Mục tiêu của phá giá tiền tệ là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa và từ đó cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Khi đồng nội tệ giảm giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa, kéo theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá giảm làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng.
Tuy nhiên, việc cán cân thương mại xấu đi hay được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng số lượng cái nào trội hơn.
a) Trong ngắn hạn
Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi.
b) Trong trung hạn
GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư, chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau:
Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.
Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng xuất ròng thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước.
c) Trong dài hạn
Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách tài chính thắt chặt có thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước thì trong dài hạn các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5 năm.
Chính phủ phải phá giá tiền tệ vì:
Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.
Trong trường cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.
Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại sau khi phá giá bao gồm:
Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu: Đối với các nền kinh tế đang phát triển (Việt Nam thuộc nhóm nước này), có một số hàng hóa các nền kinh tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng không thể lựa chọn hàng trong nước. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả.
Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu: Đối với các nước đang phát triển, yêu cầu về chuẩn hàng hóa tham gia thương mại quốc tế cao, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến cán cân thương mại hơn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển.
Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước: Nếu tỷ trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu.
Mức độ linh hoạt của tiền lương: Động thái phá giá tiền tệ thường làm chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế có được từ phá giá tiền tệ.
Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước: Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sành hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập và sự rẻ đi của hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo, mức độ gia tăng số lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I/ Phá giá đồng nội tệ là gì
Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá đồng Việt Nam (VND) nghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR…
II/ Tác động của việc phá giá đồng nội tệ.
1. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ tới tài khoản vãng lai
Mục tiêu của phá giá tiền tệ là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa và từ đó cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Khi đồng nội tệ giảm giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa, kéo theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá giảm làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng.
Tuy nhiên, việc cán cân thương mại xấu đi hay được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng số lượng cái nào trội hơn.
a) Trong ngắn hạn
Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi.
b) Trong trung hạn
GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư, chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau:
Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.
Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng xuất ròng thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước.
c) Trong dài hạn
Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách tài chính thắt chặt có thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước thì trong dài hạn các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5 năm.Chính phủ phải phá giá tiền tệ vì:
Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.
Trong trường cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.
Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại sau khi phá giá bao gồm:
Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu: Đối với các nền kinh tế đang phát triển (Việt Nam thuộc nhóm nước này), có một số hàng hóa các nền kinh tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng không thể lựa chọn hàng trong nước. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả.
Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu: Đối với các nước đang phát triển, yêu cầu về chuẩn hàng hóa tham gia thương mại quốc tế cao, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến cán cân thương mại hơn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển.
Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước: Nếu tỷ trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu.
Mức độ linh hoạt của tiền lương: Động thái phá giá tiền tệ thường làm chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế có được từ phá giá tiền tệ.
Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước: Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sành hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập và sự rẻ đi của hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo, mức độ gia tăng số lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài.
2. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đối với lạm phát
Do giá cả nhập khẩu tăng, nên giá cả nội địa cũng thường tăng lên sau khi thực hiện phá giá tiền tệ. Ảnh hưởng này sẽ càng lớn nếu nhập khẩu chiếm một tỉ trọng lớn trong tiêu dùng nội địa và nếu nhà xuất khẩu đặt giá nội địa cao bằng với giá xuất khẩu sang nước ngoài. Việc tăng giá hàng nội địa sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giá cả - lương. Nếu lương được điều chỉnh theo mức độ lạm phát thì trong trường hợp này lương sẽ tăng. Như vậy, sẽ dẫn tới hiện tượng lạm phát leo thang gây ảnh xấu đến tiết kiệm, đầu tư, phát triển kinh tế, phân bổ thu nhập cũng như ổn định chính trị. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ gây nên lạm phát có thể kiểm soát được bằng cách giảm tín dụng kinh tế và giảm thâm hụt ngân sách.
Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đối với sản xuất
Trong ngắn hạn, việc tăng giá sẽ làm giảm tiền lương thực tế (trước khi lương danh nghĩa được điều chỉnh), đồng thời giảm tài sản của người dân đang được cất giữ dưới dạng đồng tiền nội địa, tài khoản ngân hàng và trái phiếu nội địa. Tài sản của người dân sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nếu họ cất giữ dưới phương thức tài sản nước ngoài. Giảm thu nhập thực tế sẽ hạn chế người dân tiêu dùng dẫn tới giảm mức chi tiêu của quốc gia. Do vậy, thông thường sẽ có sự tái phân bổ thu nhập và tài sản sau khi phá giá tiền tệ. Tuy nhiên, nếu việc tái phân bổ này được thực hiện ở nhóm dân số có mức tiêu dùng thấp thì vẫn dẫn tới việc giảm chi tiêu của quốc gia. Việc giảm chi tiêu có thể cải thiện tài khoản vãng lai, nhưng đồng thời cũng làm giảm cầu đối với hàng hóa nội địa, từ đó gây ra thất nghiệp trong một số ngành kinh tế. Qui mô sản xuất sẽ tăng hoặc giảm phụ thuộc vào mức độ chi tiêu chính phủ và tốc độ ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đến việc sản xuất hàng xuất khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu.
3. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đến ngân sách
Phá giá tiền tệ có thể có những ảnh hưởng gián tiếp đến ngân sách, có thể cải thiện hay làm thâm hụt ngân sách. Điều này phụ thuộc vào tầm quan trọng của các khoản thu và chi chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái.
- Xét về nguồn thu ngân sách bao gồm các khoản như thuế xuất nhập khẩu và viện trợ nước ngoài. Phá giá có xu hướng làm tăng thuế thu đối với giao dịch thương mại nước ngoài. Mức độ ảnh hưởng của chính sách này phụ thuộc vào tương quan so sánh giữa thuế thu từ xuất nhập khẩu và tổng thuế thu được, độ co giãn về thuế, độ co giãn theo giá của xuất nhập khẩu. Nếu đất nước nhận được một lượng lớn viện trợ nước ngoài, thì khoản thu này cũng sẽ tăng theo tỉ lệ của phá giá tiền tệ.
- Xét về nguồn chi ngân sách gồm những khoản bù trừ nguồn thu. Trước hết, nếu đất nước đang có một khoản nợ nước ngoài lớn, thì việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho họ phải trả khoản lãi suất lớn. Thứ hai, khoản chi của chính phủ cho mua xăng dầu, máy tính, thiết bị quân sự từ nước ngoài sẽ tăng lên.
III. Các yếu tố cần xem xét khi phá giá đồng nội tệ
Khi xem xét có nên giá tiền tệ hay không, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc cẩn trọng các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của phá giá tiền tệ:
+ Xuất khẩu sản phẩm có nhiều nguồn gốc nhập khẩu: Một số lĩnh vực sản xuất tại một quốc gia, cần thiết phải nhập nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế làm đầu vào cho sản xuất xuất khẩu. Trong trường hợp này, phá giá tiền tệ làm tăng giá thành sản xuất hàng xuất khẩu, và làm hạn chế cơ hội có giá cả cạnh tranh hơn so với những hàng xuất khẩu mà đầu vào chỉ bao gồm hàng hóa trong nước. Do đó phá giá tiền tệ đặc biệt thuận lợi cho các ngành sản xuất mà nguyên liệu đầu vào là các hàng hóa nội địa - ví dụ khoáng sản và nông nghiệp.
+ Chi phí sản phẩm thiết yếu: Các nước đang phát triển đặc biệt phụ thuộc vào một số sản phẩm nhập khẩu, đầu tư, năng lượng và sản phẩm y tế. Phá giá tiền tệ làm giá thành các sản phẩm này tương đối đắt đỏ và có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đời sống nhân dân.
+ Nợ nước ngoài: Một số nước nghèo luôn ở trong tình trạng vay nợ nước ngoài nhiều. Việc phá giá danh nghĩa đồng tiền nội địa làm tăng nợ nước ngoài tính bằng đồng nội địa. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cho ngân sách nhà nước, do phải trả lãi, và các khoản trả góp nước ngoài cao do đồng ngoại tệ tăng giá. Trong những trường hợp này, cần thay đổi thuế và chi tiêu chính phủ. Các công ty tư nhân có nợ nước ngoài cũng có thể bị ảnh hưởng lớn đặc biệt nếu sản phẩm của các công ty này hướng vào thị trường nội địa.
