Tiểu luận So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế

Như chúng ta đã biết, trước đây lịch sử xã hội loài người đã trải qua giai đoạn không cần biết đến hợp đồng. Đó là giai đoạn chưa có sự phân công lao động chưa có sự trao đổi sản phẩm của lao động. Nhưng từ khi loài người phát triển đến giai đoạn có sự phân công lao động, có sự trao đổi sản phẩm, hàng hoá thì hợp đồng xuất hiện. Và hiện nay pháp luật Việt Nam có hai chế định pháp lý lớn về hợp đồng. Đó là chế định Hợp đồng dân sự và chế định Hợp đồng kinh tế. Pháp lệnh Hợp đồng dân sự ban hành ngày 1-7-1991,và pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25-9-1989.

Hợp đồng dân sự và Hợp đồng kinh tế là hai hợp đồng mà các nhà kinh doanh rất dễ bị nhầm lẫn trong việc thi hành pháp luật của nước ta. Nếu họ không có sự hiểu biết rõ và chắc chắn về hai hợp đồng này thì họ sẽ bị mắc sai lầm trong việc thi hành chúng. Do đó việc phân biệt giữa hai Hợp đồng dân sự và Hợp đồng kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Việc phân biệt này sẽ giúp các nhà kinh doanh xác định được khi các bên ký kết hợp đồng thì phải tuân theo quy định của Nhà Nước về Hợp đồng dân sự và khi có tranh chấp sẽ do tòa Dân Sự giải quyết. Còn khi các bên ký kết Hợp đồng kinh tế thì phải tuân theo quy định về hợp đồng kinh tế và khi có tranh chấp xảy ra sẽ do toà Kinh Tế giải quyết.

Nhận thấy tầm quan trọng của mục đích tìm hiểu, học hỏi sâu hơn nữa về tính chất của hợp đồng nói chung, và đặc biệt là hai loại Hợp đồng kinh tế và Hợp đồng dân sự, em đã chọn đề tài "So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế" để nghiên cứu.

 

 

 

Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài tiểu luận gồm 3 phần :

