1. Lý do chọn đề tài:
Lịch sử phát triển của Triết học là lịch sử đấu tranh giữa Thế giới quan
duy vật và Thế giới quan duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương
pháp siêu hình. Một trong những hình thức biểu hiện sinh động của Chủ nghĩa
duy vật chất phát và biện chứng ngây thơ ở phương Đông cổ đại là học thuyết
Âm Dương.
Học thuyết Âm Dương ra đời đánh dấu bước tiến bộ của tư duy lý tính
nhằm thoát khỏi sự khống chế về mặt tư tưởng do các quan niệm duy tâm thần
bí truyền thống mang lại. Học thuyết này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cả phương
diện bản thể luận và nhận thức luận, ảnh hưởng đó không chỉ đến người Trung
Quốc mà còn cả đến các quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn hóa ấy, trong đó
có Việt Nam. Có thể nói, từ khi hình thành và phát triển đến nay, thuyết Âm
Dương đã thấm sâu vào đời sống văn hóa tinh thần người Việt, nó được thể
hiện khá sâu sắc không chỉ trong nhận thức, đánh giá của tư duy logic, mà còn
cả trong đời sống sinh hoạt thường nhật của các cộng đồng dân cư, trong lĩnh
vực đời sống tinh thần và phương thức giao tiếp.
Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân
dân được nâng cao thì yêu cầu thỏa mãn các giá trị về mặt tinh thần càng được
coi trọng, trong đó văn hóa được xem là mục tiêu, động lực cho chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội. Theo dòng thời gian, học thuyết Âm Dương không hề mất
đi giá trị mà chỉ được người Việt tiếp thu có chọn lọc và kế thừa, ứng dụng một
cách linh hoạt phù hợp với điều kiện sống, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
trong từng giai đoạn phát triển của mình. Chính vì vậy, việc tìm hiểu học thuyết
Âm Dương là cần thiết để lý giải vai trò của nó trong đời sống văn hóa người
Việt, biểu hiện cả về nhận thức lẫn trong sinh hoạt hàng ngày.
26 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Triết học - Đề tài: Thuyết âm dương và văn hóa trọng âm của người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng của phụ nữ, trong tiếng Việt, từ “cái” vốn nghĩa gốc là “mẹ” đã được
hiểu thành “lớn, quan trọng, chủ yếu” như: sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái,
ngón tay cái...
Năm là, người Việt có thiên hướng thơ ca. Kurt Stern3 trong lời tựa một
tập thơ Việt Nam dịch ra tiếng Đức có nhận xét rằng “Việt Nam là đất nước
của thơ ca và chiến tranh”. Người Việt Nam, hầu như ai cũng biết làm thơ. Văn
hóa gốc nông nghiệp trọng âm, trọng tình cảm tất yếu sẽ có khuynh hướng thiên
về thơ. Đồng thời, văn hóa nông nghiệp với bản tính tĩnh tất thiên về trình bày
các nội dung tâm lý, tình cảm với bút pháp biểu trưng và lối diễn đạt cân xứng
nhịp nhàng – tất cả những đặc trưng đó chỉ có thể tìm thấy sự biểu hiện tập
trung trong thơ.
Sáu là, người Việt có sức chịu đựng, nhẫn nhịn. Lịch sử dân tộc Việt Nam
qua các thời kỳ đã chứng minh điều đó hết sức rõ ràng. Trong những cuộc đấu
tranh chống xâm lược phương Bắc, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, người Việt đã
thể hiện tinh thần bền bỉ, nhẫn nại. Dù cho kẻ thù có mạnh đến đâu, người Việt
vẫn đấu tranh với tinh thần “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”4.
Trong cuộc sống thường ngày, người Việt Nam cũng đặc biệt đến giá trị của sự
kiên trì, nhẫn nại và kinh nghiệm ấy được đúc kết qua các câu ca dao, tục ngữ
như “Có chí thì nên”, “Mưu cao chẳng bằng chí dày”, “Thua keo này bày keo
khác” hay “Có công mài sắt có ngày nên kim”
3 Là một nhà văn người Đức
4 Theo Thơ chúc Tết của Bác Hồ, năm 1947
19
Bảy là, người Việt có lòng hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ,
thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón chu đáo
và tiếp đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon nhất:
“Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi”, bởi lẽ “Đói năm, không ai đói bữa”. Tính
hiếu khách này càng tăng lên khi ta và những miền quê hẻo lánh, những miền
rừng núi xa xôi.
2.3. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của văn hóa Trọng Âm
đến đời sống của người Việt
Văn hóa Trọng Âm của người Việt ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu,
giá trị và phản giá trị.
Nói về những giá trị tích cực, có thể thấy văn hóa Trọng Âm tạo cho người
Việt có tính cách hài hòa, mềm dẻo, linh hoạt, trọng tình trọng nghĩa, tinh thần
đoàn kết và hướng tới cộng đồng. Có thể thấy trong cuộc sống hàng ngày, người
Việt khá mềm dẻo và linh hoạt, luôn biết cách thích nghi tốt với điều kiện sống
xung quanh. Người Việt hiền hòa, bao dung nên cách đối nhân xử thế của họ
cũng được đánh giá rất cao. Người Việt nhận thức rõ vai trò của người phụ nữ
và trân trọng người phụ nữ bởi những hy sinh cũng như vai trò của họ. Người
Việt nhìn chung có tinh thần bền bỉ, nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh. Điều đó dễ
dẫn đến thành công trong cuộc sống. Người Việt có lòng hiếu khách, từ đó dễ
xây dựng được những mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và tạo được sự gắn bó
trong cộng đồng. Ngoài ra, với khuynh hướng thiên về thơ ca, người Việt sẽ có
cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống, từ đó có được nguồn năng lượng tích cực,
yêu đời.
Tuy nhiên, văn hóa Trọng Âm cũng có hạn chế nhất định. Người Việt hay
căn cứ vào lịch vạn sự để triển khai các công việc hàng ngày là không sai. Tuy
nhiên, nếu lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng mê tín, làm việc gì cũng
phải bị phụ thuộc vào lịch. Tính trọng tình nhiều khi dẫn đến nguy cơ nhìn nhận
và xử lý công việc một cách cảm tính, thiếu khách quan, không hiệu quả. Thêm
nữa, việc người Việt thích sự ổn định có thể dẫn đến suy nghĩ sợ thay đổi, chỉ
biết hài lòng với những gì mình đang có, thiếu tinh thần cầu tiến. Ngoài ra tính
20
nhẫn nhịn của người Việt, nếu bị áp dụng sai có thể dẫn đến sự nhẫn nhục, tức
là âm thầm chịu đứng mà không dám phản kháng để đòi quyền lợi cho bản thân.
Sự yêu thơ ca của người Việt tạo nên cái nhìn tích cực, lạc quan trong cuộc
sống nhưng nếu thái quá sẽ dẫn đến thái độ sống xa rời thực tế, từ chối nhìn
thẳng vào những sự thật đang diễn ra.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 tìm hiểu văn hóa Trọng Âm của người Việt. Chương này mở
đầu bằng việc so sánh những đặc điểm văn hóa của phương Đông và phương
Tây, đồng thời nêu bật những đặc trưng văn hóa Việt Nam. Tiếp đến, phân tích
văn hóa Trọng Âm của người Việt về mặt đời sống vật chất sinh hoạt và đời
sống tinh thần. Chương 2 kết thúc bằng việc liệt kê những ảnh hưởng tích cực
và tiêu cực của văn hóa Trọng Âm đối với mọi mặt trong đời sống người Việt.
Có thể thấy, nền văn hóa Trọng Âm đã hình thành từ rất lâu đời và đến nay vẫn
còn được người Việt duy trì trong nếp sống hằng ngày. Văn hóa Trọng Âm có
tính hai mặt: vừa tích cực, vừa tiêu cực. Do đó, chúng ta cần có cái nhìn tổng
quát để từ đó phát huy được nét tích cực và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu
cực của nó đến đời sống sinh hoạt của mình.