+ Vấn đề cơ cấu chính sách: Khi có tác động của những chính sách như trợ giá, kiểm soát giá hoặc hạn ngạch xuất khẩu, sẽ làm cản trở sự cân bằng các nhân tố bên ngoài theo qui luật kinh tế. Những vấn đề này cần được xử lý ngay nếu không phá giá tiền tệ sẽ không có ý nghĩa.
Phá giá tiền tệ không chỉ tác động đến những vấn đề kinh tế mà còn ảnh hưởng đến những vấn đề mang tính chính trị, xã hội. Vì thế, để thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ, các nước đều phải xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng các mặt lợi và hại của biện pháp này dựa trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế.
Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.
Trong trường hợp cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.
II. TRUNG QUỐC PHÁ GIÁ ĐỒNG NỘI TỆ
1/Lịch sử phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc
Nếu nhắc tới phá giá không thể không nhắc tới Trung Quốc, một quốc gia đã tạo nên sự đột phá từ phá giá đồng CNY. Trong vòng 14 năm (từ 1979 đến 1993), Trung Quốc đã 7 lần điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái của mình với xu hướng chung là phá giá mạnh đồng CNY. Năm 1993, mức phá giá so với năm 1985 đã là gần 70%. Nhưng mặc dù phá giá liên tục và với biên độ lớn như vậy, tổn thất xuất khẩu do tỷ giá (đánh giá cao đồng CNY) gây ra vẫn rất lớn.
(Đơn vị: CNY).
Năm
1979
1981
1983
1985
1988
1993
Chi phí để thu 1 USD xuất khẩu
2,40
2,31
3,02
3,67
5,80
6,32
Tổn thất ứng với 1 USD xuất khẩu
0,85
0,49
0,22
0,73
2,08
1,0
Bảng I. Tổn thất tài chính đối với xuất khẩu do tỷ giá ở Trung Quốc ( Nguồn: N. Lardy 1992; Wong 1998.)
Lý do là vì tỷ giá CNY/USD có mặt bằng xuất phát “phá giá” quá thấp nên dù phá giá mạnh như vậy, mức tỷ giá vẫn chưa đạt đến điểm “hòa vốn” cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Để cải thiện tình hình, năm 1994, Chính phủ Trung Quốc quyết định phá giá mạnh đồng NDT. Biên độ phá giá lên tới 50%
Năm
Tỷ giá bình quân (/USD)
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD)
1993
5.7620
75659
86313
1994
8.6187
102561
95271
Ta có thể tính toán một số chỉ số:
Hệ số co dãn xuất khẩu theo giá:
= 0.769
Hệ số co dãn nhập khẩu theo giá
= 0.252
= 0.76+0.252 =1.012 > 1
Phản ánh tính trội của hiệu ứng khối lượng. Điều này nghĩa là: sau khi phá giá hiệu ứng khối lượng phản ứng đủ bù đắp cho hiệu ứng giá cả. Kết quả là cấn cân vãng lai được cải thiện.
Vì vậy, việc cải cách chế độ tỷ giá đã có tác động rất mạnh và hầu như tức thời đến động thái của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là đối với hoạt động ngoại thương.
Việc phá giá đồng NDT với quy mô 50% dẫn tới kết quả tức thì: cán cân thương mại từ chỗ thâm hụt 10654 triệu USD năm 1993 chuyển thành cán cân thặng dư 7290 triệu USD năm 1994. Kể từ đó cho đến khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001), xu hướng này luôn được giữ vững với mức thặng dư thương mại cao ổn định. Kể từ đó, thặng dư thương mại của Trung Quốc liên tục tăng với tốc độ cao
(Đơn vị: triệu USD)
Đồ thị I. Xu hướng tăng trưởng của Trung Quốc
2/ Lý do Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ
Khuyến khích việc xuất cảng của nước họ vì nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất cảng. Khi thị trường thế giới mua ít hơn thì nhiều xí nghiệp ở Trung Quốc đóng cửa, trong 2007 có khoảng 1000 xí nghiệp đóng cửa và sa thải nhân viên, điều đó đã gây ra những xáo trộn xã hội cho nên chính phủ Trung Quốc và ngân hàng Trung Ương của họ muốn giảm giá đồng CNY so với USD để hàng hóa của Trung Quốc bán ra nước ngoài có thể rẻ hơn. Đặc biệt là đối với Châu Âu, vào năm 2006 -2007 đồng USD đã xuống giá so với EUR, 2008 đồng USD lên giá, vì CNY (đồng nhân dân tệ) của Trung Quốc gắn liền với USD khi USD lên giá so với EUR thì CNY cũng lên theo, điều này có nghĩa là hàng hóa của Trung Quốc bán sang Châu Âu sẽ mắc hơn. Do đó chính phủ Trung Quốc giảm giá CNY.
