Luật tục: Luật tục là một tập hợp những điều quy định chặt chẽ các mối quan hệ và trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng buôn làng, thể hiện một cách bao quát, phong phú các mối quan hệ xã hội truyền thống. Luật tục chính là hình thức sơ khai của luật pháp trong xã hội chưa có sự phân chia giai cấp, tính chất và cấp độ có thấp hơn so với hương ước của người Việt. (sách Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, trang 280 – Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội 2000)
Tội giết người: Được hiểu là các hành vi mang tính chất cố ý hay vô ý gây thiệt hại tới tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Tội giết người trong luật tục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Đà LạtKhoa Luật Học Đề tài môn: Luật Tục Tội giết người trong luật tục. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Cô: VÕ THỊ THANH LINH Danh Sách Nhóm Thực Hiện Đề Tài: 1. Nguyễn Hữu Mạnh 0711380 2. Đặng Khắc Cường 0711340 3. Phạm Thị Thúy Vân 0711413 4. Nguyễn Văn Long 0712934 5. Nguyễn Thị Thu Hương 0711364 6. Nguyễn Thị Hảo 0711356 7. Ka Luyến 0711374 8. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 0711355 9. Bùi Thị Hiền 0711358 NỘI DUNG: Các khái niệm. Đặc điểm của tội giết người trong luật tục. Quá trình xét xử, các hình thức chế tài. Kết luận. 5 Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp. I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN: Luật tục: Luật tục là một tập hợp những điều quy định chặt chẽ các mối quan hệ và trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng buôn làng, thể hiện một cách bao quát, phong phú các mối quan hệ xã hội truyền thống. Luật tục chính là hình thức sơ khai của luật pháp trong xã hội chưa có sự phân chia giai cấp, tính chất và cấp độ có thấp hơn so với hương ước của người Việt. (sách Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, trang 280 – Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội 2000) Tội giết người: Được hiểu là các hành vi mang tính chất cố ý hay vô ý gây thiệt hại tới tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. II. Đặc điểm của tội giết người trong luật tục : Khách thể: Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của người khác( thời điểm sống và chết ).Đối tượng phải là người còn sống(không phải là xác chết hay bào thai). Mặt khách quan: Hành vi : tước đoạt của người khác trái phép bằng mọi hình thức, thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động. Hành vi ở dạng hành động thường được biểu hiện: đâm, chém, bắn tên, đầu độc, bóp cổ. Hành vi ở dạng không hành động như: bức tử… Hậu quả: dẫn đến cái chết của nạn nhân. Mặt chủ quan: lỗi cố ý: lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. III. Qúa trình xét xử, các hình thức chế tài: Địa điểm xét xử : Là nơi xảy ra hành vi giết người được thực hiện. Thành phần xét xử : Người xử kiện (là người nắm vững luật tục, công tâm, thông hiểu tập quán). Bên nguyên, bên bị, những người liên quan, người làm chứng…liên quan trực tiếp đến vụ việc xảy ra. Trình tự, thủ tục xét xử : Mở đầu là người xử kiện, sau đó lần lượt 2 bên, bên nguyên và bên bị trình bày ý kiến, những người “bắt lẽ bẻ việc”, già làng bênh vực cho người của mình. Người làm chứng cùng tranh luận để làm sáng tỏ vụ việc. Sau khi lắng nghe người xử kiện nêu ra ý kiến của mình có sức thuyết phục, phân rõ phải trái, và đưa ra hình phạt mà hai bên đều đồng tình. Hình thức chế tài : tùy theo mức độ tính chất của tội phạm và theo quy định luật tục của từng dân tộc thì tội giết người thường áp dụng nhiều biện pháp chế tài như: Cảnh cáo - phạt cúng; bồi thường – phạt cúng. IV. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP: Thực trạng: Phần lớn các vụ giết người xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều do những hủ tục của đồng bào chi phối. Tuy nhiên tùy vào từng hiện tượng mà lại có những hình thức giết người khác nhau. *Sau đây là một vụ án điển hình: Đầu tháng 3/2010, tại thôn Làng Tấn, xã Thanh Vân (Quản Bạ) xảy ra một vụ án mạng liên quan đến ma ngũ hải. Nạn nhân là ông Sùng Sính Lềnh, 81 tuổi, trú tại thôn Làng Tấn. Ông Lềnh bị giết chết ngay trên đường mòn qua nương ngô, tại hiện trường vẫn còn 1 cục đá vôi dính máu. Sau 1 tuần điều tra, Công an Tỉnh Hà Giang đã phát hiện được đối tượng nghi vấn là Giàng Thị Dính, 48 tuổi, cùng trú tại thôn Làng Tấn. Giàng Thị Dính là một người đàn bà đanh đá. Thời gian gần đây, đứa con nhỏ của Dính bị ốm. Thay vì đưa con đi khám, chị ta lại đổ cho một số người làm ma ngũ hải hại con mình. Dính đổ riệt cho ông Sùng Sính Lềnh làm con ma ngũ hải hại gia đình mình và đã nhiều lần to tiếng, chửi bới nạn nhân. Từ khi ông Lềnh bị giết chết, tự nhiên thái độ của Dính đổi khác, sợ sệt và trầm hẳn. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan Công an đã xác định được Giàng Thị Dính chính là đối tượng giết ông Lềnh Theo lời khai của đối tượng, do nghi ngờ ông Lềnh biết yểm bùa làm ma ngũ hải hại gia đình mình nên khoảng 10h ngày 3/3, khi gặp ông Lềnh đang đi bộ theo đường mòn qua nương ngô về nhà, Dính đã dùng tay đẩy ông Lềnh ngã sấp đập đầu vào tảng đá, sau đó cầm 1 hòn đá đập vào đầu làm ông Lềnh chết tại chỗ. Cuối tháng 3/2010, hồ sơ vụ việc cũng đã được Công an huyện Quản Bạ chuyển về Phòng PC14 /ông an tỉnh Hà Giang để tiến hành khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Giàng Thị Dính về tội giết người. ( theo tin pháp luật cập nhật ngày 06/04/20010) (3 đối tượng trong vụ án.) 2.NGUYÊN NHÂN Do trình độ nhận thức: Đối với phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta do đời sống còn khó khăn, quanh năm lầm lũi bên nương rẫy, trình độ dân trí còn hạn chế, nên người dân dễ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống, dẫn đến các hành vi gây án để lại hậu quả rất lớn gây thiệt hại tới tính mạng con người. Do ảnh hưởng từ các hủ tục, quan điểm, phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại ở một số dân tộc nên có những vụ án giết người xảy ra vì nguyên nhân do bị can cho rằng nạn nhân bị ma ngũ nhập vào làm hại. Không chỉ vậy ngoài quan niệm về ma ngũ hải, trong tâm thức đồng bào dân tộc thiểu số còn có quan niệm về ma lai ( là những người ban đêm biến thành ma quỷ đi hút máu làm người khác ốm đau hoặc chết) hay ma gà… Những quan niệm này đã và đang chi phối rất nhiều tới cuộc sống của người dân dẫn đến nhiều các vụ án mạng xảy ra. Giết người do các tư tưởng mê tín của người dân: Cùng với sự tồn tại của các hủ tục lạc hậu trong quan niệm về “ma” của các đồng bào dân tộc thiểu số đã khiến không ít các vụ án mạng xảy ra, thì việc phạm tội giết người do nhận thức lạc hậu, mê tín cũng là một thực trạng đang diễn ra ở vùng đồng bào, trong đó đôi khi cũng có một phần lỗi của chính người bị hại, khi mà người ta tin vào sức mạnh của các việc như: yểm bùa, bùa ngải... Bên cạnh đó thì những nguyên nhân do xuất phát từ những mâu thuẫn, xích mích nảy sinh trong cuộc sống của người dân cũng là một những tác nhân khiến cho các vụ giết người xảy ra trong vùng đồng bào các dân tộc. 3. GIẢI PHÁP Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân, vận động nhân dân sống định canh định cư nhằm từng bước xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu còn tồn tại trong tâm thức của người dân như hiện tượng ma gà, ma lai… xây dựng đời sống văn hoá mới theo đúng đường lối của Đảng, Nhà nước. Tăng cường đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc, các khu vực vùng sâu, vùng xa. Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, giúp cho người dân có điều kiện tiếp cận với trình độ khoa học tiên tiến, đưa các phương tiện thông tin đại chúng, y tế cộng đồng về cơ sở để bà con nâng cao hiểu biết, giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống theo hướng tích cực, chẳng hạn khi ốm đau thì đưa đến các trạm xá của thôn, bản chữa trị, tránh các hiện tượng mê tín dị đoan. Kết hợp và gắn chặt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm với việc thực hiện các chương trình Quốc gia giải quyết việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình 135, từng bước xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Tìm kiếm và tạo việc làm cho thanh niên, hạn chế nguyên nhân phát sinh tội phạm. Nâng cao hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác để nắm bắt tư tưởng người dân, hiểu được phong tục, tập quán mỗi vùng dân tộc, trong đó dành được uy tín của các già làng, trưởng bản phục vụ cho công tác phòng ngừa xã hội. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật cho nhân dân với các hình thức phong phú, dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với đồng bào dân tộc thiểu số... V. KẾT LUẬN Cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hủ tục, tư tưởng lạc hậu còn tồn tại ở các dân tộc dẫn đến các hành vi giết người gây những thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân. Mặc dù là trong luật tục của từng dân tộc cũng có gi những hình phạt khá rõ ràng về tội này. Từ những ví dụ điển hình về các vụ án mạng xảy ra ở trên đòi hỏi chúng ta cần phải đưa ra được những giải pháp tích cực nhằm hạn chế các vụ án mạng xảy ra trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Luật tục gắn liền với cuộc sống của từng tộc người, do đó việc giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của luật tục cũng là một cách để bảo tồn nét văn hóa riêng cho từng tộc người cụ thể. Tài liệu tham khảo: Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam. NXB Văn hóa dân tộc tạp chí văn hóa nghệ thuật. Hà Nội – 2000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_toi_giet_nguoi_trong_luat_tuc_8168.ppt