Tiểu luận Trình bày hình thức chính thể Cộng hòa Tổng thống ở Mỹ

ĐẶT VẤN ĐỀ

-Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời của nước Mỹ?

-Thượng nghị viện và Hạ nghị viện có vai trò như thế nào trong việc thực hiện

quyền lập pháp?

-Tổng thống Mỹ có vai trò như thế nào trongbộ máy nhà nước mà chính thể ở Mỹ

còn được gọi là chế độ “Tổng thống chế”?

-Luật pháp Mỹ vừa tồn tại luật liên bang và luật tiểu bang. Như vậy, khi xét xử

tòa án sẽ vận dụng luật như thế nào trong quá trình xử án?

Hình thức chính thể là 01 trong 03 yếu tố của hình thức nhà nước.

pdf19 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 4download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày hình thức chính thể Cộng hòa Tổng thống ở Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trình bày hình thức chính thể Cộng hòa Tổng thống ở Mỹ ĐẶT VẤN ĐỀ - Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời của nước Mỹ? - Thượng nghị viện và Hạ nghị viện có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền lập pháp? - Tổng thống Mỹ có vai trò như thế nào trong bộ máy nhà nước mà chính thể ở Mỹ còn được gọi là chế độ “Tổng thống chế”? - Luật pháp Mỹ vừa tồn tại luật liên bang và luật tiểu bang. Như vậy, khi xét xử tòa án sẽ vận dụng luật như thế nào trong quá trình xử án? Hình thức chính thể là 01 trong 03 yếu tố của hình thức nhà nước. Khái quát về sự ra đời của nước Mỹ 1. Khái quát về sự ra đời của nước Mỹ 1.1. Nước Mỹ thời trước thuộc địa - Nằm tại khu vực Bắc Mỹ với cư dân đầu tiên là người da đỏ bản xứ và về sau có thêm người nhập cư từ các nước khác như Na Uy, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, … - Bắt đầu từ năm 1600 là làn sóng nhập cư ồ ạt từ Châu Âu để tìm kiếm cơ hội tự do hành đạo, tránh khó khăn kinh tế cũng như sự cai trị chuyên quyền đang diễn ra ở chính quốc, … dưới thời Vua Charles Đệ nhất. - Thuộc địa đầu tiên của nước Anh được thiết lập ở Bắc Mỹ là Jamestown (1607). 1.2. Nước Mỹ thời thuộc địa - Năm 1618, những cư dân tự do trong các đồn điền được quyền bầu ra những người đại diện để cùng với viên thống sứ và hội đồng được bổ nhiệm thông qua các sắc lệnh vì lợi ích của thuộc địa. Điều này đã có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong toàn bộ thời kỳ thuộc địa. Kể từ đó, người ta đã nhất trí rằng những người đi khai hoang có quyền tham gia vào vào chính quyền của riêng họ. Trong mọi trường hợp, sau này khi ban chiếu, Vua Anh đều quy định người dân tự do của xứ thuộc địa có quyền có tiếng nói trong việc ban hành những đạo luật ảnh hưởng đến họ. - Năm 1643, Vịnh Massachusetts, Plymouth, Connecticut và New Heaven đã thành lập Liên minh New England. Đó là nỗ lực đầu tiên của những người châu Âu đi khai hoang nhằm thống nhất địa giới. Trong nhiều năm ở vùng New England, thậm chí đã có một chính phủ tự trị hoàn thiện hơn so với ở các thuộc địa khác. - Năm 1660, do nhu cầu về lao động trong các đồn điền ở thuộc địa miền Nam ngày càng gia tăng nên nhiều người Châu Phi bị đưa sang Mỹ làm cho chế độ nô lệ bắt đầu trở nên hà khắc. - Tuyên ngôn về Quyền và Đạo luật Khoan dung của người Anh ban hành năm 1689 đã khẳng định quyền tự do thờ phụng của tín đồ Cơ- đốc giáo ở các thuộc địa cũng như ở Anh, và có