Tiểu luận Quan điểm chỉ đạo của công tác dân vận của Hồ Chí Minh và của đảng cộng sản Việt Nam

Dân vận và công tác dân vận là một nội dung quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện Đảng cầm quyền, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ.

Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã luôn luôn coi trọng công tác dân vận, coi đây là một trong những nhân tố quyết định sự lớn mạnh và trưởng thành của Đảng.

Vận dụng sáng tạo và phát triển những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó có quan điểm quần chúng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành vận động và sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất, Lực lượng vũ trang nhân dân; lãnh đạo toàn dân đoàn kết làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám (1945), khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp sau đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp, 21 năm chống đế quốc Mỹ xâm lược, đưa cả nước quá độ tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa ở một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế chưa phát triển.

Có thể khẳng định rằng, những quan điểm về công tác dân vận của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa chỉ đạo hết sức quan trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong việc giáo dục, động viên, tổ chức mọi tầng lớp nhân dân, mọi tôn giáo, mọi tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nhằm tạo ra sức mạnh vô địch và động lực to lớn của dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước, làm tăng vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) khởi xướng và lãnh đạo, đã giành được những thành tựu bước đấu rất quan trọng về kinh tế, xã hội. Thế và lực của đất nước được tăng cường đã góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, xã hội và là điều kiện, cơ sở bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững ở những năm tiếp theo. Đó cũng là hệ quả tất yếu của công tác vận động quần chúng của Đảng ta; thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận trong tình hình mới. Thực tế cho thấy, từ sau Đại hội VI của Đảng và sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám (khoá VI), những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác dân vận trong thời kỳ mới đã được phát triển và làm sâu sắc hơn tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991). Các đoàn thể nhân dân đã cố gắng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động cùng với các thành viên trong hệ thống chính trị thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và đã thu được những kết quả nhất định. Quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân cơ bản được giữ vững.

Tuy nhiên, thực trạng công tác dân vận của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân chưa xác định thật rõ chức năng, nhiệm vụ. Còn lúng túng về phương thức lãnh đạo, hoạt động và xây dựng tổ chức. Các quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác dân vận chưa thực sự chuyển biến mạnh mẽ trong chương trình hành động của các tổ chức đảng và chính quyền. Mối quan hệ giữa chính quyền các cấp với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân chậm được cụ thể hoá.

Để công tác dân vận ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng trước những biến đổi to lớn của khu vực và thế giới, của toàn cầu hoá và hội nhập, hơn bao giờ hết, công tác này phải được đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động nhằm không ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp đưa đất nước vững bước tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 

