Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật ra đời sau chiến tranh thế giới II và khi chiến tranh lạnh bắt đầu. Với sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến trong lịch sử quan hệ giữa Mỹ - Nhật Bản. Hiệp ước an ninh Mỹ Nhật được hai nước dùng làm công cụ nhằm thực hiện những mục tiêu riêng của mỗi nước. Nhưng hiệp ước này cũng có ảnh hưởng tới các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt với Việt Nam - một nước ở vị trí địa chiến lược nhạy cảm.
Chính vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này là một nhiệm vụ lớn được đặt ra bởi trên con đường đổi mới Việt Nam phải nắm bắt kịp thời những biến động, nhưng thay đổi của thế giới.
Bài tiểu luận này là cố gắng của người viết nhằm hiểu rõ hơn về những vấn đề. Tại sao hai nước từ thù lại chuyển sang làm bạn? nguyên nhân? phải chăng hiệp ước nhằm mục đích góp phần duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực "Viễn Đông" hay còn mục đích nào khác?
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Tiểu luận Tình hình hai nước Mỹ Nhật sau chiến tranh thế giới thứ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật ra đời sau chiến tranh thế giới II và khi chiến tranh lạnh bắt đầu. Với sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến trong lịch sử quan hệ giữa Mỹ - Nhật Bản. Hiệp ước an ninh Mỹ Nhật được hai nước dùng làm công cụ nhằm thực hiện những mục tiêu riêng của mỗi nước. Nhưng hiệp ước này cũng có ảnh hưởng tới các nước trong khu vực châu á - Thái Bình Dương, đặc biệt với Việt Nam - một nước ở vị trí địa chiến lược nhạy cảm.
Chính vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này là một nhiệm vụ lớn được đặt ra bởi trên con đường đổi mới Việt Nam phải nắm bắt kịp thời những biến động, nhưng thay đổi của thế giới.
Bài tiểu luận này là cố gắng của người viết nhằm hiểu rõ hơn về những vấn đề. Tại sao hai nước từ thù lại chuyển sang làm bạn? nguyên nhân? phải chăng hiệp ước nhằm mục đích góp phần duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực "Viễn Đông" hay còn mục đích nào khác?
Nội dung
I. Tình hình hai nước Mỹ - Nhật sau chiến tranh thế giới thứ II
1. Nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ II
Sau chiến tranh thế giới thứ II, hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) đều bị suy yếu và kiệt quệ. Trong số 6 nước tư bản hùng mạnh trước chiến tranh thì Đức, Italia, Nhật Bản đã bị đánh bại, còn Anh, Pháp thì bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
Ngược lại do không nhảy vào tham chiến, Mỹ khôn ngoan đứng ngoài để bán vũ khí cho quân đồng mình nên Mỹ kiếm lời lớn nhà chiến tranh và đưa Hoa Kỳ lên hàng cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới.
Hoa Kỳ vượt xa tất cả các nước công nghiệp khác về sản lượng công nghiệp. Năm 1946, Hoa Kỳ chiếm 62% sản lượng công nghiệp và 40% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của toàn bộ thế giới tư bản.
Về tài chính tiền tệ: Mỹ trở thành nước có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới (khoảng 70%).
Về quân sự: nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử. Năm 1945 Mỹ có 1,2 triệu quân đóng tại 58 nước với trên 400 căn cứ không quân và hải quân trên khắp thế giới, số lượng tàu sân bay của Mỹ đã gấp 6 lần của Anh và giữ vị trí khống chế trên mặt biển.
2. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II
Sau khi chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt Nhật Bản mang trên mình những vết thương do chiến tranh để lại tưởng chừng không bao giờ có thể lành lại.
Nhật Bản bị "kiệt quệ" về kinh tế, bị đè bẹp về quân sự, bị suy sụp về tinh thần, bị thiệt hại lớn về người và của. Các số liệu thống kê cho thấy tổng thiệt hại về vật chất lên tới 63,3 tỷ Yên bằng 2 lần tổng thu nhập quốc dân trong năm tài chính 1948 - 1949.
