Theo các nhà Khảo cổ học thì con người xuất hiện trên Trái đất cách đây khoảng 3 triệu năm ở Châu Phi. Từ chiếc nôi ban đầu đó, con người dần di cư tới các lãnh thổ khác và tạo nên bức tranh phân bố dân cư thế giới như ngày nay. Cho đến nay, con người sinh sống hầu khắp mọi nơi trên Trái đất, từ những vùng nhiệt đới nóng ẩm đến những miền gần địa cực quanh năm giá lạnh, từ vùng đồng bằng phì nhiêu đến những vùng núi cao, những vùng đảo ngoài biển xa. Song sự phân bố dân cư đó rất không đồng đều. Bởi vì sự phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
Trước kia, đất rộng người thưa thì vấn đề dân số và sự phân bố dân cư chưa thực sự thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học. Nhưng kể từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 cho đến nay trên thế giới đã chứng kiến tốc độ tăng dân số nhanh chưa từng có thì vấn đề dân số và sự phân bố dân cư lại rất được quan tâm.
Cũng xuất phát từ tầm quan trọng của sự phân bố dân cư trên thế giới và đặc biệt là ở Việt nam. Vì vậy, với phạm vi bài viết này, xin được đề cập đến đặc điểm của sự phân bố dân cư, những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư Thế giới và liên hệ với Việt Nam.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tiểu luận Sự phân bố dân cư, những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư Thế giới và liên hệ với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Theo các nhà Khảo cổ học thì con người xuất hiện trên Trái đất cách đây khoảng 3 triệu năm ở Châu Phi. Từ chiếc nôi ban đầu đó, con người dần di cư tới các lãnh thổ khác và tạo nên bức tranh phân bố dân cư thế giới như ngày nay. Cho đến nay, con người sinh sống hầu khắp mọi nơi trên Trái đất, từ những vùng nhiệt đới nóng ẩm đến những miền gần địa cực quanh năm giá lạnh, từ vùng đồng bằng phì nhiêu đến những vùng núi cao, những vùng đảo ngoài biển xa..... Song sự phân bố dân cư đó rất không đồng đều. Bởi vì sự phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
Trước kia, đất rộng người thưa thì vấn đề dân số và sự phân bố dân cư chưa thực sự thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học. Nhưng kể từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 cho đến nay trên thế giới đã chứng kiến tốc độ tăng dân số nhanh chưa từng có thì vấn đề dân số và sự phân bố dân cư lại rất được quan tâm.
Cũng xuất phát từ tầm quan trọng của sự phân bố dân cư trên thế giới và đặc biệt là ở Việt nam. Vì vậy, với phạm vi bài viết này, xin được đề cập đến đặc điểm của sự phân bố dân cư, những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư Thế giới và liên hệ với Việt Nam.
Nội dung
chương I:
Đặc điểm sự phân bố dân cư trên thế giới.
Với tổng diện tích bề mặt Trái đất là 510 triệu km2 trong đó đại dương chiếm 3/4 diện tích. Phần đất nổi còn lại (trừ Nam cực diện tích 135,83 km2) gồm các lục địa và các đảo mà con người có thể sinh sống. Ban đầu con người tập trung đông đúc ở những vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi như: Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào..... nhưng do dân số ngày một tăng nhanh, hiện nay con người đã toả ra các châu lục khác vào các thời kỳ khác nhau để sinh sống, tồn tại và phát triển. Do đó sự phân bố dân cư trên Trái đất có 2 đặc điểm chính sau đây:
Đặc điểm 1: Sự biến động của phân bố dân cư theo thời gian
Sự phân bố dân cư trên các lãnh thổ được thể hiện qua mật độ dân số, mà mật độ dân số có sự thay đổi theo thời gian trên qui mô thế giới.