21
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY
NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG
TIÊU CỰC CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG
TINH THẦN NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY
3.1. Cơ sở hình thành các nhóm giải pháp
Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng xác định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở
thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng
đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường
và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự
hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài
năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động
lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”. Đây chính là cơ sở để phát huy
những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của những đặc điểm văn hóa
truyền thống.
3.2. Giải pháp phát huy những giá trị tích cực của thuyết Âm Dương
Để xây dựng đời sống văn hóa mới cho người Việt, một nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở phát huy những giá trị tích cực của học
thuyết Âm Dương, cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể.
Thứ nhất, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu được
những giá trị tích cực của học thuyết Âm Dương, qua đó nâng cao lòng tự hào
về những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của ông cha. Từ đó, tự giác tham
gia vào các hoạt động văn hóa cộng đồng.
Thứ hai, phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của học
thuyết Âm Dương trong đời sống tinh thần người Việt: phong tục, tín ngưỡng,
nghệ thuật, lối sống... giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh với sự xâm
nhập của văn hóa ngoại lai, phản tiến bộ.
22
3.3. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết Âm Dương
Bên cạnh các giải pháp nhằm phát huy các giá trị tích cực của học thuyết
Âm Dương thì việc xây dựng các giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực của học thuyết này cũng như phát huy giá trị văn hóa tinh thần, bản sắc văn
hóa dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, mê tín, lợi dụng tôn giáo để trục lợi
là nhiệm vụ cấp thiết, lâu dài.
Thứ nhất, phải nâng cao dân trí, nâng cao trình độ nhận thức nhân dân;
tích cực xây dựng chuẩn mực nếp sống đạo đức, đời sống tinh thần mới trên cơ
sở đấu tranh việc lợi dụng học thuyết Âm Dương để truyền bá tệ nạn mê tín dị
đoan trong đời sống văn hóa tinh thần nhân dân.
Thứ hai, kế thừa những giá trị tích cực học thuyết Âm Dương và văn hóa
truyền thống dân tộc, tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại.
Một là, kế thừa có tính phê phán, chọn lọc.
Hai là, kế thừa phải gắn với quá trình xây dựng xã hội mới, nền văn hóa
mới và con người mới.
Ba là, kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hóa truyền thống
gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Bốn là, kế thừa, bảo tồn các giá trị học thuyết Âm dương và văn hóa truyền
thống một cách tích cực, chống thái độ bảo thủ.
Thứ ba, cần thay đổi lối sống bảo thủ, thực dụng, tư duy quân bình, trông
chờ, ỷ lại, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương trong đời sống văn hóa người
Việt. Trong không gian của đời sống văn hóa phương Đông nói riêng, việc nhận
diện tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại cần được nhìn nhận trong mối quan hệ
đa chiều trong đó đặc biệt chú ý các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Điều này vừa giúp tìm ra cơ sở hình thành đồng thời tránh được những biểu
hiện nhận thức theo cách tiếp cận chủ quan, phiến diện.
Thứ tư, giữ gìn thuần phong mỹ tục và xây dựng đời sống văn hóa tâm
linh lành mạnh. Thuần phong mỹ tục một khi được xây dựng tốt sẽ nuôi dưỡng
tính thiện với tính chất là cái gốc của con người trong thời kinh tế thị trường và
23
đồng thời nuôi dưỡng bản sắc văn hoá dân tộc với tính chất là cái gốc của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những tác động tích cực và tiêu cực của học thuyết Âm Dương
đối với đời sống sinh hoạt của người Việt đã được phân tích ở chương 2, chương
3 đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát huy tính tính cực và hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của thuyết Âm Dương trong đời sống người dân Việt. Một
mặt, chúng ta cần có những biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
người dân về những giá trị truyền thống và tìm cách gìn giữ phát huy những
giá trị truyền thống của học thuyết Âm Dương. Mặt khác, cần nâng cao trình
độ dân trí để từ đó nhận diện và đấu tranh chống lại được lối sống bảo thủ, trông
chờ, ỷ lại cũng như lối tiếp cận chủ quan, phiến diện. Trong nền kinh tế thị
trường như hiện nay, việc gìn giữ thuần phong mỹ tục là điều cần thiết vì nó
chính là cái gốc để dưỡng nuôi tính thiện trong mỗi con người. Cái gốc ấy sẽ
tạo đà để con người phát triển toàn diện, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
24
KẾT LUẬN
Nhận thức sâu sắc giá trị học thuyết Âm Dương đến đời sống con người
trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá đến đời sống văn hoá tinh
thần, tâm linh, đề tài này được nghiên cứu với mong muốn phát huy giá trị của
học thuyết trên quan điểm chủ nghĩa duy vật, khoa học. Học thuyết Âm Dương
là một phạm trù triết học đã xuất hiện từ rất lâu trong văn hóa của phương Đông.