những quy định hạn chế quyền lực của hoàng gia. Đến đầu thế kỷ XVIII gần như tất cả mọi thuộc địa đều nằm dưới quyền tài phán trực tiếp của Hoàng gia Anh. - Năm 1732, thuộc địa Georgia được thành lập nâng tổng số thuộc địa lên 13. Bao gồm: Georgia , Bắc-Carolina, Nam-Carolina, Maryland, Virginia, Pennsylvania, Delaware, New-Jersey, New-Hampshire, Vịnh Massachusetts, Rhode Island & Providence, Connecticut, New York. - Đến năm 1754, Pháp đã kiểm soát sông Mississippi và xây dựng một đế chế hùng mạnh hình lưỡi liềm trải dài từ Quebec tới New Orleans nhờ việc xây dựng hệ thống các cảng biển và thương điếm. Điều này đe dọa đế chế Anh và cả những người đi khai hoang ở Mỹ bởi lẽ khi đã chiếm được thung lũng Mississippi, Pháp có thể ngăn chặn việc mở rộng cương vực của họ sang phía Tây. Vì vậy, đã xảy ra xung đội giữa người Pháp và thổ dân da đỏ với thất bại thuộc về nước Pháp. Thông qua Hòa ước Paris ký kết năm 1763, nước Pháp đã bỏ tất cả vùng đất Canada, Hồ Lớn và lãnh thổ phía Đông sông Mississippi cho người Anh. Nhờ đó, diện tích nước Anh đã tăng lên gấp đôi. - Suốt thế kỷ XVIII, tất cả các thuộc địa ở Bắc Mỹ của Anh đang trưởng thành tất yếu đều xây dựng một bản sắc riêng. Họ đã lớn mạnh cả về kinh tế và văn hóa. Gần như tất cả đều trải qua nhiều năm được hưởng chế độ tự trị. Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1763, Anh và Mỹ mới thực sự bắt đầu công khai chia tách sau hơn một thế kỷ rưỡi xây dựng khu định cư lâu dài đầu tiên ở Jamestown, bang Virginia. 1.3. Chặng đường giành độc lập - Bắt nguồn từ căng thẳng giữa nước Anh và 13 thuộc địa về việc cấm các thuộc địa mở rộng biên giới về phía Tây thông qua việc tuyên bố chuyển tất cả lãnh thổ phía tây nằm giữa dãy Allegheny, bang Florida, sông Mississippy và Quebec cho thổ dân da đỏ sử dụng, ban hành các sắc thuế hà khắc như Đạo luật Đường 1764, Đạo luật Tiền tệ , Đạo luật Đường, Đạo luật Hậu cần 1765, Đạo luật Townshend, … đã dẫn đến sự kiện người dân thuộc địa đổ chè trên tàu Anh xuống cảng Boston ngày 16/12/1773. Và để đáp trả cho hành động này, nước Anh đã cho ban hành các đạo luật mới như Đạo luật cảng Boston, Đạo luật Hậu cần, Đạo luật Quebec, … (thường gọi là “Năm đạo luật không thể dung thứ”) - 5/9/1774 , tại đại hội các thuộc địa tại Philadelphia thành lập “Liên hiệp Lục địa” nhằm khôi phục các biện pháp tẩy chay thương mại và hướng dư luận thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng và đã nổ ra xung đột vũ trang giữa lính Anh và du kích quân thuộc địa. - Đại hội Lục địa lần thứ hai đã khai mạc ở Philadelphia, bang Pennsylvania, ngày 10/5/1775. Đại hội đã bỏ phiếu quyết định tham chiến, tuyển mộ du kích quân thuộc địa vào lực lượng quân đội lục địa nhưng vẫn có một số đại biểu vẫn phản đối ý tưởng ly khai hoàn hoàn khỏi nước Anh. Vào tháng 07/1775, Đại hội thông qua Lời thỉnh cầu Cành Ôliu, cầu xin nhà vua George Đệ Tam ngăn chặn mọi hành động thù địch leo thang cho đến khi đạt được một thỏa thuận nào đó nhưng đã bị nhà vua bác bỏ. Ngày 23/8/1775, Vua George Đệ Tam tuyên bố các thuộc địa đang gây ra tình trạng nổi loạn. - Điều này đã dẫn đến những cuộc xung đột vũ trang giữa quân Anh và quân đội cách mạng. Ngay tại Đại hội Lục địa lần thứ hai, Richard Henry