doc33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4170 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm chỉ đạo của công tác dân vận của Hồ Chí Minh và của đảng cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………… NỘI DUNG………………………………………………………… I . QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN……………………………………………………. 1. Quan điểm của C.Mác- Ph.Ăngghen…………………………... 2. Quan điểm của V.I.Lênin………………………………………. II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM………… 1. Quan điểm chỉ đạo công tác dân vận của Hồ Chí Minh……… 1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân vận…………………….. 1.2.Vị trí, vai trò của công tác dân vận……………………………. 1.3.Về quy trình công tác dân vận…………………………………. 1.4 .Về lực lượng phụ trách công tác dân vận……………………. Quan điểm chỉ đạo công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam………………………………………………………………… 2.1 Khái niệm công tác dân vận của Đảng…………………………….. 2.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam………………… Nội dung và nhiệm vụ của công tác dân vận trong tình hình mới ........... . Nội dung...................................................................................... . Nhiệm vụ .................................................................................... III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY…………………………………………………………... 1. Thực trạng………………………………………………………. 1.1 Những kết quả đạt được……………………………………….. 1.2. Những khuyết điểm, yếu kém…………………………………. Những giải pháp chủ yếu……………………………………… kÕT LUËN………………………………………………………… Trang 2 4 4 4 5 8 8 8 10 12 14 15 15 15 22 22 25 26 26 26 27 28 32 MỞ ĐẦU Dân vận và công tác dân vận là một nội dung quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện Đảng cầm quyền, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ. Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã luôn luôn coi trọng công tác dân vận, coi đây là một trong những nhân tố quyết định sự lớn mạnh và trưởng thành của Đảng. Vận dụng sáng tạo và phát triển những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó có quan điểm quần chúng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành vận động và sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất, Lực lượng vũ trang nhân dân; lãnh đạo toàn dân đoàn kết làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám (1945), khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp sau đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp, 21 năm chống đế quốc Mỹ xâm lược, đưa cả nước quá độ tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa ở một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế chưa phát triển. Có thể khẳng định rằng, những quan điểm về công tác dân vận của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa chỉ đạo hết sức quan trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong việc giáo dục, động viên, tổ chức mọi tầng lớp nhân dân, mọi tôn giáo, mọi tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nhằm tạo ra sức mạnh vô địch và động lực to lớn của dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước, làm tăng vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) khởi xướng và lãnh đạo, đã giành được những thành tựu bước đấu rất quan trọng về kinh tế, xã hội. Thế và lực của đất nước được tăng cường đã góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, xã hội và là điều kiện, cơ sở bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững ở những năm tiếp theo. Đó cũng là hệ quả tất yếu của công tác vận động quần chúng của Đảng ta; thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận trong tình hình mới. Thực tế cho thấy, từ sau Đại hội VI của Đảng và sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám (khoá VI), những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác dân vận trong thời kỳ mới đã được phát triển và làm sâu sắc hơn tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991). Các đoàn thể nhân dân đã cố gắng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động cùng với các thành viên trong hệ thống chính trị thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và đã thu được những kết quả nhất định. Quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân cơ bản được giữ vững. Tuy nhiên, thực trạng công tác dân vận của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân chưa xác định thật rõ chức năng, nhiệm vụ. Còn lúng túng về phương thức lãnh đạo, hoạt động và xây dựng tổ chức. Các quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác dân vận chưa thực sự chuyển biến mạnh mẽ trong chương trình hành động của các tổ chức đảng và chính quyền. Mối quan hệ giữa chính quyền các cấp