ở thời kì đầu trên Trái đất có khoảng 12,5 vạn người mật độ dân số là 0,00025 người/km2. Tiếp theo con người tăng lên 1 triệu người cư trú rải rác ở Châu Âu, Châu á, Châu Phi với mật độ 0,012 người/km2. Bước vào nền văn minh nông nghiệp loài người bắt đầu tập trung đông hơn nhưng không đều giữa các châu lục: Trong đó Châu á, Châu Âu, Châu Phi là 1 người/ km2 còn ở các Châu lục khác là 0,4 người/km 2. Bước vào nền văn minh công nghiệp thì những nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản là hạt nhân thu hút dân cư. Vì vậy, ngày càng nhiều các thị trấn khu đô thị kiểu mới ra đời với mật độ ngày càng cao. Đó là kết quả của quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ từ thập niên 80 của thế kỷ 20 Tốc độ tăng dân số đô thị trung bình là 3,6%/năm, có nhiều nước là 6%/năm, các nước phát triển chỉ tiêu này là 0,8%/năm. Năm 1995 mật độ trung bình thế giới đạt 38,3 người/km3. Năm 1999 đã là > 40 người/km2. Cụ thể sự thay đổi về phân bố dân cư theo thời gian như sau:
Năm
Khu vực
1650
1750
1850
1989
1995
1998
2000
Toàn thế giới
Châu á
Châu Âu
Châu Mĩ
Châu Phi
Châu Đại dương
100,0
53,8
21,5
2,8
21,5
0,4
100,0
61,5
21,2
1,9
15,1
0,3
100,0
60,2
13,5
13,7
12,1
0,5
100,0
60,5
12,7
13,6
12,7
0,5
100,0
60,8
12,3
13,5
12,9
0,5
100,0
60,8
12,3
13,5
12,9
0,5
100,0
60,6
12,1
13,6
12,9
0,8
Biểu đồ biểu diễn sự phân bố dân cư theo khu vực trên thế giới từ 1650 - 2000
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy sự thay đổi về phân bố dân cư theo thời gian trên phạm vi thế giới từ thế kỉ XVII đến nay. Tuy vậy trong từng châu lục lại có sự thay đổi rất khác nhau.
Cụ thể ở châu á luôn là nơi có mật độ dân cư tập trung đông nhưng sự biến đổi theo thời gian là không rõ rệt. ở đây sự biến đổi chỉ mạnh mẽ ở 100 năm đầu (1650 - 1750) tăng 7,7% sau đó dần ổn định. Dân cư tập trung ở Châu á cao là do Châu á là một lục địa rộng lớn, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có tốc độ gia tăng cao và ít chịu ảnh hưởng của các dòng chuyển cư lục địa.
Tiếp đến là Châu âu, dân cư tập trung khá đông đúc. Trong thời gian đầu dân số Châu Âu tương đối ổn định (từ giữa thế kỷ XVII đến thế kỉ XVIII. Nhưng sau đó tỉ lệ dân số Châu Âu trong cơ cấu dân số thế giới bắt đầu tăng (từ 1750 - 1850) là 3% đặc biệt dân số Châu Âu tăng đột ngột trong thế kỉ XIX do tác động của bùng nổ dân số trên thế giới. Sau đó giảm đột ngột chủ yếu do gia tăng tự nhiên giảm và do chuyển cư.
ở Châu Phi giai đoạn đầu có tỉ lệ dân cư trong cơ cấu thế giới cao sau đó giảm mạnh 100 năm đầu giảm 7,4% (từ 1650 - 1750) 100 năm sau giảm 6% trong giai đoạn này một mặt do bệnh tật, thiên tai... mặt khác do dân Châu Phi bị bắt làm nô lệ đưa sang các châu lục khác (chủ yếu là Châu Mĩ) nên dân số Châu Phi bắt đầu tăng.
ở châu Mĩ do các dòng nhập cư liên tục từ Châu Phi và Châu Âu tới mà dân cư Châu Mĩ đang tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó Châu Mĩ chưa có được mức gia tăng tự nhiên ổn định do đó góp phần tạo cho dân số tăng thêm. Trong 100 năm sau đó tăng mạnh 3,5% (do các dòng nhập cư) từ thế kỉ XIX sang thế kỉ XX tăng mạnh hơn 8,3% và gần đây đang dần dần ổn định.
Cuối cùng là Châu Đại Dương một châu lục nhỏ về diện tích và dân số, tỉ lệ dân số trong cơ cấu dân số thế giới chiếm tỉ lệ thấp. Dân số châu lục này có sự biến động khi có dòng nhập cư từ Châu Âu tới nhưng trong thập niên 90 của thế kỉ XX lại rất ổn định. Sang đầu thế kỷ XXI có tăng chút ít 0,3% nhưng không đáng kể do gia tăng tự nhiên cao ở các nước thuộc các đảo Nam Thái Bình Dương.
