Lịch sử Việt Nam đã trải qua bốn nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông cha ta đã đánh thắng hàng vạn quân xâm lược lớn mạnh hung hãn như quân Ngô, quân Nguyên Mông . Và trong thế kỷ XX này đó là chủ nghĩa đế quốc. Ông cha ta không những phải đối đầu với những kẻ xâm lược lớn mạnh về số lượng mà là đối đầu với những kẻ thực sự khát máu nhất, thâm độc nhất, tàn bạo nhất, mạnh nhất và có vũ khí hiện đại nhất thế gới.
Đứng trước tình hình như vậy, cách mạng Việt Nam hơn lúc nào đòi hỏi phải có “người” lãnh đạo sáng suốt để có thể lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành lạ độc lập tự do cho Tổ quốc.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và đã làm được điều đó.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta; là cơ sở dẫn tới những thắng lợi oanh liệt của cách mạng Việt Nam những năm sau này.
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Tổng kết 70 năm hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam 1930-2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang
2
3
3
3
4
7
10
10
11
13
15
15
17
19
21
22
22
23
24
25
27
27
29
31
Mở đầu ------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần I: Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. ------
Bối cảnh lịch sử trước ngày ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam -----------------------
Thế gới. --------------------------------------------------------------------------------
Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa và dẫn tới sự thay đổi về cơ cấu giai cấp.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ; Cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc, nhiều Đảng phái xuất hiện. ---------------------------------------------------------------------------
Quá trình chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. ------------------
Con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyên ái Quốc. --------------------------------
Đồng chí Nguyễn ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. -------------------
Nguyễn ái Quốc trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. ------
Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. -----------------------------------------------
Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. -----
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. --------------------------------------------
ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. -----------------------
Phần II : Tổng kết 70 năm hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1930-2000). --------
Thành tựu của cách mạng Việt Nam trong 70 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. ---------------------------------------------------------------------------------------
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền - Cách mạng Tháng Tám (1945).----------------
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954.-----------------------------------------------------------------
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược - Cách mạng XHCN ở miền bắc và đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975).---------------------------------------------------------------------------
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - 1996).-----------------------------------
Vai trò và nhiệm vụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam.-----------------------------------
Sự Lãnh Đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợicủa cách mạng Việt Nam. ---------------------------------------------------------
Vai trò nhiệm vụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn lịch sử mới. ---------
Phần: Kết luận. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------
L
ịch sử Việt Nam đã trải qua bốn nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông cha ta đã đánh thắng hàng vạn quân xâm lược lớn mạnh hung hãn như quân Ngô, quân Nguyên Mông ... Và trong thế kỷ XX này đó là chủ nghĩa đế quốc. Ông cha ta không những phải đối đầu với những kẻ xâm lược lớn mạnh về số lượng mà là đối đầu với những kẻ thực sự khát máu nhất, thâm độc nhất, tàn bạo nhất, mạnh nhất và có vũ khí hiện đại nhất thế gới.
Đứng trước tình hình như vậy, cách mạng Việt Nam hơn lúc nào đòi hỏi phải có “người” lãnh đạo sáng suốt để có thể lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành lạ độc lập tự do cho Tổ quốc.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và đã làm được điều đó.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta; là cơ sở dẫn tới những thắng lợi oanh liệt của cách mạng Việt Nam những năm sau này.
Phần I :
Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Cương lĩnh đầu tiên của Đảng .
I. Bối cảnh lịch sử trước ngày ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thế gới :
C
uối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX , thế giới đã trải qua nhiều biến chuyển quan trọng:
+ Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nhĩa.
+ Các nước đế quốc lớn như Anh Pháp Mỹ ... đã xâm chiếm và biến hầu hết các nước nhỏ trong đó có Việt Nam trở thành thuộc địa của chúng. Bản chất phản động của chủ nghĩa đế quốc càng được bộc lộ rõ ràng với chính sách thực dân tàn bạo - đó là sự áp bức, bóc lột nặng nề giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong các nước thuộc địa cũng như ngay tại chính quốc.
+ Sự cạnh tranh, giành giật các nước thuộc địa đã làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản đế quốc.
+ Chến tranh thế giới thứ nhất nổ ra (1914 - 1918) mà một trong những nguyên nhân cơ bản đó là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.
+ Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc đối với nhân dân các nước thuộc địa đã dẫn tới mâu thuẫn gay gắt giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy mà phong trào giải phóng dân tộc khỏi áp bức bóc lột, giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa đã trở thành nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách của cách mạng các nước nói riêng và cách mạng thế giới nói chung. Trong thời gian này, phong trào giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trong đó có Việt Nam.
+ Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga (1917) nổ ra và làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới : Chặt đứt mắt xích yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa và hệ thống thuộc địa, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi tòan thế giới. Cách mạng Tháng Mười tác động sâu sắc tới phong trào cách mạng vô sản, góp phần cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức bóc lột đứng lên đấu tranh tự giải phóng minh, giải phóng dân tộc.
Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa và dẫn tới sự thay đổi về cơ cấu giai cấp.
Năm 1985, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 1884, triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Pa-tơ-nốt thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp. Từ đó Việt Nam trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp. Chúng từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước Việt Nam.
Về chính trị :
Thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị chuyên chế. Chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, biến giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực va là công cụ để chúng đàn áp nhân dân. Chúng thực hiện chính sách dàn áp, khủng bố hết sức dã man, tàn bạo làm cho nhân dân Việt Nam mất hết quyền tự do dân chủ; mọi phong trào và hành động yêu nước đều bị đàn áp đẫm máu. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” : chia rẽ ba nước đông dương, rồi lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp nhằm xóa tên ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới và chia rẽ giữa ba kỳ hòng tạo ra những mối xung khắc, làm giảm tình đoàn kết giữa người Việt Nam với người Việt Nam. Đánh giá về chính sách này, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã viết :
"Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi cái châm ngôn "chia để trị" của nó. Chính vì thế mà nước An Nam, một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã bị chia năm sẻ bảy. Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cắt ấy, người ta hy vọng làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng ngời An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau. Sau khi đẩy họ chống lại nhau, người ta lại ghép một cách giả tạo các thành phần ấy lại, lập nên một "Liên bang" gọi là Liên bang Đông Dương".
Về kinh tế
Chúng thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập, biến Việt Nam thành thị trường của chính quốc, phụ thuộc vào kinh tế chính quốc. Chúng ra sức bóc lột tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt của người dân Việt Nam bằng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý. Đặc biệt là hai cuộc khai thác thuộc địa 1897-1914 và 1919-1929 làm cho nhân dân Việt Nam, trước hết là công nhân và nông dân bị bần cùng hóa, làm cho nền kinh tế nước ta bị què quặt, để lại hậu quả nặng nề kéo dài cho tới ngày nay.
Cơ cấu kinh tế Việt Nam co nhiều thay đổi đó là sự ra đời những ngành kinh tế công nghiệp, khai thác mỏ, giao thông vận tải, thương nghiệp. Trong nông nghiệp thì suất hiện kinh tế đồn điền, kinh doanh theo lối tư bản.
Về văn hóa - xã hội
Chúng thực hiện chính sách ngu dân, ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, kể cả văn hóa tiến bộ Pháp vào Việt Nam. Chúng khuyến khích văn hóa nô dịch, văn hóa độc tài, vong bản, tự ti, xuyên tạc lịch sử và những giá trị văn hóa Việt Nam. Chúng xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học và bệnh viện. Chúng dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc con người đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên Việt Nam để họ chìm đắm vào những cơn say mà quyên đi nỗi nhục mất nước. Chúng kìm hãm nhân dân Việt Nam trong vòng tối tăm, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của Pháp.
Với chính sách khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp, cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi to lớn đó là sự ra đời của hai giai cấp : giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Sự biến đổi đó thể hiện ở từng giai cấp cụ thể :
+ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa : Một bộ phận cam tâm bán nước làm tay sai cho giặc để duy trì quyền lợi của họ. Bên cạnh đó cũng có bộ phận nêu cao truyền thống và tinh thần dân tộc, khởi xướng và lãnh đạo các phong trào yêu nước chống thực dân để giành lại độc lập và bảo vệ chế độ phong kiến, tiêu biểu là phong tròa Cần Vương. Một số người trở thành người lãnh đạo phong trào nông dân, phong trào quần chúng chống lại thực dân Pháp và chống lại triều đình phong kiến bán nước. Một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.
+ Giai cấp nông : Một giai cấp đông đảo nhất- chiếm hơn 90% dân số Việt Nam. Đó là một lực lượng to lớn, họ rất hăng hái trong chiến đấu chống đế quốc và phong kiến bởi họ là những người bị bóc lột nặng nề nhất - “một cổ hai tròng” nên họ khao khát có ruộng đất, độc lập và tự do. Mặc dù với số lượng rất lớn nhưng giai cấp nông dân Việt Nam không thể tự vạch ra đường nối đúng đắn để tự giải phóng và càng không thể lãnh đạo cách mạng.
