Tiểu luận Tâm lý đạo đức thanh niên

Đất nước ta trong thời kỳ đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng một xã hội phồn vinh và hạnh phúc “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh”. Để thực hiện mục tiêu đó vấn đề đặt ra là phải đổi mới, phát triển kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, bước vào tham gia qúa trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó công tác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng.

Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là việc đào tạo học sinh, sinh viên ở các trường đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nơi hội tụ các nhân tài tương lai của đất nước. Chính vì vậy, mà hệ thống các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp không ngừng được cải tiến, hoàn thiện, kéo theo cuộc sống của sinh viên cũng có những biến động rõ rệt. Hàng năm có hàng nghìn sinh viên ra trường và đóng góp sức lực, tri thức, trí tuệ của mình vào công cuộc đổi mới đất nước. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại mặt trái, những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn trong cuộc sống sinh viên vẫn còn tồn tại và có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể là chất lượng học tập của sinh viên có biểu hiện xuống cấp, trong sinh hoạt (lối sống, hành động và suy nghĩ ) không lành mạnh, sống thiếu niềm tin vào tương lai, vào lý tưởng của Đảng Cộng sản và chế độ XHCN.

Hiện t ượng này đã và đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục. Vấn đề đặt ra là phải tìm được nguyên nhân và những giải pháp thích hợp để ngăn chặn, giải quyết kịp thời những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội đó.

Như chúng ta đã biết hiện tượng tiêu cực, tệ nạn trong sinh viên cũng như bao vấn đề xã hội khác . Vì vậy, em nghĩ giải quyết vấn đề này một cách tối ưu nhất, hiệu qủa nhất chúng ta cần chỉ ra nguồn gốc, nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội trong cuộc sống sinh viên.

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Tâm lý đạo đức thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đất nước ta trong thời kỳ đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng một xã hội phồn vinh và hạnh phúc “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh”. Để thực hiện mục tiêu đó vấn đề đặt ra là phải đổi mới, phát triển kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, bước vào tham gia qúa trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó công tác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng. Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là việc đào tạo học sinh, sinh viên ở các trường đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nơi hội tụ các nhân tài tương lai của đất nước. Chính vì vậy, mà hệ thống các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp không ngừng được cải tiến, hoàn thiện, kéo theo cuộc sống của sinh viên cũng có những biến động rõ rệt. Hàng năm có hàng nghìn sinh viên ra trường và đóng góp sức lực, tri thức, trí tuệ của mình vào công cuộc đổi mới đất nước. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại mặt trái, những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn trong cuộc sống sinh viên vẫn còn tồn tại và có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể là chất lượng học tập của sinh viên có biểu hiện xuống cấp, trong sinh hoạt (lối sống, hành động và suy nghĩ…) không lành mạnh, sống thiếu niềm tin vào tương lai, vào lý tưởng của Đảng Cộng sản và chế độ XHCN. Hiện t ượng này đã và đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục. Vấn đề đặt ra là phải tìm được nguyên nhân và những giải pháp thích hợp để ngăn chặn, giải quyết kịp thời những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội đó. Như chúng ta đã biết hiện tượng tiêu cực, tệ nạn trong sinh viên cũng như bao vấn đề xã hội khác…. Vì vậy, em nghĩ giải quyết vấn đề này một cách tối ưu nhất, hiệu qủa nhất chúng ta cần chỉ ra nguồn gốc, nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội trong cuộc sống sinh viên. B. nội dung I. Thực trạng lối sống và nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội trong thanh niên, sinh viên hiện nay. 1. Thực trạng 1.1. Về mặt tích cực Trước hết, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng thanh niên, sinh viên hiện nay rất năng động, nhạy bén với cuộc sống và công việc, bên cạnh đó họ còn tiếp thu được nhiều phẩm chất truyền thống tốt đẹp: Chăm chỉ, kiên trì và nỗ lực rất nhiều. Chúng ta rút ra được những kết luận ấy khi thật chứng kiến những gì mà lớp thanh niên đã đạt được cùng với sự đổi mới của đất nước nếu trước đây chúng ta chỉ thấy một lớp sinh viên chỉ có biết cặm cuị vào đọc những quyển sách dày cộp, chỉ biết học giỏi thôi chưa đủ mà còn phải năng động, mà họ cần phải năng động hơn, tiếp xúc với thực tiễn cuộc sống nhiều hơn nữa. Vì nền kinh tế tri thức ngày nay không chấp nhận cần cù bù khả năng. Bởi chúng ta đang sống trong những năm tháng mà sự bứt phá của thế hệ trẻ làm nên sức mạnh thời đại. Không quá sớm khi nghĩ đến những thành uỷ viên tuổi 30 hay Bí thư trung ương đoàn dưới 40 tuổi. " Thanh niên ngày nay, có nhiều điều kiện để phát triển khả năng sáng tạo do có đầy đủ thông tin, một cuộc sống chất lượng tốt hơn, và chủ động hơn trong sự lựa chọn nghề nghiệp. Tất cả những cái đó làm họ năng động và nhạy bén hơn." Để sinh viên, thanh niên có được nhiều thông tin, hiểu biết hơn thì cần có sự quan tâm của Đảng và các nhà lãnh đạo cấp cao có những cuộc tiếp xúc nói truyện trực tiếp với họ. Như Thủ tướng Phan Văn Khải đã động viên thanh niên phát huy vai trò và đóng góp có hiệu quả hơn nữa trong việc tuyên truyền. Đồng thời, tham gia vào các chương trình như kiên cố hoá trường học. Thủ tướng cũng bày tỏ sự đồng tình ủng hộ các sáng kiến của thanh niên về các chương trình vườn ươm doanh nghiệp, các tài năng về khoa học công nghệ nhằm hiện thực hoá các ý tưởng tích cực của giới trẻ, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Thủ tướng nói: " Hiện nay các thế lực thù địch đang ra sức tìm cách tranh thủ giới trẻ, đặc biệt là lôi kéo tầng lớp sinh viên, trí thức trẻ, là rường cột là tương lai đất nước. Nhiệm vụ của đoàn là củng cố hơn nữa về tổ chức, đội ngũ để đóng góp sự phát triển của đất nước, gẵn liền với giữ vững sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng". Sự trưởng thành của sinh viên, thanh niên là một vấn đề mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện. Nhất là những sinh viên tình nguyện ở lại công tác lâu dài ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, đó chính là nguồn lực rất quan trọng để bổ sung cho đội ngũ cán bộ công chức, phục vụ nhân dân. Đoàn thanh niên, các ban ngành cần tạo điều kiện bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ nhiều nhiệt tình và kiến thức hơn nữa. Tất cả chúng ta đều không thể quên được các gương mặt làm dạng danh thể thao nước nhà như Nguyễn Thuý Hiền ( môn ủsu) và các thế hệ học sinh đã đạt giải quốc tế về môn Toán, Tin học, Vật lý, mà gần đây nhất là sinh viên Nguyễn Viết Huy Lớp 4A15 trường ĐHQL & KDHN đã qua mặt nhiều sinh viên Bách khoa TPHCM giành giải nhì cuộc thi tin học toàn quốc. { Báo có chí thì nên số 07 /2002 trường ta đã viết về bạn.