Như vậy, sự phân bố dân cư trên thế giới cũng có những biến động rất phức tạp ở từng khu vực vào các thời điểm khác nhau. ở các thế kỉ trước là sự chuyển cư ồ ạt từ châu lục này sang châu lục khác. Ngày nay sự phân bố có xu hướng đi vào ổn định nhưng vẫn có sự biến đổi theo thời gian do gia tăng tự nhiên và chuyển cư trong các lục địa và trong mỗi quốc gia tăng tự nhiên và chuyển cư trong các lục địa và trong mỗi quốc gia.
Đặc điểm 2: Sự phân bố dân cư không đều theo không gian
Trong quá trình phát triển của nhân loại từ khi mới xuất hiện con người chỉ có mặt ở một số nơi trên Trái đất sau đó ngày càng lan rộng ra các châu lục. Và ngày nay con người đã có mặt hầu như khắc mọi nơi, nhưng sự phân bố dân cư đó rất không đồng đều. Nhìn trên bản đồ sự phân bố dân cư Thế giới, chúng ta thấy có vùng rất đông dân, có vùng thưa dân thậm chí có vùng không có người ở.
1 Những vùng đông dân:
Trên thế giới có 4 khu vực dân cư tập trung đông đúc nhất.
a, Nam á, Đông Nam á và ven bờ Tây Thái Bình Dương, bao gồm các bán đảo ấn Độ, Đông Dương, miền Đông Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,
In đônêxia. Đây chủ yếu là vùng đồng bằng Châu á gió mùa được khai thác từ rất lâu đời, đất đai màu mỡ với lúa gạo là cây trồng chủ yếu. Có những nơi mật độ lên tới hàng vài vạn người trên 1km2 như hạ lưu Trường Giang, châu thổ Tây Giang, đảo Java, đồng bằng Bănglađét. Theo thống kê tổng cộng số dân vùng Đông và Đông Nam Châu á là 3.340,8 triệu người lớn hơn 1/2 dân số thế thế giới (1996).
b, Châu âu (trừ bán đảo Xcanđinavi) đặc biệt là Tây Bắc Châu âu khoảng 400 triệu người, Nga, Ucraina và các nước Tây âu khoảng 360 triệu người chiếm 12 % dân số.
c, Đông Bắc Hoa Kỳ. Đây là vùng sầm uất của Hoa Kỳ với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, vì vậy vùng này đã trở thành "vành đai công nghiệp chế tạo" nổi tiếng từ thế kỷ XIX.
d, Hạ lưu và Châu Thổ sông Nin: Nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ.... là chiếc nôi của nền văn minh thế giới.
Những vùng thưa dân gồm có các đảo ven Bắc Băng Dương (vùng cực Bắc Grơnlen, Quần đảo Bắc cực Canađa, phần Bắc Xibia, viễn Đông thuộc Liên Bang Nga). Các hoang mạc ở Bắc Phi, ở Trung á, Tây Nam á; những vùng rừng rậm ở Nam Mỹ (Amazôn)... ; các vùng núi cao trên 5.000 mét...
Như vậy, ta thấy rất rõ sự phân bố không đồng đều của dân cư trên thế giới. Sự không đồng đều được thể hiện theo độ cao, theo vĩ độ, theo Châu lục, theo các nước.... và thậm chí trong phạm vi một nước cũng có sự phân bố dân cư không đồng đều.
Sự phân bố dân số không đồng đều giữa các Châu lục trên Thế giới (2001)
Châu lục
Diện tích (triệu km2)
Dân số (triệu người)
Mật độ dân số người/km2
Thế giới
135,6
6137
39,8
Châu á
44,3
3720
81,2
Châu âu
10,5
727
69,3
Châu Phi
30,3
818
25,2
Bắc Mỹ
21,0
316
15
Mỹ La Tinh + Calibê
21,0
525
25
Châu Đại Dương
8,5
31
3,5
2. Sự phân bố dân cư theo độ cao địa hình và vĩ tuyến.
a, Sự phân bố theo độ cao địa hình.
Dân cư trên thế giới có sự phân bố khác nhau theo độ cao địa hình, trong đó phần lớn phân bố ở độ cao tuyệt đối từ 200 m trở xuống. Bộ phận lãnh thổ này chỉ chiếm 27,8% tổng diện tích đất đai nhưng lại chiếm đến 56,2% tổng số dân của thế giới. Càng lên cao mật độ dân số nhìn chung càng giảm. Vì vậy, những lãnh thổ có độ cao dưới 500 m là địa bàn cư trú của tuyệt đại bộ phận dân cư. Với 57,3% diện tích, số dân tập trung lãnh thổ này lên đến 4/5 nhân loại.