+ Giai cấp tư sản Việt Nam : Xuất hiện trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất với hai bộ phận : Một bộ phận gắn liền với lợi ích của Pháp, tham gia vào đời sống kinh tế chính trị của Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ phận là giai cấp tư sản dân tộc mâu thuẫn với thực dân Pháp và triều đình phong kiến. Giai cấp tư sản dân tộc tuy có tinh thần yêu nước, chống đế quốc và phong kiến nhưng họ không có khả năng lãnh đạo cách mạng và có khuynh hướng chính trị cải lương. Bên cạnh đó còn có tầng lớp tri thức tiểu tư sản có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về chính trị và thời cuộc.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam : Ra đời và phát triển trong quá trình thực dân pháp thực hiện khai thác thuộc địa với số lượng rất khiêm tốn : khoảng 10 vạn năm 1913 - đó là tính cả công nhân làm đường và các việc khác; đến cuối năm 1929 số lượng công nhân Việt Nam là hơn 22 vạn.
Trong xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, giai cấp công nhân cũng như giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác đều phải chịu áp bức bóc lột của cả đế quốc, phong kiến và giai cấp tư sản.
Một đặc điểm khác của giai cấp công nhân cũng rất quan trong đó là phần lớn công nhân Việt Nam đều xuất thân từ nông dân, đó là cơ sở khách quan, thuận lợi cho công nhân và nông dân liên minh chặt chẽ với nhau.
Tuy lực lượng còn ít, trình độ văn hóa, kỹ thuật công nghệ kém phát triển nhưng giai cấp công nhân Việt Nam thật sự là đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, một giai cấp tập trung, có ý thức kỷ luật và năng lực cách mạng, có tinh thần quốc tế vô sản.
Giai cấp công nhân Việt Nam vừa có ý thức giai cấp vừa có tinh thần yêu nước sâu sắc, lại được lãnh tụ Nguyễn ái Quốc giác ngộ truyền bá lý luận tiên tiến của Mac - Lênin, giai cấp công nhân Việt Nam đã từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, nhanh chóng phát triển từ tự phát lên tự giác. Tháng 11 năm 1922 cuộc bãi công của 600 thợ nhuôm ở Chợ Lớn ( Nam Bộ ) đã nổ ra. Từ năm 1920 đến năm 1925, có đến 25 cuộc bãi công trong cả nước. Nổi bật nhất là cuộc bãi công của công nhân Ba Son nổ ra từ ngày 4 tháng 8 đến ngày 28 tháng 11 năm 1925 để "kìm chân" chiếc tàu J.Misơlê của đế quốc Pháp chuẩn bị đem quân sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. Đó là cuộc đấu tranh có tổ chức, có sự chỉ đạo chặt chẽ, biểu hiện tinh thần quốc tế cao cả và ý thức chính trị rõ rệt. Mặc dù vậy, chỉ đến khi Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội chủ trương “vô sản hóa “ năm 1928-1929 mới tạo điều kiện cho phong trào công nhân nhanh chóng trưởng thành và phát triển lên trình độ tự giác.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; Cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc, nhiều đảng phái xuất hiện.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Lịch sử nước ta từ khi đé quốc Pháp xâm lược (1858) đến những năm 20 của thế kỷ này đã chứng kiến hàng trăm cuộc đắ tranh anh dũng của dân tộc ta chống kẻ thù xâm lược nhưng đều thất bại vì không có một đường lối cứu nước đúng đắn.
Giai cấp phong kiến với những chiến tích oai hùng đã từng đánh thắng bọn phong kiến phương bắc lớn mạnh xâm lược nhưng khi đứng trước một loại kẻ thù mới đó là chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp phong kiến trở lên bất lực và phản động. Thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng lãnh đạo dân tộc đến thắng lợi cuối cùng. Thất bại của phong trào này đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ đấu tranh chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến. Thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám cũng chứng tỏ đó không phải là con đường giành thắng lợi.
Cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc, nhiều đảng phái xuất hiện.
Khi các phong trào giải phong dân tộc trên chấm dứt thì cuộc khủng khoảng đường lối cứu nước bộc lộ sâu sắc :
Sau khi không thành công với con đường giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến, nhiều người Việt Nam yêu nước đã có tư tưởng hướng ngoại với mong muốn tìm được con đường mới để mưu sự nghệp giải phóng dân tộc như : con đường Duy Tân của Nhật Bản (1860), con đường Cách mạng tư sản Pháp (1789), con đường Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc (1911)... Tất cả những phương pháp cách mạng đó đều ít nhiều ảnh hưởng đến phong trào yêu nước của nhân dân ta, lôi cuốn nhiều sĩ phu phong kiến, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh.
