Tiểu luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội qua một số tác phẩm kinh điển

- Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một thể thống nhất thế giới quan, phương pháp luật và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và quần chúng lao đọng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản về xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong hệ thống quan điểm của mình, các nhà kinh điển cũng chú ý nhiều đến quan điểm về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, coi đó là vấn đề cơ bản của triết học về xã hội. Quan điểm đó luôn luôn được Đảng ta vận dụng vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, nhờ vậy mà đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn cả trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội.

Hiện nay, đất nước bước vào thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, càng đòi hỏi cao hơn về yêu cầu làm sáng tỏ và phát triển lý luận, từ đó vận dụng sáng tạo vào từng điều kiện cụ thể. Vấn đề quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội lại càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc hơn.

Trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng kinh điển, bản thân tôi đã rất chú ý vấn đề này, do vậy đã mạnh dạn chọn nội dung này làm tiểu luận tốt nghiệp.

- Mục đích của tôi là nắm được những nội dung cơ bản của lý luận về quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH, thấy rõ tầm quan trọng của nó, qua đó để hiểu sâu sắc hơn về quan điểm cách mạng của Đảng đồng thời giúp cho công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.

- Yêu cầu của tiểu luận là đề cập có hệ thống quan điểm của các nhà kinh điển về quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH; chỉ ra điều kiện lịch sử của nó, đồng thời khẳng định tính khoa học và cách mạng của tư tưởng ấy. Đặt những quan điểm ấy trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, từ đó khẳng định tính đúng đắn trong đường lối cách mạng của Đảng ta hiện nay.

 

doc39 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội qua một số tác phẩm kinh điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiểu luận Đề tài: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LấNIN VỀ QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ í THỨC XÃ HỘI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM KINH ĐIỂN Hà Nội - 2006 phần mở đầu - Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một thể thống nhất thế giới quan, phương pháp luật và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và quần chúng lao đọng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản về xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong hệ thống quan điểm của mình, các nhà kinh điển cũng chú ý nhiều đến quan điểm về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, coi đó là vấn đề cơ bản của triết học về xã hội. Quan điểm đó luôn luôn được Đảng ta vận dụng vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, nhờ vậy mà đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn cả trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Hiện nay, đất nước bước vào thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, càng đòi hỏi cao hơn về yêu cầu làm sáng tỏ và phát triển lý luận, từ đó vận dụng sáng tạo vào từng điều kiện cụ thể. Vấn đề quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội lại càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc hơn. Trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng kinh điển, bản thân tôi đã rất chú ý vấn đề này, do vậy đã mạnh dạn chọn nội dung này làm tiểu luận tốt nghiệp. - Mục đích của tôi là nắm được những nội dung cơ bản của lý luận về quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH, thấy rõ tầm quan trọng của nó, qua đó để hiểu sâu sắc hơn về quan điểm cách mạng của Đảng đồng thời