Tuy nhiên giữa các Châu lục và các nước lại có sự khác biệt đáng kể. Ví dụ tại nước Anh hơn 4/5 dân số phân bố ở độ cao tuyệt đối từ 0 đến 100 m. Trong khi đó ở một số nước khác dân cư sống ở độ cao cao hơn. Nếu so sánh độ cao trung bình mà dân cư sinh sống giữa các Châu lục thì dân cư Nam Mỹ cư trú trên độ cao lớn nhất (644 m) còn ở ôxtraylia trên độ cao nhỏ nhất (95m).
Càng lên cao điều kiện sống càng khó khăn, trước hết bởi áp xuất khí quyển và tình trạng thiếu ô xi. Nhưng trên thế giới vẫn có những điểm dân cư trên độ cao rất lớn, đặc biệt là Nam Mỹ. Một vài thành phố có độ cao điển hình (độ cao tuyệt đối): Mêhicô (Mêhicô): 2355 m; Bôgôta (Côlômbia): 2650m ; Kitô (Ecuađo); 2850m ; Lapat (Bôlivia) 3640 m.... Đạt về kỷ lục độ cao thuộc về một số làng gần miệng núi lửa Pôpôcatepetưn ở Mêhicô :3640 m. Tại Châu Phi và Nam Mỹ khấ đông dân cư tập trung ở độ cao 500 - 1500 m tương ứng 35,6% và 27,5%) trong khi đó tại Bôlivia, Apganĩxtan, Etiôpia, Mêhicô, Pêru hơn 2/3 dân cư phân bố ở các vùng có độ cao trên 1000m. ở độ cao này chỉ có 8% dân số thế giới đang cư trú. ở Hà Lan, Ba Lan, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ hầu như các điểm dân cư không vượt quá độ cao 500m. Tiêng Hà Lan 2/5 dân số sống trong lãnh thổ có đê chắn với độ cao dưới mực nước biển. Ngoài ra ở các vùng đất thấp ven biển cách mép nước biển 200m với 16,4% diện tích lục địa) tập trung tới 1/2 dân số thế giới.
Nhìn chung vùng ôn đới, điều kiện thuận lợi nhất cho cuộc sống của con người thường tập trung đông đúc dân cư ở những nơi thấp, còn ở nhiệt đới thì cao hơn. Tuy vậy trong thực tế cũng có một vài nơi không theo qui luật chung như : ở Châu Mỹ nhiệt đới phần lớn dân cư tập trung cư trú ở các vùng thấp. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là dân cư Châu Mỹ gắn với tập quán trồng ngô - một loại cây ưa nhiệt, trồng ở nơi cao sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. ở Châu á cây lúa gạo là cây chủ đạo - một loại cây cần đất màu mỡ của đồng bằng và nước.
Như vậy rõ ràng dân số thế giới cũng có sự phân bố không đồng đều theo độ cao địa hình. Đa số dân tập trung ở độ cao thấp (trừ lục địa Nam Mỹ).
2.2.Sự phân bố theo vĩ tuyến:
Ngay từ ngày đầu xuất hiện con người mới chỉ có mặt ở một vài nơi cho đến nay con người đã có mặt trên khắp các Châu lục. Tuy nhiên từ các vĩ độ thấp đến các vĩ độ cao sự phân bố dân cư cũng có sự không đông đều. Cụ thể ở những vùng vĩ độ cao, thời tiết lạnh sẽ gây nhiều trở ngại cho việc cư trú thường xuyên lên tới 780 vĩ Bắc, còn Nam bán cầu con người chỉ sinh sống đến 540 Nam.
Trong hai bán cầu dân cư thế giới tập trung ở Bắc bán cầu là chủ yếu. Khu vực đông đúc nhất là xung quanh chí tuyến Bắc (trừ vùng xa mạc ở Tây á và Bắc Phi) và những tuyến 500 Bắc ở Tây Âu. ở Nam bán cầu do phần lớn là đại dương nên việc phân bố dân cư theo vĩ tuyến không thật rõ ràng. Dân cú đông đúc nhất từ xích đoạ đến chí tuyến nam (trừ vài nơi phía đông nam ôxtrâylia, đông nam Châu Phi, phía đông Nam Mỹ.
