mức hai loại tác phẩm dùng hai bút pháp ngược nhau đến vậy cùng sống hoà bình bên nhau để làm nên một sự nghiệp. Đến TĐTC, thì như trên đã nói, mặc dù cũng có một ít đùa bỡn vui vẻ, song về căn bản  bút pháp  chủ yếu được sử dụng là  “bút pháp sử thi”, nó  nhiều phần phù hợp với cảm hứng chung  của tác giả  khi muốn  nhìn lại đời mình  theo cái cách ở trên chúng tôi đã miêu tả. Thế nhưng có lẽ vì một sự méo mó nghề nghiệp nào đó nên cây bút  tiểu thuyết ở nhà văn  vẫn ngọ nguậy  không yên, và điều đó  khiến cho có lúc tác phẩm lạc hẳn sang một cái giọng khác hẳn giọng điệu vốn có. Lại chết một nỗi, mặc dầu đã tự  kiềm chế, song nhà văn vẫn không giấu được một thói quen đã thành cố tật : với những việc thiết  thân của mình  hoặc hợp với tạng mình thì ông nhìn nhận một cách một cách nghiêm chỉnh, và dùng những lời khéo léo nhất để tán dương; còn những gì không được việc cho mình, hoặc đơn giản là việc của thiên hạ thì ông xem như trò đùa, thoáng nhìn đã thấy ngay bao điều đáng  mỉa mai giễu cợt. Thành thử người ta có trách rằng ở đây Nguyễn Khải chưa đủ  tỉnh táo và chưa đủ  cả cái cận nhân tình, tức cái bao dung cần thiết,  kể cũng không phải chuyện lạ ! Sự dừng lại nửa chừng Từ nhiều năm nay Nguyễn Khải đã cho in một số tập sách trong đó ông thử trở lại  chuyện cũ để  tìm cách chiêm nghiệm bản thân. Quan niệm tổng quát về quá khứ đã có lần được ông trình bày trong cuốn Chuyện nghề (1999 ) “Lắm ngày ngồi đọc lại hay nghĩ lại về những tác phẩm của  mình đã viết trong mấy chục năm  qua, nhiều trang viết  vẫn còn làm tôi hãnh diện và có nhiều trang viết đã làm tôi xấu hổ và rất buồn. Những trang viết chủ quan, kiêu ngạo chỉ khẳng định có một niềm tin, một lẽ sống, rồi dạy dỗ, rồi lên án, rồi chế giễu tất cả những gì khác biệt với mình, đọc lại thật đáng sợ. Thế giới như nhỏ lại, nhạt đi, căng thẳng ( …) Tôi rất muốn viết lại một số trang vì tôi đã từng trải hơn, hiểu đời hiểu người hơn …” Vừa mới trả lời bạn đọc như vậy, đến TĐTC,  nhà văn lại từ bỏ ngay cái điều định làm, hoặc nói cách khác là ông không có nhu cầu đó nữa. Trong mạch hồi ức bề bộn của nhân vật, rất nhiều chi tiết đã được kể lại, nhằm gây hiệu quả có thực, song cái sự thực sâu xa nhất về “đương sự “ thì bởi lẽ tác giả không muốn nói, nên với người đọc, vẫn còn  nguyên vẹn là một bí mật. Nhận xét về cách viết  của TĐTC, một nhà văn đànông của tôi vui miệng bảo : “ Ban đầu ông Khải cũng muốn đùa bỡn với mình, nhưng được một lúc thì quên hẳn, lại cứ lối viết  xưa nay mà kéo “. Và như thế, âm hưởng chính toát lên sau các trang sách vẫn là nhiệt tình tự biểu dương tự khẳng định. Giải thích điều này không khó khăn gì, nếu nhìn chung ra cả xã hội. Sau mấy chục năm sống mải miết, nay là lúc  nhu cầu  trở lại chuyện xưa thức dậy ở nhiều người. Song cũng phải nhận đây là việc khó, không phải người ta cứ có một quá khứ là đã hiểu được nó một cách chính xác, dù đấy là  quá khứ của chính mình. Vì cái công việc tưởng là dễ ợt kia đòi hỏi một sự sáng suốt phi thường, làm việc với nó dễ căng dễ  mệt, ai người đã  già, già không phải về mặt thể chất mà cái chính là về mặt