Tiểu luận Tính nhân văn trong tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là một hệ thống các quan điểm lý luận được rút ra từ thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tế ở Việt Nam từ ngay trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là sau khi giành độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là sự kế thừa và nâng cao những giá trị trong tư tưởng xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất của dân tộc Việt Nam cùng những tinh hoa của tư tưởng kinh tế nhân loại mà cốt lõi là Chủ nghĩa Mác - Lênin, nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản về quản lý kinh tế của quá trình phát triển đất nước từ sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu tiến lên xây dựng CNXH với cơ cấu kinh tế hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy không nghiên cứu, biên soạn và viết những sách chuyên đề về phát triển kinh tế nhưng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân, Người luôn đặc biệt coi trọng tới việc chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng kinh tế mang giá trị nhân văn sâu sắc.

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Tính nhân văn trong tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG KINH TẾ HỒ CHÍ MINH Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là một hệ thống các quan điểm lý luận được rút ra từ thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tế ở Việt Nam từ ngay trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là sau khi giành độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là sự kế thừa và nâng cao những giá trị trong tư tưởng xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất của dân tộc Việt Nam cùng những tinh hoa của tư tưởng kinh tế nhân loại mà cốt lõi là Chủ nghĩa Mác - Lênin, nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản về quản lý kinh tế của quá trình phát triển đất nước từ sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu tiến lên xây dựng CNXH với cơ cấu kinh tế hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy không nghiên cứu, biên soạn và viết những sách chuyên đề về phát triển kinh tế nhưng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân, Người luôn đặc biệt coi trọng tới việc chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng kinh tế mang giá trị nhân văn sâu sắc. Khi chúng ta đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng kinh tế của Bác Hồ, một số người cho rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung cho việc lãnh đạo giành độc lập dân tộc, nghiên cứu tư tưởng của Người về kinh tế là một vấn đề khó, nhất là cách tiếp cận vấn đề. Chúng tôi cho rằng: Nếu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế một cách thuần tuý "Kinh tế - có nghĩa là, nếu chúng ta đem các qui luật kinh tế về "giá trị", "về "hàng hoá", về "thị trường"… thuần tuý máy móc và "lý thuyết" thì rất khó có cách tiếp cận. Vấn đề là: cần phải xuất phát từ tính nhân văn, nhân bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giải quyết các vấn đề kinh tế gắn với văn hoá - xã hội, gắn với dân tộc, con người thì sẽ thắp sáng rõ tư tưởng về kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta nhớ lại, trước khi từ biệt chúng ta, trong di chúc. Bác viết "…Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…". Tư tưởng về con người, vì con người với những nhu cầu tối thiểu là ăn, mặc, ở, học hành cùng với những quyền lợi tinh thần cao quí là dân tộc độc lập, nhân dân tự do, xã hội dân chủ… không phải chỉ lúc bấy giờ, mà mãi mãi về sau, tất cả chúng ta, tất cả mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới này đều hướng tới và đều mong ước được như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng mọi hoạt động của toàn xã hội là vì con người, phát triển kinh tế là để nâng cao đời sống của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, điều này được thể hiện rõ qua những vấn đề: + Mục đích, mục tiêu cao nhất của hoạt động kinh tế + Biện pháp để đạt tới mục đích + Kết quả đạt được trong thực tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Mục đích bao trùm, xuyên suốt của mọi đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước là nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm cho sự phát triển toàn xã hội. Về lâu dài, đường lối chính sách kinh tế phải làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Người nói: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên CNXH bằng phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân CNXH, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, làm cho dân giàu, nước mạnh. Trong mỗi thời điểm khác nhau của quá trình cách mạng, mục tiêu kinh tế ở mỗi thời kỳ cũng cần đặt ra cho phù hợp với điều kiện và khả năng của nền kinh tế quốc dân. Người nói: Kinh tế như nước, đời sống như thuyền, nước dâng thì thuyền lên. Trong điều kiện kinh tế nước nhà, với điểm xuất phát thấp: Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, đời sống nhân dân tăm tối và thấp kém, những nhu cầu thiết yếu của nhân dân về ăn, ở, mặc, đi lại được quan tâm hàng đầu. Chúng ta nhớ lại nạn đói năm 1945 với hàng triệu người chết đói, bỏ nhà bỏ cửa… thì mục tiêu cho nền kinh tế lúc ấy phải rất thiết thực và cụ thể là: "Chống giặc đói và giặc dốt"… Sau đó thì những mục tiêu khác dần dần được đáp ứng… Mục đích, phương châm của đường lối, chính sách kinh tế Hồ Chí Minh là: Làm cho người nghèo đủ ăn, người đủ ăn trở thành người khá, giàu, người khá, giàu thì giàu thêm…, xã hội ngày càng phải phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân dân. Đó cũng chính là sự phản ánh bản chất tốt đẹp bản chất của CNXH, thể hiện kết quả mà nhân dân ta đã giành được trong công cuộc xây dựng CNXH. Mục đích này thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế. Tư tưởng độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở vấn đề đấu tranh cách mạng, đánh đuổi thực dân, đế quốc xâm lược giành độc lập mà cốt lõi là: Phải xây dựng cho được một nền kinh tế tự chủ, tự cường độc lập theo phương châm là: "lấy sức ta giải phóng cho ta". Tư tưởng ấy được thể hiện ngay trong "Tuyên ngôn độc lập" của Bác Hồ. Người viết: "… dân tộc ấy phải được tự do, dân tộc ấy phải được độc lập, toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ gìn quyền hưởng tự do - độc lập ấy…" Để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, người chủ trương: - Thủ tiêu các đặc quyền, đặc lợi của thực dân Pháp và tay sai. - Ra sức bồi dưỡng sức dân, cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. - Đẩy mạnh xây dựng, phát triển kinh tế về mọi mặt. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là điều kiện tiên quyền, là nhân tố cơ bản, vững vàng nhất bảo đảm cho chúng ta giữ vững được nền độc lập - tự do của dân tộc, xoá bỏ hoàn toàn sự lệ thuộc vào nước khác, và đó cũng là điều kiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân lao động. Tuy nhiên theo Hồ Chí Minh, một nền kinh tế tự chủ không có nghĩa là một nền kinh tế "đóng" mà phải tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Bác Hồ chỉ ra rằng: Nguyên nhân quan trọng gây nên sự suy yếu của các dân tộc Phương Đông là do học đơn độc, không có sự liên hệ của các nước với nhau. Vì vậy, để phát triển đất nước, xây dựng nền kinh tế vững mạnh cần phải mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Mục đích là: "Để người lao động Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam tiếp cận cái mới, cái tiên tiến, để kinh tế phát triển tốt hơn". Nguyên tắc là: Độc lập, không can thiệp và cùng có lợi. Phương châm là: Hợp tác nhiều mặt, làm bạn với mọi nước dân chủ, không gây thù oán với ai. Trong quá trình cách mạng, Người luôn giữ đường lối: "kháng chiến - kiến quốc", phát huy mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân phát triển kinh tế và cùng đóng góp với Chính phủ trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng nước nhà. Ngay từ những ngày đầu độc lập cho đến sau chiến thắng Điện Biên Phủ - Bác Hồ luôn khẳng định về sự tồn tại của 5 thành phần kinh tế, chức năng và tác dụng cụ thể của từng thành phần trong nền kinh tế quốc dân - Người chủ trương chính sách kinh tế: "Công tư đều có lợi; chủ thợ đều có lợi; công - nông giúp đỡ nhau; lưu thông trong ngoài". Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần là huy động và tạo điều kiện phát huy cao độ sức sản xuất xã hội cho nền kinh tế, nhằm xoá bỏ "nghèo nàn và lạc hậu", đưa nước ta đạt được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá trình thực hiện cách mạng ruộng đất, do có những sai lầm, khuyết điểm, trước Đảng, trước quôc dân đồng bào Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận khuyết điểm và khóc. Đây chinh là thể hiện bản chất nhân văn trong tư tưởng kinh tế của Bác. Mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội, mọi chính sách được đặt ra, nhất là những chính sách kinh tế đều cần phải phù hợp và vì con người, nếu chính sách ấy sai lầm, khuyết điểm, dẫn tới làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh mệnh chính trị và tính mệnh con người đều làm cho Bác thấy ân hận và đau lòng. Tự Người và Người yêu cầu, đòi hỏi một Đảng cầm quyền, mọi cán bộ, Đảng viên đều phải thấu suốt tinh thần ấy, tư tưởng ấy trong lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước. Ngay cả trong mối quan hệ kinh tế giữa ba ngành: Nông nghiệp - Công nghiệp và Thương nghiệp. Bác Hồ cũng luôn đặt vấn đề trung tâm là phải vì con người: Thương nghiệp là trung gian, đưa sản phẩm công nghiệp đến tận tay người nông dân, đưa sản phẩm nông nghiệp đến tay người công nhân, công nghiệp phải liên minh và giúp đỡ nông nghiệp cũng như người công nhân giúp đỡ, hỗ trợ nông dân và ngược lại. Trong môi quan hệ giữa sản xuất và tiết kiệm Người chỉ rõ: "Mức sống với sản xuất ví như là thuyền với nước, nước cao thì thuyền lên cao"; sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm, sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào như "gió và nhà trống". Người chỉ rõ: "… Tiết kiệm là phải sử dụng có hiệu quả sức người, sức của cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân". Cùng với vấn đề tiết kiệm, Bác Hồ luôn nhắc nhở phải kiên quyết chống quan liêu, tham ô, lãng phí, Người đặt ra yêu cầu cho cán bộ là phải: "Cần - Kiệm - Liêm - Chính. Trí - Công - Vô tư". Người căm ghét thói quen quan liêu, tham ô, lãng phí, coi đó là sự "đục khoét" của cải, tài sản của nhân dân, của Nhà nước, là xâm hại tới quyền lợi, lợi ích của người lao động, của toàn thể nhân dân, cần phải kiên quyết tránh và kiên quyết nghiêm trị những cán bộ vi phạm. Đồng thời Bác Hồ luôn đặt vấn đề phải nêu cao công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế: "Vừa hồng, vừa chuyên", chăm lo củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế giỏi, có tâm, có tầm, có tri thức và trí tuệ để xây dựng và phát triển đất nước. Với mục đích cao cả là vì con người, hướng mọi quyền lợi tốt đẹp nhất cho con người, tất cả vì mục tiêu đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho con người - tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh đã thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc. Nền kinh tế- xã hội vì con người là nền kinh tế mà tât cả đều hướng tới và mong muốn đạt tới. Để đạt được mục đích ấy phải phát huy và huy động mọi nguồn lực xã hội để đẩy mạnh và giải phóng sức sản xuất xã hội, phải đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH. Đối với chúng ta cần đổi mới đồng bộ và toàn diện, phấn đấu cho mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng - dân chủ - văn minh, chính là thực hiện tư tưởng nhân văn kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Một nền kinh tế phát triển là nền kinh tế vì con người, nhằm để giải phóng con người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTI7874U LU7852N.doc