Phan Bội Châu chủ trương xây dựng chế độ quân chủ lập hiến như Nhật Bản nhưng năm 1912 ông lập ra Việt Nam quang phục hội, từ bỏ lập trường quân chủ lập hiến chuyển sang lập trường dân chủ tư sản, thành lập Cộng hòa dân quốc Việt Nam, cải tổ Việt Nam quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng nhưng cả hai con đường đó đều không dẫn tới thành công. Điều đó thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) dưới sự lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng đã nhanh chóng thất bại chỉ còn để lại câu nói vô vọng “không thành công cũng thành nhân”. Hạn chế lớn nhất của Phan Bội Châu là dựa vào Nhật để đánh Pháp.
Là một nhà yêu nước nhiệt thành, nhưng chủ trương của Phan Chu Trinh khác hẳn với Phan Bội Châu. Ông lên án gay gắt tội ác của thực dân Pháp, quan lại phong kiến sâu mọt và chủ trương cải cách đất nước theo xu hướng dân chủ tư sản. Hạn chế của Phan Chu Trinhlà muốn dựa vào Pháp để chống chế độ phong kiến và phản đối vũ trang và bạo động chống Pháp, ông nói “Bất bạo động, bạo động tắc tử, bất vọng ngoại, ngoại vọng tất vong".
Tính chất phong trào dân tộc ở thời kỳ này có chuyển biến khác trước. Phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, chống đi phu, nộp thuế ở Trung Kỳ là kết quả của khuynh hướng tư tởng tư sản. Một số tổ chức yêu nước ra đời như hội Duy Tân (1904), trường Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), hội Đông á đồng minh (1908), Việt Nam quang phục Hội (1912-1924)... Nhưng vì đường lối chính trị của các tổ chức này không rõ ràng, đặc biệt là không dựa vào quần chúng lao động, mà dựa vào uy tín cá nhân, nên không tạo ra được sức mạnh và sự thống nhất. Vì vậy, khi những người thủ lĩnh bị đế quốc Pháp bắt thì phong trào cũng tan dã theo.
Trên thực tế, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối nghiêm trọng, mà thực chất là khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo. Các phong trào yêu nước tuy rất sôi nổi và liên tục nhưng thiếu đường lối đúng đắn và sự lãnh đạo sáng suốt nên các phong trào đó lần lượt thất bại.
Từ những năm 1920 trở đi, phong trào cách mạng Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ. Bên cạnh những đảng cách mạng theo xu hướng tư tưởng tư sản, đã xuất hiện những tổ chức yêu nước tiếp thu tư tưởng tiến bộ mới. Đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ngày càng có tác động mạnh mẽ vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân.
Nhiều hội, nhiều đảng yêu nước của thanh niên trí thức kế tiếp nhau ra đời như: Tân Việt thanh niên đoàn - tức Tâm tâm xã (1923-1925), hội Phục Việt (1925), Đảng thanh niên của Trần Huy Liệu (1926), Thanh niên cao vọng đảng của Nguyễn An Ninh (1926-1929), Tân Việt cách mạng đảng (1926-1930), Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội (1925-1929), Việt Nam quốc dân đảng (1925-1930)... Những tổ chức yêu nước cách mạng nói trên đã có tác dụng nhất định trong việc truyền bá tư tưởng mới, giáo dục lòng yêu nước và tập hợp số quần chúng thanh niên trí thức, tiểu tư sản. Nhưng, họ chưa vạch ra được một đường lối cách mạng phù hợp với yêu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam.
Nhìn chung, các hội và đảng yêu nước nói trên có tinh thần chống đế quốc, nhưng chưa nhận thức được xu thế phát triển khách quan của thời đại sau Cách mạng tháng Mười Nga, nên không thấy được giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng xã hội ; chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản ; chưa thấy độc lập dân tộc phải gắn liền với chế độ mới để đi đến xoá bỏ mọi sự bất công và áp bức bóc lột.
Bên cạnh đó, những ngời trong các tổ chức này cũng không thấy hết bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, không nhận thức được vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, vai trò của quần chúng nhân dân, trước hết là nông dân trong cách mạng.
II. Quá trình chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyên ái Quốc
Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang trong đêm tối, chưa tìm được lối ra, ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ( khi còn nhỏ tên là Nguyên Sinh Cung và sau này đổi tên là Nguyên ái Quốc, Hồ Chí Minh ) quyết định rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước .
Vượt lên trên những nhà yêu nước tiền bối, người đã có tinh thần chủ động và sáng tạo trong việc tìm ra con đường cứu nước phù hợp với thực tế của nước nhà và xu thế phát triển của thời đại. Người không đi theo vết xe đổ của Phan Bội Châu hay Phan Chu Trinh mà người hướng thẳng vào các quốc gia nổi tiếng là văn minh, tự do, bình đẳng, bác ái để tìm hiểu kinh nghiệm họ đã làm như thế nào để được như vậy rồi trở về giúp đồng bào mình.