tinh thần, chắc chắn không thể chịu nổi. Con người hiện đại để đạt tới sự tự nhận thức thực sự,  phải tự lột trần, tự bỏ phục trang xã hội của mình —  nhiều người ngại ngần. Con người hiện đại  không chỉ nhấn mạnh chỗ khác  so với chung quanh, mà còn  tìm kiếm và thử tìm cách  xác định  hồn cốt bên trong của mình – nhiều người  dừng lại. Đọc sách,trước mắt người đọc chỉ có hình ảnh của những tác giả hồi ký – tự truyện như họ muốn, chứ không phải như họ có thật trong đời. Nguyễn Khải  cũng không ra khỏi cái sự thường tình đó. Quá trình trở lại cái thời lãng mạn ở ông bắt đầu từ vài năm nay, tới TĐTC thì được hoàn chỉnh.Và cách giải thích tốt nhất ở đây có lẽ là mượn lại câu nói của  nhà văn đồng thời là nhà đạo đức học người Pháp F. La Rochfoucauld  (1613-1680) : Chúng ta quá quen trá hình trước mắt kẻ khác nên  rốt cuộc trá hình ngay với chính mình. Lời kêu gọi  Hãy đi xa hơn nữa Sống ở đời, Đời khổ, Chuyện tình của mỗi người, Một thời gió bụi, ông hùng bĩ vận  …, tên gọi của một số  tác phẩm Nguyễn Khải viết hơn một thập kỷ nay đã làm chứng cho một ao ước chính đáng nơi ông là muốn đi tới những  khái quát nhân sinh, nó là điểm tới xa hơn sâu hơn so với các tác phẩm cũ. Trong những tác phẩm thuộc loại viết về sau này ( đây chỉ kể những truyện khá nhất ), cuộc đời hiện ra không phải như cái gì tác giả đã thuộc như lòng bàn tay, mà còn bao điều chính ông chưa biết và không rõ nên cắt nghĩa ra sao. Ông không ngại đi vào những nghịch  cảnh, trớ trêu. Ông biết thông cảm với nỗi sợ, niềm đau. Ông sẵn sàng dùng lại những chữ như số kiếp, thân phận … Những nỗ lực này của nhà văn có để lại dấu vết trong TĐTC. Thử nhớ lại  hình ảnh bà cụ già ngồi ăn bún với muối hoặc người đàn ông đánh một chiếc xe trâu chở cái tiểu sành có bộ xương vợ với đứa con nhỏ đi suốt từ Điện Biên về vùng xuôi. Hôm qua, Nguyễn Khải đã biết những con người ấy, những tình tiết ấy, nhưng không bao giờ nghĩ tới việc mang chúng vào trang sách. Về già,  ông nhắc tới chúng với  niềm hãnh diện : đó là một phần cuộc đời của ông và chính nhờ thế ông tìm ra cách sống rồi  nương theo đó là cách viết. Không phải ngẫu nhiên một bài  phỏng vấn Nguyễn Khải đầu 2004 có cái tên gọi khái quát : Cười cho một kiếp nhân sinh. Theo tôi hiểu, chính nhà văn cũng có lúc muốn xuất hiện trước bạn đọc trong một tư thế như vậy,với bộ y phục như vậy. Thế  nhưng nhìn chung TĐTC ( mà hẳn tác giả rất lấy làm đắc  ý ) vẫn thành công chính ở việc biểu dương một sự nghiệp hơn là chạm vào một vấn đề bao quát của cuộc đời. Nó  mang lại cho tác giả  một chút  an tâm cần thiết, chứ không chắc đã  giúp cho các tầng lớp bạn đọc lẫn các đồng nghiệp soi vào đó để hiểu thêm những ngày đang sống, với đủ ngọt bùi chua chát chúng ta vẫn cảm nhận. TĐTC nói với  người ta về một ít con người trong một thời  cụ thể, chứ chưa đủ sức vươn tới những khái quát về  kiếp nhân sinh nói chung, do đó chưa thuộc vào loại tác phẩm  tự nó sẽ còn được đọc lại, như hôm nay chúng ta đọc lại Số đỏ, Chí Phèo, hoặc gần đây Cát bụi chân ai. Đáng lẽ  có thể đạt tới khả năng lôi cuốn của những cuốn sách mang tính cách  tôi