với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân chậm được cụ thể hoá. Để công tác dân vận ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng trước những biến đổi to lớn của khu vực và thế giới, của toàn cầu hoá và hội nhập, hơn bao giờ hết, công tác này phải được đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động nhằm không ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp đưa đất nước vững bước tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. NỘI DUNG I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN. Nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin về công tác dân vận, chúng ta thấy, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênin đều chỉ ra rằng các Đảng Cộng sản đều phải làm công tác vận động nhân dân. Đó là một công tác lâu dài và phải kiên trì thực hiện. Giai cấp công nhân phải vận động để giành lấy sự đồng tình, giành lấy sự ủng hộ của đa số nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cách mạng của mình. Mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau phải có những hình thức, nội dung công tác dân vận khác nhau. 1. Quan điểm của C.Mác- Ph.Ăngghen Trong Lời nói đầu tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848-1850”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết “Đã qua rồi, thời kỳ cuộc đột kích, thời kỳ những cuộc cách mạng do những nhóm thiểu số tự giác cầm đầu những quần chúng không tự giác tiến hành. Ở nơi nào mà vấn đề đặt ra là phải cải tạo hoàn toàn chế độ xã hội, thì bản thân quần chúng phải tự mình tham gia công cuộc cải tạo ấy, phải tự mình hiểu rõ vì sao phải tiến hành đấu tranh, vì sao phải đổ máu và hi sinh tính mạng”.(1) Từ chỉ dẫn nêu trên cho thấy, từ giữa thế kỷ XVIII trở lại đây, cách mạng xã hội không phải do những cá nhân, những nhóm người nhỏ bé cầm đầu, những quần chúng không tự giác tiến hành. Trái lại, từ những năm cuối thế kỷ XIX trở đi, những cuộc cách mạng xã hội muốn thắng lợi phải do các chính đảng có lý luận tiên phong của cac giai cấp lãnh đạo. Các đảng đó phải biết thuyết phục, giác ngộ và tập hợp đông đảo quần chúng, huấn luyện quần chúng dám xả thân đấu tranh mới giành được thắng lợi. Động lực của những cuộc cải biến, những cuộc cách mạng ấy lại là các lợi ích. Theo C.Mác, tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ. Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những nguyên nhân và động lực của sự cải biến xã hội nọ sang xã hội kia, Ph.Ăngghen cho rằng, không phải là những lý tưởng, những chân lý mà chính là ở sự biến đổi của phương thức sản xuất và trao đổi kinh tế. Động lực thúc đẩy sự cải biến xã hội ấy là những lợi ích kinh tế. Ph.Ăngghen đã đi đến kết luận: “Thoạt nhìn người ta có thể cho rằng chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến xưa kia- ít nhất là lúc ban đầu- bắt nguồn từ những nguyên nhân chính trị, từ sự chiếm đoạt bằng bạo lực, thì điều đó là không thể chấp nhận được đối với giai cấp (1) C.Mác- Ph.Ăngghen toàn tập, tập 22, tr 775, Nxb CTQG, H, 1995 tư sản và giai cấp vô sản. Ở đây, ta thấy rõ ràng và cụ thể rằng nguồn gốc và sự phát triển của hai giai cấp lớn đó là những nguyên nhân thuần tuý kinh tế- cũng rõ ràng trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư sản, cũng như trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, thì trước hết, vấn đề là ở những lợi ích kinh tế- để thoả mãn những lợi ích kinh tế thì quyền lực chính trị chỉ được sử dụng làm một phương tiện đơn thuần”. (1) Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848), C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổi sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền” (2). Trong bài “Vấn đề quân sự ở Phổ và Đảng công nhân Đức”, Ph. Ăngghen viết: “giai cấp vô sản trở thành một sức mạnh từ khi nó thành lập một đảng công nhân đối lập, mà với sức mạnh thì người ta phải chú ý đến” (3) Nhưng muốn có sức mạnh thì phải thống nhất ý chí, phải đoàn kết, phải có tổ chức. Vì vậy, hai ông kêu gọi “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Nhờ đoàn kết, giai cấp công nhân đã thu được thắng lợi trong các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế đối với các chủ tư bản. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn thể Hội liên hiệp họp ở La Hay (Hà Lan) ngày 2/9/1872 đã khẳng định: sự thống nhất các lực lượng của giai cấp công nhân đã đạt được thông qua đấu tranh kinh tế cũng phải trở thành đòn bẩy trong cuộc đấu tranh của nó chống quyền lực chính trị của những kẻ bóc lột nó. Sau Đại hội La Hay, tại Amsterdam, C.Mác đã đọc bài diễn văn, trong đó nhấn mạnh: “chúng ta hãy nhớ một nguyên tắc cơ bản của Quốc tế: sự đoàn kết. Chúng ta sẽ đạt được một mục đích vĩ đại mà chúng ta đang hướng tới, nếu chúng ta củng cố vững chắc nguyên tắc đầy sức sống ấy trong tất cả các công nhân ở tất cả các nước. Cách mạng phải là đoàn kết, kinh nghiệm lớn lao của Công xã Paris đã dạy chúng ta như thế”. (4) 2. Quan điểm của V.I.Lênin Phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lênin nhấn mạnh lợi ích thiết thân của cá nhân người lao động. Người viết: “Những lý tưởng cao cả nhất cũng không đáng một xu nhỏ, chừng nào người ta không biết kết hợp chặt chẽ những lý tưởng đó với lợi ích của chính ngay những người đang tham gia cuộc đấu tranh kinh tế, chừng nào mà người ta không biết kết hợp những lý tưởng đó với những vấn đề “chật hẹp” và nhỏ nhặt trong cuộc (1) C.Mác- Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21, tr 439, Nxb CTQG, H, 1995 (2) C.Mác- Ph.Ăngghen toàn tập, tập 4, tr 615, Nxb CTQG, H, 1995 (3) C.Mác- Ph.Ăngghen toàn tập, tập 16, tr 99, Nxb CTQG, H, 1994 (4) C.Mác- Ph.Ăngghen toàn tập, tập 18, tr 220, Nxb CTQG, H, 1995 sống hàng ngày của giai cấp ấy như vấn đề trả công lao động một cách công bằng” (1). V.I Lênin còn căn dặn, phải lấy lợi ích kinh tế thiết thân của người lao động làm cơ sở để xây dựng nền kinh tế. Người viết: “Chúng ta nói rằng phải xây dựng mọi nền kinh tế quốc dân quan trọng trên cơ sở sự quan tâm thiết thân của cá nhân” (2). “Sự quan tâm thiết thân của cá nhân có tác dụng nâng cao sản xuất”(3) . Đặc biệt, đối với những nước tiểu nông như nước Nga, V.I Lênin còn căn dặn: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải bằng cách trực tiếp dựa vào nhiệt tình, mà là với nhiệt tình do cuộc cách mạng vĩ đại sinh ra bằng cách khuyến khích lợi ích cá nhân” (4). Như vậy, lợi ích là cái gắn bó người ta lại với nhau. Lợi ích gắn liền với các cuộc đấu tranh, là động lực của các cuộc đấu tranh, trong đó lợi ích thiết thân của cá nhân là động lực trực tiếp rất mạnh mẽ. Công tác vận động quần chúng trong cách mạng vô sản là một cuộc đấu tranh, hơn nữa- đó là cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài, khó khăn, gian khổ; cuộc đấu tranh ấy chưa kết thúc ngay cả khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền, mà còn phải tiếp tục trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản vì lợi ích thiết thân của tuyệt đại đa số nhân dân, của toàn xã hội nhưng với những hình thức khác. Vì vậy, muốn vận động quần chúng phải quan tâm lợi ích thiết thân của họ. Lợi ích là một động lực của sự phát triển. Sức mạnh của quần chúng nhân dân là vô địch. Tuy nhiên, quần chúng nhân dân chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình khi họ được tổ chức lại. V.I Lênin còn nhấn mạnh: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng và chúng tôi sẽ làm đảo ngược nước Nga lên” (5) . Vì vậy, V.I. Lênin rất chú ý đến tổ chức công đoàn của giai cấp công nhân. Người cho rằng, những công việc tổ chức như thế là của Đảng, Đảng phải biết cách làm công tác tuyên truyền, tổ chức, cổ động sao cho dễ tiếp thu nhất, dễ hiểu nhất, rõ ràng nhất và sinh động nhất đối với các “phố” thợ thuyền, nhà máy lẫn đối với các vùng nông thôn. Muốn có sức mạnh phải thống nhất ý chí, phải đoàn kết, phải có tổ chức. V.I. Lênin đã vận dụng tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen vào thời đại của mình- thời đại đế quốc chủ nghiã và cách mạng vô sản- và kêu gọi mở rộng khối đoàn kết của giai cấp công nhân với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Người kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước, các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Ở nước Nga, sau cách mạng Tháng Mười năm 1917, giai cấp vô sản (1) V.I. Lênin toàn tập, tập 1, tr 510-511, Nxb TB, M, 1974 (2) V.I. Lênin toàn tập, tập 44, tr 208, Nxb TB, M, 1978 (3) V.I. Lênin toàn tập, tập 44, tr 190, Nxb TB, M, 1978 (4) V.I. Lênin toàn tập, tập 44, tr 189, Nxb TB, M, 1978 (5) V.I. Lênin toàn tập, tập 6, tr 162, Nxb TB, M, 1978 nắm chính quyền, V.I Lênin đã khẳng định: “Chúng ta không chấp chính bằng cách chia rẽ mà bằng cách tạo ra giữa tất cả mọi người lao động những mối liên hệ keo sơn về những quyền lợi thiết thân và ý thức giai cấp” (1) . Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I Lênin nhấn mạnh việc động viên và phát huy mọi lực lượng của quần chúng nhân dân. Người cảnh báo những ai chỉ trông vào bàn tay của những người cộng sản để xây dựng xã hội cộng sản là những kẻ có tư tưởng hết sức ngây thơ. Về phương pháp công tác dân vận, theo V.I.Lênin, phải dùng phương pháp nêu gương và giúp đỡ. Như vậy, chúng ta có thể nhận thức rằng, trong công tác dân vận thì những tấm gương, những mô hình thực tiễn cụ thể có tác dụng cổ vũ, động viên, hướng dẫn quần chúng nhân dân rất lớn. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, đối với quần chúng nhân dân không được dùng mệnh lệnh, áp đặt ý chí chủ quan của cá nhân lãnh đạo đối với họ. Phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lênin rất coi trọng phương pháp thuyết phục, giáo dục và nêu gương đối với quần chúng nhân dân. Người đề ra nhiệm vụ hàng đầu cho các Đảng Cộng sản là phải “Thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của Cương lĩnh và sách lược của mình” (2). V.I. Lênin cho đây là nhiệm vụ chiến lược quan trọng cả thời kỳ chưa giành được chính quyền và thời kỳ đã giành được chính quyền, xây dựngc hủ nghĩa xã hội. Mặc dù trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, nhưng Người căn dặn: “Chúng ta phải suy nghĩ kỹ rằng muốn quản lý được tốt, thì ngoài cái tài biết thuyết phục, biết chiến thắng trong cuộc nội chiến, còn cần phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn” (3) . V.I.Lênin cũng cho rằng: “Việc giáo dục và rèn luyện quần chúng lao động là nhiệm vụ cơ bản của công tác giáo dục của Đảng cộng sản và của mọi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa”(4). V.I.Lênin phê phán những đảng viên, cán bộ, tổ chức không gương mẫu, không dũng cảm hoặc “rất ít dùng những điển hình, những tấm gương cụ thể sinh động, lấy trong mọi lĩnh vực của đời sống để giáo dục quần chúng”(5). Người yêu cầu lấy kinh nghiệm lâu dài, lấy ví dụ thực tế để chứng minh cho quần chúng thấy rõ sự cần thiết của công việc là một biện pháp có hiệu quả không nhỏ. V.I.Lênin khuyến khích mở rộng dân chủ, công khai làm cho mọi người dân biết công việc của Đảng, của Nhà nước. Đó là phương pháp công tác quần chúng có tác dụng V.I. Lênin toàn tập, tập 35, tr 347, Nxb TB, M, 1976 (2) V.I. Lênin toàn tập, tập 36, tr 208, Nxb TB, M, 1976 (3) V.I. Lênin toàn tập, tập 36, tr 210, Nxb TB, M, 1976 (4) V.I. Lênin toàn tập, tập 41, tr 474, Nxb TB, M, 1976 (5) V.I. Lênin toàn tập, tập 37, tr 109, Nxb TB, M, 1977 nâng cao tính chủ động, tính tích cực sáng tạo cách mạng của quần chúng. Người viết: “Một nước mạnh là nhờ ở sự giác ngộ của quần chúng. Nước mạnh là khi nào quần chúng biết rõ tất cả mọi cái, quần chúng có thể phán đoán được về mọi cái và đi vào hành động một cách có ý thức”(1) V.I.Lênin rất trân trong ý kiến của quần chúng nhân dân. Người coi đó là tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, là những nguồn thông tin cực kỳ quý báu để hình thành chính sách. Vì vậy, Người yêu cầu phải tập hợp, tổng kết những ý kiến của quần chúng. V.I.Lênin cũng đề nghị tìm mọi cách để duy trì, phát triển và mở rộng những hội nghị công nhân, nông dân ngoài Đảng có thể: “…nhận xét tâm trạng của quần chúng, gần gũi họ, giải quyết những nhu cầu của họ, giao cho những phần tử tốt nhất trong số họ đảm nhiệm những chức vụ trong bộ máy nhà nước..” (2) . Đó cũng là một phương thức công tác quần chúng rất hiệu nghiệm. II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Quan điểm chỉ đạo công tác dân vận của Hồ Chí Minh Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân vận Trong hoạt động lý luận, rất nhiều lần Hồ Chí Minh đề cập đến công tác dân vận. Qua đó, Người đã từng bước làm rõ quan niệm của mình về công tác dân vận. Theo Người: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể giao cho”. Quan niệm trên đây của Hồ Chí Minh nêu bật 3 vấn đề: Thứ nhất, dân vận nhằm huy động tất cả lực lượng của mỗi người dân vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng của mỗi người dân được tạo nên bởi nhiều nhân tố (đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực, sức lực và trí tuệ, tinh thần và vật chất). Hồ Chí Minh đòi hỏi công tác dân vận không chỉ dừng lại ở việc vận động, tuyên truyền, giáo dục chung chung mà phải đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của từng người dân. Chỉ có như vậy mới động viên, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mỗi người, biến tiềm năng, (1) V.I. Lênin toàn tập, tập 35, tr 23, Nxb TB, M, 1976. (2) V.I. Lênin toàn tập, tập 41, tr 39, Nxb TB, M, 1977 khả năng của họ trở thành hiện thực. Có thể coi đây là chiều sâu của công tác dân vận. Thứ hai, công tác dân vận phải huy động lực lượng của tất cả mỗi người “không để sót một người dân nào”. Chỉ có như vậy mới có thể xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có thể coi đây là bề rộng của công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ ba, dân vận là vận động quần chúng nhân dân làm cách mạng, “đem tài dân, sức dân của dân để làm lợi cho dân”. Theo Người, dân vận là vận động toàn dân và mỗi người đem đức và tài, sức lực và của cải, khả năng và thực lực để thực hành những công việc nên làm từ xây dựng, giữ gìn, bảo vệ xóm làng đến kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. . Vị trí, vai trò của công tác dân vận Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhưng sức mạnh của quần chúng chỉ có thể lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giải phóng dân tộc, giải phóng chính mình khi được tổ chức dẫn dắt bởi một Đảng tiền phong. Ý thức sâu sắc được điều đó nên,vấn đề dân vận, vận động quần chúng tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, chấn hưng đất nước được Hồ Chí Minh đặt ra từ rất sớm. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã đặt cho mình nhiệm vụ trọng tâm là vận động dân chúng. Năm 1923, Người đã nêu lên những vấn đề cơ bản của công tác dân vận: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành độc lập, tự do”(1) . Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Người đã chỉ rõ: “cách mệnh trước hết cần có Đảng, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là “Trong thì vận động tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”(2) Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền (1945), công tác dân vận được Hồ Chí Minh đặt ra một cách thường xuyên, cấp bách hơn. Có thể nói, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận dân vận đạt tới đỉnh cao thể hiện qua tác phẩm “Dân vận” do Người viết ngày 15 tháng 10 năm 1949. Tác phẩm hàm chứa rất nhiều nghĩa, nhiều nội dung, chuyển tải và biểu cảm đầy đủ, sâu sắc tư tưởng và triết lý Hồ Chí Minh về công tác dân vận, trở thành tác phẩm kinh điển về vận động quần chúng. Để hiểu rõ đây là sự tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, hiểu rõ hơn thực trạng công tác dân vận đòi hỏi Hồ Chí Minh phải viết tác phẩm “Dân vận”. Trước đó 2 năm Người đã viết một số tác phẩm rất quan trọng về dân vận. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, tr 192, Nxb CTQG, H,2002 (2) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, tr 193, Nxb CTQG, H, 2002 Tháng 3 năm 1947 dưới bút danh Tân Sinh, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Đời sống mới”. Trong tác phẩm này, Người đã đặt vấn đề thực hành đời sống mới là đòi hỏi cấp bách của kháng chiến, kiến quốc. Tuy vậy, việc thực hành đời sống mới gặp phải những lực cản mà một trong số đó, là nhiều cán bộ không biết làm dân vận, vi phạm cả quyền công dân. Điển hình là việc vận động nhân dân đi học chữ quốc ngữ. Để thúc đẩy phong trào, một số nơi đã áp dụng các hình thức phạt, kể cả việc phạt tiền những ai không đi học. Thậm chí có nơi còn lấy mực vẽ lên miệng những người không biết chữ. Hồ Chí Minh kết luận: “Làm như vậy chỉ bị người ta oán ghét, chứ không ích gì”.