} Ngày càng nhiều thanh niên Việt Nam đi du học, với những thành tích họ đạt được thì bất cứ họ ở đâu chúng ta vẫn tự hào về những học sinh Việt Nam. Và cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ với tất cả mọi người nên việc sinh viên vừa học vừa làm hiện nay là rất phổ biến. Điều đó cũng chứng tỏ thanh niên Việt Nam rất cần cù chịu khói và đặc biệt họ rất tự lập. Sinh viên làm việc ở khắp mọi nơi, đủ nghề lương thiện giúp họ tự chu cấp tiền học và cuộc sống bản thân, không phải nhờ vả vào cha mẹ. Ví dụ như những sinh viên ở các tỉnh khác về Hà Nội học phần lớn họ đi làm gia sư, tiếp thị...đã chứng tỏ rằng thanh niên ngày nay tự lập. 1.2. Về mặt tiêu cực và tệ nạn xã hội Hiện tượng nêu trên phản ánh bản chất tốt đẹp của thanh niên, sinh viên hiện nay. Tuy nhiên cùng với sự xuất hiện của cơ chế thị trường là sự xâm nhập của lối sống phương tây, bên cạnh sự tiếp nhận những đức tính tốt đẹp thì không ít những thanh niên sinh viên hiện nay cũng tiếp thu những thói hư tật xấu trong xã hội. Một vấn đề nóng bỏng trong xã hội nói chung và trong các trường Đại học, phổ thông, nói riêng là tệ nạn ma tuý cờ bạc. Cờ bạc là tệ nạn lâu đời và thanh niên hiện nay vẫn có một số lượng không nhỏ tham gia, nhất là thanh niên ra thành phố học và làm, họ đã coi cờ bạc là cách kiếm sống, thậm chí khi ra học thì mẹ đã mua đầy đủ nào là xe máy, maý vi tính, đài... và không ít trường hợp là những vật chất ấy đã dần dần ra đi. Và nghiêm trọng hơn đầu năm 2004, số liệu đưa ma tuý vào trường học dẫn đến ngày càng nhiều thanh niên, học sinh nghiện hút, để lại những hậu quả đau xót. Nhiều gia đình không những mất của mà còn mất con.điều đáng lên án ở đây là nhiều Gia đình có của do bận làm ăn nên không quan tâm, chăm sóc các con,dẫn đến các con hư hỏng chán đời. Do vậy họ dễ bị cám dỗ rủ rê, đó là một phần trách nhiệm của người lớn và một phần chính là do bản thân người con đó, không biết vượt qua bản thân và sống có mục đích. Một tiêu cực khác trong đời sống thanh niên là tệ nạn đua xe gắn máy. họ cho rằng có đua xe thì mới tỏ rõ bản chất người lớn. Nhiều thanh niên không nhận ra rằng hiện tượng dù có thống nhất với bản chất, không tách rời với bản chất và bản chất được biểu hiện thông qua hiện tượng mà hiện tượng thì vô cùng đa dạng thường xuyên biến đổi do vậy bản chất “người lớn” chẳng những không được biểu hiện qua hành động ngông cuồng này còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Rất nhiều người vô tội là nạn nhân của hành động này. Trong thập kỷ này, đặc biệt là những năm gần đây chất lượng đạo đức của sinh viên xuống cấp nghiêm trọng, một số khá đông thanh niên sinh viên chưa vững lập trường. Họ rơi vào quan điểm định mệnh mê tín dị đoan, sự trông chờ ở số phận may rủi, sự tin tưởng theo tướng số, bói toán, cúng lễ …. Khi trả lời câu hỏi “Bạn có tin ở bói toán, tử vi, cúng lễ hay không ?”