Sản lượng công nghiệp của năm 1946 giảm sút đến mức chưa bằng 1/3 tổng sản lượng của năm 1930 và chỉ bằng 1/7 mức sản lượng của năm 1941.
Như vậy toàn bộ số của cải tích lũy được trong vòng 10 năm đã bị tiêu hủy hoàn toàn.
Về quân sự: 7,6 triệu binh sĩ của các lực lượng dự bị giải thể và 1,5 triệu người hồi hương từ các thuộc địa. Tất cả các ngành sản xuất khí tài, đạn dược bị đóng cửa.
Về xã hội: vô cùng hỗn loạn với các cuộc thanh trừng nhằm loại bỏ công nghiệp quân phiệt làm cho không chỉ nhân dân mà ngay cả các thành viên Chính phủ Nhật Bản cũng lo sợ mình là đối tượng bị thanh tiếp theo.
Những vấn đề kinh tế xã hội gay cấn của Nhật Bản lúc đó là: thất nghiệp lên tới 13 triệu người, bao gồm 2,9 triệu người thất nghiệp do ngừng các hoạt động sản xuất quân sự.
II. Những nguyên nhân để ra đời hiệp ước an ninh Mỹ - nhật sau chiến tranh thế giới thứ II
1. Mục tiêu của Mỹ ở châu á - Thái Bình Dương và vai trò của Nhật Bản
1.1. Vai trò của châu á - Thái Bình Dương đối với Mỹ
Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, nước Mỹ là nước tiêu thụ các nguồn nguyên liệu chiến lược nhiều nhất, vì Mỹ đã cung cấp hàng hóa chủ yếu cho phần còn lại của thế giới. Do đó, Mỹ phải bảo vệ những quyền lợi kinh tế và chiến lược của mình trên thế giới. Những nơi cung cấp nguyên liệu dồi dào vả rẻ tiền, những thị trường tiêu thụ hàng hóa, những đồng minh hoặc những tên tay sai, những căn cứ quân sự, những hàng không mẫu hạm và những tàu ngầm nguyên tử. Tất cả những cái đó là cơ sở cho sự giàu có của Hoa Kỳ, cho mức sống cao nhất thế giới của người Mỹ.
Mỹ nhận thấy rõ lợi ích của Mỹ ở khu vực châu á - Thái Bình Dương không kém châu Âu và Mỹ đưa ra mục tiêu là: "muốn biến Thái Bình Dương thành cái ao bên trong của Mỹ". Mọi biến cố xảy ra tại khu vực này Mỹ đều cho rằng đều động chạm đến lợi ích của Mỹ.
1.2. Mục tiêu của Mỹ và vai trò của Nhật Bản trong mục tiêu này
Trong chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản là mối đe dọa cho an ninh khu vực vì Nhật Bản đã phát động chiến tranh châu á - Thái Bình Dương. Cuộc chiến tranh này đã động chạm đến lợi ích của Mỹ và một số cường quốc phương Tây khác như: Anh, Pháp, Hà Lan vì họ có thuộc địa ở Đông Nam á và Thái Bình Dương. Với sự phối hợp đấu tranh của Mỹ và lực lượng đồng minh đã buộc phát xít Nhật Bản đầu hàng, không điều kiện. Mỹ đã cho hạm đội 7 của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tiến vào Nhật chiếm giữ các đảo Ruykuy, Yua, Ogasaora, Caslin, Macsan cũng như các đảo nằm rải rác ở giữa Thái Bình Dương. Mặc dù diện tích đảo không lớn nhưng có vị trí chiến lược rất quan trọng. Mỹ đã xây dựng căn cứ hải quân và không quân để tạo cơ sở hoạt động quân sự nhằm kiềm chế Nhật Bản có khả năng tái vũ trang đe dọa Mỹ và nền an ninh thế giới.
Bên cạnh đó, sau chiến tranh thế giới thứ II lại xuất hiện mối đe dọa mới đến lợi ích của Mỹ đó là sự lớn mạnh không ngừng của Liên Xô. Trước đây Mỹ là nước chiếm độc quyền về vũ khí nguyên tử thì đến năm 1949 chính Tổng thống Mỹ đã thông báo với thế giới rằng Liên Xô đã cho thử thành trái bom nguyên tử chấm dứt hay nói cách khác tham vọng vị trí bá chủ toàn cầu của Mỹ đã bị đe dọa.