Lee tuyên bố rằng những thuộc địa hợp nhất này được, và có quyền phải được trở thành những quốc gia tự do và độc lập... và lập 01 ủy ban có nhiệm vụ soạn thảo tuyên ngôn chính thức. - Ngày 04/07/1776, Tuyên ngôn độc lập được thông qua với nội dung đã khẳng định : “ …mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc…” “…các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới…” - (Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ) - Năm 1776, John Dickinson đã soạn thảo Những điều khoản của Liên bang và Liên minh vĩnh cửu. Đại hội Lục địa đã thông qua các điều khoản này vào tháng 11/1777 đã quy định thành lập một liên minh nhưng rất lỏng lẻo. - 6/2/1778, Mỹ và Pháp đã ký Hiệp ước Thân thiện và Thương mại và Mỹ nhận được sự trợ giúp khí tài cho Mỹ để chiến đấu chống lại nước Anh. Ngoài ra, Tây Ban Nha, Hà Lan cũng tham chiến và trải qua những chiến thắng cũng như thất bại, chính phủ mới ở Anh đã quyết định hòa đàm ở Paris. - Ngày 15/4/1783, Đại hội Lục địa đã thông qua hiệp ước cuối cùng. Hòa ước Paris được ký ngày 3/9/1783 đã thừa nhận nền độc lập, tự do và chủ quyền của 13 thuộc địa cũ, nay là các tiểu bang và Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ ra đời. Đây là nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới. - Năm 1787, Đại hội Lục địa đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các thuộc địa thành lập các chính phủ mới đảm bảo tốt nhất việc mưu cầu hạnh phúc và an toàn cho tất cả mọi cử tri. - 17/9/1787, bản Hiến pháp chính thức đã được 39/42 đại biểu tham dự ký kết. Đây là bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại và tồn tại hơn 200 năm với mục đích của Hiến pháp được nêu rõ trong lời nói đầu : “1- Xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn; 2- Thiết lập công lý; 3- Tạo dựng phòng thủ chung để chống ngoại xâm; 4- Thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối; 5- Giữ vững nền tự do” - Hiến pháp Hoa Kỳ - 30/04/1789, George Washington đã được bầu là Tổng thống đầu tiên của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. - 12/1791, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền chính là 10 Tu chánh án đầu tiên của Hiến pháp. - Giai đoạn kế tiếp là giai đoạn mở rộng lãnh thổ, xây dựng hiến pháp tiểu bang, củng cố chính quyền, xung đột địa phương … 1.4 Giai đoạn chia rẽ, nội chiến và thống nhất - Thỏa hiệp năm 1850 với những điều khoản như việc mua và bán nô lệ bị bãi bỏ ở quận Columbia, Đạo luật Nô lệ bỏ trốn, …Vấn đề về nô lệ đã gây chia rẽ trong lòng nước Mỹ giữa một bên là các bang miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ và một bên là các bang miền Bắc chống chế độ nô lệ và quyết tâm bãi bỏ chế độ này. - Sự kiện Abraham Lincoln, một người coi chế độ nô lệ là một tội ác, thắng cử tổng thống tháng 11/1860, đã dẫn đến sự ly khai của 11 bang miền Nam như Nam Carolina, Virginia, Arkansas,… - Ngày 4/3/1861, Abraham Lincoln đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Trong diễn văn nhậm chức ông tuyên bố sự ly khai không có hiệu lực về mặt pháp luật và kêu gọi phục hồi những mối liên kết của liên bang. Để đáp lại, ngày 12/4/1861, súng phe ly khai đã nổ nhằm vào các binh đội liên bang đồn trú ở Đồn Sumter tại hải cảng