(1) Đặc biệt, tháng 10 năm 1947, Người đã viết “Sửa đổi lối làm việc”. Trong tác phẩm này, Người nêu rõ, cần phải sửa ngay trong cách tổ chức, cách làm dân vận còn nhiều biểu hiện quan liêu, xa rời dân chúng, nhiều cán bộ áp đặt ý muốn chủ quan của mình đối với dân chúng. Hồ Chí Minh gọi đó là những người làm việc theo lối “khoét chân cho vừa giầy”. Chân là quần chúng, giầy là cách tổ chức, cách làm việc của cán bộ. Người còn nói tới “một hạng người chỉ biết nói suông”, chỉ biết cho ý kiến, chỉ thị, không kịp thời nắm bắt các hoạt động, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân. Những thiếu sót phổ biến, nghiêm trọng xảy ra trong công tác dân vận là cơ sở để giải thích vì sao, câu đầu tiên trong tác phẩm “Dân vận”, Hồ Chí Minh đã viết: “Vấn đề dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ, những vì nhiều địa phương, cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng, cho nên cần phải nhắc lại”(2). Thực chất, mục tiêu của dân vận là để có được lực lượng to lớn, mạnh mẽ của nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nếu không có dân, Đảng không lực lượng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, lực lượng vật chất chỉ có thể đánh bại bởi lực lượng vật chất. Do đó. Lực lượng quần chúng được giác ngộ, có tổ chức, có lãnh đạo luôn là một nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà Người gắn lực lượng to lớn, mạnh mẽ của nhân dân với công tác dân vận và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Người viết: “lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”(3). Từ đó, Hồ Chí Minh phê phán những cán bộ, đảng viên “xem khinh việc dân vận”. Người gọi đây là “khuyết điểm to” cần phải sửa chữa, khắc phục ngay. Thực tế cho thấy, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã dồn nhiều công sức, trí tuệ cho một công việc to lớn, hệ trọng là (1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr 109, Nxb CTQG, H, 2002 (2) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr 698, Nxb CTQG, H, 2002 (3) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr 706, Nxb CTQG, H, 2002 vận động, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh cho độc lập, tự do. . Về quy trình công tác dân vận Mỗi lĩnh vực công tác đòi hỏi phải tuân theo một quy trình mang tính đặc thù. Quy trình của công tác dân vận được Hồ Chí Minh chỉ ra vào năm 1949 như sau: “Trước hết, là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi người dân hiểu rõ ràng. Điểm thứ hai là, bất cứ việc gì phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh, địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong, phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”(1) Quán triệt tư tưởng của Người về công tác dân vận, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã chính thức khẳng định quy trình của công tác dân vận là: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quy trình của công tác dân vận gồm bốn bước sau đây: Thứ nhất, giải thích cho dân hiểu rõ quyền lợi và nhiệm vụ của họ (Dân biết). Dân biết là khâu đầu tiên của quy trình dân vận và cũng là khâu đầu tiên thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. Trong bài “Dân vận”, vấn đề đầu tiên Hồ Chí Minh thấy cần phải nhắc lại là: “Nước ta là nước dân chủ. Vì vậy, họ cần phải biết những điều mà người chủ cần biết”. Theo Người, “dân ta rất thông minh “dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng”(2). Thứ hai, bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân (Dân bàn) Dân biết và dân bàn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Người dân chỉ bàn những điều họ biết, không thể bàn những gì chưa biết hoặc không biết. Theo Hồ Chí Minh, có hai cách làm với dân chúng: Một là, làm việc theo cách quan liêu. Nghĩa là cái gì cũng dùng mệnh lệnh, ép dân làm, đóng cửa mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào dân chúng, bắt dân chúng theo. Hai là, làm theo cách quần chúng, việc gì cũng hỏi ý kiến dân chúng, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr 698, 699, Nxb CTQG, H,2002 (2) Hồ Chí Minh toàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTl cong tac dan van.doc
Tài liệu liên quan