Về đai khí hậu sự phân bố dân cư trong các đai khí hậu cũng rất khác nhau về cơ bản, dân cư địa cầu tập trung ở các vĩ độ thuộc vùng ôn đới và nhiệt đới. Vùng ôn đới có 58% dân số thế giới do điều kiện khí hậu ôn hoà ít biến động hơn trong năm sau đó là vùng điều kiện khí hậu ông hoà ít biến động lớn trong năm sau đó là vùng nhiệt đới 40%. Số dân còn lại ở các vĩ độ cao hơn. Điều đó cho thấy cứ nơi nào có điều kiện thuận lợi cho cuộc sống và sản xuất thì ở đó có đông dân cư và ngược lại.
3. Sự phân bố dân cư theo châu lục
Như ta đã biết qui mô dân số ngày một tăng, con người lúc đầu xuất hiện trên 2 Châu lục: Châu á và Châu Phi. Nhưng hiện nay con người đã có mặt trên tất cả các châu lục. Tuy vậy giữa các Châu lục sự phân bố dân cư cũng rất khác nhau.
Ta có thể thấy rất rõ mật độ dân số các Châu lục cũng như toàn thế giới đều có xu hướng tăng theo thời gian. Mặt khác giữa các Châu lục mật độ dân số cũng có sự chênh lệch đáng kể.
ở Châu lục địa dân số chiếm 13,6% dân số địa cầu. Trong khi cựu lục địa tập trung 84,4% dân số thế giới (1995). Trong các Châu lục Châu á là Châu lục có mật độ cao nhất.
Châu lục
Diện tích (triệu km2)
Dân số (triệu người)
Mật độ (người / Km2)
1995
1998
1995
1998
Châu âu
10,5
727
728
69,2
69,3
Châu á
44,4
3458
3604
77,9
81,2
Châu Phi
30,3
728,1
763
24,0
25,2
Châu Mỹ
42,1
774,8
801
18,4
19,0
Châu Đại Dương
8,5
28,5
30
3,4
3,5
Châu Nam Cực
13,2
0
0
0
0
Toàn Thế giới
149
5716,4
5926
38,3
39,8
Biểu đồ biểu diễn sự phát triển của mật độ dân số trên thế giới (1995 - 1998)
Cụ thể Châu lục này luôn gấp hơn 2 lần mật độ trung bình của thế giới (trong cả năm 1995 và 1998) cũng tương tự.
Gấp hơn 3,2 lần so với Châu Phi
Gấp hơn 4,2 lần (1995) và hơn 4,3 lần (1998) so với Châu Mỹ gấp 23 lần so với Châu Đại Dương, các vùng đông dân trong Châu lục này là Nam á, Đông Nam á, Đông á (Đông Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên). ở Châu lục này có đến 50 thành phố triệu dân, trong đó điển hình là các thành phố: Tôkiô (Nhật Bản) 28 triệu dân - đây cũng là thành phố có số dân đông nhất thế giới - (năm 2000); Bom Bay (ấn Độ): 18 triệu dân (2000); Thượng Hải: 14,2 triệu dân Cancútta (ấn Độ): 12,9 triệu dân... Các vùng núi cao ở ấn Độ, Trung Quốc, hoang mạc Trung á, Tây á... là những nơi dân cư thưa thớt. Ta cũng có thể thấy rằng mật độ dân số vẫn không ngừng tăng lên trong ba năm (1995 - 1998) tăng 3,1 người/km2 trung bình tăng trên 1 người/km2/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do châu á có mức gia tăng tự nhiên cao.
Châu Âu là châu lục có mật độ dân số đứng hàng thứ hai thế giới chỉ thua châu á trung bình 8,7 người trên 1km2 (1995) và 12 người/km2 (1998) và gấp 2,9 lần mật độ châu Phi, gấp gần 4 lần đối với mật độ châu Mĩ và hơn 20 lần so với châu Đại Dương. ở châu âu có khoảng 40 thành phố triệu dân nổi bật là: Luân Đôn, Mátxcơva (Nga): 10,6 triêu; Pari (Pháp): 9,5 triệu dân (2000)... Dân cư châu Âu phân bố khá đồng đều khắp châu lục (trừ phần bắc châu lục).