Charleston, bang Nam Carolina. Cuộc nội chiến bắt đầu. - Bất chấp sự ly khai để phản đối của các bang miền Nam, ngày 1/1/1863, Tuyên bố Giải phóng Nô lệ cuối cùng đã được ban hành. - Trải qua 4 năm, ngày 9/4/1865, với sự đầu hàng của Tướng Robert E. Lee, cuộc nội chiến gây hao tổn nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ đã chấm dứt. Chế độ nô lệ đã bị xóa bỏ hoàn toàn trong thực tiễn. Biểu hiện của tư tưởng phân quyền trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước qua Nghị viện, Chính phủ, Tòa án 2. Biểu hiện của tư tưởng phân quyền trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước qua Nghị viện, Chính phủ, Tòa án 2.1 Các khái niệm v Hình thức chính thể: là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ trong các cơ quan đó với nhau. v Chính thể cộng hòa: là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan hoặc một số cơ quan nhà nước được thành lập bằng cách bầu cử và nắm giữ quyền lực trong một thời gian nhất định gọi là nhiệm kì. v Cộng hòa Tổng thống: là mô hình ở đó việc tổ chức quyền lực nhà nước được áp dụng một cách tuyệt đối nguyên tắc phân chia quyền lực của học thuyết “Tam quyền phân lập”. 2.2 Tư tưởng phân quyền ở Mỹ Người đặt nền móng đầu tiên cho tư tưởng phân quyền là Aristote (384 – 322 TCN). Khi bàn vể tổ chức bộ máy nhà nước và thực hiện quyền lực nhà nước, ông phân thành ba bộ phận: lập pháp (hội nghị nhân dân), hành pháp (các viên chức/ các pháp quan) và tư pháp (cơ quan tòa án). Ông cũng đề cập đến mối quan hệ giữa các bộ phận này nhưng chỉ mới ở mức độ khái quát. Người hoàn thiện học thuyết “Tam quyền phân lập” là Montesquieu (1689 – 1755). Montesquieu cho rằng: khuynh hướng chung của người cầm quyền là lạm dụng quyền lực, vì vậy các quyền lực Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp phải trao cho ba chủ thể khác nhau thực hiện, kiềm chế lẫn nhau, để bảo vệ tự do cho mọi người, tránh tập trung ba quyền vào một chủ thể duy nhất dẫn đến độc tài chuyên chế. Hệ thống chính trị Mỹ được hình thành và phát triển dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của học thuyết “Tam quyền phân lập”. Tư tưởng phân quyền được thể hiện trước hết bằng Hiến pháp Mỹ. Hiến pháp Mỹ có năm nguyên tắc chính, đó là: phân chia quyền lực, kiềm chế và đối trọng, chế độ liên bang, chính phủ hạn chế và xét duyệt tư pháp. Nguyên tắc phân chia quyền lực là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Hiến pháp Mỹ. Nguyên tắc này qui định rằng: quyền lực nhà nước cần được phân chia và được đặt vào các hợp phần khác nhau của Chính phủ. Theo đó, bộ máy nhà nước chia làm ba nhánh: nhánh lập pháp có nhiệm vụ thông qua các đạo luật được trao cho Nghị viện, nhánh hành pháp có nhiệm vụ thi hành luật được trao cho Tổng thống và nhánh tư pháp có nhiệm vụ giải thích luật được trao cho Tòa án tối cao. Mục đích của việc phân chia quyền lực là dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực, ngăn chặn bất cứ một cơ quan nào nắm giữ độc quyền. 