Hơn nữa chiến tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc liên tiếp giành thắng lợi trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích chính trị của Mỹ ở châu á. Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ luôn coi bất cứ phong trào cách mạng nào trên thế giới đều là do bàn tay của Liên Xô và Hoa Kỳ luôn coi mỗi bước đi của Liên Xô là đe dọa đối với vị trí và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
Để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản đang có nguy cơ lan rộng ra toàn châu á và gạt bỏ ảnh hưởng của Anh, Pháp, Hà Lan (những nước có thuộc địa ở châu á) nhằm tiếp cận và tạo dựng vai trò, ảnh hưởng tại khu vực. Mỹ lấy Nhật Bản làm căn cứ chiến lược xây dựng xung quanh Guam, phòng tuyến ngoại vi Thái Bình Dương của Mỹ, cùng với quần đảo Ruykuy của Nhật Bản và Philíppin, hình thành tuyến phòng thủ phía trước của khu vực châu á - Thái Bình Dương.
Để thực hiện kế hoạch và tư tưởng trên đây, Mỹ bắt đầu cho Nhật Bản về kinh tế và giúp Nhật Bản xây dựng "dây xích' các đảo nhằm "vây chặt chủ nghĩa xã hội (CNXH)". Mỹ đánh giá Nhật Bản có vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự của Mỹ ở châu á. Washington coi Nhật Bản là đồng minh chủ yếu của mình trong vùng này. Trong bản báo cáo Quốc hội tướng H.Brown - Chủ tịch ủy ban các tham mưu trưởng Hoa Kỳ đã nhận xét: "Nhật là đồng minh chủ yếu của chúng ta ở châu á" và là "mục tiêu then chốt của chính sách phòng ngự của chúng ta ở á Đông".
Như vậy, để thực hiện mục tiêu này Mỹ đã nhận thấy Nhật Bản có vai trò quan trọng với tư cách là bàn đạp đầu tiên mà Mỹ có được sau chiến tranh thế giới thứ II để bảo vệ lợi ích cũng như địa vị chủ đạo của Mỹ ở khu vực.
2. Mục tiêu của Nhật Bản và vai trò của Mỹ đối với mục tiêu này
Trong tình hình bị chiếm đóng, bị áp đặt phải đương đầu với những khó khăn to lớn như vậy, Nhật Bản không còn con đường nào khác ngoài việc phải tìm cách dựa vào Mỹ - nước đồng minh thắng trận đang kiểm soát Nhật. Rõ ràng, sau chiến tranh thế giới thứ II Mỹ đã trở thành một siêu cường về mọi mặt, do vậy đã làm nảy sinh tư tưởng cho rằng cần phải dựa vào Mỹ và chỉ có Mỹ mới có thể giúp Nhật Bản khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại và tập trung phát triển kinh tế. Hơn nữa, cả Mỹ và Nhật Bản đều phát triển theo con đường TBCN, như vậy sẽ dễ dàng tìm ra những điểm tương đồng hơn là dựa vào Liên Xô - một nước mà từ lâu đã có nhiều mâu thuẫn với Nhật Bản và lại gặp nhiều khó khăn cho chiến tranh gây ra. Trong những năm ngay sau chiến tranh Thủ tướng Shigeru Yoshida (1946 - 1954) đã đề ra một chính sách mà về sau được gọi là "học thuyết Yoshida" nội dung của học thuyết này bao gồm ba vấn đề trong đó nội dung quyết định dựa vào Mỹ về mặt an ninh.
Dựa trên cơ sở của thuyết này, ông coi nhiệm vụ hàng đầu của mình là: tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại của nhà nước Nhật Bản, nhanh chóng đưa Nhật Bản ra khỏi thảm họa chiến tranh và khôi phục địa vị cường quốc của Nhật.
Ngoài lý do này còn có một lý do khác dẫn đến việc Nhật quyết định dựa vào Mỹ đó là bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản Nhật trước nguy cơ ngày càng tăng của tình hình cách mạng trong nước và uy tín ngày càng tăng của Đảng Cộng sản Nhật trong thời gian đầu sau chiến tranh.