Âm Dương cũng là học thuyết cơ bản và là nền tảng của tất cả các môn dự đoán
bao gồm cả phong thủy. Học thuyết Âm Dương đã được nhiều ngành khoa học
cũng như trường phái triết học khác nghiên cứu, tìm cách lý giải và ứng dụng.
Quả thật hiếm có học thuyết triết học nào có thể chạm tay tới nhiều lĩnh vực
của khoa học, cuộc sống và được ứng dụng rộng rãi để giải quyết nhiều khía
cạnh của tự nhiên, xã hội như vậy.
Chúng ta đang sống trong nền kinh tế tri thức trên con đường hội nhập với
xu hướng toàn cầu hóa, Đảng ta khẳng định: Việt Nam sẵn sàng làm bạn với
tất cả các nước trên thế giới nhưng phải tôn trọng độc lập chủ quyền. Việc tiếp
thu văn minh bên ngoài phải được chọn lọc theo tinh thần người Việt để một
năm, vài năm hoặc xa hơn nữa khi sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia
có thể giống nhau. Nhưng văn hóa chính là “chứng minh thư” duy nhất để
khẳng định vị thế nước ta trên trường quốc tế.
Để đảm bảo giữ gìn và phát huy giá trị học thuyết Âm Dương cũng như
hạn chế những mặt tiêu cực của nó trong đời sống văn hóa người Việt, tiểu luận
đã đề cập một số giải pháp dựa trên cơ sở tham khảo các bài viết có cùng chủ
đề. Những vấn đề này phải triển khai đồng bộ, phối hợp chặt chẽ có sự lãnh đạo
thống nhất đặc biệt là ý thức thực hiện của mỗi người dân. Có như vậy, mục
tiêu đặt ra mới thực hiện được một cách đầy đủ và toàn diện.
Đề tài này góp phần khẳng định rằng việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền
thống văn hóa dân tộc trong đó có đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
sẽ trở thành một nội lực cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Vì thế muốn
xây dựng và phát triển đất nước chúng ta phải phát triển đồng bộ, hài hòa kinh
tế, chính trị, văn hóa. Đó là quá trình phát triển bền vững và lâu dài.
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (Tái bản 2020), Cơ sở văn hóa Việt Nam,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
2. Website:
co-so-van-hoa-vn_chuong-1-tiep-theo_210_2.pdf
3. Website: https://www.chungta.com/nd/tu-lieutracuu/hoc_thuyet_am_duong
_ngu_hanh _trong_tu_tuong_trung_quoc-2.html
4. Website:
nhung-dac-trung-cua-van-hoa-viet-nam.html
5. Website: https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-
cuoc-song/nghi-quyet-va-cuoc-song/de-van-hoa-thuc-su-tro-thanh-nen-
tang-tinh-than-cua-xa-hoi-654737
6. Website: https://tdmu.edu.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/bi-an-tinh-cach-nguoi-
viet-giai-ma-nhung-van-de-xa-hoi-buc-xuc
7. Website: https://thienvanvietnam.org/TVHPD/TVHPD_ HocThuyetAm
Duong.htm
8. Website:
van-hoa-giao-tiep-va-nghe-thuat-ngon-tu.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_triet_hoc_de_tai_thuyet_am_duong_va_van_hoa_trong.pdf