thú nhận là tôi đã sống (  chữ của P. Neruda ), hoặc tôi lật con bài của tôi (chữ của L.Aragon ), song TĐTC  đã  dừng lại trên  cái mạch cũ của một đời văn sớm định hình ở tác giả. Có  những giới hạn mà cả những đầu óc thông minh nhất trong thời của mình vẫn không thể vượt qua – cuối cùng chỉ còn  có cách nghĩ vậy. Nhưng đặt vào  hoàn cảnh hôm nay, TĐTC của  Nguyễn Khải lại có cơ trở thành một lời kêu gọi :  cách  tốt nhất để  các đồng nghiệp, nhất là các bạn trẻ, thể hiện lòng yêu mến kính trọng đối với nhà văn  là đi tiếp trên con đường ông đã thấy là phải, nhưng không đủ sức dấn tới./. NHẬN DIỆN CON NGƯỜI HẬU CHIẾN TRONG THỜI XA VẮNG “Có những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống; có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời. Có lẽ không chỉ nhân vật trong truyện mà không thiếu người trong chúng ta cũng có một đời sống trớ trêu vô lý thế chăng ? Vậy phải sống thế nào bây giờ để khỏi xót xa, ân hận ?” Một người cũng trạc tuổi như nhân vật Sài, sau khi gặp Sài qua những trang sách của Lê Lựu,tâm sự như vậy. Mà không chỉ riêng anh.Ở nhiều người, ý hướng thiết tha nhìn lại đời mình cứ thấy rộn lên, sau khi đọc Thời xa vắng, người ta lấy Sài ra để soi vào đời mình, vận vào mình. Đó là một thứ may  m ắn mà ch ỉ rất ít tác phẩm đ ạt  t ới. Hai mô-típ thường thấy trong văn học xưa nay là việc lập nghiệp của người ta trong cuộc đời và việc mưu cầu hạnh phúc ở tuổi thanh niên, nhiều khi hai việc ấy chi phối toàn bộ đời sống con người, nó là động lực để nhiều cá nhân trở lên hết sức năng động và có dịp bộc lộ hết mình. Có lẽ vì thế mà nhiều tiểu thuyết xưa nay hưóng vào miêu tả hai việc đó, để trình bày ” bức tranh thế sự “. Và những tác giả lớn cũng là những người mà qua mà qua việc miêu tả sự lập nghiệp,và mưu cầu hạnh phúc của con người, biết chỉ ra rằng : điều quan trọng ở đây là nhận thức ngày một sâu sắc hơn về đời sống và bản lĩnh của nhân cách – đấy mới là những nhân tố cơ bản để có thể có được sự nghiệp và hạnh phúc chânchính. Như Lê Lựu đã bộc bạch ( Văn nghệ số 12,1986) khi miêu tả lại quãng đời Sài, anh không chủ tâm kể về công việc cụ thể mà chủ yếu đi vào tính cách nhân vật. Thành thử câu chuyện lập nghiệp của Sài nói chung cũng không được trình bày với tất cả sự đa dạng của nó. Nó chỉ được lòng vào chuyện hôn nhân của nhân vật lúc ban đầu. Song không phải vì thế mà phương diện này ở con người Sài không rõ. Sài đi bộ đội để được xa người vợ tảo hôn và có dịp tự do nghĩ ngợi hơn về một cô gái mà anh yêu và cũng được anh yêu lại. Nhưng chỉ có thế ! Do yêu cầu của sự phấn đấu trong bộ đội, anh không dám tiến xa hơn một bước trong mối tình chân chính của mình ; rồi trong một lần về phép, anh lại cầm lòng chung đụng với người vợ tảo hôn cũ để vừa lòng mọi người – cả hai việc đều cùng một mục đích là cốt giành ưu thế trong phấn đấu. Khi thuật lại chuyện này, Lê Lựu đã cực tả cái cay đắng trong tâm lý người thanh niên và những trang trình bày lại lối áp đặt vưà thân ái vừa thô bạo của chung quanh đối với Sài là những trang thuộc loại hay nhất của tác phẩm. Bởi vậy, ai cũng thấy Sài chỉ bề ngoài làm theo ý muốn của mọi người, còn trong bụng, anh rất đau khổ, thậm chí thấy ghê tởm. Song dầu sao, Sài cũng đã chiều ý mọi người, sức khao khát lập nghiệp nơi anh vẫn mạnh hơn những buồn cá nhân. Chẳng thế mà, sau đấy khi, vì nhiều lý do khác, tạm thời chưa đạt được mục đích Sài lại sẵn sàng đi xa hơn ra tận mặt trận để lập công. Không mấy khi văn học chúng ta miêu tả một nhân vật ” ra đi ” theo kiểu này. Song không phải vì thế mà Sài xa lạ với đông đảo bạn đọc. Phần lớn người ở vào cái tuổi như Sài, lớn lên trong những năm như Sài, đều sống, hành động như Sài và họ cũng đã thành công như Sài của Lê Lựu. Có điều ý thức lập nghiệp ở đây rõ ràng chưa đi đôi với nhu cầu nhận thức về đời sống và cũng chưa tạo nên một sự trưởng thành trong nhân cách. Cũng vì thế mà sau khi yêu cầu lập nghiệp tạm gọi là xong,  Sài lao vào việc mưu cầu hạnh phúc, thì lập tức thất bại. Ra khỏi cuộc chiến đấu, đồng thời Sài có cái may là được ly hôn, dứt hẳn quan hệ với người vợ cũ. Và anh ở vào tâm trạng kẻ bị giam hãm giờ được tháo cũi sổ lồng, kẻ bấy lâu thiệt thòi giờ có cơ đòi nợ. Anh không nhìn thấy gì khác ngoài những bất hạnh của bản thân. Quá cay cú vì chưa được nếm mùi sung sướng của mọi lạc thú trần gian, anh chạy thục mạng cốt săn tìm cho được chút hạnh phúc mà anh tưởng trừ mình còn ai cũng có.Con cá quá đói đớp mồi thế nào thì lúc tìm vợ Sài cùng bộp chộp như vậy ! Đứng ngoài nhìn, dễ thấy sao mà Sài cả tin, nông nổi, khinh suất, giản đơn ! Thậm chí, phải nói anh có những khía cạnh ích kỷ nữa ! Nhưng kệ ! Với Sài, trước mắt chỉ có mỗi một việc là truy lĩnh lại tuổi thanh xuân, bù đắp lại chỗ thiệt thòi mình đã phải chịu. Thêm nữa, có một lý do để Sài càng ” thục mạng ” trong việc mưu cầu hạnh phúc: anh đang là người thành đạt. Anh quá tự tin, thậm chí mê đi, tưởng là mình làm gì cũng được.ở anh không phải chỉ có cái hèn như trước đó tác giả phân tích, mà còn có chút hợm. Hợm hĩnh, kiêu căng, hoắng lên vì khả năng của mình, cho rằng mình đi đánh nhau còn được, thì bây giờ làm gì cũng được. Về sống ở thành thị, nhưng Sài không hỏi thành thị là gì, mình cần làm gì để phù hợp với đời sống nơi đó. Bước vào xây dựng gia đình lần thứ hai,nhưng anh không bao giờ ngẫm nghi xem mình sẽ có một gia đình như thế nào, hạnh phúc của mình sẽ ở dạng như thế nào, trong thời buổi này thế nào thì là một thứ hạnh phúc vừa phải mà loại người như mình có thể có được. Lý tưởng sống của Sài đơn giản, nếu không muốn nói là tầm thường. Thế thì làm sao mà anh không thất bại được ? Suốt phần hai của cuốn sách, chỉ thấy nhân vật Sài miên man trong hành động, hét cuống lên vì yêu lại cấp tốc cưới vợ, rồi lo vợ đẻ, rồi cãi nhau với vợ, rồi trông con ốm v.v…Tất cả những trang này đã được tác giả dựng lại tỉ mỉ nhưng chỉ là tả hành động ; đâu có lúc nào anh cho nhân vật rỗi rãi để ngẩng đầu lên mà nghĩ rộng ra về sự đời một chút. Thế thì làm sao có được khát vọng bây giờ ! Chỗ bi đát của Sài hình như là chỗ bi đát của nhiều người chúng ta ; tham bát bỏ mâm ; mải làm việc vặt mà quên cái đại thể. Sau một thời gian khổ hạnh nay ai cũng sống chết lo làm