Tiểu luận Thực trạng về việc quản lý và bảo vệ rừng ở tỉnh DakLak năm 2008-2009

Trên thế giới rừng từ lâu là lá phổi xanh của Trái Đất, nếu như tất cả thực vật trên Trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khí tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%) và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%), dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái đất trong khoảng 2 năm. Không những thế rừng còn đóng vai trò như một động lực phát triển nền kinh tế ở những nước có nền kinh tế đang phát triển bởi những lâm sản gỗ và phi gỗ mà rừng cung cấp.

Ở nước ta rừng đã được xem là tài nguyên quý giá của đất nước, và ta đã tự hào vì nước ta có được “ Rừng vàng biển bạc “ với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên tài nguyên rừng trong những năm gần đây đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.

Trong những năm chiến tranh rừng đóng vai trò quan trọng giúp quân và dân ta có thể ẩn nấu. Cũng vì vậy mà rừng là nơi luôn là nơi bị địch đánh phá làm diện tích rừng bị suy giảm. những năm trước đổi mới thì rừng lại là nơi cung cấp tài nguyên để có thể phát triển đất nước làm tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Vấn đề cấp bách được đặt ra lúc này là phải có chính sách quản lý và bảo vệ rừng một cách toàn diện để có thể vừa có thể bảo vệ tài nguyên rừng vừa để bảo tồn và phát triển được tài nguyên rừng.

Từ sau 1986, Việt Nam chuyển hướng quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Mục đích làm giảm bớt vai trò của Chính phủ, tăng trách nhiệm cho chính quyền địa phương và tạo sự chủ động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Ngành lâm nghiệp cũng chuyển đổi từ nền lâm nghiệp dựa vào khai thác gỗ sang phát triển toàn diện gắn khai thác với tái sinh rừng, từ phương thức độc canh, quảng canh cây rừng sang thâm canh theo hướng nông-lâm kết hợp, từ từ một nền lâm nghiệp nhà nước quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lấy quốc doanh làm chủ lực sang laam nghiệp xã hội, sản xuất hang hoá dựa trên cơ cấu nhiều thành phần, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế tự chủ, coi trọng tự chủ của cá thể, chính điều này đã làm cho phương thức quản lý tài nguyên rừng đa dạng.

 

doc13 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng về việc quản lý và bảo vệ rừng ở tỉnh DakLak năm 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận của nhóm 9: Thực trạng về việc quản lý và bảo vệ rừng ở tỉnh DakLak năm 2008-2009 Phụ lục: Phần 1: Phần mở đầu. Tính cấp thiết của đề tài. Mục tiêu nghiên cứu. Phần 2: Tổng quan về tài liệu. Phần 3: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Phần 4: Kết quả nghiên cứu. 4.1: Phân tích thực trạng. 4.2: Định hướng và giải pháp. Phần 5: Kết luận và kiến nghị. Phần 1 : Phần mở đầu. 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Trên thế giới rừng từ lâu là lá phổi xanh của Trái Đất, nếu như tất cả thực vật trên Trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khí tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%) và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%), dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái đất trong khoảng 2 năm. Không những thế rừng còn đóng vai trò như một động lực phát triển nền kinh tế ở những nước có nền kinh tế đang phát triển bởi những lâm sản gỗ và phi gỗ mà rừng cung cấp. Ở nước ta rừng đã được xem là tài nguyên quý giá của đất nước, và ta đã tự hào vì nước ta có được “ Rừng vàng biển bạc “ với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên tài nguyên rừng trong những năm gần đây đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm chiến tranh rừng đóng vai trò quan trọng giúp quân và dân ta có thể ẩn nấu. Cũng vì vậy mà rừng là nơi luôn là nơi bị địch đánh phá làm diện tích rừng bị suy giảm. những năm trước đổi mới thì rừng lại là nơi cung cấp tài nguyên để có thể phát triển đất nước làm tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Vấn đề cấp bách được đặt ra lúc này là phải có chính sách quản lý và bảo vệ rừng một cách toàn diện để có thể vừa có thể bảo vệ tài nguyên rừng vừa để bảo tồn và phát triển được tài nguyên rừng. Từ sau 1986, Việt Nam chuyển hướng quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Mục đích làm giảm bớt vai trò của Chính phủ, tăng trách nhiệm cho chính quyền địa phương và tạo sự chủ động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Ngành lâm nghiệp cũng chuyển đổi từ nền lâm nghiệp dựa vào khai thác gỗ sang phát triển toàn diện gắn khai thác với tái sinh rừng, từ phương thức độc canh, quảng canh cây rừng sang thâm canh theo hướng nông-lâm kết hợp, từ từ một nền lâm nghiệp nhà nước quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lấy quốc doanh làm chủ lực sang laam nghiệp xã hội, sản xuất hang hoá dựa trên cơ cấu nhiều thành phần, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế tự chủ, coi trọng tự chủ của cá thể, chính điều này đã làm cho phương thức quản lý tài nguyên rừng đa dạng. Với những chính sách đổi mới về lâm nghiệp từ sau khi đổi mới đã có những kết quả khả quan khi diện tích rừng đã có dấu hiệu phục hồi. Đó là những kết quả tổng hợp trên cả nước. Tuy nhiên ở từng địa phương lại có những kết quả và những tồn tại khác nhau. Chính vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Thực trạng về việc bảo vệ và quản lý rừng ở DakLak”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát. Phản ánh tổng quát được thực trạng về diện tích rừng và quản lý, bảo vệ rừng ở Daklak năm 2008-2009 1.2.2 Mục tiêu cụ thể. Mục tiêu phân tích thực trạng: đánh giá đúng thực trạng về công tác bảo vệ và quản lý rừng ở Dăklak Mục tiêu về phân tích nguyên nhân: trình bày và phân tích những nguyên nhân cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và quản lý rừng. Mục tiêu nêu lên định hướng và giải pháp: trình bày những định hướng đúng đắn và các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng. Phần 2 : Tổng quan về tài liệu. Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Bảo vệ rừng là công tác nhằm bảo tồn những lâm sản gỗ và phi gỗ rừng. Quản lý rừng là gồm các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra như :sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ...; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái... Phần 3 : Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Daklak là một tỉnh thuộc sườn phía tây nam dãy Trường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và Đông Nam tỉnh với độ cao trung bình 1000-1200m. Daklak có diện tích tự nhiên là 13.058 km2, chiến 3.9% diện tích tự nhiên của cả nước Việt Nam. Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450 m. Phần diện tích tự nhiên còn lại là vùng thấp, bao gồm những bình nguyên ở phía bắc tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma Thuột. Đáng chú ý là diện tích đất đỏ bazan rất lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả. Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đăk Lăk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn. Thời tiết chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 1.600 – 1.800 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82%. Dân số tỉnh theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 là 1.728.380 người người, mật độ dân số 132 người/km2. Đắk Lắk có 44 dân tộc, trong đó người Ê Đê và người M'Nông là những dân tộc bản địa chính. Phần 4: Kết quả nghiên cứu. 4.1 Phân tích thực trạng diện tích rừng của tỉnh Daklak từ năm 2008 đến năm 2009. Sau khi trải qua 2 giai đoạn với 8 năm thực hiện “Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng” của Chính phủ (1998-2005). Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm nhưng chúng ta cũng đã đạt được những thành quả nhất định. Cụ thể là cả nước đã trồng được 1.424.135 ha rừng, tuy chỉ đạt 28,5% so với mục tiêu đề ra nhưng dự án đã góp phần nâng độ che phủ của rừng ở Việt Nam lên 36,7%( tăng 3,5 % so với năm 1999).Theo như kế hoạch đề ra thì giai đoạn 3 (2006-2010) chúng ta sẽ trồng được 2 triệu hecta rừng. Đã có rất nhiều tỉnh tham gia vào Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng và có một số tỉnh hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng phòng hộ như Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bình Định, Daklak… Ở tỉnh Daklak tính từ cuối năm 2005 diện tích có rừng là 604,293, trong đó có 585,939 hecta là rừng tự nhiên và 18,354 là rừng trồng.