giúp cho công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn. - Yêu cầu của tiểu luận là đề cập có hệ thống quan điểm của các nhà kinh điển về quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH; chỉ ra điều kiện lịch sử của nó, đồng thời khẳng định tính khoa học và cách mạng của tư tưởng ấy. Đặt những quan điểm ấy trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, từ đó khẳng định tính đúng đắn trong đường lối cách mạng của Đảng ta hiện nay. - Kết cấu của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận bao gồm 3 phần: I. Quan điểm về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong một số tác phẩm của C.Mác và ăngghen. II. Lênin bảo vệ và phát triển quan điểm về quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH của Mác và ăngghen. III. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lý luận với tư cách là trình độ cao của ý thức xã hội. nội dung I. quan điểm về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong một số tác phẩm của C.mác và ăngghen Vấn đề cơ bản của triết học là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội chính là quan hệ giữa vật chất và ý thức được xem xét trong lĩnh vực xã hội. Do vậy vấn đề cơ bản của triết học về xã hội là giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại xã hội là giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Qua một số tác phẩm như: hệ tư tưởng Đức, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Chống Đuy rinh, sự phát triển của P.ăngghen đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học về xã hội theo quan niệm duy vật lịch sử. 1. Tác phẩm hệ tư tưởng Đức Đây là tác phẩm đánh dấu một cái mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành triết học Mác. Ta có thể xem là tác phẩm chín muồi đầu tiên của chủ nghĩa Mác. Với tác phẩm này Mác và ăngghen đã thanh toán nhận thức triết học trước kia của hai ông và trình bày thế giới quan mới của triết học. Đó chính là quan niệm duy vật về lịch sử, một phát hiện vĩ đại nhất làm nên cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học. Một trong những nội dung đó là quan điểm về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. - Mác và ăngghen phê phán các nhà triết học Đức lúc đó là đã tách rời triết học với hiện thực Đức, không thấy mối liên hệ giữa phê phán của họ với hoàn cảnh vật chất của chính bản thân họ. [M-A, tuyển I, STHN, 1980, tr. 267]. Từ đó Mác và ăngghen đã gắn hệ tư tưởng với cơ sở hiện thực lịch sử để xem xét và cho rằng bản thân hệ tư tưởng chẳng qua cũng chỉ là một trong những mặt của lịch sử đó. - Mác và ăngghen chỉ ra những tiền đề xuất phát của quan niệm duy vật lịch sử. "Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra" (267). Sở dĩ Mác và ăngghen coi đó là tiền đề xuất phát cho quan niệm ĐVLS vì "tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống" (268). - Những cá nhân hiện thực là những cá nhân "đúng y như họ đang hoạt động, sản xuất một cách vật chất, tức là đúng như họ hành động trong những giới hạn, tiền đề mà điều kiện vật chất nhất định, không phụ thuộc vào ý chí của họ" (275). Như vậy sự tồn tại của cá nhân hiện thực trước hết là ở hoạt động sản xuất vật chất, đó là cái khách quan. Còn những biểu tượng của những cá nhân ấy về mình là ý niệm hoặc về những quan hệ của họ với tự nhiên, hoặc về những quan hệ của họ với nhau, hoặc về bản chất tự nhiên của họ... đều là sự biểu hiện có ý thức của những quan hệ hiện thực và hoạt động hiện thực của họ, của sản xuất của họ, của sự giao tiếp của họ, của tổ chức chính trị và xã hội của họ (275). Nói cách khác ý thức của cá nhân đã hiện thực hay tưởng tượng đều phản ánh cuộc sống hiện thực của họ. - Tiếp tục quan điểm trên, Mác và ăngghen đi đến khẳng định bản chất của ý thức xã hội: "Sự sản xuất ra những ý niệm, những quan niệm và ý thức thì lúc đầu là trực tiếp gắn liền mật thiết với hoạt động vật chất và sự giao tiếp vật chất của con người; nó là ngôn ngữ của cuộc sống hiện thực. ở đây, những quan niệm, tư duy, sự giao tiếp tinh thần của con người còn xuất hiện ra là sự biểu thị trực tiếp của những quan hệ vật chất của họ. Đối với sự sản xuất tinh thần, đúng như nó biểu hiện trong ngôn ngữ của chính trị, của luật pháp, của đạo đức, của tôn giáo, của siêu hình học, v.v.., trong một dân tộc thì cũng thế. Chiính con người là kẻ sản xuất ra những quan niệm, ý niệm, v.v.. ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người" (276). Như vậy ngoài việc đề cập bản chất của ý thức xã hội, Mác - ăngghen còn đề cập đến tồn tại của con người - tồn tại xã hội. Đồng thời khẳng định ý thức và các hình thái ý thức xã hội là sự biểu thị trực tiếp các hoạt động và giao tiếp vật chất của con người. Khẳng định như vậy, Mác và ăngghen cho rằng đó là TH từ dưới đất đi lên trời, nó trái với TH Đức là TH từ trên trời đi xuống đất. - Quan điểm trên có thể nói một cách khác là không thể xuất phát từ những điều mà con người nói, tưởng tượng, hình dung... mà "xuất phát từ những con người đang hành động, hiện thực vật chất chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng và tiếng vang tư tưởng của quá trình đời sống ấy". "Ngay cả những ảo tưởng hình thành trong đầu óc con người cũng là những vật thăng hoa tất yếu của quá trình đời sống vật chất của họ, một quá trình có thể xác định được bằng kinh nghiệm và gắn liền với những tiền đề vật chất. Như vậy thì đạo đức, tôn giáo, siêu hình học và những dạng hệ tư tưởng khác cùng với những hình thái ý htức tương ứng với chúng, liền mất ngay mọi vẻ độc lập bề ngoài" (227). Theo trên, Mác và ăngghen đã chỉ ra là phải xuất phát từ TTXH để giải thích YTXH, khi đó cũng thấy được sự phụ thuộc của các hình thái YTXH vào TTXH, dù chúng có tính độc lập tương đối. Mặt khác cũng thấy thêm quan niệm về tồn tại xã hội: tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người - những con người đang hành động, hiện thực - một quá trình có thể xác định được bằng kinh nghiệ và gắn liền với những tiền đề vật chất (hoạt động vật chất và sự giao tiếp vật chất - trước hết là hoạt động sản xuất vật chất). - Mác và ăngghen đề cập sự thay đổi của TTXH dẫn đến sự thay đổi của YTXH: "Tất cả những cái đó không có lịch sử, không có sự phát triển: chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình đã làm biến đổi, cùng với sự tồn tại hiện thực của mình cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình" (277). - Mác và ăngghen khẳng định TTXH quyết định YTXH: "không phải ý thức quyết định đời sống, mà chính đời sống quyết định ý thức" (277). Như vậy xuất phát từ đời sống hiện thực, làm cho luận điệu trống rỗng về ý thức sẽ chấm dứt. Từ những quan điểm trên Mác và ăngghen kết luận rằng không thể thực hiện được một sự giải phóng hiện thực nào, nếu không thực hiện sự giải phóng ấy trong thế giới hiện thực và bằng những phương tiện hiện thực... sự giải phóng là một sự kiện lịch sử chứ không phải là sự kiện tư tưởng" (280). - Mác và ăngghen đề cập sự phát triển của ý thức qua các cấp độ khác nhau. Khi xuất hiện sự phân chia thành lao động vật chất và lao động tinh thần thì "ý thức có khả năng tự giải thoát khỏi thế giới và chuyển sang xây dựng lý luận "thuần tuý", thần học, đó, triết học đó, đạo đức đó v.v.. mâu thuẫn với những quan hệ hiện có thì điều đó cũng chỉ có thể xảy ra do chỗ những quan hệ xã hội hiện có đủ mâu thuẫn với lực lượng sản xuất hiện có" (291). - Về ý thức cá nhân, Mác và ăngghen cho rằng "sự phong phú thực sự về tinh thần của cá nhân là hoàn toàn phụ thuộc và sự phong phú của những liên hệ hiện thực của họ" (302). - Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một giai đoạn nào đó xuất hiện một giai cấp "sản sinh ra ý thức về tính tất yếu của cuộc cách mạng triệt để, ý thức CNCS, ý thức mà dĩ nhiên là sự quan sát tình cảnh của giai cấp đó có thể làm nảy sinh ra trong các giai cấp khác" (303). Một lần nữa Mác và ăngghen kết luận: "quan niệm đó về lịch sử không đi tìm một phạm trù nào đó trong mỗi thời đại như quan niệm dân tộc về lịch sử đã làm, mà nó luôn luôn đứng trên miếng đất hiện thực của lịch sử, nó không căn cứ vào tư tưởng để giải thích thực tiễn; nó giải thích sự hình thành của tư tưởng căn cứ vào thực tiễn vật chất và do đó nó đi đến kết luận rằng không thể đập tan được mọi hình thái và sản phẩm của ý thức bằng sự phê phán tinh thần, bằng việc quy chúng thành "tự ý thức", hay biện chứng thành những "u hồn", "bóng ma", "tính kỳ quặc", v.v.. mà chỉ bằng việc liệt kê một cách thực tiễn những quan hệ xuất hiện hiện thực đã sản sinh ra tất cả những điều nhảm nhí duy tâm đó; rằng không phải sự phê phán, mà cách mạng mới là động lực của lịch sử, của tôn giáo, của triết học và của mọi lý luận khác" (306). Như vậy việc xóa bỏ những quan niệm trong ý thức con người chỉ có thể thực hiện được bằng cách cải biến hoàn cảnh, chứ không phải bằng những suy diễn lý luận. - Mác và ăngghen khẳng định tính giai cấp của YTXH: "trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị, nói cách khác giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị" (314). Giai cấp nào chi phối những TLSX vật chất thì cũng chi phối luôn cả những TLSX tinh thần, thành thử nói chung tư tưởng của những người không có TLSX tinh thần cũng đồng thời tự giai cấp thống trị đó chi phối" (315). - Mác và ăngghen phân tích tại sao **** là tư tưởng thống trị của thời đại: + "Những tư tưởng thống trị không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện tinh thần của những quan hệ vật chất thống trị, chúng là những quan hệ vật chất thống trị được biểu hiện dưới hình thức tư tưởng" (315) => ý thức của giai cấp phản ánh đa sinh hoạt vật chất của giai cấp đó. + Những cá nhân hợp thành giai cấp thống trị, ngoài những cái khác ra họ còn có một ý thức và do đó họ tư duy, chừng nào họ thống trị với tư cách là giai cấp và quyết định quy mô và phạm vi của một thời đại lịch sử thì dĩ nhiên là họ thống trị về mọi mặt, cho nên ngoài ra, họ cũng thống trị với tư cách là những người tư duy, là những người sản xuất ra tinh thần, điều tiết sự sản xuất và sự phân phối những tư tưởng của thời đại họ; bởi vậy những tư tưởng của họ là tư tưởng thống trị của thời đại (365). - Sự phân công lao động cũng biểu hiện ra trong giai cấp thống trị dưới hình thức sự phân công giữa lao động tinh thần và lao động vật chất. Thành thử trong giai cấp thống trị ấy có hai hạng người: một hạng là những nhà tư tưởng của giai cấp ấy, còn hạng kia sẽ có thái độ thụ động và tiếp thu trước những tư tưởng và ảo tưởng ấy. Sự phân chia như vậy thậm chí phát triển thành một sự đối lập và đối địch nào đó, nhưng một khi có cuộc xung đột thực tiễn khiến cho bản thân giai cấp bị đe doạ thì sự đối địch đó tự tiêu tan, thế là cũng tiêu tan cáo ảo tưởng cho rằng những tư tưởng thống trị không phải là những tư tưởng của giai cấp thống trị và dường như chúng có một quyền lực khác với quyền lực của giai cấp đó" (316). - Mác và ăngghen còn nhấn mạnh thêm: nếu trong khi xem xét tiến trình của lịch sử, người ta tránh những ý niệm của giai cấp thống trị ra khỏi bản thân giai cấp thống trị và làm cho chúng có một sự tồn tại độc lập; nếu khăng khăng cho rằng những tư tưởng này khác đã thống trị trong một thời đại nào đó mà không quan tâm đến những điều kiện sản xuất lẫn người sản xuất rá những tư tưởng ấy, tức là hoàn toàn không tính đến những cá nhân và hoàn cảnh thế giới làm cơ sở cho những tư tưởng ấy, thì người ta có thể nói rằng (chẳng hạn trong thời kỳ thống trị của giai cấp quý tộc) những khái niệm danh dự, trung thành, v.v.. đã thống trị, còn trong thời kỳ thống trị của giai cấp tư sản, những khái niệm tự do, bình đẳng, v.v.. đã