Tiểu luận Tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay

C.Mác khẳng định con người sáng tạo ra tín ngưỡng, tôn giáo chứ không phải chỉ sáng tạo ra biểu tượng của tín ngưỡng tôn giáo. Như các nhà duy vật trước Mác đã thừa nhận, tín ngưỡng tôn giáo về bản chất là sản phẩm của con người sống trong những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá cụ thể nào đó. Tín ngưỡng tôn giáo thuộc đời sống tinh thần của xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Chính con người đã thần thánh hoá, khoác cho thần thành những sức mạnh siêu nhiên.

 

Vì vậy Mác cho rằng, cần phải xuất phát từ con người tỏng hành động hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng của quá trình ấy [33, 37-38].

 

VI.Lênin đã gọi toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm nẩy sinh niềm tin tôn giáo là những nguồn gốc của tôn giáo. Nguồn gốc đó bao gồm: Nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức, và nguồn gốc tâm lý.

 

docx14 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 4238 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. 1. QUAN ĐIỂM MACXIT VỀ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG. C.Mác khẳng định con người sáng tạo ra tín ngưỡng, tôn giáo chứ không phải chỉ sáng tạo ra biểu tượng của tín ngưỡng tôn giáo. Như các nhà duy vật trước Mác đã thừa nhận, tín ngưỡng tôn giáo về bản chất là sản phẩm của con người sống trong những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá cụ thể nào đó. Tín ngưỡng tôn giáo thuộc đời sống tinh thần của xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Chính con người đã thần thánh hoá, khoác cho thần thành những sức mạnh siêu nhiên. Vì vậy Mác cho rằng, cần phải xuất phát từ con người tỏng hành động hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng của quá trình ấy [33, 37-38]. VI.Lênin đã gọi toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm nẩy sinh niềm tin tôn giáo là những nguồn gốc của tôn giáo. Nguồn gốc đó bao gồm: Nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức, và nguồn gốc tâm lý. 1.1. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo: Tôn giáo học Macxit cho rằng sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên là một nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Như chúng ta biết, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được thực hiện và thông qua những phương tiện và công cụ lao động mà con người có. Những phương tiện công cụ kém phát triển bao nhiều thì con người càng yếu đuối bấy nhiêu trước tự nhiên, và những lực lượng tự nhiên càng thống trị con người bấy nhiêu. Như vậy không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo, mà là mối quan hệ đặc thù của con người với giới tự nhiên, do trình dodọ sản xuất quy định. Đây chính là nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo bao hàm cả mối quan hệ con người với con người, trong đó có hai yếu tố giữ vai trò quyết định là tính tự phát của sự phát triển xã hội và ách áp bức giai cấp cùng chế dodọ người bóc lột người. Khi nêu lên đặc trưng của nguồn gốc xã hội của tôn giáo trong xã hội tư bản, V.I.Lênin viết “Sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản, mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó, là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản, tiểu chủ cũng đe doạ đem lại cho họ sự phá sản đột ngột bất ngờ, ngẫu nhiên, làm cho họ phải diệt vong biến họ thành người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói. Đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải chú ý tới trước hết và trên hết nếu người ấy không muốn là một người duy vật sơ đẳng”. [19.515-516]. Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp, chế độ bóc lột người là một nhân tố quan trọng làm nảy sinh tôn giáo. Người nô lệ, người nông dân, người vô sản mất tự do không phải chỉ là sự tác dodọng của lực lượng xã hội mù quáng mà họ không thể kiểm soát dưdợc, mà họ còn bị bần cùng cả về mặt kinh tế, áp bức về chính trị, bị tước đoạt những phương tiện và khả năng phát triển tinh thanà. Quần chúng bị áp bức không thể tìm ra lối thoát hiện thực của ách áp bức trên trái đất, nưhng họ đã tìm ra lối thoát ở trên trời, ở thế giới bên kia. Tôn giáo, VI.Lênin viết “là một trong những hình thức áp bức về tinh thần, luôn luôn và bất cứ ở đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì phải suốt đời lao động cho người khác hưởng, vì phải chịu cảnh bần cùng và cô dodọc. Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra niềm tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu...” [18. 169-170]. 1.2. Nguồn gốc nhận thức của sự ra đời tôn giáo: Để giải thích nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cần phải làm rõ lịch sử nhận thức và đặc điểm của quá trình nhận thức dẫn tới hình thành quan niệm tôn giáo. Tôn giáo chri ra đời khi con người đã đạt tới một trình dodọ nhận thức nhất định. Thần thành, cái siêu nhiên, thế giới bên kia. Là sản phẩm của những biểu tượng, của sự trừu tượng hoá, sự khái quát dưới dạng phản ánh hư ảo. Do vậy tôn giáo chỉ ra đời khi đạt trình dodọ nhận thức nhất định. Thực chất của nguồn gốc nhận thức tôn giáo cũng như mọi ý thức sai lầm chính là sự tuyệt đối hoá cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người biến nó thành cái không còn nội dung khách quan, không còn cơ sở thế gian, nghĩa là cái siêu nhiên thần thánh. 1.3. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo: Các nhà duy vật thời cổ đại nghiên cứu đưa ra luận điểm truyền thống của các nhà tư tưởng cổ đại. Đặc biệt ở Phoi-ơ-bắc, đã có công lao to lớn trong việc nghiên cứu nguồn gốc tâm lý của tôn giáo, theo ông nguồn gốc đó không khỉ bao gồm những tình cảm tiêu cực mà những tình cảm tích cực. Không chỉ những tình cảm mà còn có cả những mong muốn ước vọng, nhu cầu khắc phục những tình cảm tiêu cực muốn được đền bù hư ảo. Nghiên cứu nguồn gốc tâm lý tôn giáo có ý nghĩa thực tiễn to lớn nó cắt nghĩa vì sao trong dk của chủ nghĩa xã hội, khi những nguồn gốc chủ yếu của tôn giáo đã được khắc phục về căn bản, thậm chí có nơi có lúc còn phát triển và tôn giáo vẫn đang tồn tại. Nghiên cứu tâm lý tôn giáo giúp hiểu rõ hơn điều này. 1.2. CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO. Chủ nghĩa Mác cho rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội, nguồn gốc của nó là ở trong những điều kiện tồn tại vật chất của xã hội. Trong những giai đoạn phát triển xã hội nhất định, sự bất lực của con người trước sức mạnh tự nhiên và xã hội đã nảy sinh ra nhu cầu khắc phục những mâu thuẫn thực tế trong ý thức, trong tưởng tượng nhu cầu đền bù sự hạn chế của các mối quan hệ hiện thực, quan hệ trần gian, ở thế giới bên kia, thế giới siêu trần gian vì thế chức năng đền bù hư ảo là chức năng chủ yếu và đặc thù của tôn giáo. Ngoài ra còn có các chức năng khác. 1.2.1. Chức năng đền bù hư ảo. Luận điểm nổi tiếng của Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo giống như thuốc phienẹ, tôn giáo đã tạo ra cái vẻ bề ngoài của sự làm nhẹ, tạm thời nỗi đau khổ của con người, an ủi cho những mất mát, những thiếu hụt hiện thực của đời sống con người, đồng thời gây ra những tác động có hại đối với con người khi tạo ra cho họ nhu cầu thường xuyên tách khỏi hiện thực, tiêm nhiễm cho họ những quan niệm phản khoa học. Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, tôn giáo cũng có thể là chỗ dựa tinh thanà cho những ước muốn chân chính của quần chúng bị áp bức, phục vụ cho lợi ích của họ. Nhưng ở đây nó vẫn không mất chức năng đền bù hư ảo, chức năng thuốc phiện. Vì hạt nhân cơ bản của tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên luon gây tác động kìm hãm đối với tính tích cực của quần chúng, chuyển hướng niềm tin và sự nỗ lực của họ vào con đường hư ảo.  