Vai trò của Mỹ đối với Nhật Bản hết sức quan trọng vì Nhật vốn là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, đất đai cằn cỗi, luôn có động đất và núi lửa vì vậy họ luôn cảm thấy dễ bị tổn thương sâu sắc trong các vấn đề: năng lượng, thực phẩm. Phụ thuộc nặng nề vào nguồn nhập khẩu, nền kinh tế của Nhật sẽ bị tê liệt nếu như các nguồn nhập khẩu bị gián đoạn bởi bất cứ lý do nào. Trong khi đó Mỹ là một nước giàu tài nguyên và là một siêu cường do vậy có thể đảm bảo an ninh viện trợ đầu tư cho Nhật Bản.
Quan trọng hơn cả, Mỹ đang nắm khả năng định đoạt vận mệnh của Nhật Bản: Vì sau chiến tranh Nhật Bản đã phải chấp nhận một bản Hiến pháp mới do Mỹ soạn thảo được công bố ngày 3-11-1946. Trong Hiến pháp 1946 có điều 9 cho thấy Nhật Bản đã cam kết đi theo một chính sách hòa bình, chỉ duy trì một lực lượng quân sự hoàn toàn có tính chất phòng thủ.
Hiến pháp năm 1946 đã ràng buộc Nhật không được tham gia bất kỳ một liên minh quân sự nào, không được gửi quân ra nước ngoài, không được trái phép phát triển vũ khí hạt nhân... Với những hạn chế như vậy Nhật Bản có thể bị nguy hiểm. Vì thế "Nhật Bản mong muốn Mỹ duy trì quân đội xung quanh mình nhằm đẩy lùi một cuộc tấn công vũ trang vào Nhật" và Mỹ đã "đồng ý duy trì quân đội của mình ở trong và xung quanh Nhật Bản vì lợi ích hòa bình và an ninh trong khu vực châu á nói riêng và thế giới nói chung".
Bằng chương trình viện trợ của mình, Mỹ đã giúp Nhật Bản cải cách dân chủ nhằm dập tắt uy tín của Đảng cộng sản Nhật Bản và xây dựng "dây xích" các đảo vây chặt chủ nghĩa cộng sản. Có thể nói rằng qua Mỹ, Nhật Bản có thể nâng cao vị thế và chống cộng sản.
3. Những nhân tố bên ngoài tác động đến quan hệ Nhật Bản - Mỹ
Có thể nói rằng, những nhân tố chủ yếu dẫn tới việc ký hiệp ước là do từ hai phía Nhật - Mỹ. Song ta cũng phải thừa nhận: tình hình thế giới và các quan hệ phức tạp trong thời kỳ này đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến sự ra đời của hiệp ước.
3.1. Hệ thống XHCN hình thành
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, một loạt các nước XHCN lần lượt ra đời, CNXH trở thành hệ thống thế giới. Do uy tín chính trị mà Liên Xô đạt được trong cuộc đấu tranh anh dũng chống chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật, giải phóng giai cấp công nhân và nông dân lao động thoát khỏi sự cai trị của đế quốc tư bản.
Mô hình nhà nước XHCN rất hấp dẫn đặc biệt đối với các nước luôn bị phụ thuộc hoặc ảnh hưởng của các nước đế quốc như các nước Đông Âu, á, Phi, Mỹ Latinh. Do vậy, họ đã chọn con đường đi theo CNXH đối lập với TBCN - với bản chất là bóc lột.
Đứng đầu CNXH là Liên Xô và ngược lại đứng đầu TBCN là Mỹ. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Liên Xô và Mỹ, hai khối Đông Tây đã được tạo dựng. Theo giá Mỹ nhìn nhận và đánh giá thì Liên Xô là đối thủ chính (có khả năng ngăn cản quá trình thực hiện ý đồ bá chủ thế giới của Mỹ) cần phải loại bỏ. Phía Liên Xô cho rằng Mỹ bắt đầu thực hiện ý đồ thôn tính tiêu diệt mình, do vậy cũng cần có sự chuẩn bị tích cực để đối phó.