Châu Phi có mật độ kém xa hai châu lục á và Âu nhưng vẫn là châu lục có mật độ dân số cao hơn châu Đại Dương và châu Mĩ. Khu vực đông dân cư tập trung ven Địa Trung Hải, đặc biệt là châu thổ sông Nin với các thành phố triệu dân: Cairô (Ai Cập) 7,69 triệu (1985), Alêchxanđri: 2,96 triệu (1985), đặc biệt là Lagôt (Nigiêria) là một trong 10 thành phố đông dân nhất thế giới với 13,5 triệu dân (năm 2000). Nhưng bên cạnh đó lại có các vùng vắng bóng người như: hoang mạc Xahara, Calahari...
Châu Mĩ là châu lục được tìm ra muộn hơn. Mật độ dân cư Bắc - Trung Mĩ và Nam Mĩ chênh lệch không nhiều. Dân cư tập trung đông ở Đông Bắc Hoa Kỳ với 2 trung tâm lớn New York: 20 triệu dân (2000) và Sicagô. Ngoài ra ở Trung và Nam Mĩ còn có: Mêhicô city: 18 triệu dân; Xao Paulo 17,7 triệu dân; Buênốt Airct 12,5 triệu dân (2000). Những vùng ít dân cư là vùng Bắc cực Canađa, rừng rậm Amadôn...
Châu Đại Dương mật độ dân số thuộc vào loại thấp ở đây dân cư tập trung đông chủ yếu ở phía đông và Đông Nam Ôxtrâylia. Còn vùng hoang mạc vắng bóng người. ở Nam cực do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên dân cư ở đây hầu như vắng bóng, không có dân cư sinh sống thường xuyên.
Sự phân bố dân cư không đồng đều theo các châu lục do nhiều yếu tố tác động như lịch sử phát triển, tự nhiên và đặc biệt là yếu tố kinh tế xã hội...
4. Sự phân bố dân cư theo từng nước
Không chỉ có sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các châu lục mà ngay trong một châu lục sự phân bố dân cư giữa các quốc gia cũng không đồng đều. Có những nước dân cư quá đông đúc, có những nước quá thưa thớt.
Nếu xét về số lượng ta có 10 quốc gia có số dân lớn nhất (năm 2001) của thế giới là: Trung Quốc (1273,3 triệu người), ấn Độ (1033,0 triệu), Hoa Kỳ (280,5 triệu người), Inđônêxia (206,1 triệu người), Braxin (171,0 triệu người), LB Nga (144,4 triệu), Bănglađét (133,5 triệu), Nhật Bản (127,1 triệu), Nigiêria (126,5 triệu). Các nước này đã chiếm 60% dân số thế giới. Trên thực tế đây cũng là các nước có mật độ dân số thế giới. Trên thực tế đây cũng là các nước có mật độ dân số cao (trừ liên bang Nga và Braxin). Bên cạnh đó có những nước dân số rất nhỏ mật độ rất thấp. Có sự trùng hợp nhất định giữa mật độ dân số của khu vực đông dân với mật độ dân số của các nước nằm trong khu vực ấy. Những nước có mật độ dân số cao hàng đầu thế giới nằm chủ yếu ở Nam á, Đông Nam á, Đông Bắc á như: Bănglađét 848,7 người/km2, Nhật Bản 330,6 người/km2, ấn Độ 273 người/km2, đặc biệt là Xingapo mật độ lên đến 6678 người/km2... Ngược lại có những nước có mật độ thưa thớt như Ôxtrâylia 2,3 người/km2, Xarauy: 1 người/km2. Ngay trong bản thân một quốc gia sự phân bố dân cư cũng không đồng đều giữa các vùng (trừ một số quốc gia quá nhỏ bé).
Chương 2
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
Sự phan bố dân cư trên một lãnh thổ phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Có nhiều cách lí giải khác nhau. Nhưng sự lí giải đúng đắn nhất - theo quan điểm macxít - thì sự phân bố dân cư là tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nhân tố tự nhiên có vai trò quan trọng, nhưng không thể là nhân tố quyết định mà nhân tố quyết định là nhân tố kinh tế - xã hội.