Phần 1 : Nhận thức chung về Hợp đồng dân sự và Hợp đồng kinh tế

Phần 2 : Xem xét, đánh giá quá trình Cổ phần hóa DNNN ở VN

Phần 3 : Làm gì để đẩy mạnh Cổ phần hóa đúng hướng

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI Mở ĐầU Như chúng ta đã biết, trước đây lịch sử xã hội loài người đã trải qua giai đoạn không cần biết đến hợp đồng. Đó là giai đoạn chưa có sự phân công lao động chưa có sự trao đổi sản phẩm của lao động. Nhưng từ khi loài người phát triển đến giai đoạn có sự phân công lao động, có sự trao đổi sản phẩm, hàng hoá thì hợp đồng xuất hiện. Và hiện nay pháp luật Việt Nam có hai chế định pháp lý lớn về hợp đồng. Đó là chế định Hợp đồng dân sự và chế định Hợp đồng kinh tế. Pháp lệnh Hợp đồng dân sự ban hành ngày 1-7-1991,và pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25-9-1989. Hợp đồng dân sự và Hợp đồng kinh tế là hai hợp đồng mà các nhà kinh doanh rất dễ bị nhầm lẫn trong việc thi hành pháp luật của nước ta. Nếu họ không có sự hiểu biết rõ và chắc chắn về hai hợp đồng này thì họ sẽ bị mắc sai lầm trong việc thi hành chúng. Do đó việc phân biệt giữa hai Hợp đồng dân sự và Hợp đồng kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Việc phân biệt này sẽ giúp các nhà kinh doanh xác định được khi các bên ký kết hợp đồng thì phải tuân theo quy định của Nhà Nước về Hợp đồng dân sự và khi có tranh chấp sẽ do tòa Dân Sự giải quyết. Còn khi các bên ký kết Hợp đồng kinh tế thì phải tuân theo quy định về hợp đồng kinh tế và khi có tranh chấp xảy ra sẽ do toà Kinh Tế giải quyết. Nhận thấy tầm quan trọng của mục đích tìm hiểu, học hỏi sâu hơn nữa về tính chất của hợp đồng nói chung, và đặc biệt là hai loại Hợp đồng kinh tế và Hợp đồng dân sự, em đã chọn đề tài "So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế" để nghiên cứu. Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài tiểu luận gồm 3 phần : Phần 1 : Nhận thức chung về Hợp đồng dân sự và Hợp đồng kinh tế Phần 2 : Xem xét, đánh giá quá trình Cổ phần hóa DNNN ở VN Phần 3 : Làm gì để đẩy mạnh Cổ phần hóa đúng hướng Phần i Những nhận thức chung về hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế A- Hợp đồng dân sự 1. Hợp đồng dân sự là gì? Hợp đồng dân sự được định nghĩa trong Điều 1 của Pháp lệnh hợp đồng dân sự : "Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên, về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê vay, mướn tặng, cho tài sản làm một việc hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng." 2. Chủ thể của hợp đồng dân sự: Chủ thể của hợp đồng dân sự là những cá nhân, tổ chức có quyền tham gia vào một quan hệ dân sự nhất định theo pháp luật hiện hành. Chủ thể của hợp đồng dân sự gồm: cá nhân,pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác. a. Cá nhân: Mỗi một người,tức là cá nhân đều là chủ thể của hợp đồng dân sự: – Người đủ 18 tuổi trở lên tự mình giao kết,thực hiện các hợp đồng dân sự. – Người chưa đủ 18 tuổi thì giao kết và thực hiện các hợp đồng dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các hợp đồng dân sự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà có tài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, thì có thể tự mình ký kết, thực hiện hợp đồng dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. – Người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, nếu Toà án tuyên bố là bị hạn chế năng lực hành vi thì việc giao kết các hợp đồng dân sự liên quan đến tài sản của họ phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật,trừ hợp đồng dân sự nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. b. Pháp nhân: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: – Được cơ quan Nhà nườc có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. – Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Có tài sản độc lập với cá nhân,tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. – Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. c. Hộ gia đình: Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất đai, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể của hợp đồng dân sự trong các lĩnh vực đó. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình giao kết các hợp đồng dân sự vì lợi ích chung của cả hộ gia đình. Những người thành viên trong gia đình có thể là chủ hộ. d. Tổ hợp tác: Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã cuả từ ba cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản và công sức, cùng hưởng lợi, cùng chịu trách nhiệm, là chủ thể của hợp đồng dân sự. 3. Nội dung của Hợp đồng dân sự: Nội dung các hợp dân sự là tổng hợp những điều khoản mà các bên giao kết hợp đồng đã thảo thuận với nhau. Tất cả các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và thống nhất với nhau thể hiện ý chí chung của các bên. Người ta có thể chia các điều khoản của hợp đồng dân sự thành a. Điều khoản chủ yếu là những điều khoản không thể thiếu được với từng loại hợp đồng,nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì coi như hợp đồng không được giao kết, giữa các bên không có quan hệ hợp đồng dân sự. b. Điều khoản thường lệ là những điều khoản mà nội dung của nó đã được quy đinh trong các văn bản quy phạm pháp luật. Những nội dung này các bên có thể đưa vào hợp đồng nhằm khẳng định lại hoặc cụ thể hoá, nhưng không được trái với quy đinh của pháp luật. Trong trường hợp không đưa vào nội dung hợp đồng thì các bên mặc nhiên công nhận và có trách nhiệm thực hiện những quy định đó. c. Điều khoản tuỳ nghi là những điều khoản được dựa vào hợp đồng căn cứ vào khả năng, nhu cầu và sự thoả thuận của hai bên Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những điểm chủ yếu sau – Đối tượng của hợp đồng là tài sản, làm một việc hoặc không làm một việc. – Số lượng, chất lượng. – Giá cả, phương thức thanh toán. – Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. – Quyền và nghĩa vụ của các bên. – Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. – Các điểm khác mà một bên đưa ra yêu cầu phải thoả thuận. 4. Hình thức của hợp đồng dân sự Hình thức của hợp đồng là phương thức thể hiện nội dung của hợp đồng. Các bên có thể giao kết hợp đồng dưới hình thức : lời nói hoặc văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. 5. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự Để đảm bảo thực hiện hợp đồng dân sự, pháp luật quy định các bên tham gia quan hệ hợp đồng có thể thoả thuận một trong các bảo đảm sau : cầm cố tài sản ; thế chấp tài sản ; bảo lãnh ; ký quỹ ; đặt cọc ; phạt vi phạm. B- Hợp đồng kinh tế 1. Hợp đồng kinh tế là gì Hợp đồng kinh tế được định nghĩa trong Điều 1 của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế : "Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình". 2. Chủ thể của hợp đồng kinh tế Những tổ chức, cá nhân được pháp luật cho tham gia ký kết hợp đồng kinh tế đều là chủ thể hợp đồng kinh tế. Hợp đồng được ký giữa các chủ thể. – Pháp nhân với pháp nhân. – Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. – Hai cá nhân có đăng ký kinh doanh . Chủ thể của hợp đồng kinh tế ít nhất một bên phải là pháp nhân bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh. a. Pháp nhân là tổ chức có đầy đủ các điều kiện sau : – Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc công nhận. – Có cơ cấu tổ chức thống nhất – Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. – Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. b. Cá nhân kinh doanh cũng có thể là chủ thể hợp đồng kinh tế nhưng phải có đăng ký kinh doanh. Như vậy không phải cá nhân nào cũng là chủ thể hợp đồng mà chỉ có cá nhân đăng ký kinh doanh mà bên kia phải là pháp nhân. 3. Nội dung của hợp đồng kinh tế Những nội dung cơ bản cần có: a. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng kinh tế ; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của hai bên, họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh. b. Số lượng, khối lượng sản phẩm hay kết quả công việc phải đạt được. c. Chất lượng, chủng loại, quy cách của sản phẩm hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. d. Giá cả và những khả năng điều chỉnh giá khi có biến động giá cả. e. Bảo hành trong một thời hạn nhất định. f. Nghiệm thu, giao nhận : địa điểm, thời hạn và phương thức giao nhận sản phẩm hàng hoá và kết quả công việc. g. Phương thức thanh toán : Hình thức và thể thức thanh toán cũng như thời hạn thanh toán. h. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế. i. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế trong đó thời hạn hiệu lực bao lâu và thời điểm bắt đầu có hiệu lực và kết thúc hiệu lực hợp đồng. j. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế. k. Các điều khoản nếu thấy cần thiết tuỳ theo mỗi chủng loại hợp đồng. 4. Hình thức của hợp đồng kinh tế: Hợp đồng kinh tế phải được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch thể hiện dưới các dạng là công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng. 5. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế: Để đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện, khi ký kết hợp đồng kinh tế, các bên có thể thoả thuận áp dụng biện pháp đảm bảo tài sản sau đây : thế chấp tài sản ; cầm cố tài sản ; bảo lãnh tài sản. Phần ii sự giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. A - Sự giống nhau Cả hai hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế đều là sự thoả thuận nhằm phát sinh,thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng,các bên cùng có lợi. + Nguyên tắc tự nguyện : là việc tham gia hợp đồng hay không là do các bên toàn quyền định đoạt. Không một cơ quan,tổ chức,cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình cho đơn vị khi ký kết hợp đồng. + Nguyên tắc cùng có lợi bình đẳng và ngang quyền:đó là sự phân phối lợi ích bình đẳng,bên này có quyền thì bên kia có nghĩa vụ và ngược lại. B - Sự khác nhau Hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế được phân biệt với nhau bởi những điều chủ yếu sau: Thứ nhất: Mục đích của các bên trong quan hệ hợp đồng kinh tế là để thực hiện hoạt động kinh doanh hay nói cách khác các bên ký kết hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh như thực hiện các công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác do các chủ thể tiến hành trong một,một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình tái sản xuất,từ khi đầu tư vốn đến khi tiêu thụ sản phẩm hoặc hoàn thành dịch vụ nhằm sinh lợi hợp pháp. Vì vậy, mục đích kinh doanh luôn được thể hiện hàng đầu trong các hợp đồng mà các chủ thể kinh doanh ký kết,nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Khác với hợp đồng kinh tế, mục đích của các bên trong quan hệ hợp đồng dân sự là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như nhu cầu ăn, mặc, đi lại, học tập nghỉ ngơi... các bên tham gia hợp đồng dân sự xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng. Thứ hai : Về chủ thể của hợp đồng theo điều hai pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, hay pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, pháp lệnh còn quy định những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể, các tổ chức và cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế khi họ ký kết hợp đồng với một pháp nhân. Đối với hợp đồng dân sự, mọi pháp nhân và cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đều có thể là chủ thể của hợp đồng. Thứ ba : Về hình thức, hợp đồng kinh tế phải được ký kết bằng văn bản. Đó là bản hợp đồng hay các tài liệu giao dịch mang tính văn bản có chữ ký của các bnên xác nhận nội dung trao đổi, thoả thuận như công văn, đơn chào hàng... Ký kết hợp đồng kinh tế bằng văn bản là một quy định bắt buộc mà các chủ thể của hợp đồng phải tuân theo. Đối với hợp đồng dân sự, pháp luật không bắt buộc mọi hợp đồng dân sự phải ký kết bằng văn bản. Hợp đồng dân sự có thể được ký kết bằng văn bản hoặc thoả thuận miệng tùy theo nội dung của từng quan hệ hợp đồng và ý chí của các bên ký kết. Thứ tư : Về thủ tục giải quyết tranh chấp của hợp đồng kinh tế là thương lượng ; đưa ra trọng tài kinh tế cấp tỉnh. Nếu không được thì đưa ra toà án kinh tế. Còn hợp đồng dân sự thì thủ tục giải quyết tranh chấp là hòa giải, đưa ra giải quyết ở địa phương,rồi cuối cùng là đưa ra toà án dân sự cấp huyện. phần iii một số ý kiến đề xuất và giải pháp về hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. 1. Về chủ thể của hợp đồng: Theo điều 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân ; pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy trong quan hệ hợp đồng kinh tế phải có một bên là pháp nhân còn bên kia có thể là pháp nhân, có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh. Theo Thông tư hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao số 11 năm 1996 thì cá nhân có đăng ký kinh doanh chính là doanh nghiệp tư nhân. Nếu hai doanh nghiệp tư nhân ký hợp đồng với nhau nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh của họ thì không thể không coi là hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp tư nhân theo quy định hiện hành thì không có tư cách pháp nhân. Để phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, pháp luật nên quy định chủ thể hợp đồng kinh tế là các doanh nghiệp hoặc ít nhất một bên là doanh nghiệp. Còn bên kia có thể là tổ chức có tư cách pháp nhân có thể không có chức năng kinh doanh. – Theo nghị định17/HĐBT ngày 16-1-1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau đây: + Được thành lập một cách hợp pháp; + Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm độc lập bằng các tài sản đó; + Có quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; + Có quyền tự mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. – Theo Pháp lệnh Hợp đồng dân sự ngày 1-7-1991 thì pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau: + Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; + Tham gia vào các quan hệ pháp nhân một cách độc lập, có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trước toà án. + Được thành lập hợp pháp và được pháp luật công nhận là một tổ chức độc lập. Về cơ bản, quan niệm về pháp nhân của hai văn bản này là giống nhau, nó đều nói lên bản chất của pháp nhân nhưng rõ ràng là không thống nhất với nhau và cả hai văn bản đều không nói gì đến tên của pháp nhân. Một tổ chức phải có tên riêng cùng với các điều kiện đã nói ở trên mới có thể trở thành một chủ thể độc lập được. Về hình thức của hợp đồng dân sự : hình thức của hợp đồng là phương thức thể hiện nội dung của hợp đồng. Các bên có thể giao lết hợp đồng dưới hình thức : trao đổi miệng hoặc văn bản viết hoặc bằng hành vi cụ thể. Đối với hình thức trao đổi miệng thì hình thức này không đủ cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng, giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm nếu có. Về quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện điều khoản giá cả, thanh toán của hợp đồng kinh tế : đối với những quan hệ của hợp đồng kinh tế phản ánh quan hệ hàng hoá và tiền tệ, điều khoản giá cả là điều khoản chủ yếu của nội dung hợp đồng đó. Vì vậy trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi các bên ký kết hợp đồng phải thoả thuận rõ ràng, cụ thể về đơn giá cũng như điều kiện, khả năng thay đổi giá khi có biến động của thị trường. ******************************* Trình bày một bản hợp đồng kinh tế cụ thể: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc * * * hợp đồng dịch tài liệu Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2002 Chúng tôi gồm có: a. Bên A: – Ông Dương Tất Thắng, cán bộ trường Đại học quốc gia Hà Nội - giám đốc nhà sách Kiến Thức; đại diện cho nhà sách Kiến Thức. – Địa chỉ liên hệ : 17A Hàng Chuối - Hà Nội – Điện thoại: (04) 9713371 - 0903408230 b. Bên B: – Bà Đào Hoài Anh - là dịch giả; đại diện cho nhóm dịch giả Ngôi Sao Việt – Địa chỉ liên hệ : 75 Hàng Cót - Hà Nộ – Điện thoại: (04) 8244237 - 0904174220 Đã thỏa thuận và thống nhất các điều sau: Điều 1: Bên B nhận dịch cho bên A: Tài liệu có tiêu đề : Chữa bệnh bằng món ăn Trung Quốc Nhà xuất bản : Đồng Nai Năm xuất bản : 1995 Số trang nguyên bản : 1725 trang Điều 2: Thời gian bên B phải nộp bản dịch hoàn chỉnh cho bên A là 5 tháng, kể từ ngày 21/9/2002. Điều 3: Tổng số tiền nhuận bút mà bên A phải trả cho bên B là 8.625.000. Số tiền này được thanh toán làm 2 đợt. Đợt 1: Từ ngày ký hợp đồng đến trước ngày 20/10/2002 Đợt 2: Từ ngày nhận đầy đủ tài liệu đã dịch đến trước ngày 20/3/2003. Điều 4: a. Sở hữu của bản quyền của tài liệu nói trên sẽ thuộc về bên A, bên A được toàn quyền đại diện cho bên B để ký hợp đồng liên kết xuất bản với Nhà xuất bản, tổ chức in ấn và phát hành. Bên B không được phép sử dụng hoặc cho người khác sử dụng một phần hoặc toàn bộ bản thảo vào bất cứ mục đích nào khác, nếu không được sự chấp thuận bằng văn bản của bên A. Bên A cam kết không giao bản thảo gốc cho một đối tác nào khác ngoài bên B trong thời gian thực hiện hợp đồng này. b. Bên A có quyền hủy hợp đồng và không thanh toán cho bên B nếu xảy ra các trường hợp sau: – Bản thảo dịch không đảm bảo chất lượng chuyên môn (có cơ quan trung gian thẩm định) và bên B từ chối không sửa lại. – Bản thảo nộp quá chậm so với thời hạn qui định trong hợp đồng (sau 60 ngày trở lên) mà không có thỏa thuận trước. Điều 5: Hai bên cam kết sẽ thực hiện các điều khoản trên, nếu một trong hai bên muốn thay đổi các điều khoản của hợp đồng này phải được sự đồng ý bằng văn bản của bên kia, nếu bên nào đơn phương vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật. Đại diện bên a Đại diện bên B Kết luận Nói tóm lại, từ khi nền kinh tế Việt Nam bước sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN. Nhà nước đã rất quan tâm đến việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh lại quan hệ kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và có"trật tự". Vì vậy, việc phân biệt rõ ràng hai hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện hai chế định pháp luật về hợp đồng để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của chúng và trong việc xác định thẩm quyền của cơ quan tài phán. Tuy bài viết còn nhiều hạn chế nhưng em cũng mong muốn mình đã góp một phần nào vào việc phân biệt rõ được sự giống nhau và khác nhau giữa hai hợp đồng này để có thể giúp cho các nhà kinh doanh có những hiểu biết cơ bản về hai loại hợp đồng này, để kinh doanh đúng pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc68429.doc
Tài liệu liên quan