thống trị. Chính đó là điều mà toàn bộ giai cấp thống trị đã tưởng. Thật ra, mỗi giai cấp mới thay thế giai cấp thống trị trước mình, muốn thực hiện được mục đích của mình, đều phải nhất thiết biểu hiện lợi ích của bản thân mình thành lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội, hay nói một cách trừu tượng: phải gắn cho những tư tưởng của bản thân mình một hình thức phổ biến, phải biểu hiện những tư tưởng đó thành những tư tưởng duy nhất hợp lý, duy nhất có giá trị phổ biến (317). Nghĩa là ý thức của giai cấp phải được tuyên truyền, giáo dục phổ biến trong xã hội, để trở thành xã hội, nhân danh xã hội. Như vậy trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác và ăngghen đã giải quyết hết sức căn bản vấn đề cơ bản của triết học về xã hội. Đặc biệt là các vấn đề về nguồn gốc, bản chất của yếu tố xã hội, tính quyết định của TTXH và sự phụ thuộc của yếu tố xã hội vào tồn tại xã hội, đồng thời còn chỉ rõ tính giai cấp của ý thức xã hội trong mỗi thời đại... Những tư tưởng đó cũng là một cái mốc quan trọng thể hiện sự chín muồi của triết học Mác. Tiếp tục những quan điểm trên, trong đó tác phẩm sự khốn cùng của triết học, Mác đã đưa ra ý nghĩa phương pháp luận như sau: "để nghiên cứu những nguyên lý, cũng như để nghiên cứu lịch sử, người ta tự hỏi tại sao một nguyên lý nào đó lại biểu hiện ra trong thế kỷ nào đó (XI hay XVIII) chứ không phỉa trong một thế kỷ nào khác, tất nhiên là người ta bắt buộc phải xem xét tỉ mỉ xem, những người của thế kỷ XI là những người nào, những người của thế kỷ XVIII là những người nào, những nhu cầu của họ trong mỗi thế kỷ ấy, những lực lượng sản xuất của họ, những PTSX của họ, những nguyên liệu dùng trong sản xuất của họ là gì, cuối cùng những quan hệ giữa người và người do tất cả những điều kiện sinh tồn ấy sinh rá là những quan hệ nào. Nghiên cứu nêu tất cả những vấn đề ấy, không phải là theo dõi lịch sử hiện thực, trần tục của con người trong mỗi thế kỷ đó sao?" (387). Trong tác phẩm này mác cũng chỉ rõ: "giống như những nhà kinh tế học là những đại biểu khoa học của giai cấp vô sản, những người XHCN mà những người cộng sản cũ là những nhà lý luận của giai cấp vô sản. Chừng nào mà giai cấp vô sản chưa được phát triển đầy đủ để tự cấu thành giai cấp và do đó, chừng nào ngay cả cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản còn chưa có một tính chất chính trị và chừng nào những lực lượng sản xuất còn chưa phát triển đầy đủ trong lòng bản thân giai cấp tư sản để hé ra cho người ta thấy được những điều kiện vật chất cần thiết cho sự giải phóng của giai cấp vô sản và sự thành lập một xã hội mới, - thì chừng đó những nhà lý luận ấy chỉ là những nhà không tưởng, họ cố nghĩ ra những học thuyết và ra sức đi tìm một khoa học có tác dụng tái tạo để phục vụ cho những nhu cầu của các giai cấp bị áp bức. Nhưng lịch sử càng tiến tới và cùng với lịch sử, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cũng biểu hiện ra rõ rệt hơn thì họ không cần phải đi tìm khoa học ở trong trí óc họ nữa, mà họ chỉ cần chú ý đến sự việc diễn ra trước mắt họ và diễn đạt những sự việc ấy ra mà thôi. Chừng nào mà họ còn đi tìm khoa học và chỉ làm ra những học thuyết, chừng nào mà họ còn ở giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh thì họ vẫn thấy sự khốn cùng chỉ là sự khốn cùng mà không thấy trong sự khốn cùng có mặt cách mạng, mặt lật đổ, nó rõ đánh đổ xã hội cũ. Ngay từ lúc đó, khoa học do vận động vô sản sinh ra và tham dự vào vận động lịch sử ấy một cách hoàn toàn tự giác, không còn có tính chất lý thuyết suông nữa, khoa học đã trở thành khoa học cách mạng" (400). 