một việc gì đó kiếm lợi thêm cho gia đình tưởng rằng thế là hạnh phúc.Còn hạnh phúc thật sự mặt ngang mũi dọc là như thế nào thì không ai biết ! Rồi mục đích thực dụng liền đẻ ra cách nhìn thiển cận. Đời sống là gì, ý nghĩa của đời sống là gì, những câu hỏi ấy chúng ta thường lảng tránh, ta bảo nó là siêu hình, trừu tượng, nghĩ về nó là mất thì giờ, vô bổ, ai băn khoăn về nó là những kẻ ấm đầu dại dột.Ta cứ nhắm mắt bước liều, để rồi đến lúc thấy thua thiệt, thấy lỗi lầm thì đã muộn, và không hiểu sao cả, ta lại hoặc kêu trời hoặc đổ cho số phận. Tóm lại, nói sống vụng còn là nhẹ, hình như ta không biết sống, đấy mới là điều đau hơn, đáng tiếc hơn.Và toàn bộ Thời xa vắng là tiếng kêu của cả một lớp người cho tuổi trẻ của mình, cuộc đời mình; ngay khi thành đạt trong lập nghiệp nữa, họ vẫn bất hạnh, vì không biết sống. Có thể bản thân Lê Lựu chưa hoàn toàn tâm đắc với điều này và một người như nhân vật Sài càng không bao giờ nhận ra điều này. Nhưng theo tôi, chính nó mới là cái ý toát ra qua sự miêu tả của Lê Lựu trong Thời xa vắng. Do đấy, tác phẩm mới gợi lên ở nhiều người chút động lòng và sự nuối tiếc, như từ đầu chúng tôi đã nói. Sự nuối tiếc ở đây là cái hích đầu tiên,để người ta nghĩ tiếp và tìm ra cho mình cách sống xác đáng. Song nghĩ rộng hơn một chút,  phải thấy nếu như có cách nào đó để làm cho những người như Sài kia tỉnh táo sớm hơn, nhận ra tình cảm của mình nhanh chóng hơn và có cách sống hợp lý hơn, sự hỗ trợ của xã hội cho cá nhân như thế mới gọi là hoàn toàn. Có một khía cạnh nữa của cuốn sách người ta cũng hay bàn là đoạn kết, khi Lê Lựu cho nhân vật về nông thôn lo việc hợp tác xã. Đối chiếu với xu hướng chính của tác phẩm là ca ngợi sự trở về mình, thì đoạn kết đó là có lý. Hôm qua Sài không dám lấy Hương mà bấm bụng chịu thiệt, chẳng qua là ” không dám là mình “,rồi lúc lấy Châu nữa, anh lại bất hạnh vì không biết mình là ai, vơ quàng vơ xiên, chạy theo những cái mình không có. Đi theo đường hướng như thế, cả hai phần đầu cuốn sách dường như đã chuẩn bị sẵn để mở ra cách giải quyết mà Lê Lựu viết trong đoạn cuối. Nhưng đó mới là cách hiểu, cách cắt nghĩa của chính người viết. Nếu ta có thể mạn phép tác giả, qua trường hợp của Sài rút ra những bài học khác, thì đoạn cuối ấy lại chưa chắc đã là hợp lý. Thật vậy, như trên vừa nói, sở dĩ Sài thất bại trong việc mưu cầu hạnh phúc với Châu vì ở anh không có sự rút kinh nghiệm thường xuyên về đời sống của mình, không có sự tự ý thức cần thiết. Tình yêu là lĩnh vực không thể dối trá. Và Sài cũng không dối trá. ấy vậy mà trong khi yêu Châu say đắm và sẵn sàng tha thứ cho Châu tất cả thì Sài vẫn bất hạnh, sự yêu chiều của anh là một cái cớ để Châu coi thường anh, sự nép mình chịu đựng là một thứ lửa đổ thêm dầu phá vỡ hạnh phúc gia đình anh. Một động cơ tốt có thể đẻ ra một kết quả tồi tệ không mang lại lợi lộc cho ai ; tác giả đã tỏ ra rất thấu hiểu tình đời khi làm toát ra từ nhiều tình tiết trong truyện một kết luận như thế. Nhưng thử hỏi ở phần cuối Lê Lựu cho Sài về nông thôn với cái gì? Không gì khác, cũng lại một chút ảo tưởng về sự chân thành của