3. Nguyên nhân Trung Quốc phá giá thành công
Nền kinh tế Mỹ bị lệ thuộc vào Trung Quốc: Trong cán cân mậu dịch giữa Trung Quốc và Mỹ, nước Mỹ luôn luôn bị thiếu hụt (mua rất nhiều hàng của Trung Quốc, và bán sang Trung Quốc ít hơn). Do vậy Mỹ kêu gọi chính phủ Trung Quốc tăng NDT để hàng hóa bán sang Trung Quốc sẽ rẻ hơn và hàng Trung Quốc bán sang Mỹ sẽ đắt hơn một chút. Nếu Trung Quốc giảm giá đồng nhân dân tệ sẽ gây một phản ứng bất lợi cho Mỹ và Mỹ sẽ trả đũa lại Trung Quốc. Trong năm 2008 Mỹ nợ Trung Quốc với trái phiếu công mà chính phủ Mỹ phát hành cho Trung Quốc là 600 tỷ, khi NDT xuống giá khiến cho USD tăng lên, điều đó có nghĩa là giá trị trái phiếu của Trung Quốc nắm giữ cao hơn, Trung Quốc sẽ được lợi, ngược lại Mỹ sẽ bị thiệt. Nếu chính phủ Mỹ trả đũa khiến USD xuống giá sẽ bất lợi cho chính phủ Trung Quốc vì giá trị của các trái phiếu đó sẽ xuống. Trung Quốc sẽ trả đũa lại là ngưng không mua trái phiếu của Mỹ nữa điều đó sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ở bên Mỹ. Hành động giảm giá đồng nhân dân tệ sẽ gây ra cuộc chiến tranh giữa hai bên trên phạm vi thương mại, hối suất, tín dụng... đây là hậu quả rất nghiêm trọng và có thể ảnh hướng đến cả thế giới
Nền kinh tế Trung Quốc phát triển các mặt hàng xuất khẩu có mặt ở nhiều nước trên thế giới
Lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc khá lớn
Tình hình lạm phát thấp
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1. Những điều kiện để Việt Nam phá giá thành công
Tỉ trọng hàng hóa đủ chuẩn tham gia thương mại quốc tế
Tính linh hoạt của nền kinh tế chuyển sang xuất khẩu
Năng lực thay thế hàng xuất khẩu
Tâm lí tiêu dùng hàng ngoại của người nước ngoài đã thật sự tin tưởng và an toàn khi người mua hàng hóa của Việt Nam. Người tiêu dùng trong nước sẳn sàng chuyển từ sử dụng hàng hóa nhập khẩu giá cao sang hàng nội địa giá thấp hơn, đồng thời người nước ngoài cũng sẳn sàng chuyển sang sử dụng hàng nhập khẩu của Việt Nam do giá cả rẻ hơn
Tỉ trọng hàng nhập khẩu trong đầu vào sản phẩm xuất khẩu thấp.
Cần chú trọng đến thời điểm phá giá. Nếu giá hàng nhập khẩu đang thấp và có xu hướng hạ thì việc phá giá mới có tác dụng vì sau khi phá giá, giá hàng nhập khẩu sẽ không bị tăng đột ngột, qua đó hạn chế sự gia tăng giá của hàng nội địa do giảm thiểu ảnh hưởng giá cả của nguyên vật liệu đầu vào của nhập khẩu.
Quỹ dự trữ ngoại tệ phải đủ lớn. Khi tiến hành phá giá, thị trường có xu hường tích trữ ngoại tệ nhằm đảm bảo an toàn tài sản, do đó cần phải có nguồn dữ trự ngoại tệ đủ lớn nhằm can thiệp kịp thời, đảm bảo duy trì tỉ giá đúng kế hoạch
Mức độ linh hoạt của tiền lương.