Chính vì vậy V.I.Lênin đã nhấn mạnh “Tôn giáo là thuốc phiện đối với nhân dân - câu nói của Mác là hòn đá tảng của toàn bộ của chủ nghĩa Mác trong vấn đề tôn giáo” [18.511]. Cũng cần nhấn mạnh rằng chức năng đền bù hư ảo không chỉ là chức năng chủ yếu và đặc thù mà còn là chức năng phổ biến của tôn giáo, ở đâu có tôn giáo thì ở đó có chức năng đền bù hư ảo. Tôn giáo là hiện tượng phức tạp của xã hội, vì vậy nó không chỉ thực hiện một mà thực hiện một hệ thống các chức năng xã hội. Sự phân tích khoa học đòi hỏi phải nghiên cứu các chức năng xã hội của tôn giáo trong sự thống nhất và tác động qua lại giữa chúng, bên cạnh chức năng đền bù hư ảo tôn giáo còn các chức năng khác chức năng thế giới quan, chức năng điều chỉnh. 1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người hội tụ tinh hoa của truyền thống dân tộc Việt Nam, một đất nước hội nhapạ của văn hoá phương Đông, phương Tây và tôn giáo nội sinh. Người nhận rõ tính đặc thù của tôn giáo Việt Nam, các tôn giáo có lịch sử đoàn kết, tôn trọng nhau và luôn đồng hành cùng dân tộc trong dựng nưcớ và giữ nước. 1.3.1 Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh thần trân trọng và triệt để. Hồ Chí Minh khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin”. Nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là cái gì bất biến và khô cứng, phải hiểu nó trên môi trường thực tiễn ở Việt Nam. Với đặc điểm truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc Á Đông, Bác đã viết “Mác xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhận định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử Châu âu. Mà Châu âu là gì? Đó chưa phải là toàn bộ nhân loại... Xem xét lại lịch sử của Mác về cơ sở lịch sử của nó củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các nàh Xô Viết đảm nhiệm”. Đối với người học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là “học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập lập trường, quan didểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”. Kế thừa những thành tựu khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đồng tình với nhận thức về nguồn gốc tôn giáo. Tôn giáo do con người sản sinh ra, con người qua lăng kính của quá trình hoạt động sống trong xã hội đã dần dần xây dựng lên biểu tượng tôn giáo. Chính sự kết hợp giữa nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội tạo thành thần bí của tôn giáo, nhưng nguồn gốc về mặt xã hội thường đóng vai trò quan trọng trực tiếp tới quá trình vận động phát triển của một dân tộc - một quốc gia và thế giới. Sự giải quyết tận gốc vấn đề tôn giáo cần xây dựng xã hội mới, con người mới, một xã hội tiến bộ với con người có đầy đủ tri thức. Người chỉ rõ “tô ngiáo không hề đối lập với chủ nghĩa xã hội”. Vấn đề là phải có chính sách động viên thu hút đồng bào theo tôn giáo hoà nhập cuộc sống ích đạo lợi đời. Nhà nước chăm lo chu đáo tới nhu cầu của đồng bào theo đạo. “Phần xác no ấm, phần hồn thong dong”. Phải tổ chức cho đồng bào theo tôn giáo tham gia tích cực hoạt động sản xuất và công cuộc đấu tranh cải tạo xã hội, sinh hoạt tôn giáo không cản trở tới sản xuất mà ngược lại động viên nhân dân sản xuất tích cực hơn hiệu quả hơn. 1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào môi trường lịch sử và văn hoá của Việt Nam. Hồ Chí Minh là sự kết tinh những tinh hoa tốt đẹp nhất của truyền thống và của bản sắc dân tộc Việt Nam. Bản tính nhân văn Á Đông - từ cội nguồn đã ăn sâu trong dòng huyết thống của người. Hun đúc ý chí quyết tâm cứu dân cứu nước - “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin như một tất yếu của lịch sử, cái tinh tuý triết lý