Đến cuối năm diện tích có rừng là 2008 là 628,977 hecta và đến cuối năm 2009, cả tỉnh đã có 633,175 hecta diện tích có rừng tăng 28,882 hecta, trong đó rừng tự nhiên chiếm 571,939 hecta, còn rừng trồng là 61,236 hecta. H1: Diện tích có rừng của tỉnh Daklak từ năm 2005-2009 (Kiemlam.org.vn) Độ che phủ của rừng cũng tăng từ 45.5% năm 2005 lên 47.2% năm 2008 ( tăng 1.7%) và ít có sự biến chuyển ở năm 2009. H2: Độ che phủ của rừng Daklak năm 2005-2009 (Kiemlam.org.vn) Trong năm 2008 và 2009 diện tích đất có rừng là 4,198 hecta, đây là một con số rất thấp. Vậy do đâu mà diện tích rừng tăng lên chậm như vậy ? H3: Diện tích rừng bị cháy và sâu bệnh của tỉnh Daklak từ năm 2008-2009 (Kiemlam.org.vn) Nguyên nhân đầu tiên là cháy rừng. Daklak nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa thì ngắn còn mùa khô thường kéo dài, thậm chí có vùng nhiều tháng không có mưa, nhiệt độ cao và rất nóng rất dễ xảy ra cháy rừng. Đắk Lắk có độ cao trung bình so với mặt biển trên 500m, địa hình chia cắt mạnh, hệ thống sông, suối có lưu lượng dòng chảy không đồng đều, mùa khô dòng chảy thấp, nhiều nhánh sông chính và hồ chứa nước bị cạn kiệt, không đáp ứng đủ nhu cầu về nước cho sản xuất và đời sống, cũng như chữa cháy rừng. Ngoài ra Daklak là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với nhiều phong tục tập quán khác nhau, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu. Tập quán du canh dư cư, đốt rừng làm rẫy, dùng lửa tràn lan vẫn còn tồn tại, đây là nguyên nhân chính gây ra cháy rừng trong nhiều năm trở lại đây. Là tỉnh có diện tích rừng dễ cháy khá lớn hơn 266.000ha. Phân bố ở 13 huyện và thành phố. Cụ thể: Kông Búk 451,9ha, Buôn Ma Thuột 601,7ha, Krông Pắk 786,9ha, Krông Năng 3.160,5ha, Krông Ana 3.710,7ha, Ea Kar 6.975,7ha, Cư Mgar 7.329,9ha, Mđrắk 10.639,9ha, Krông Bông 10.694,3ha, Ea Hleo 17.153,5ha, Lắk 17.563,1ha, Bôn Đôn 88.721,8ha, Ea Súp 98.872 ha. Trong 10 năm trở lại đây, diện tích rừng bị cháy toàn tỉnh là 1.118ha, giảm dần theo từng năm, trong đó có 870ha rừng trồng và 318ha rừng tự nhiên. Cụ thể từng năm như sau: 1998 - 553ha, 1999 - 323ha, 2000 - 218ha, 2001 - 169ha, 2002 - 179ha, 2003 - 167ha, 2004 - 37ha, 2005 - 64ha, 2006 - 0ha, 2007 - 2ha. Ngoài ra, hàng năm có trên 60% diện tích tương ứng khoảng 180.000ha rừng khộp trên địa bàn toàn tỉnh bị cháy lướt thiệt hại nhỏ nên không thống kê vào diện tích cháy rừng. Trong năm 2008 tổng diện tích rừng bị cháy 21,06 hecta cụ thể đây là 21,06 hecta rừng trồng thuộc rừng sản xuất, còn trong năm 2009 đã không hề xảy ra một vụ cháy rừng nào. H4: Đối tượng vi phạm lâm luật ở tỉnh Daklak trong năm 2009 (Kiemlam.org.vn) Một nguyên nhân nữa là do hành vi vi phạm lâm luật của người dân, cụ thể là các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và đối tượng khác. Cuối năm 2008 theo thống kê của cục kiểm lâm thì số lượng vi phạm lâm luật là: doanh nghiệp có 8 vụ , cá nhân và hộ gia đình có 1652 vụ và đối tượng khác là 206 vụ. Đến cuối năm 2009 con số này đã có sự thay đổi : doanh nghiệp 12 vụ tăng 4 vụ, cá nhân hộ gia đình 1360 vụ giảm 292 vụ, đối tượng khác là 307 tăng 101 vụ. Ta thấy đối tượng cá nhân, hộ gia đình vẫn là thành phần vi phạm nhiều nhất. H5: Số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng ở Daklak trong năm 2009 (Kiemlam.org.vn) Bên cạnh đó các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng như: phá rừng, làm nương rẫy, khai thác lâm sản, vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy rừng, cháy rừng, vi phạm về sử dụng đất lâm nghiệp, mua bán vận chuyển lâm sản, vi phạm về chế biến lâm sản.. cũng có những diễn biến phức tạp. Cụ thể là cuối năm 2008 có tổng số vụ vi phạm là 1,866 , trong đó vi phạm về mua bán, vận chuyển lâm sản là 1,376 vụ, vi phạm khác là 270 vụ, khai thác lâm sản 104 vụ, phá rừng là 46 vụ. Đến cuối năm 2009 tổng số vụ vi phạm là 1,679 tăng 303 vụ. hành vi vi phạm nhiều nhất vẫn là mua bán, vận chuyển lâm sản ( 1,149 vụ). H6: Lượng gỗ bị tịch thu ở tỉnh Daklak trong năm 2009 (Kiemlam.org.vn) Với tình hình khai thác trái phép rừng ở Daklak trong năm 2009, khối lượng gỗ tịch thu được là 3888.88 m3 hơn khối lượng gỗ bị tịch thu trong năm 2008 (3412.51 m3) đến 476.37 m3. 