2.3 Thẩm quyền của từng nhánh quyền lực 2.3.1 Nhánh quyền lực lập pháp Quyền lực của nhánh lập pháp được trao cho Nghị viện (Quốc hội). Theo chế độ lưỡng viện, Nghị viện gồm có Viện dân biểu (Hạ viện) và Thượng viện. Hiến pháp Mỹ trao cho Nghị viện quyền hành rất lớn, đó là quyền lập pháp, quyền sửa đổi Hiến pháp và pháp luật. Nghị viện có quyền ban hành luật để điều tiết thương mại và tài chính, được phép trao hay bác bỏ quyền tối huệ quốc cho các nước có quan hệ buôn bán với Mỹ. Ngoài các luật trực tiếp điều tiết quan hệ đối ngoại, Nghị viện còn có quyền phê chuẩn hoặc sửa đổi các hiệp định thương mại đã được Chính phủ đàm phán, kí kết. Ngoài quyền lập pháp, Nghị viện còn có nhiều quyền khác. Những quyền này có khả năng ảnh hưởng đến quá trình làm luật mới, trong đó có hai quyền quan trọng là: quyền giám sát hoạt động của Chính phủ và quyền điều tra. Nghị viện cũng có quyền thành lập một số cơ quan và giao cho các cơ quan này những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể. Bên cạnh đó, Nghị viện cũng có quyền tư pháp nhất định. Hạ viện có thể luận tội các quan chức liên bang thông qua một tỉ lệ phiếu quá bán. Sau đó, Thượng viện tổ chức một phiên tòa để buộc tội. Nếu 2/3 phiếu của Thượng viện đồng ý buộc tội các quan chức này, họ sẽ bị buộc phải từ chức. 2.3.2 Nhánh quyền lực hành pháp Quyền lực của nhánh hành pháp được trao cho Tổng thống và Chính phủ. 2.3.2.1 Tổng thống Tổng thống là nhân vật quan trọng nhất trên bàn cờ chính trị nước Mỹ. Theo Hiến pháp: Tổng thống Mỹ phải là người ít nhất 35 tuổi, phải là công dân Mỹ trong 14 năm và được sinh ra ở Mỹ. Nhiệm kỳ của Tổng thống được cố định là 4 năm và mỗi Tổng thống chỉ có thể giữ cương vị tối đa 2 nhiệm kỳ. Tổng thống được bầu thông qua lá phiếu của đại cử tri. Mỗi bang có số đại cử tri bằng số Thượng nghị sĩ và hạ Nghị sĩ của bang đó cộng lại. Tổng thống là nguyên thủ quốc qia và là người đứng đầu nhánh hành pháp Trên thực tế, Tổng thống là cá nhân nắm giữ những quyền lực lớn nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ. Có thể nói, người dân thường xem Tổng thống là biểu tượng của đất nước. Là người đứng đầu nhánh hành pháp, Tổng thống có toàn quyền trong việc thi hành các chính sách, luật lệ được Nghị viện thông qua trên phạm vi toàn quốc. Tổng thống có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các quan chức cao cấp của nhánh hành pháp và lãnh đạo hoạt động hành pháp. Tổng thống có quyền ban hành nhiều loại văn bản khác nhau để lãnh đạo các cơ quan thuộc nhánh hành pháp như các lệnh thừa hành, các quy tắc, quy chế… các loại văn bản này ngày càng trở nên thông dụng và chiếm ưu thế hơn so với các đạo luật do Nghị viện thông qua. Tổng thống cũng là nhà ngoại giao hàng đầu. Tổng thống có quyền thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ngoài, bổ nhiệm đại sứ, kí kết các hiệp ước với sự chấp thuận của 2/3 số thành viên Thượng viện. Trên thực tế, Tổng thống là người hoạch định đồng thời là người thực thi chủ yếu chính sách đối ngoại của Mỹ. Tổng thống Mỹ đồng thời là tổng tư lệnh quân đội. Mặc dù Hiến pháp trao cho Nghị viện quyền tuyên bố chiến tranh nhưng Nghị viện chưa từng thực hiện quyền này kể từ năm 1941 khi Mỹ bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2. Tổng thống cũng là một nhà lập pháp quan trọng, thể hiện qua 3 quyền: · Quyền đưa ra sáng kiến lập pháp thông qua hình thức Tổng thống gửi thông điệp cho Nghị viện; · Quyền đưa ra dự luật ngân sách; · Quyền phủ quyết. 