. Số liệu sau đây cho thấy: Tin : 4% Nửa tin, nửa ngờ: 54% Không tin : 42% Nhưng riêng ở Đại học Y Hà Nội, điều tra gần 300 sinh viên năm thứ nhất và năn thư 5 cho kết quả: Sinh viên Y1 trả lời : - Không tin : 49,6% - Nửa tin nửa ngờ : 48,7% - Tin : 1,7% Nhưng sau 4 năm học ở trường thì kết quả …ít lạc quan hơn. Sinh viên Y5: Số không tin chỉ còn 28,5%, số nửa tin nửa ngờ tăng vọt lên 68,1% và số mê tín cũng tăng lên 3,4% (Một điều đáng lưu ý là nam chỉ thua kém nữ ít thôi trong lĩnh vực mê tín dị đoan này). Họ đã không khẳng định được những vấn đề có tính qui luật giữa khả năng và hiện thực. Chính vì vậy mà chất lượng học tập và lối sống suy nghĩ, hành động không lành mạnh đang bị xuống cấp nghiêm trọng. * Về học tập: Với chức năng lĩnh hội tri thức, ở trường đại học hoạt động học tập là dạng hoạt động chủ yếu nhất của sinh viên. phần lớn sinh viên xác định động cơ thi vào trưòng một cách đúng đắn (Nghề hợp với hứng thú cá nhân:67%, nghề hợp với khả năng:27% số người được học) thì theo logic của nó, tất yếu sẽ dẫn đến sự nhận thức đúng đắn về học tập, có thái độ tích cực học tập. Song thực tế lại không như vậy sinh viên tự đánh giá thái độ học tập của mình như sau: Tích cực học tập : 15.2% Bình thường : 74% Không tích cực : 10% Từ chỗ tinh thần học tập như trên đa số sinh viên có tâm lý chán nản, chây lười học tập, ý thức học tập trên lớp cũng giảm sút Đi học đều: 45% Đi hcọ đúng giờ: 40% Còn lại đi muộn về sớm: 25% Số sinh viên nghỉ học không có lý do: 35% Và 60% ghi chép bài đầy đủ, 25% không ghi chép bài đầy đủ, không chấp hành nội qui lớp học, chỉ học hết tiết thứ nhất, đến tiết thứ hai chỉ còn lại 30% sinh viên tiếp tục nghe giảng. Với điều kiện hiện nay, cơ sở vật chất của trường học thiếu thốn, trang thiết bị kỹ thuật, sách giáo khoa tài liệu không đủ đáp ứng nhu cầu dạy và hcọ, mà ý thức học tập của thanh niên sinh viên như vậy là điều đáng lo ngại. Chắc rằng chất lượng sẽ không đảm bảo, nó ảnh hưởng xấu đến tương lai của họ. Về động lực cách thức học tập, tìm hiểu về vấn đề này, nhiều ý kiến cho biết số thanh niên sinh viên có ý thức học tập, có động lực, có mục đích đúng đắn và có chất lượng chiếm rất ít (khoảng 20%)số còn lại thì sao? Một bộ phận hoàn toàn không học và chiếm một phần lớn nằm trong tình trạng học đối phó, tuy là vẫn tham gia học tập tích cực, song khi vào thực tế thì lại không hiểu vấn đề…. Trong thi cử, một điều đáng buồn cho thanh niên sinh viên hiện nay đó là phần lớn thanh niên sinh viên vào thi đều mang tư tưởng dùng tài liệu đẻ sao chép, quay cop, trao đổi….kèm theo đó là những kiểu cách sử dụng tài liệu “tinh vi” cán bộ coi thi rất khó giám sát. Hiện tượng lừa dối thầy cô giáo trong thi cử cũng không ít. Những biểu hiện tiêu cực như vậy của thanh niên sinh viên, tất yếu dẫn đến kết quả học tập không hoàn toàn phản ánh đúng thực chất học tập của họ, chính điều này đã dấu đi hiện tượng tiêu cực của sinh viên trong học tập. Nó hình thành trong tư tưởng sinh viên sự ỷ lại, trông chờ, kèm theo đó những hành động thiếu nhân cách đạo đức. * Lối sống, suy nghĩ và hành động không lành mạnh thiếu niềm tin. Thanh niên sinh viên hiện nay, khác với những mẫu người trước đó như mô hình người “quân tử” thời phong kiến, hoặc mô hình “tri thức tự do” thời thuộc Pháp và kiểu “người cán bộ cách mạng” từ năm 1945 đến nay, sinh viên tự họ cũng xác định thế hẹ cha ông về các mặt: Khoa học kỹ thuật, có lối sống thực tế hơn, biết tính toán và văn minh hiện đại hơn, có ý chí vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong kinh doanh sản xuất, văn hoá nghệ thuật…. Qua việc nghiên cứu ở 12 trường đại học ở miền Bắc cho thấy thanh niên sinh viên tự nhậ xét minh só với thế hệ cha, ông: - Sống thực tế hơn, biết tính toán hợp lý hơn: 60% - Hiểu biết khoa học kỹ thuật hơn: 51% - Biết sống văn minh hiện đại hơn: 35% Những phẩm chất được thanh niên sinh viên yêu thích có những kiến thức chuyên môn tốt: 91% Điều này cho thấy tuy rằng “chữ nghĩa trunh bình ” trong học tập ở sinh viên là phổ biến, song họ vẫn đánh cao tầm quan trọng yếu tố chuyên, môn đối với ngườcó ý chí chuyên, cán bộ tương lai Có ý chí vươn lên đạt được những thành tích nổi bật trong các lĩnh vực khác: nghiên cứu khoa học, kinh doanh sản xuất, thể thao, nghệ thuật…. Có lối sống năng động, tự do, phóng khoáng, dám tự khẳng định mình, dám mạo hiểm, biết ăn chơi nhưng lại có óc thực tế và biết làm giàu Có quan hệ cởi mở, dân chủ, bình đẳng xoá bỏ những thành kiến hẹp hòi, thành phần chủ nghĩa cực đoan “cực đoan, áp đặt” Với những suy nghĩ như vậy, hoạt động sống của sinh viên như thế nào? Họ sử dụng thời gian nhà rỗi ra sao? Đây là vấn đề không kém phần quan trọng đối với người sinh viên bởi vì: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống hiện đại quá xa 10- 15 năm trước những nhu cầu hứng thú tham gia vào các loại dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch các kiểu “modern” sẽ càng thêm hấp dẫn, khêu gợi những quyến rũ tuổi trẻ, khiến cho thanh niên, sinh viên phải cân nhắc lựa chọn những hoạt động mà mình ưa thích phù hợp với quỹ thời gian hiện có. Vấn đề sử dụng quỹ thời gian nhà rỗi sẽ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển cân đói hài hoà nhân cách của thanh niên sinh viên. Số liệu điều tra cho thấy cơ cấu thời gian nhàn rỗi của thanh niên, sinh viên như sau: - Xem ti vi, đọc sách báo : 65-70% - Đọc sách chuyên môn, tự học : 58-63% - Nghỉ ngơi : 45-50% - Làm nghề phụ : 30-50% Đây là điều rất hợp lý và có ích cho họ. Nó có tầm quan trọng lớn trong việc hình thành phong cách sống của thanh niên, sinh viên . Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những sinh viên đã sử dụng thời gian nhà rỗi, không hợp lý. Họ đã vô hiệu hoá quỹ thời gian đó bằng những việc làm vô ích đó là: - La cà, quanh quẩn nơi quán xá, có tiền thì mua, không có tiền thì nợ, chờ ngày học bổng hoặc xin tiền gia đình sẽ trả. Từ đó, tụi họp thành hội đánh tú, tá lả hoặc chơi Game điện tử…. Cứ thế ngày này đến tháng khác, tao cho thanh niên, sinh viên cảm thấy buồn chán, tẻ nhạt, ngại sự thật, thiếu niềm tin. - Cao hơn nữa những thanh niên, sinh viên này tụ tập nhau lại để tổ chức các trò chơi không lành mạnh, đánh bài cờ bạc, lô đề … có thưởng phạt. Rồi mức độ thưởng phạt cao dần lên. Nguy hại hơn là hiện nay tình trạng đánh bạc trong sinh viên rất phổ biến, với hình thức sát phạt rất cao. Từ đó gây ra những nội bộ, gây gổ đánh nhau, gây thương tích. Những kẻ thua cuộc không còn tiền trả thì có âm mưu lấy trộm tiền, tài sản của bạn, trấn lột người khác hoặc lấy tài sản của gia đình mang ra hiệu cầm đồ…. Ngoài ra còn có tình trạng thành lập hội, nhóm và dùng sức mạnh để uy hiếp tinh thần, nắm quyền cai trị trong giới sinh viên. Gây ra những vụ đánh nhau rất nghiêm trọng giữa nhóm này với nhóm khác, trường này với trường khác, thậm chí còn gây gổ đánh nhau với người thi hành công vụ… Một số hiện tượng đáng chú ý hơn nữa là nghiện ma tuý, buôn lậu, mại dâm… Còn tư tưởng suy nghĩ của sinh viên thì sao ? Điều không chỉ ngành giáo dục mà cả toàn xã hội đang lo lắng cho thế hệ thanh niên, sinh viên – những người trực tiếp tham gia vào công cuộc đổi mới của đất nước. Đó là tư tưởng suy nghĩ của họ về sự phát triển của xã hội , về lý tưởng của Đảng, của Nhà nước