2. Quan điểm về quan hệ biện chứng giữa trật tự xã hội và ý thức xã hội trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đây lf tác phẩm đánh dấu sự hình thành về cơ bản học thuyết của Mác và ăngghen. Những quan điểm duy vật lịch sử đã có ý nghĩa khoa học của cách mạng rất to lớn trong lĩnh vực ý nghĩa khoa học và cách mạng rất to lớn trong lĩnh vực ý thức xã hội. Sự tiếp tục và phát triển các quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau: - Mác và ăngghen phê phán các quan niệm của giai cấp tư bản về vấn đề này: "Nếu các ông lấy những quan niệm tư sản của các ông về tự do, về văn hoá, về luật pháp, v.v.. làm tiêu chuẩn để xét việc xoá bỏ sở hữu tư sản thì chẳng cần gây sự với chúng tôi làm gì. Chính những tư tưởng của các ông là con đẻ của chế độ sản xuất và sở hữu tư sản, cũng như pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định" (563). Còn những lời buộc tội chủ nghĩa cộng sản, xuất phát từ những quan điểm tôn giáo, triết học và nói chung là những quan điểm ý thức tư tưởng thì không đáng phải xét kỹ" (565). - Từ sự phê phán trên, một lần nữa Mác và ăngghen khẳng định TTXH quyết định YTXH, đồng thời chứng minh sâu sắc quan điểm đó bằng hiện thực lịch sử: "Liệu có cần phải sáng suốt lắm mới hiểu được rằng những tư tưởng, những quan điểm và những khái niệm của người ta, tóm lại là ý thức của người ta, đều thay đổi cùng với mọi sự thay đổi xảy ra trong điều kiện sinh hoạt, trong quan hệ xã hội, trong đời sống xã hội của người ta chăng?" (566). "Lịch sử tư tưởng chứng minh những gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị?/ Cụ thể Mác và ăngghen đã chứngminh như sau: "khi thế giới cổ đại đang suy tàn thì những tôn giáo cũ lại bị Đạo Cơ Đốc đánh bại. Vào thế kỷ XVIII, khi tư tưởng của đạo Cơ Đốc nhường chỗ cho những tư tưởng tiến bộ thì xã hội phong kiến đang giao chiến trận cuối cùng với giai cấp tư sản, lúc bấy giờ là giai cấp cách mạng. Những tư tưởng về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo chẳng qua chỉ nói lên thời kỳ thống trị của cạnh tranh do trong lĩnh vực tri thức mà thôi" (566). - Mác và ăngghen đề cập về sự phản ánh vượt trước của những tư tưởng khoa học, cách mạng: "khi người ta nói đến những tư tưởng đang cách mạng hoá cả một xã hội tìh như thế là người ta chỉ nêu ra sựt hật này là trong lòng xã hội cũ, những yếu tố của một xã hội mới đã hình thành và sự tan rã của những tư tưởng cũ là đi đôi với sự tan rã của những điều kiện sinh hoạt cũ" (566) (sự mất đi, hình thành đều là sự phản ánh). - Về tính giai cấp và các hình thái chung của YTXH qua các thời đại Mác và ăngghen chỉ rõ: "lịch sử của toàn bộ, từ trước đến nay, đều diễn ra trong những đối kháng giai cấp, những đối kháng mang hình thức khác nhau tuỳ từng thời đại. Nhưng dù những đối kháng ấy mang hình thức nào đi nữa thì hiện tượng một bộ phận này của xã hội bóc lột một bộ phận khác cũng vẫn là một hiện tượng chung cho tất cả các thế kỷ trước kia. Vậy không có gì đáng lấy làm lạ, khi thấy rằng ý thức xã hội của mọi thế kỷ, mặc dầu có muôn màu muôn vẻ và hết sức khác nhau, vẫn vận động trong một số hình thức chung nào đó, trong những hình thức ý thức chỉ hoàn toàn tiêu tan khi hoàn toàn không còn có đối kháng giữa các giai cấp nữa" (567). - Từ những quan điểm như trên Mác và ăngghen đã khẳng định lập trường của giai cấp vô sản: "cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với chế độ sở hữu cổ truyền; không có gì đáng lấy làm lạ khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng cổ truyền" (567). ở đây cần hiểu chế độ sở hữu cổ truyền là sở hữu tư nhân về TLSX, tư tưởng cổ truyền là những tư tưởng nảy sinh từ chế độ sở hữu ấy. 3. Quan niệm về quan hệ biện chứng giữa trật tự xã hội và ý thức xã hội trong tác phẩm: Chống Đuy-rinh mà tác phẩm: chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng đến khoa học Đây là hai tác phẩm có sự tương ứng về một số chương và nội dung. Các tác phẩm này được viết trong thời kỳ 1876. 