2/ Phá động nội tệ yếu có lợi trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay ?
Ảnh hưởng của phá giá đến cán cân vãng lai
Mục tiêu của phá giá là để cải thiện cán cân vãng lai, có nghĩa là góp phần vào làm giảm sự mất cân bằng giữa tiết kiệm vào đầu tư. Nhưng đối với Việt Nam, liệu biện pháp phá giá có cải thiện được cán cân thương mại hay không khi hầu hết các mặt hàng sản xuất trong nước đều phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu (90% tổng giá trị hàng nhập là nhập nguyên vật liệu sản xuất), ngay cả hàng xuất khẩu cũng đến 70% là giá trị hàng nhập. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam đều còn hạn chế.
Thâm hụt cán cân thương mại đã trở thành một hiện tượng thường nhật trong cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Thực trạng này bắt nguồn sâu xa từ chính sự mất cân đối trong cơ cấu xuất nhập khẩu.
- Cơ cấu xuất khẩu (Xem bảng 1)
Bảng 1
Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu giai đoạn 2005- T9/2010
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Thủy sản
8.42%
8.57%
7.66%
7.35%
7.08%
7.38%
Gạo
1.58%
1.23%
0.47%
3.67%
2.93%
4.26%
Dầu thô
21.01%
16.97%
18.83%
11.22%
7.79%
6.07%
Cao su
3.60%
2.83%
3.64%
2.45%
3.60%
3.98%
Gỗ và sản phẩm gỗ
5.05%
5.29%
4.89%
5.10%
5.78%
4.59%
Dệt, may
16.16%
13.43%
15.96%
16.73%
16.13%
17.21%
Giày dép
10.77%
10.00%
8.30%
9.18%
8.63%
6.23%
Điện tử, máy tính
4.71%
5.43%
4.89%
4.49%
4.76%
5.08%
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu, danh mục hàng xuất khẩu còn chậm đa dạng hóa, tỷ trọng kim ngạch 8 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, tuy giảm từ 71,3% năm 2008 xuống 54,8% trong 9 tháng đầu năm 2010, nhưng phần lớn là do xuất khẩu dầu thô giảm mạnh. Cùng lúc đó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may và giày dép vẫn phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên giá trị gia tăng thấp.
- Cơ cấu nhập khẩu (Xem bảng 2)
Bảng 2
Tỷ trọng một số mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu giai đoạn 2005- T9/2010
2005
2006
2007
2008
2009
9t đầu 2010
Xăng dầu
12.58%
11.30%
13.22%
8.33%
7.37%
6.35%
Chất dẻo
3.52%
4.38%
4.17%
3.19%
3.71%
4.84%
Vải
6.97%
7.00%
5.87%
6.11%
5.41%
6.01%
Nguyên PL dệt, may, giày dép
6.67%
4.50%
3.33%
3.33%
2.58%
3.08%
Sắt thép
7.30%
6.93%
8.40%
9.07%
6.82%
6.88%
Điện tử, máy tính và LK
4.85%
5.25%
4.76%
5.93%
5.96%
6.57%
Ô tô
2.73%
2.00%
3.22%
2.35%
5.54%
3.50%
Máy móc, thiết bị, DC, PT khác
15.15%
16.25%
15.87%
22.22%
19.62%
15.38%
Hóa chất
2.27%
2.25%
2.38%
2.04%
2.08%
2.59%
Sản phẩm hoá chất
2.42%
2.25%
1.98%
2.13%
2.46%
2.52%
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tỷ trọng 10 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn không thay đổi nhiều từ năm 2005 (64,5%) đến nay (58%). Nhóm hàng tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cơ cấu này cho thấy nhập khẩu của ta chủ yếu là để phục vụ sản xuất nên những biện pháp kiềm chế nhập khẩu hiện nay tập trung vào các nhóm hàng hóa tiêu dùng đặc biệt như ô tô, xa xỉ phẩm... sẽ chỉ có thể có những tác động nhỏ đến tình trạng nhập siêu hiện nay. Hơn thế nữa, tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu của nước ta ở mức cao (theo một số tính toán là khoảng 70%) dẫn tới thực tế là muốn tăng xuất khẩu thì nhất thiết phải tăng nhập khẩu, làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu.
- Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu
Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, mà đối với một nền kinh tế đang phát triển, có một số hàng hóa mà các nền kinh tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng không chắc sẽ lựa chọn hàng trong nước. Như vậy, nếu thực hiện phá giá, nền kinh tế Việt Nam với năng lực sản xuất hàng thay thế cho hàng nhập khẩu còn hạn chế, có thực sự hạn chế được nhập khẩu để cải thiện cán cân thương mại hay không?
- Năng lực sản xuất hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
Đa phần các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là sản xuất nhỏ lẻ và có năng suất thấp. Chất lượng hàng hóa, kể cả những mặt hàng chiến lược là gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy, hải sản chế biến là những mặt hàng Việt Nam chiếm vị trí nhất nhì trên thế giới thì chất lượng sản phẩm của chúng ta còn kém so với các nước có cùng mặt hàng trong châu lục vì thế tỷ lệ hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ và châu Âu còn nhỏ. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu lớn còn rất manh mún và chưa đủ sức để thúc đẩy sản xuất đại trà. Nếu các doanh nghiệp trong nước không có năng lực sản xuất hàng xuất khẩu (cung cấp không đủ lượng, chất theo nhu cầu của đối tác) hoặc không tìm được thị trường xuất khẩu cho mình thì khi Chính phủ thực hiện phá giá, những cơ hội kinh doanh tốt mà Chính phủ hướng tới thông qua phá giá sẽ bị bỏ lỡ, hoạt động xuất khẩu và cán cân thương mại không chắc chắn có thể được cải thiện.
Luồng vốn vào - ra trong nền kinh tế
Dòng vốn vào là một nguồn quan trọng, bù đắp lại thâm hụt thương mại cho nước ta trong những năm gần đây. Dòng chu chuyển vốn (qua các kênh FDI, FII và vay nợ) nhìn chung tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2007 sang năm 2008 - đạt mức cao kỷ lục vào năm 2008. (Xem biểu 1)
Biểu 1
Như vậy, nếu thực hiện phá giá mạnh sẽ có thể gây ra tâm lý lo ngại về các bất ổn, yếu kém trong nền kinh tế Việt Nam cho các nhà đầu tư, có thể khiến họ đưa ra quyết định rút vốn. Hậu quả là có thể gây bất ổn định kinh tế.
Ảnh hưởng của phá giá đến lạm phát
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng CPI cho thấy nhìn chung, CPI từ năm 2001 đến 2008 tăng khá mạnh, đặc biệt là hai năm 2007 và 2008 (12,6% và 19,89%). Lạm phát tuy đã được kiềm chế ở mức thấp trong năm 2009 và hiện đang trong tầm kiểm soát, nhưng diễn biến của lạm phát trong 20 năm qua ở Việt Nam, cho thấy tính ổn định nhìn chung là không cao. Do đó, ổn định lạm phát luôn luôn là mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Khi thực hiện phá giá, do giá cả nhập khẩu tăng nên giá cả nội địa cũng thường tăng lên, gây áp lực lên lạm phát. Điều này đã từng xảy ra ở Trung Quốc, khi Trung Quốc phá giá CNY 50% năm 1994, Trung Quốc đã phải đối mặt với lạm phát tăng cao, năm 1994 là 24,24%, tăng hơn 66,25% so với mức lạm phát năm 1993. Xét trên khía cạnh này thì trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, khi mà phá giá có cải thiện cán cân thương mại hay không còn chưa chắc chắn (như đã phân tích ở trên) thì lạm phát đã tăng. Trong khi đó, Việt Nam với thực trạng kinh tế như hiện nay khó có thể chấp nhận trước tình trạng tái lạm phát trở lại.
Một điểm khác hết sức quan trọng là hiện nay Chính phủ đang kêu gọi hạ lãi suất. Trong khi đó, thông thường, nếu NHNN phá giá nội tệ, để có thể kiềm chế lạm phát, biện pháp thường được sử dụng theo lý thuyết là thắt chặt tiền tệ, nghĩa là phải tăng lãi suất. Như vậy, việc phá giá nội tệ sẽ có thể trở thành mâu thuẫn với chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ.
Tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là nền kinh tế đô la hóa, trong suốt thời kỳ cải cách, mức độ đôla hóa tính theo ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- taichinhquocte.doc