2.3.2.2 Chính phủ Chính phủ liên bang Mỹ ngoài Tổng thống còn có nhiều bộ phận khác như văn phòng điều hành của Tổng thống và Nội các, các bộ, các ủy ban điều hành độc lập, các trung tâm… Nhìn chung, bộ máy quan chức trong nhánh hành pháp củng cố thêm quyền lực của Tổng thống. 2.3.3 Nhánh quyền lực tư pháp Theo Russau: quyền tư pháp là trung gian giữa Chính phủ và nhân dân, giữa lập pháp và hành pháp. Cơ quan tư pháp “đặt mỗi bộ phận vào đúng vị trí của nó làm mối dây liên lạc và yếu tố trung gian giữu Chính phủ với nhân dân, giữu Chính phủ với cơ quan quyền lực tối cao, hoặc cả ba vế ấy khi cần” (Bàn về khế ước xã hội). Trong ba bộ phận của nhà nước liên bang, nhánh tư pháp có lẽ được trao ít quyền lực nhất. Nhánh tư pháp có các nhiệm vụ chủ yếu: bảo vệ Hiến pháp và pháp luật thông qua hoạt động xét xử mọi hành vi vi phạm; giải thích Hiến pháp và pháp luật phục vụ cho quản lý xã hội, kiềm chế các thiết chế khác trong hệ thống chính trị. Quyền lực của tòa án được biểu hiện cụ thể như sau: Thẩm quyền xét xử: ngành tư pháp có thẩm quyền xét xử các vụ án liên quan đến những quy định của Hiến pháp, đến các nhân tố nước ngoài và các hiệp định của Mỹ, các tranh chấp giữa các bang. Trong một số trường hợp, tòa án liên bang phải đồng thời chia sẻ quyền lực với tòa án các bang. Quyền định hướng xét xử:thẩm quyền này phái sinh từ thẩm quyền xét xử. Trong quá trình xét xử, Tòa án phải căn cứ theo pháp luật, nhưng các quy định của luật đôi khi chỉ dừng lại ở các nguyên tắc chung nên Tòa án phải giải thích các quy định đó. Nhiệm vụ này làm cho Tòa án có vai trò như người vạch ra định hướng cho việc xét xử. Thẩm quyền kiềm chế và đối trọng: đối với 2 nhánh lập pháp và hành pháp. Thẩm quyền này sẽ được làm rõ hơn trong phần 3 của tiểu luận. 2.4 Tiểu kết Với cách thức tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc “Tam quyền phân lập” triệt để, một cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa các cơ quan của nhà nước đã được hình thành. Cơ chế này không cho phép quá nhiều quyền lực tập trung trong tay một cá nhân hay một cơ quan nào. Ba cơ quan Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp luôn ở thế cân bằng. Biện pháp dùng quyền lực để hạn chế quyền lực đã tạo ra một cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu ngay trong bản thân bộ máy nhà nước. Điều này đã làm hạn chế một cách đáng kể khả năng lạm dụng quyền lực của các cơ quan công quyền. Các thức tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ được nhiều người đánh giá là hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của xã hội trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Những biểu hiện cụ thể về sự đối trọng giữa 3 cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp 3. Những biểu hiện cụ thể về sự đối trọng giữa 3 cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp là ba nhánh quyền lực cùng nhau quản lý đất nước của bộ máy nhà nước Mỹ. Nó có quan hệ độc lập với nhau, nhưng đồng thời cũng có những mối liên hệ với nhau, kiểm soát lẫn nhau, nhằm không để cho cơ quan nào lạm quyền cũng như cùng nhau làm cho bộ máy quản lý nhà nước trở nên thống nhất và chặt chẽ hơn. Điều này người ta thường nói, đó là dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực, hay