Gần mười năm bôn ba khắp các châu lục (1911-1920), Người đến những nước thuộc địa và những nước đế quốc như Anh, Mỹ, Pháp... quan sát, nghiên cứu, suy nghĩ và người đã phát hiện một chân lý : chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ của giai cấp công nhân với nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa...
Năm 1918, đồng chí Nguyễn ái Quốc thay mặt tổ chức những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, gửi tới Hội nghị các nước đế quốc thắng trận ở thành phố Vécxây (Pháp) một bản "yêu sách 8 điểm" đòi chính phủ Pháp thừa nhận quyền độc lập, tự do, bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Nhưng, bản yêu sách đó không được chấp nhận. Người rút ra kết luận quan trọng : Các dân tộc bị áp bức bóc lột muốn được tự do, trước hết phải dựa vào lực lượng của chính mình, phải tự mình giải phóng lấy chính mình.
Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và chủ trương thành lập Đảng cộng sản Pháp. Qua sự kiện này Nguyễn ái Quốc đã trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Người được bầu vào đoàn chủ tịch Hội nông dân Quốc tế (l0-1923), và dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924). Giải thích về việc tán thành Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Pháp của mình Người đã viết :
"Đệ tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Còn Đệ nhị Quốc tế không hề nhắc đến vận mạng các thuộc địa. Vì vậy, tôi đã bỏ phiếu tán thành Đệ tam Quốc tế. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đây là tất cả những điều tôi muốn."
Bước ngoặt lớn trong tư tưởng Nguyễn ái Quốc là khi Người được đọc bản Sơ thảo đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Qua tác phẩm của Lênin, Người hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc trong nước với phong trào cách mạng vô sản thế giới ... Từ đây, Người kiên quyết đi theo con đường cách mạng của Lênin, con đường Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Đây là bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế của Người. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặt mở đường thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam. Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.
Từ khi trở thành người cộng sản, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã xúc tiến mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào giải phóng dân tộc và phong trào vô sản ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Người đã rất chú ý đến việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin của giai cấp công nhân ở Việt Nam :
+ Về tư tưởng : phải làm cho giai cấp công nhân Việt Nam, nhất là giai cấp công nhân, tiếp thu được một học thuyết cách mạng và khoa học có thể trở thành hệ tư tưởng cho sự nghiệp giải phóng của mình, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin ;
+ Về chính trị : phải xác định được đường lối đấu tranh cách mạng trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam. Đó là đường lối chiến lược Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ;
+ Về tổ chức : phải rèn luyện, xây dựng cho được một đội ngũ và một tổ chức của những người cách mạng tiên phong, thật sự trung thành với dân tộc và quần chúng lao động, có tri thức cách mạng sâu sắc và có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
Nguyễn ái Quốc đã tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, tích cực vận động phong trào cách mạng thuộc địa, nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam qua các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) của Người. Hầu hết bài viết của Người đều tập trung lên án chủ nghĩa thực dân.
Tư tưởng, quan điểm cơ bản của Người về chiến lược và sách lược cách mạng thuộc địa đã bước đầu thể hiện trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
Bản án chế độ thực dân Pháp đã tố cáo trước nhân dân Pháp và thế giới những tội ác của bọn thực dân không chỉ ở Việt Nam mà ở khắp các thuộc địa. Bằng biểu tượng "con đỉa hai vòi", Nguyễn ái Quốc đã làm cho người đọc thấy rằng : chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức, bị bóc lột ở các nước chính quốc và các dân tộc thuộc địa. Bản án chế độ thực dân Pháp đã góp phần vào việc thiết lập sự liên minh giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa, phải thực hiện sự liên minh chật chẽ với nhau để chống kẻ thù chung, vì "chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng". Đồng thời, tác phẩm phê phán gai gắt thái độ cầu cạnh của một số người mang tư tưởng cải lương tư sản; đề cao tinh thần tự lập, tự cường, tự mình giải phóng cho mình và hướng cách mạng thuộc địa phát triển theo con đường cách mạng của Quốc tế cộng sản.
Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm lý luận đầu tiên của cách mạng nước ta, góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Nhờ tác phẩm đó và các bài viết của đồng chí Nguyễn ái Quốc, nhân dân ta, trước hết là những người trí thức tiểu tư sản yêu nước tiến bộ đã hướng về và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nguyễn ái Quốc trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Giữa tháng 12 năm 1924, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60716.doc