phương Đôgn tiềm tàng trong nội lực của người như được khai mở, hoà kết cùng khoa học duy vật lịch sử và duy vật biện chứng như một phương tiện vạn năng. Người đưa cách mạng Việt Nam mở ra chân trời tươi sáng, tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành một phần trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, ngược lại cũng bổ xung và hoàn thiện học thuyết Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam và các nước Châu Á. 1.3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, một nhận thức mới chủ nghĩa Mác - Lênin về lực lượng cách mạng. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra lực lượng chính của cách mạng là liên minh giai cấp giữa công nhân với nông dân. Nhưng với đặc didểm ở các nước phương Đông, xử lý đúng mối quan hệ giữa dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Người thấy có sức mạnh tiềm ẩn cần tôn trọng đúng mực, bởi không phải vô lý mà tôn giáo tồn tại qua hàng ngàn năm. Số lượng người theo tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng gia tăng, đặc biệt tu tại gia. Tôn giáo phương Đông ăn sâu vào phong tục Việt Nam. Những người theo tôn giáo Việt Nam có bản tính thật thà, một tâm hồn cao thượng, đạo đức khiêm nhường với một tinh thần dân tộc tự cường mạnh mẽ. Từ đó Hồ Chí Minh bổ sung cho học thuyết Mác-Lênin về dân tộc phương Đông, về cách nhìn chức sắc tín đồ tôn giáo là lực lượng quần chúng cách mạng to lớn. Người đã vạch ra con đường cách mạng Việt Nam với phương pháp đúng đắn đảm bảo đi đến thắng lợi. 1.3.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo phân bổ xung quan trọng cho học thuyết Mác - Lênin và là phần sáng tạo nhất của người. Hồ Chí Minh đã vận dụng phương pháp Macxit, di sản tư tưởng Mác, Ăngghen, Lênin về vấn đề tôn giáo để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, đúng đắn, phù hợp với môi trường lịch sử - văn hoá và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh không chép lại từng câu, từng chữ mà tự tìm ra cách nói cách làm của mình, với nhiều điểm khác biệt, có khi tưởng chừng như ngược lại với những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng ẩn chứa sau sự khác biệt đó là sự thống nhất giữa Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh về phép biện chứng duy vật Macxit. Để lại cho đời sau những trang sách quý báu là điều có ý nghĩa lớn, nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất là sự thành công chính sách đoàn kết lương, giáo trong chính sách đại đoàn kết dân tộc mà Hồ Chí Minh là tổng công trình sư, là linh hồn. Thành công đó chứng tỏ rằng tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh là đúng đắn. Sự đúng đắn đó nó cũng chứng minh cho sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác, của phép biện chứng duy vật Macxit đã được Hồ Chí Minh hiểu và vận dụng một cách độc lập, sáng tạo, chính sách tôn giáo là một trong những lĩnh vực mà phong cách tư duy độc lập, sáng tạo, dũng cảm của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét nhất. Tư tưởng đoàn kết luôn bao trùm rộng lớn và có ý nghĩa quyết định thành công trong cuộc đời sự nghiệp của Người. Đối với tôn giáo cần có đoàn kết thực lòng và bền vững. Người luôn nhấn mạnh: “Đoàn kết của ta không những đoàn kết rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài, qua đoàn kết là để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Ta phải đoàn kết để xây dựng nước nhà, ai có sức, có đức, có lòng phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết họ”. Vượt lên các nàh cách mạng phương Tây, Người nhận thức sâu sắc và toàn diện về ý nghĩa quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân trong đó có việc đoàn kết các đồng bào các tôn giáo là nhiệm vụ xuyên suốt của công tác tôn giáo. Sức mạnh đoàn kết là nguyên nhân của mọi thành công, phải đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, phải đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. “Phải giữ gìn đoàn kết như giữ gìn con người của mắt mình”. Đoàn kết trở thành nguyên tắc cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết là động lực của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Người nói Lênin dạy chúng ta phải giữ gìn nguyên tắc cách mạng: “Chỉ có chính sách trung thành với nguyên tắc mới là chính sách đúng”. Theo Người đó là nguyên tắc đoàn kết. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo là tư tưởng đoàn kết đồng bào tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào theo đạo với đồng bào không theo đạo. đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, cùng lấy mục tiêu chung là điểm tương đồng đó là vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Lấy nguyên tắc đoàn kết là trung tâm của chính sách tôn giáo, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc là mấu chốt. Mọi chính sách, pháp luật về tôn giáo phải xoay quanh nguyên tắc đoàn kết và phải xuất phát từ lợi ích chung của cả dân tộc, trong đó có lợi ích của tổ chức tôn giáo. Đối với công tác tôn giáo Người dạy: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, bất biến là nguyên tắc đoàn kết, là nguyên tắc vì lợi ích chung của tổ quốc, của nhân dân, vạn biến là phương pháp vận động thuyết phục mềm dẻo có đối sách trong từng trường hợp cụ thể thật linh dodọng có chính sách thu hút sự ủng hộ của dodong đảo chức sắc, quần chúng tín đồ thi đua phong trào thi đua yêu nước. Khơi dạy đức hy sinh xả phú cần bần, xả thân cầu đạo hoà quyện trong tinh thần dân tộc tự cường, chủ trương đưa đạo nhập thế, việc đạo là việc đời mà việc đời cũng là việc đạo, tạo sự cộng hưởng trong sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện xây dựng một nước Việt Nam “Hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Chương 2: TÌNH HÌNH TÔN GIÁO NƯỚC TA HIỆN NAY Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo cùng tồn tại. Nhưng tính hoà đồng, đan xen dung hợp, tiếp nhận nhau là xu hướng chủ đạo ở một nước nông nghiệp với phương thức canh tác chủ yếu là trồng lúa nước nên tín đồ của tôn giáo Việt Nam hầu hết là nhân dân lao động. Sống tập trung ở vùng quan trọng về kinh tế quốc phòng, một bộ phận ở vùng sâu vùng sa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÔN GIÁO HIỆN NAY. 2.1.1. Tín đồ. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, tổng số tín đồ 6 tôn giáo là : 18.358.345, trong đó: Phật giáo 9.038.064; Công giáo: 5.324.492; Tin Lành: tổng hội miền Bắc: 6.333, Tổng Liên hội miền Nam: 414.915; Đạo Hồi: 64.991; Cao Đài: 2.276.978; Hoà Hảo: 1.232.572. Trong những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo được cải thiện, có mặt được nâng lên; nhiề cơ sở thờ tự được tu bổ, xây mới khang trang đẹp đẽ. Do những thành tưu của công cuộc đổi mới và do đời sống tín ngưỡng tôn giáo được cải thiện, đồng bào tôn giáo tăng thêm niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Đồng bào tuân thủ pháp luật, chấp hành các chính sách, đòi hỏi chống tham nhũng phải có hiệu quả hơn, đòi hỏi cả chức sắc và người thi hành công vụ làm đúng theo pháp luật, không dodòng tình với những hành dodọng lợi dụng tôn giáo để gây rối; nhiều trường hợp đồng bào đã đấu tranh chống lại những hoạt động của bọn xấu gây mất ổn định xã hội. 2.1.2. Chức sắc tôn giáo. Chức sắc giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới tín dodò. Họ ở trong hệ thống tổ chức khá chặt chẽ của các giáo hội. Nhiều người dưdợc đào tạo khá cơ bản về giáo lý, có trình độ văn hoá, có điều kiện và phương tienẹ hoạt động. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, bộ phận chức sắc yêu nước, tiến bộ gần gũi với Đảng, chính quyền và Mặt trận ngày càng nhiều lên. Đại đa số các chức sắc yên tâm làm việc đạo, có tinh thần dân tộc, đồng tình với đường hướng tốt đời, đẹp đạo, mong muốn được hoạt động tôn giáo bình thường trong khuôn khổ luật pháp. 2.1.3. Các tổ chức giáo hội. Giáo hộc Phật giáo Việt Nam: Thành lập từ năm 1981, là tổ chức thống nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo trên cả nước với 15.051 ngôi chùa, 3 Học viện Phật giáo, 1 Viện nghiên cứu Phật học, 30 tr4ường trung cấp Phật học trong đó có 4 lớp Cao đẳng Phật học. Tổ chức của Giáo hội gồm 2 cấp: Trung ương và cơ sở (chùa). Có 44 ban Trị sự Phật giáo ở 44 tỉnh, thành phố. Giáo hội Công giáo Việt Nam: gồm 25 giáo phận, mỗi giáo phanạ do một Giám mục đứng đầu. Hội đồng Giám mục Việt Nam tập hợp tất cả các giám mục ở Việt Nam được thành lập năm 1980 chọn đường hướng “sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Các giáo hội Tin lành: + Hội Thánh Tin lành miền Bắc: Tổng hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) ra đời năm 1955 là một tổ chức tôn giáo yêu nước, có điều lệ tiến bộ, có thành tích đóng góp trong kháng chiến chống Mỹ và trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất. + Hội Thánh Tin lành miền Nam: Ngày 30-11-1998 Thường bụ Bộ Chính trị có Thông báo số 184-TB/TW (sau đây gọi tắt là Thông báo số 184) cho ý kiến về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành trong tình hình mới.  Các giáo hội Cao Đài: Ngày 14-11-1992 Ban Bí Thư có Thông báo số 34-TB/TW cho ý kiến về chủ trương công tác đối với đạo Cao Đài, nêu rõ quan điểm: Thực hienẹ các chính sách tôn giáo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với Đạo Cao Đài như đối với các tôn giáo khác . Phật giáo Hoà Hảo: Phật giáo Hoà Hảo ra đời dưới chế độ thực dân Pháp.  Năm 1999 thực hiện thông báo số 165-TB/TW ngày 4-9-1998 của Thường vụ Bộ Chính trị, các địa phương có đạo Phật giáo Hoà Hảo đã tổ chức Đại hội đại biểu phát triển, Hoà Hảo bầu ra Ban đại diện gồm 11 thành viên, hoạt động theo “Quy chế Phật giáo Hoà Hảo”. Cộng đồng Hồi giáo: đồng bào Chăm có đạo Hồi gồm hai nhánh Hồi, gồm hai nhánh Hồi Bani và Hồi Ixlam và 20 chàu Bàni chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình thuận, An Giang và thành phố Hồ Chí Minh... 2.1.4. Âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá nước ta. Lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc là âm mưu cố hữu không bao giờ từ bỏ của chủ nghĩa đế quốc. Chính sách đối với tôn giáo của chủ nghĩa đế quốc là lợi dụng, chia rẽ và thống trị. Âm mưu của chúng là chia rẽ giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa tôn giáo với không tôn giáo, đặc biệt giữa đồng bào tôn giáo với Đảng, Nhà nước và cách mạng. Chúng đã dùng các thủ đoạn kích động, lừa mị và o ép, khoét sâu mâu thuẫn về tư tưởng, kích động mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để lừa gạt, lôi kéo, giành giật đồng bào về phía chúng và đẩy dân ra đối đầu với chính quyền, với Đảng. Để lợi dụng vấn đề tôn giáo trong bối cảnh thế giới hiện nay, mỹ đã triệt để lợi dụng các xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá, đề ra khẩu hiệu nhana quyền cao hơn chủ quyền, quyền cá nhân cao hơn quyền cộng đồng. Mỹ lại nhân danh các công ước quốc tế và lợi dụng các cơ chế toàn cầu để pháp lý hoá các pháp luật, các quy định đơn phương từ phía Mỹ nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo và các quốc gia. Mỹ triệt để khai thác các phương tiện thông tin hiện đại trong điều kiện xã hội thông tin để lừa mị, lung lạc, sử dụng tay sai đội lốt chức sắc giáo sĩ để hoạt động chính trị phản động; lợi dụng các mối quan hệ hải ngoại và quốc tế để nuôi dưỡng, tác động, chỉ đạo các tổ chức tôn giáo nghe theo chúng hoạt động “diễn biến hoà bình”. Thực tế tình hình tỏng những năm qua, cho thấy cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để