là sự đối trọng giữa các cơ quan nói trên. Thứ nhất, đó là mối quan hệ giữa lập pháp với hành pháp và ngược lại. Quốc hội là cơ quan đưa ra các dự luật, Tổng thống sẽ ký để các dự luật trở thành luật. Đối với các quan chức do Tổng thống bổ nhiệm, Nghị viện phê chuẩn chấp thuận. Tuy nhiên, bên cạnh mối quan hệ này, cơ quan hành pháp còn can thiệp sâu hơn vào hoạt động của cơ quan lập pháp. Tổng thống là người vạch ra các chương trình chính trị cho Quốc gia, đưa ra các sang kiến về lập pháp, đưa ra các dự luật, chính sách mà Tổng thống mong muốn. Các quan điểm mà Nhà Trắng đưa ra phải được Quốc hội lắng nghe, bởi vì Hiến pháp cho phép Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật. Để bãi bỏ phủ quyết của Tổng thống, Quốc hội phải có 2/3 số phiếu tán thành ở cả hai viện. Ngược lại, cơ quan lập pháp có trách nhiệm giám sát và tác động các mặt điều hành của Chính phủ như phê chuẩn ngân sách quốc gia, chất vấn các quan chức chính phủ về những hành động và quyết định của họ nhằm các mục tiêu như chống lãng phí, các hành vi dối trá, bảo đảm việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thuộc nhánh hành pháp. Cơ quan lập pháp có quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh nhưng Tổng thống lại là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Đây là nguyên nhân gây căng thẳng giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp Mỹ những năm 60 trong chiến tranh Việt Nam cũng như trong cuộc xung đột vùng Vịnh năm 1990 – 1991. Tổng thống cũng có thể bị luận tội bởi đa số dân biểu ở Quốc hội và bị cách chức bãi nhiệm bởi 2/3 đa số tại thượng viện vì những tội như tham nhũng, phản quốc. Thứ hai là mối quan hệ giữa hành pháp và tư pháp. Tổng thống là người chỉ định chánh án tòa án tối cao và các thành viên. Nếu Tổng thống phạm vào trọng tội và đem ra xét xử thì chánh án tòa án tối cao sẽ làm chủ tọa phiên tòa. Đồng thời cơ quan tư pháp xét xử mọi trường hợp nảy sinh theo quy định của pháp luật và hiến pháp Liên bang. Cơ quan tư pháp còn có các hình thức kiểm soát cơ bản khả năng Chính phủ lạm dụng quyền lực, bằng cách tuyên bố các hoạt động hành pháp ở mọi cấp chính quyền, xem xét các bộ luật cũng như vô hiệu hóa các luật lệ đó. Thứ ba, là mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp. Tổng thống có quyền chỉ định các thành viên của thẩm phán, chánh án tòa án tối cao, nhưng Quốc hội có quyền phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Các thành viên của cơ quan tư pháp do tổng thống đề cử và được Thượng viện thông qua và cũng có thể bị phế truất. Ngược lại, Tòa án tối cao có quyền giải thích hiến pháp và tuyên bố các hoạt động lập pháp và hành pháp ở mọi cấp chính quyền gọi là vi hiến. Tòa án có quyền xem xét lại các bộ luật và tuyên bố các bộ luật đó vi phạm hiến pháp, vô hiệu hóa các luật lê đó và tạo tiền lệ cho luật pháp và các phán quyết sau này. Chánh án tòa án tối cao có nhiệm kỳ suốt đời nhằm bảo vệ quyền lực của chánh án, đồng thời bảo vệ ý chí của chánh án. Quốc hội không có quyền cắt giảm lương của các thẩm phán đương nhiệm nhưng có thể làm luật để ấn định mức lương thấp hơn cho các thẩm phán tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf89_9908.pdf