1. Nhân tố tự nhiên
Con người là một bộ phận của tự nhiên, đồng thời lại là một thực thể xã hội. Sự phân bố dân cư diễn ra trong hoàn cảnh tự nhiên, chịu ảnh hưởng của tự nhiên đến một mức nhất định. Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phân bó dân cư ở hai góc độ. Dưới gốc độ cá nhân con người nhân tố tự nhiên tác động đến sức khoẻ con người từ đó ảnh hưởng đến tình hình phân bố dân cư trên thế giới. Dưới góc độ kinh tế, nơi nào có điều kiện tự nhiên càng thuận lợi, các hoạt động sản xuất càng có điều kiện tự nhiên càng thuận lợi, các hoạt động sản xuất càng có điều kiện phát triển, nơi đó dân cư tập trung đông đúc. Trong nhân tố tự nhiên phát triển, nơi đó dân cư tập trung đông đúc. Trong nhân tố tự nhiên có các tiểu nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.
1.1. Khí hậu
Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cư. Nói chung khí hậu ấm áp ôn hoà, thường thu hút đông dân cư còn khí hậu khắc nghiệt (nóng quá, lạnh quá) ít thu hút con người. Trong thực tế nhân loại tập trung đông ở khu vực ôn đới ssau đó đến khu vực nhiệt đới. Trong cùng một đời con người ưa thích khí hậu có tíh chất hải dương hơn có tính lục địa. Trong khu vực nhiệt đới thì khu vực nhiệt đới gió mùa thường có mật độ dân cư tập trung đông hơn các khu vực khác thuộc nhiệt đới. Khu vực cận cực và cực mùa đông quá lạnh không có mặt trời thường xuyên, bức xạ thấp, không có khả năng phát triển trồng trọt do đó dân cư thưa thớt.
1.2. Nước
Sau khí hậu, nước là nhân tố tự nhiên thứ hai tác động đến sự phân bố dân cư. Mọi hoạt động của đời sống sản xuất đều cần đến nước. Có thể nói ở đâu có nước thì ở đó có con người sinh sống. Không phải ngẫu nhiên các nền văn minh lớn đều phát sinh trong những lưu vực sông lớn như Babilon ở Lưỡng Hà (Sông Tigơrơ và Ơphơrat), Ai Cập ở lưu vực sông Nin, ấn Độ ở lưu vực sông ấn - Hằng, hay nền văn minh lúa nước trong lưu vực sông Hồng... ở những hoang mạc đất đai khô cằn dân cư tập trung ít ví dụ như dân cư tập trung đông đúc ở lưu vực sông Nin nhưng hoang mạc Xahara gần đó hầu như vắng bóng người.
1.3. Địa hình và đất đai
Địa hình và đất đai cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi cho ta đi lại trao đổi thì thường thu hút dân đông. Ngược lại ở những vùng núi cao hiểm trửo đi lại khó khăn dân các ít.
Những châu thổ màu mỡ của các sông lớn như ấn - Hằng, Trường Giang, MêCông, sông Hồng... là những vùng tập trung dân cư đông đúc. Những vùng đất đai khô cằn ở các hoang mạc, thảo nguyên khô như Xahara, Namip, Calahari, Bắc á... dân cư thưa thớt.
Địa hình và đất đai thường có mối quan hệ với nhau. Các đồng bằng địa hình thấp, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc. Các vùng núi non hiểm trở, lớp thổ nhưỡng mỏng kém màu mỡ, không thuận lợi cho trồng trọt, dân cư ít.
1.4. Khoáng sản
Nhân tố khoáng sảng cũng có vai trò nhất định đối với sự phân bố dân cư. Những vùng giầu khoáng sản có sức hút đặc biệt đối với con người, dù điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn, thiên nhiên có khắc nghiệt như các mỏ lưu huỳnh lớn tập trung trong hoang mạc Alacama ở bờ biển Clulê. Nước ngọt ở khu vực này thiếu nghiêm trọng đến mức người ta phải cất nước cho sinh hoạt từ nước biển, song dân cư vẫn đông đúc. Hay những thành phố cao trên 4000m mọc lên xung quanh mỏ bạc ở Bolivia...
2. Nhân tố kinh tế - xã hội, lịch sử
Các nhân tố tự nhiên ít nhiều tác động tới sự phân bố dân cư được thể hiện ở chỗ hoặc tạo điều kiện thuận lợi, hoặc là gây trở ngại cho sự cư trú của con người. Tuy vậy nếu chỉ căn cứ vào nhân tố tự nhiên thì không thể cắt nghĩa được sự phân bố đa dạng của nhân loại. Do đó sự phân bố dân cư còn chịu tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội, lịch sử. Các tiểu nhân tố thuộc nhân tố kinh tế xã hội gồm.