1877, 1878. * Trong tác phẩm chống Đuy-rinh có một số quan điểm nổi bật như sau - ăngghen đề cập về sự kế thừa của học thuyết CNXH: "Nhưng theo hình thức lý luận của nó, thì CNXH hiện đại lúc đầu xuất hiện như một sự phát triển hơn nữa và dường như triệt để hơn những nguyên lý mà các nhà triết học khai sáng vĩ đại Pháp hồi thế kỷ XVIII đã nêu lên. Cũng như bất cứ học thuyết mới nào, CNXH trước hết phải xuất phát từ tài liệu tư tưởng đã được tích luỹ từ trước mặc dù gốc dễ của nó nằm sâu ở những sự kiện kinh tế (Vật chất"" (125). (P.ăngghen: Chống Đuy-rinh, Nxb STHN, 1984, tr. 25). - Bằng sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì "chủ nghĩa duy tâm đã tự tống ra khỏi cái hầm trú ẩn cuối cùng của nó là quan niệm về lịch sử; một quan niệm duy vật lịch sử đã ra đời, và người ta đã tìm thấy được phương pháp lấy sự tồn tại của con người để giải thích ý thức của con người, chứ không lấy ý thức của con người để giải thích sự tồn tại của con người như từ xưa đến nay người ta vẫn làm (42). - "Như vậy là, phải tìm những nguyên nhân cuối cùng của tất cả những sự biến đổi xã hội và của tất cả những cuộc biến cách chính trị ở trong những sự thay đổi về phương thức sản xuất và phương thức trao đổi, chứ không phải ở trong đầu óc người ta, không phải ở trong sự hiểu biết ngày càng tăng thêm của người ta về chân lý vĩnh cửu và công lý vĩnh cửu; phải tìm những nguyên nhân đó không phải là ở trong triết học, mà ở trong kinh tế của thời đại mình nghiên cứu? (446). Do đó, những thủ đoạn để gạt bỏ những tai hoạ "phải dùng đầu óc của mình để phát hiện ra những thủ đoạn ấy từ những sự kiện vật chất về sản xuất đã có sẵn, chứ không phải là sáng chế ra trong đầu óc của mình, những thủ đoạn ấy" (447) - Đó là nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử. * Trong tác phẩm chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng đến khoa học - ăngghen phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng châu Âu từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, những hình thức tư tưởng của những nhà không tưởng trong thời kỳ đó là do ảnh hưởng của triết học duy vật siêu hình, triết học biện chứng duy tâm, trào lưu tư tưởng nhân đạo trong phong trào văn hoá phục hưng. Mặt khác nó còn phản ánh tính chất hạn chế của chế độ TBCN ngay khi nó ra đời, do nó phản ánh thời đại mà nó ra đời đó là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và thời kỳ ra đời của chế độ TBCN. - Phê phán quan điểm của CNXH không tưởng, ăngghen còn chỉ ra rằng nếu chỉ coi CNXH là biểu hiện của chân lý, lý tính và chính nghĩa tuyệt đối thì cái có thể rút ra được chỉ là một loại đặc biệt của CNXH trung dung, chiết trung. Do vậy muốn làm cho CNXH thành một khoa học thì trước hết phải đặt CNXH trên cơ sở hiện thực. - ăngghen dự báo về nội dung này trong CNCS. "Tồn tại xã hội của người ta từ trước đến nay vẫn đối lập với người ta như những cái do tự nhiên và lịch sử gán ghép cho người ta thì hiện nay đã biến thành hành động tự do của chính người ta. Những lực lượng khách quan bên ngoài, từ trước đến nay vẫn thống trị lịch sử, thì hiện nay sẽ do chính người ta kiểm soát. Chỉ từ lúc đó người ta mới bắt đầu tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình một cách hoàn toàn tự giác, chỉ lúc đó những nguyên nhân xã hội mà họ thúc đẩy mới đưa lại những kết quả mà họ mong muốn, với một mức độ rất lớn và luôn luôn tăng lên mãi. Loài người thoát khỏi thời đại của định mệnh để bước vào thời đại của tự do" (111). "Cuối cùng người ta làm chủ lấy tồn tại xã hội của chính mình và do đó làm chủ được tự nhiên, làm chủ cả chính mình - thành người tự do" (114). ăngghen phát triển từ không tưởng đến khoa học, Nxb STHS, 1958. Tóm lại: Qua một số tác phẩm cơ bản trên, Mác và ăngghen đã cơ bản giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của trật tự về xã hội, đó là quan hệ và giữa TTXH và YTXH. Những quan điểm đó là thế giới quan về phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieuluan.doc
Tài liệu liên quan