4.2 Định hướng và giải pháp 4.2.1 Định hướng 4.2.1.1 Định hướng cho quản lý rừng Quản lý rừng phải trên cơ sở gắn chi phí đầu tư hiệu quả kinh tế và giá trị môi trường, gắn chia sẻ lợi ích giữa chủ rừng với cộng đồng. Giao và cho thuê rừng cho các chủ rừng phải trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. tuỳ theo từng đối tượng mà nhận được loại rừng, diện tích rừng phù hợp theo quy định của pháp luật. Hiện đại hoá công tác quản lý rừng trên cơ sở ứng dụng rộng rãi cộng nghệ thông tin, ảnh viễn thám . . .trong thống kê, kiểm kê, cập nhật theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm ngiệp. Tăng cường các hoạt đông quốc gia để kiểm soát và hạn chế ra tăng dân số và các hoạt động có tính chất tàn phá tự nhiên của tùng vùng đặc biệt là dăklak. Phấn đấu thực hiện chiến lược giải quyết việc làm bằng các chính sách tổng hợp về thu nhập, phát triển nông thôn công ngiệp hoá. Vấn đề bình đẳng phải được tiếp nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau như: trong cơ hội việc làm, việc hưởng các phúc lợi xã hội nhất là các vùng khác nhau. Có biện pháp tài chính giảm tối đa chênh lệch thu nhập của các nhóm người trong xã hội. Tạo cơ hội và khuyến khích tối đa phát triển trí tuệ của các tầng lớp trẻ nhằm giảm thiểu việc nảy sinh những ung nhọt của xã hội do kém hiểu biết và mất lòng tin vào tương lai. Hoàn thiện kế hoạch giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế như: hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn bản, doanh ngiệp . . . theo quy định của pháp luật. 4.2.1.2 Định hướng cho bảo vệ rừng Bảo vệ rừng theo nguyên tắc lấy phát triển để bảo vệ, tạo mọi điều kiện để chủ rừng và người dân địa phương tham gia công tác bảo vệ rừng. Phối hợp với cộng đồng dân cư sở tại, có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về lâm ngiệp và chình quyền địa phương. Cộng đồng dân cư thôn là lực lượng tại chỗ quan trọng để bảo vệ rừng. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp phải tổ chức bảo vệ rừng và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ở địa phương. Coi trọng việc xây dựng củng cố lực lương bảo vệ rừng chuyên trách, bán chuyên trách của các chủ rừng và cộng đồng dân cư để ứng phó nhanh đối với những vụ việc gây thiệt hại cho rừng. Bảo tồn rừng phải kêt hợp với bảo tồn những khu vực ngoài nơi cư trú tự nhiên trên diện rộng. Chú ý phát triển vùng đệm và xây rựng hành lang sinh học. Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho chủ rừng và các thôn xã, là lực lượng chính trong việc xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, đồng thời tham mưu cho chính quyền nhân dân các cấp về bảo vệ rừng. Tăng cường vai trò của các hiệp hội, những người sản xuất, tiêu dùng lâm sản và sử dụng các dịch vụ từ rừng trong công tác bảo vệ rừng. Coi trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn diện về bảo vệ và phát triển rừng cho mọi tầng lớp nhân dân. 4.2.2 Các giải pháp cho quản lý và bảo vệ rừng : Tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng trước mọi hành vi côn đồ, phản kháng của bọn lâm tặc, đầu nậu gỗ lậu. Ngay cả khi bọn chúng dùng súng, lựu đạn thì chúng ta cũng tự tin giành thế chủ động để trấn áp, chiến thắng. Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Mức giam có thể từ 5 năm đến chung thân tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hoàn cảnh sống, tùy theo rừng bảo tồn quốc gia hay rừng tái sinh. Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn đầu nậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi. Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), con người gây ra... Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật, loài động vật. Thường xuyên phát động chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội quốc gia: 30/4, 2/9, 19/5... Tiếp tục đẩy nhanh việc chuyển đổi từ nền lâm nghiệp lấy quốc doanh làm chính sang nền lâm nghiệp nhân dân có nhiều thành phần kinh tế tham gia, điều chỉnh cơ cấu quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng, trong đó ưu tiên tập trung vào việc hoàn thiện cơ chế chính sách giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp. Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thiết lập lâm phận ổn định quốc gia, từng bước thực hiện quản lý rừng theo nguyên tắc bền vững, trong đó tập trung quản lý diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo hướng “sử dụng rừng được hoàn trả về mặt tài chính” Xác lập hài hòa mối quan hệ giữa quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng rừng, quyền kinh doanh rừng và quyền hưởng lợi từ rừng đối với từng loại rừng đặc biệt là quyền tài sản đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất. Hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất lâm nghiệp cho cả 03 loại rừng. Tiếp tục hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng các tiềm năng giá trị đa chức năng của rừng được chuyển thành giá trị có tính thương mại. Tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi thực hiện Chương trình giảm phác thải khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua các biện pháp giảm mất rừng và suy thoái rừng (REED) với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế Khuyển khích chủ doanh nghiệp kinh doanh và chế biến gỗ áp dụng hệ thống quản lý gỗ theo FSC và có chứng chỉ FSC CoC, khuyến khích các chủ rừng, nhất là các chủ rừng nhỏ, xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng bền vững theo các tiêu chí của FSC. Nâng cao hiệu quả tính cạnh tranh trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ lâm nghiệp, phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển hình thức đồng quản lý lâm nghiệp cộng đồng, tổ hợp tác, HTX dịch vụ, liên doanh, liên kết giữa các bên trong bảo vệ và phát triển rừng. Dự trên kiểm lâm là lưc lượng nòng cốt từ đó xây dựng, phát triển lực lượng bảo vệ rừng tại địa phương nhăm ứng phó nhanh chóng với những tình huống vi phạm luật bảo vệ và quản lý rừng. Phối hợp với cộng đồng dân cư sở tại, có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về lâm ngiệp và chình quyền địa phương. Cộng đồng dân cư thôn là lực lượng tại chỗ quan trọng để bảo vệ rừng. Bảo tồn rừng phải kêt hợp với bảo tồn những khu vực ngoài nơi cư trú tự nhiên trên diện rộng. Chú ý phát triển vùng đệm và xây rựng hành lang sinh học. Nhà nước đưa ra nhiều chính sách nhằm tăng cường hoạt động của các hiệp hội, những người sản xuất, tiêu dùng lâm sản đối với sử dụng các dịch vụ từ rừng và công tác bảo vệ rừng. Tổ chức giáo dục, tuyên truyền nhận thức tầm quan trọng của rừng trong toàn xã hội, đưa nội dung kiến thức về việc bảo vệ và phát triển rừng vào chương trình học tập ở các trường học và thông tin đại chúng. Phối hợp việc bảo vệ và quản lý rừng giữa cơ quan nhà nước và người dân Thực hiện kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về rừng với chức năng và trách nhiệm rõ ràng, gắn việc xây dựng chiến lược quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng cho giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện đầy đủ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, có chế độ xự phạt nghiêm minh đối với các vi phạm. PHẦN 5 Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận Tóm lại qua những phẫn tích trên, ta có thể thấy được diện tích rừng của tỉnh Daklak theo Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng của Chính phủ có tăng nhưng không đáng kể vì nhiều nguyên nhân thuộc về tự nhiên lẫn công tác quản lý và bảo vệ. 5.2 Kiến nghị Đối với Nhà nước: cần có những chính sách, chương trình nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý vào bảo vệ rừng, đồng thời có thể khuyến khích được mọi thành phần kinh tế tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ rừng hiện nay. Đối với chính quyền tỉnh Daklak: cần thực hiện đúng chính sách và vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo để phủ hợp với điều kiện xã hội của tỉnh, để nâng cao chất lượng quản lý và bảo vệ rừng. Tuyên truyền, vận động mọi người dân tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ rừng. Đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình: cần nâng cao nhận thức đối với công tác quản lý và bảo vệ rừng, đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách và luật lệ liên quan tới lâm nghiệp của Nhà nước. Danh sách nhóm 9: Nguyễn Khoa Đăng Voong Nguyễn Thiên Vương Võ Công Đức Mai Đình Hoàng Phạm Xuân Phi Trần Duy Quang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTh7921c tr7841ng v7873 vi7879c qu7843n l v b7843o v7879 ramp7915.doc
Tài liệu liên quan