mình, một cái gọi là thuộc “đồng đất con người quê hương ” và những thói quen cố hữu của người nông dân mà hôm nay anh vẫn giữ được. Rồi trong không khí vội vã của đoạn kết, nhà văn cho biết là Sài đạt nhiều kết quả, trong ba năm anh đã làm thay đổi bộ mặt làng Hạ Vị và chính anh cũng trở lên khoẻ khoắn hơn, sôi nổi hơn. Đọc đoạn này, chắc bạn không nhận ra ngòi bút Lê Lựu như phần trước nữa. Vâng nghĩ lại thì thấy nông thôn mà Sài trở về đó tưởng là nơi nào khác chứ không phải là làng quê rất đáng yêu, nhưng cũng rất lạc hậu, con người bị cầm tù trong tư tưởng làm thuê và lối sống cổ hủ như nhà văn đã tả. Hình như Sài đã quên. Chính trong vòng tay của những người thân yêu đó, mà Sài bị ép lấy vợ tảo hôn và chịu nhiều đau khổ khác. Sau khi nhìn nông thôn thông hôm qua, Lê Lựu sâu sắc thấu đáo, mà nhìn hôm nay, ngòi bút của anh dễ dãi thế ! Đấy là một lẽ. Một điều nữa phải tính là bản thân con người Sài. ở trên, phần hai của cuốn sách, tác giả chỉ tập trung khắc hoạ những bất hạnh của Sài trong quan hệ vợ chồng mà không đả động gì đến công việc Sài làm.Vậy mà, bây giờ, theo như tác giả miêu tả,Sài tự nhiên như có phép tiên, nghĩa là nhìn mọi vấn đề ở quê hương rất sáng tỏ, làm đâu trúng đấy, thành công của anh không hề dựa trên một chuyển biến nhận thức nào như thế thì làm sao mà bạn đọc tin được? Cũng là hình thành lên trong cơn say (lần này là say sưa ” trở lại chính mình”), chắc gì “mối tình” của Sài với làng quê khác mối tình của anh với Châu, nghĩa là mới thoạt đầu thì rất yên ấm, nhưng sau đầy rẫy lôi thôi, khốn khó! Mặc dù Sài đã lớn tiếng tuyên bố ” đến bây giờ mới biết là mình như thế nào…” (Thời xa vắng tr 319), nhưng chúng ta cứ cảm thấy nhân vật này chưa tiêu hoá hết những đau khổ trong việc lập nghiệp và mưu cầu hạnh phúc hôm qua, chưa rút đúc nó thành kinh nghiệm sống chắc chắn. Bởi ở Sài ảo tưởng còn nặng nề, nên những đau khổ vẫn còn chờ ở phía trước,dù anh quay về nông thôn hay ở lại thành thị cũng vậy. Xét bề ngoài, phải nhận tập tiểu thuyết này của Lê Lựu là một sách yếu về tay nghề : câu chuyện nhiều chỗ không mạch lạc, tác phẩm thiếu sự cân xứng tối thiểu, hình như lúc viết, tác giả chỉ cắm cúi dồn hết ý mình có lên trang giấy, nên chữ nghĩa lủng củng, câu cú rối rắm, ý nọ nhằng sang ý kia rất khó theo dõi. Song tại sao Thời xa vắng vẫn có sức cuốn hút ghê gớm ? Lý do có lẽ ở cái chất sống tươi ròng nơi tác phẩm.Cách viết cách trình bày hết mình của tác giả khiến cho người ta có cảm tưởng rằng có lẽ đúng là có một anh Sài như thế  với câu chuyện như thế — trong văn học, đấy là đầu mối làm nên sức hấp dẫn. Khi ta nhận ra ở Sài có rất nhiều nhược điểm của con người hôm nay ( chẳng hạn ” duy ý chí “, “quá nhiều tham vọng “, “thiển cận,thiếu sự hỗ trợ cần thiết của văn hoá..” ) cũng là lúc ta cảm thấy rất gần với nhân vật này. Từ ấy, sự đọc sách có được sự hào hứng, y như được nhìn vào kiếp sống của một người khác rồi rút kinh nghiệm cho chính mình. Khi nhà văn đã đủ sức làm cho bạn đọc tin, thì mọi biện pháp kỹ thuật nghề nghiệp có yếu một chút, cũng sẽ được bỏ qua. “Câu chữ là quan trọng, nhưng trong