về chế độ CNXH ở nước ta hiện nay rất mập mờ. Qua điều tra của một số nhà làm công tác xã hội cho biết khoảng 15 – 20% tin vào lý tưởng của Đảng cộng sản (gồm những thanh niên, sinh viên tiên tiến, tích cực học tập, tích cực tham gia vào hoạt động chính trị - xã hội ) còn lại đa số ở trạng thái mờ nhạt nửa tin, nửa ngờ (thiếu niềm tin) 51% và ít chịu hy sinh, đòi hưởng thụ nhiều 32%. Trong khi lao động, buồn chán, thiếu tin tưởng vào mục đích lý tưởng cách mạng, vào quy luật phát triển tất yếu của xã hội, vào đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, thay vào sự “hẫng hụt” đó trong tâm hồn sinh viên là sự mê tín dị đoan, bói toán, sự tin tưởng theo tướng số… sẽ tăng lên. Ngoài ra trong rất nhiều sinh viên có những tư tưởng xấu hẹp hòi, ích kỷ. Sống vì mục đích hiện tại chứ không biết nghĩ đến tương lai, tư tưởng sống tách rời cộng đồng, sống chỉ vì mục đích cá nhân. Với những tư tưởng như thế làm cho thanh niên, sinh viên không thể tiến bộ được, mà nó chỉ luẩn quẩn và thêm rắm rối mà thôi 2. Nguyên nhân Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta từ một nền kinh tế tự cung, tự cấp vận hành theo cơ chế quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nó đã góp phần kích thích con người nắm bắt nhanh nhậy những nhu cầu của thị trường, thúc đẩy họ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ nhằm đẩy mạnh tiến bộ sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành đáp ứng hàng hoá kịp thời thuận lợi, nhưng cũng chính cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân cấp giàu nghèo, bất công xã hội, làm cho con người lợi ích trước mắt, lối sống chạy theo đồng tiền, lối sống gấp, hưởng thụ không quan tâm đến giá trị cao quý, cùng với sự mở cửa của luồng hàng và lối sống xa xỉ từ các nước phát triển tràn sang các nước nghèo, thanh niên, sinh viên là tầng lớp có trình độ còn non trẻ, dễ bị tiêm nhiễm và dễ bị lay động. Chính vì vậy, đất nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn cả về kinh tế cũng như công tác quản lý giáo dục. Kinh phí dành cho xây dựng cơ sở vật chất ở các trường đại học rất hạn hẹp. Do vậy mà điều kiện phục vụ cho sinh hoạt của sinh viên thiếu thốn. Từ chỗ ăn, chỗ ở đến các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ… Tuy rằng nó chưa phải nó chưa phải là vấn đề quan trọng song nó có tác động không nhỏ đến tư tưởng, hành động của sinh viên . Hiện nay đời sống của sinh viên gặp rất nhiều khó khăn, chế độ học bổng quá thấp mà giá cả sinh hoạt lại cao, ăn uống kham khổ. Nơi ở lại càng thiếu thốn, không đủ chỗ ở cho sinh viên từ xa đến trường học, phải thuê nhà trọ để sinh hoạt và đi học đúng giờ, mặc dù tiền trợ cấp của gia đình cho còn hạn hẹp. Ngoài giờ lên lớp cùng với nó là tình hình an ninh trật tự tại nhiều trường không tốt đã góp phần làm mất ổn định xã hội và ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của thanh niên, sinh viên. Thế hệ thanh niên, sinh viên hiện nay sinh ra và lớn lên trong thời đại với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã đem lại những bước tiến kỳ diệu cho sự tiến bộ xã hội. Trên phạm vi thế giới, không khí chính trị cởi mở hơn, mở rộng dân chủ giao lưu văn hoá giữa các nước, nó tạo sự năng động trong tư duy song nó cũng đặt ra thử thách mới đối với việc xây dựng lối sống XHCN, giữ gìn kỷ cương trật tự xã hội, dẫn đến khủng hoảng kinh tế, kéo theo khủng hoảng về chính trị đạo đức, thanh niên, sinh viên trực tiếp chịu tác động trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn sai lầm, công cuộc đổi mới diễn ra hết sức phức tạp trong khi đó, các lực lượng thù địch ra sức chống phá các nước XHCN bằng nhiều thủ đoạn nham hiểm. Nó tiến hành những cuộc đấu tranh tâm lý vào thanh niên, sinh viên và nó lôi cuốn những thanh niên, sinh viên cả tin vào con đường tiêu cực, phản bội… Đứng trước hàng loạt những nhu cầu của thế hệ trẻ nói chung, thanh niên sinh viên nói riêng Nhà nước đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề học hành, nghề nghiệp, cống hiến hưởng thụ, công bằng xã hội …. Việc làm của ngày mai đó là nỗi lo lắng của thanh niên, sinh viên đang tham gia học tập. Những người tự cho mình là “thấp cổ bé họng” không biết dựa vào ai còn kéo theo tư tưởng khi ra trường muốn có việc phải có “cây” đưa lối “chỉ” đường. Đã không hiếm sinh viên xuất sắc ra trường không có việc làm hay làm công việc không phù hợp với chuyên môn. Bên cạnh đó, lại có những sinh viên trình độ kém lại có nghề nghiệp tốt. Đây là điều bất công của xã hội. Nó trở thành vết hằn trong tâm- tư tưởng của những thanh niên, sinh viên làm cho họ nản chí. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường các chính sách mở cửa quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới. Các luồng thông tin ào ạt, mới lạ, choáng ngợp xô bồ, cộng với tinh thần dân chủ hoá, công khai hoá mọi lĩnh vực đời sống, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng thời nó dẫn đến sự đa nguyên văn hoá, đa nguyên tư tưởng, lối sống phong phú phức tạp, phim ảnh văn hoá đồi truỵ, kích động, phản động thâm nhập vào hoạt động sinh hoạt, văn hoá, tinh thần của con người và của giới thanh niên, sinh viên từ đó dẫn đến hành động mất nhân cách con người, đồng tiền làm tha hoá bản chất người thanh niên sinh viên, không ít những thanh niên sinh viên đã dùng thế lực của đồng tiền để mua chuộc mọi thứ, chính vì thế lực đó họ đã tỏ ra thái độ bất cần và sống ỷ lại vào thế lực đó. Ngoài ra, phải kể đến sự khó khăn của ngành giáo dục nói chung và Bộ đại học nói riêng. Công tác quản lý chưa bao quát triệt để, còn nhiều thiếu sót. Cạnh đó là các tổ chức đoàn thể, hội sinh viên chưa phát huy năng lực của mình. Chưa tổ chức được nhiều các cuộc nói chuyện chuyên đề về sự phát triển, biến đổi của xã hội với những âm mưu phá rối của lực lượng thù địch, khủng bố…, nói chuyện về khoa học đời sống. Điều này gây nên những tình trạng không hiểu biết về mình của sinh viên đặc biệt là sinh viên nữ để họ lâm vào những việc làm đáng buồn. Do tuổi đời còn trẻ, nên nhận thức còn thấp, bản lĩnh, lập trương không vững vàng, ý chí không kiên định. Hơn nữa vừa thoát khỏi cuộc sống phụ thuộc, bây giờ bước vào cuộc sống tự lập, vậy mà ý thưc tự chủ kém, tư tưởng dựa dẫm vẫn còn. Chính vì vậy, khi đứng trước những vấn đề phức tạp họ không xác định được mình, không biết định hình vấn đề, không có cách xử lý vấn đề đúng đắn, từ đó bị lôi cuốn đưa họ đến những tội lỗi, sai lầm trong cuộc sống. Đồng thời truyền thống giáo dục quản lý của gia đình đối với thanh niên sinh viên lúc họ còn sống phụ thuộc chưa có ý thức chấp hành và tôn trọng quy luật của nhà trường và xã hội. Những tiêu cực của thanh niên sinh viên do một phần không nhỏ của sự giáo dục lỏng lẻo của gia đình, xã hội lúc còn nhỏ. Để rồi bây giờ họ quen với nếp sống bất chấp, bất cần quy định, luật pháp xã hội. Nguy hại hơn cả lối sống buông thả trong sinh hoạt, thanh niên sinh viên không còn đóng vai trò làm chủ chi phối hoàn