thực hịên “diễn biến hoà bình” tại nước ta đã diễn ra rất gay go, quyết liệt. Từ năm 1999 đến nay, các thế lực thù địch quyết tâm phối hợp lực lượng, kết hợp vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc nhằm thực hiện “diễn biến hoà bình”, tập trung vào năm 2000 và các năm tiếp theo. Chúng móc nối xây dựng tổ chức liên tôn giáo chống Đảng, chống Nhà nước, tìm mọi cách để ra mắt tổ chức chống đối ngay trong nước. Chúng kích động những người tin theo tôn giáo trong dân tộc đa số cũng như thiểu số, tìm cách cho ra đời các “giáo hội độc lập”, các “tôn giáo ly khai” theo kiểu “Tin hành Đềga”, nhanạ chỉ đạo trực tiếp từ nước ngoài, được các lực lượng phản động nước ngoài công khai cổ vũ, ủng hộ và chi viện. Các thế lực thù địch luôn luôn tìm cách khai thác mọi sơ hở của ta để kích dodọng quần chúng lạc hậu vi phạm pháp luật, làm rối loạn trật tự xã hội, gây bạo loạn nhằm tạo cớ để nước ngoài can thiệp. 2.2.1. Kết quả thực hiện công tác tôn giáo. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị, chính sách về tôn giáo. Năm 1990, Bộ chính trị ban hành Nghị quyết 24 về công tác tôn giáo. Ngày 2-7-1998, Bộ Chính trị ban hành chỉ thị 37 về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Ngày 19-4-1999, chính phủ ban hành nghị định số 26 về các hoạt động tôn giáo... Gần đây nhất là Nghị quyết Trung ương 7 chỉ rõ: Thực hiện Nghị quyết của Đảng, công tác vận dodọng đồng bào có đạo, các tín đồ chức sắc... hưởng ứng tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đạt được nhiều tiến bộ... 2.2.2. Tình hình tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Một là, Một số người chưa tuân thủ pháp luật, còn tổ chức truyền đạo trái phép, còn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Thống kê lại 21 tỉnh, thành phố về tình hình những người chuyên hoạt động tôn giáo cho biết, trong 8.553 chức sắc đang hoạt động thì chỉ có 6.592 người (tức 77%) được chính quyền công nhận. Việc thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc có đến 15% số người đi từ xã, huyện này sang xã, huyện khác trong cùng một tỉnh để hoạt động tôn giáo không được chính quyền chấp thuận. Về mặt tổ chức, các hội đoàn tôn giáo (Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Tin Lành..., nhiều nhất là Công giáo) tiếp tục phát triển và hoạt động lôi kéo quần chúng. Hai là, Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp. Ba là, ở một số nơi, nhất là vùng dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích dodọng tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị. Chương 3: CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY. Ở nước ta, quyền tự do tín ngưỡng được khẳng định trong hiến pháp và trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Mọi sinh hoạt tôn giáo bình thường được tôn trọng, tạo điều kiện cho quần chúng thực hiện các tín ngưỡng tôn giáo của mình. Cơ chế kinh tế mới cũng tác dodọng vào tôn giáo, làm xuất hienẹ những hiện tượng tôn giáo mới.  Các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam tăng cường lợi dụng tôn giáo để thực hiện ý đồ “diễn biến hào bình”. Tình hình tôn giáo Việt Nam có chiều hướng phát triển phức tạp. Vì vậy, việc đưa ra những chủ trương chính sách đúng đắn Đảng và Nhà nước là rất cần thiết.  Các chủ trương chính sách về tôn giáo được thể hiện trong các văn bản, Nghị quyết. Tiêu biểu Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ngày 26/10/1990, Nghị quyết Trung ương 7 Đại hội Trung ương Đảng khoá IX. 3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC TÔN GIÁO. 3.1.1. Những thuận lợi chủ yếu. Công cuộc đổi mới tiếp tục giành thắng lợi, củng cố niềm tin của nhân dân. Công tác tôn giáo đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtinh hinh ton giao o nuoc ta.docx
Tài liệu liên quan