văn học, yếu tố hàng đầu vẫn là tâm huyết “- lại một lần nữa,chân lý nghệ thuật đó được khẳng định. Bằng cách đi sâu vào cuộc đời một cá nhân, Thời xa vắng đồng thời là một tác phẩm có tính thời sự rõ rệt. Để tạo ra hiệu quả thời sự cho những trang sách của mình, lâu nay ở một vài tác giả thường thấy có lối viết đi vào các vấn đề xã hội – kinh tế cấp thiết, nhờ đó gợi được sự chú ý của một lớp bạn đọc nào đó. Lê Lựu không làm thế, Lê Lựu chỉ nói riêng về con người, những mối quan hệ giữa người với người. Một vấn đề muôn thuở, mà cũng là vấn đề chúng ta đã nói đi nói lại rất nhiều.Đúng thế. Nhưng chẳng phải là vào những ngày này, sau khi nhận ra không biết bao nhiêu chuyện thiết yếu và đòi hỏi được giải quyết cấp bách, thì chúng ta đều nhận thấy vấn đề chiến lược này lại càng nổi lên hàng đầu, nó là mẫu số chung của hàng loạt hiện tượng, nó là khâu cơ bản từ đó đóng góp phần gỡ dần ra các khâu khác. Mà trong việc miêu tả, nhận diện con người, văn học có những ưu thế lớn lao, không ngành nào so sánh được. Làm thế nào để giúp con người nhận thức về chính mình đầy đủ hơn, từ đó tìm được cách sống hợp lý hơn, đấy vẫn là một nhiệm vụ thiêng liêng mà mọi nền văn học chân chính xưa nay muốn đảm nhận.. C ó th ể l à t ác giả  kh ông có ý thức đầy đ ủ, nh ưng xét tr ên hiệu quả kh ách quan Thời xa vắng đã ít nhiều làm đ ư ợc đi ều đ ó, nó chính là lý do buộc người ta còn đọc đi đọc lại tác phẩm. ĐỒNG ĐỨC BỐN VÀ CHẤT HOANG DẠI TRONG THƠ I Nhân bàn về  một cuốn tiểu thuyết có ý nhưng đọc không hay, không in được, nhà văn Bùi Ngọc Tấn bữa nọ chợt nói với tôi một  nhận xét : — Ây viết văn xuôi là cái chuyện tốn chi tiết lắm. Ôi  điều đó thì đúng quá rồi, người không viết văn xuôi cũng đã hình dung được phần nào ! Song hôm nay tôi vẫn muốn  dẫn câu nói kia ra đây, để  nhân thể bàn về  chi tiết trong thơ. Tiếp theo Bùi Ngọc Tấn, chúng ta có thể dự đoán là làm thơ thì không vất vả thế, ở đây sức ép của các chi tiết mà các nhà văn xuôi thường phải chịu,– sức ép  ấy không mạnh, và người ta đỡ lo hơn. Thế nhưng xin  đừng ngộ nhận là không quan trọng. Ngược lại – không phải cốt nói một điều giật gân hoặc để trộ đời, khi bảo  với nhau : chính vì  ít,  mà chi tiết trong thơ lại càng quan trọng. Qua các chi tiết đã có thể thấy ngay diện mạo một con người. Tôi càng thấy rõ hơn điều này  khi đọc Đồng Đức Bốn ( dưới đây viết tắt là Đ Đ B ). Thử làm một cuộc thống kê những từ ngữ  thường  xuyên trở đi trở lại trong thơ Bốn. Toàn những rạ rơm, cây cải, hoa dong riềng, bờ tre,  bụi dứa, mùa sen, vườn cau,  bụi tầm xuân, múi bưởi đào, dây tơ hồng,  mảnh sành, gai rào. Thiên nhiên ở đây là   chớp bể mưa nguồn,  bèo dạt mây trôi rồi nắng rét, rồi con gió chen ngang, gió giông bão tố. Còn con người thì quẩn quanh với những việc chăn trâu đốt lửa, lên chùa, đón hội, đánh bạc ; hết tìm cái vu vơ họ lại tính chuyện không đâu,  mà dù có bán buồn mua vui thì chẳng qua cũng chỉ  chín xu đổi lấy một hào. Còn nhớ có lần một nhà thơ trạc tu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphe_binh_va_tieu_luan_1_2_vuong_tri_nhan_1076.doc
Tài liệu liên quan