cảnh mà lại bị hoàn cảnh chi phối mọi hoạt động của bản thân. Năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện của chủ thể bị xói mòn thay vào đó là những hành vi tiêu cực, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều hơn, thường xuyên hơn. II. Một số phương hướng giáo dục đạo đức cho lối sống thanh niên sinh viên trong hoàn cảnh hiện nay * Đào tạo và phát triển nguồn lực con người là động lực chủ yếu trong vai trò của thanh niên, sinh viên - Bước sang thời kỳ mới (CNH, HĐH đất nước ) nhân tố con người và thế hệ trẻ giữ vai trò quyết định .Vì vậy báo cáo của BCH T.Ư Đảng trong đại hội VIII do cố vấn Đỗ Mười đã xác định : “Bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá”. - Hiện nay, công nghệ và nguồn lực có trình độ cao ngày càng rõ ưu thế so với tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nhân lực có ý nghĩa hàng đầu. Nguồn nhân lực đang trở thành yếu tố chủ đạo đối với tăng trưởng kinh tế một cacýh nhanh chóng và bền vững. Đầu tư phát trển nguồn nhân lực là sự lưạ chọn đúng đắn khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH song nguồn nhân lực nước ta còn rất kém. - Giới thanh niên, sinh viên Việt Nam ngày càng tin tưởng vào con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, trung thành với dân tộc, với tổ quốc, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh , tích cực tham gia vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, thực hiện các trương trình phát triển kinh tế-xã hội, văn hoá quốc phòng an ninh …,”Vì dân giàu, nước mạnh ,xã hội công bằng, văn minh “,Vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . Được sự chăm no giáo dục , rèn luyện của đảng của nhân dân , thanh niên hiện nay so với trước kia đã có nhiều tiến bộ , trưởng thành về mọi mặt: Bản lĩnh chính trị, lý tưởng hoài bão cao đẹp, trình độ văn hoá, khoa học cônh nghệ, lối sống thể lực …Đây là những tiềm năng to lớn của thanh niên sinh viên sẽ được phát huy ngày càng cao, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Cùng với tiến trình đổi mới xã hội, Đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường, dưới tác động mọi mặt của tình hình trong nước và ảnh hưởng của mở rộng giao lưa quốc tế, thanh niên sinh viên nước ta sẽ có biến đổi xâu sắc về mọi mặt. - Sẽ xuất hiện những nét mới trong chân dung của lớp trẻ theo hướng khẳng định cá nhân và cá tính có bản lĩnh và ý trí vươn lên không sợ đói nghèo, thấp kém, có khả năng đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH đất nước vào năm 2010. - Trí thức trẻ trở thành lực lượng sản xuất đi đầu trong việc ứng dung công nghệ tiên tiến vật liệu mới, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức và góp phần đắc lực nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế. * Môi trường nhà trường: Môi trường nhà trường giữ vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục, tu dưỡng đạo đức cho thanh niên sinh viên. Để làm được điều đó nhà trường phải thực hiện những yêu cầu sau: - Trước hết nhà trường phải là những tấm gương để sinh viên noi theo. Mọi tổ chức, mọi thành viên trong trường phải thực sự là tấm gương trong việc giáo dục đạo đức làm nâng cao hiệu quả giáo dục. Nhưng trong đó người thầy phải là tấm gương sáng nhất trong tất cả các tấm gương trong nhà trường. Học sinhmong mỏi và hy vọng ở thầy giáo rất nhiều về tri thức khoa học, phương pháp truyền t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctam ly dao duc thanh nien.doc
Tài liệu liên quan