2.1. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất bức tranh phân bố dân cư cũng dần thay đổi trên địa cầu. Trong xã hội nguyên thuỷ con người sinh sống bằng hái lượm, săn bắn nay đây mau đó. Để phục vụ cho cuộc sống thị tộc cần phải có những diện tích đất đai rộng lớn. Sang đến thời kì định canh nông nghiệp dân cư bắt đầu tập trung đông trên một diện tích nhỏ. Các thành phố đã bắt đầu xuất hiện từ lâu nhưng chỉ thực sự tập trung thu hút dân cư từ lúc nền tư bản chủ nghĩa bắt đầu mở rộng. Càng ngày con người càng phân bố rộng trên các châu lục, con người có mặt cả ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Như vậy tự nhiên chỉ tạo ra khả năng cho việc tập trung dân cư, còn khả năng ấy thực hiện như thế nào lại do các nhân tố xã hội trước hết là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chi phối.
2.2. Tính chất của nền kinh tế
Sự phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Nhìn chung dân cư tập trung đông đúc tại những nới có hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp. Trong khu công nghiệp mật độ cao thấp cũng khác nhau giữa các ngành. Càng ngày thị tại các khu công nghiệp lớn xu hướng chung dân cư tập trung không quá đông do quá trình hiện đại hoá, tự động hoá diễn ra mạnh mẽ.
Trong nông nghiệp các khu vực cũng có sự phân bố khác nhau nguyên nhân là do cơ cấu cây trồng khác nhau. Việc canh tác lúa đòi hỏi nhiều lao động do đó là vùng trồng lúa nước đồng thời là vùng có dân cư đông đúc nhất thế giới. Ngược lại vùng trồng lúa mì ngô dân cư không đông lắm. Do trồng loại cây này cần ít nhân lực.
2.3. Lịch sử khai thác lãnh thổ
Sự phân bố dân cư trên thế giới đôi khi cũng phải dùng đến các nhân tố lịch sử khai thác lãnh thổ để giải thích. ở những nơi những khu vực khai thác lãnh thổ lâu đời thì dân cư đông đúc hơn khu vực mới khai thác điển hình như các đồng bằng ở Đông Nam á, Tây Âu, đồng bằng ấn - Hằng... có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác như ôxtrâylia, Canađa...ở Việt Nam đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời hơn nên dân cư đông đúc hơn đồng bằng Sông Cửu Long mới được khai thác, đất đai phì nhiêu.
2.4. Chuyển cư
Sự phân bố dân cư là kết quả tác đông ít nhiều do các dòng chuyển cư. Trên qui mô thế giới có một số đợt chuyển cư lớn. Cụ thể trong khoảng thời gian từ 1750 đến 1900 do các luồng chuyển cư dân số Châu Âu chỉ tăng 3 lần, còn dân số châu Mĩ tăng 12 lần, vào giữa thế kỉ XVII, dân số Châu Phi bằng 18,4% dân số thế giới. Trải qua các cuộc xâm chiếm thuộc địa dân số ở đaya bị bán sang Châu Mĩ làm nô lệ đến năm 1975 số dân Châu Phi chỉ bằng 8% dân số thế giới. Không ở trên bình diện thế giới mà ngay trong một quốc gia các dòng chuyển cư cũng có tác dụng làm thay đổi bức tranh phân bố dân cư. Vào thế kỉ XVII nông dân Việt Nam lần lượt vào Nam bằng thuyền buồm ghe bầu và cả đường bộ điểm qui tụ là Mũi Xuy, Đồng Nai, Sài Gòn. Đến thế kỉ XVII người Việt tiếp tục di chuyển xuống Gò Công, Tân An, Bến Tre... và càng ngày những vùng này dân cư ngày càng đông đúc.
Sự phân bố dân cư mang tính qui luật, song vô cùng phức tạp. Đó là kết quả của sự tác động tổng hợp các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử. Trong đó nhân tố kinh tế - xã hội là nhân tố hàng đầu. Do đó sẽ là không đúng đắn nếu cắt nghĩa sự phân bố dâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su phan bo dan cu.doc