Đối với Mỹ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có nghĩa là một phần tư dân số thế giới và một vùng đất mênh mông giàu có đã thoát khỏi vòng kiểm tỏa của Mỹ. Chính điều này làm cho cán cân lực lượng trên thế giới nghiêng hẳn về phía bất lợi cho Mỹ và có lợi cho Liên Xô. Có thể nói rằng hệ thống XHCN hình thành và phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ II phù hợp với sự vận động phát triển.
3.2. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu á - Thái Bình Dương
Một nghịch lý trong thời kỳ chiến tranh lạnh là chiến tranh thế giới không nổ ra mặc dù có sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực, nhưng lại có rất nhiều các cuộc xung đột khu vực chủ yếu ở các nước á, Phi và Mỹ Latinh nhưng ở đây đề cập chính là khu vực châu á - Thái Bình Dương.
Các nước ở khu vực này đa số là thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan,... Người dân ở những nước thuộc địa này sống trong khổ cực bởi bọn đế quốc đàn áp, bóc lột.
Dưới ánh sáng của Cách mạng tháng Mười Nga, đặc biệt là do ảnh hưởng của chiến thắng phát xít Đức, Nhật của Liên Xô khiến người dân ở những nước thuộc địa đã vùng dậy khởi nghĩa để phóng dân tộc mình thoát khỏi xiềng xích nô lệ đánh đổ bọn thực dân.
Có thể nói cuộc đấu tranh vì độc lập chính trị, độc lập kinh tế của nhân dân các nước thuộc địa cũng là một tất yếu.
Những cuộc đấu tranh này thường diễn ra giữa nhân dân thế giới 3 với các nước trong phạm vi khu vực đặc biệt là khu vực châu á - Thái Bình Dương. Ví dụ: Phong trào giải phóng dân tộc của 3 nước Đông Dương và cuộc chiến tranh giữa Hà Lan - Inđônêsia.
3.3. Chiến tranh Triều Tiên
Một sai lầm trong năm 1949 của Chính phủ Mỹ khi họ không đặt Nam Triều Tiên trong "vành đai phòng thủ" của Mỹ và tướng Mac Anthu đã rút quân đội Bắc Triều Tiên đã nhanh chóng đẩy lùi đối phương về phía Nam. Mặc dù Mỹ đã cố gắng huy động lực lượng để can thiệp nhưng đã không thắng được một cuộc chiến tranh thông thường. Do vậy buộc Mỹ phải xem xét lại chiến lược của mình đối với các nước đồng mình.
Kết luận
Qua sự trình bày ở trên, ta có thể rút ra kết luận rằng: Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật ra đời nhằm thỏa mãn lợi ích riêng của mỗi nước.
Về phía Mỹ, sau chiến tranh Mỹ đã cùng Nhật ký hiệp ước an ninh vì muốn biến Nhật thành tiền đồn cho Mỹ chống lại chủ nghĩa cộng sản ở khu vực này và chống lại những nguy cơ ảnh hưởng đến vai trò của Mỹ trên thế giới.
Đối với Nhật, ký kết hiệp ước an ninh với Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ II là muốn dựa vào "các ô bảo hộ quân sự" để tạo sự bình yên cho Nhật sau chiến tranh thế giới thứ II nhằm khôi phục nền kinh tế bị kiệt quệ. Nghiên cứu về hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật ta không nên nhìn một cách phiến diện mà phải đánh giá chính xác và khách quan.
Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra chính sách đối ngoại linh hoạt phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể: Hiện nay ta luôn tăng cường hợp tác hữu nghị, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Hữu nghị nhưng ta vẫn cần cảnh giác với các nước lớn đặc biệt đối với hai nước đã từng xâm lược Việt Nam trong quá khứ và gây cho ta bao tổn thất nặng nề cho đến tận ngày nay.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình "Quan hệ quốc tế", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia.
Giáo trình "Lịch sử Thế giới", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia.
PTS Hoàng Thị Minh Hoa, Cải cách của Nhật Bản trong năm 1945 - 1951, Nxb Khoa học xã hội.
Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2001, Nxb Thống kê.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu luan26-9.doc