Tiểu luận Phát triển kỹ năng giải quyết các vấn đề cho học sinh trong dạy học giải phương trình vô tỉ ở trường Trung học phổ thông

Trong Luật Giáo dục năm 2005, điều 5.2, chương 1 đã ghi: "Phương pháp

giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người

học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê

học tập và ý chí vươn lên".

Mục tiêu giáo dục và đào tạo là đào tạo ra những con người đáp ứng được

những yêu cầu thực tế thời đại. Vì vậy cần tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt

ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân,

gia đình và cộng đồng.

Thực trạng của giáo dục và yêu cầu về việc đổi mới PPDH luôn được phản

ánh như một vấn đề có tính thời sự của Việt Nam. Dạy học GQVĐ là một hướng

tiếp cận phù hợp với triết lý về khoa học và giáo dục hiện đại, đáp ứng tốt những

yêu cầu về giáo dục thế kỉ 21.

Dạy học giải quyết vấn đề là một hướng tiếp cận dạy học đã được nhiều tác

giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong một xã hội đang phát triển

nhanh về mọi mặt như hiện nay, rèn luyện và phát triển các kỹ năng giải quyết vấn

đề cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường phổ thông.

Nội dung chủ đề giải phương trình vô tỉ hay song còn khó và không gây được

sự hứng thú cho học sinh.

pdf25 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 11/12/2023 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Phát triển kỹ năng giải quyết các vấn đề cho học sinh trong dạy học giải phương trình vô tỉ ở trường Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể sử dụng định lý Viet của phương trình bậc hai để biến đổi phương trình chứa 17 tham số và ẩn số thành phương trình tích. Giáo viên có thể cho học sinh nhắc lại định lý Viet của phương trình bậc hai. Các bài tập minh họa. 2.3. Biện pháp 3: Tăng cường cho học sinh tập luyện cách tìm nhiều lời giải cho một bài toán Giáo viên có thể tăng cường cho học sinh tập luyện cách tìm nhiều lời giải cho một bài toán. Qua đó học sinh phát triển được kỹ năng nhìn bài toán dưới nhiều góc độ khác nhau, kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng đánh giá. Các bài tập minh họa. Kết luận chương 2 Chương này trình bày một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng GQVĐ cho học sinh trong dạy học giải phương trình vô tỉ ở trường THPT. Kết hợp giữa việc nghiên cứu tài liệu cùng với kinh nghiệm dạy học của bản thân và các đồng nghiệp, tác giả đã đưa ra ba biện pháp nhằm phát triển kỹ năng GQVĐ cho học sinh trong dạy học giải phương trình vô tỉ. Với cách lập luận và giải thích của mình cùng với bài tập dạy học minh họa nội dung phương trình vô tỉ, tác giả tin rằng giải thuyết khoa học của luận văn có thể chấp nhận được. CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 18 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm Mục đích của thực nghiệm sư phạm là thăm dò tính khả thi và hiệu quả của việc phát triển các kỹ năng GQVĐ cho học sinh vào dạy học giải các bài tập điển hình về giải phương trình vô tỷ trong một số tiết ôn tập bám sát chương III Đại số 10 THPT “Phương trình – Hệ phương trình”. 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm - Biên soạn tài liệu thử nghiệm nhằm phát triển kỹ năng GQVĐ cho học sinh thông qua dạy học một số tiết điển hình theo những giáo án nói trên. - Hướng dẫn sử dụng tài liệu cho giáo viên. - Đánh giá chất lượng, hiệu quả và hướng khả thi của việc phát triển các kỹ năng GQVĐ cho học sinh vào dạy học giải các bài tập điển hình về giải phương trình vô tỷ trong một số tiết ôn tập bám sát chương III Đại số 10 THPT “Phương trình – Hệ phương trình”. 3.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 3.2.1. Nội dung thực nghiệm Nội dung dạy học thực nghiệm là một số tiết tiết ôn tập bám sát chương III Đại số 10 THPT “Phương trình – Hệ phương trình”. Chúng tôi tiến hành dạy thử 3 tiết và kiểm tra một tiết để đánh giá tổng hợp xây dựng tình huống có vấn đề trong luận văn, cụ thể: - Bài 1: Ôn tập Phương trình qui về phương trình bậc nhất, bậc hai (tiết bám sát số 7). - Bài 2: Ôn tập Phương trình và hệ phương trình. - Bài 3: Ôn tập Phương trình và hệ phương trình (tiếp). 3.2.2. Bài soạn dạy thực nghiệm 3.3. Tổ chức thực nghiệm 3.3.1. Thời gian thực nghiệm Từ ngày 03/10/2011 đến ngày 03/11/2011. 3.3.2. Địa điểm thực nghiệm - Trường THPT Phan Chu Trinh, Tây Hồ, Hà Nội. 19 3.3.3. Đối tượng thực nghiệm Học sinh khối 10 trường THPT Phan Chu Trinh, có một lớp thử nghiệm là lớp 10A1 gồm 30 học sinh và một lớp đối chứng là lớp 10A2 gồm 30 học sinh, hai lớp này do cô Vân Anh dạy Toán. Hai lớp thử nghiệm và đối chứng có lực học tương đương nhau theo kết quả kiểm tra đầu năm. 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm Dựa vào các nhận xét và ý kiến đóng góp của các giáo viên tham gia thử nghiệm sư phạm đồng thời dựa vào kết quả bài kiểm tra. Sau mỗi bài dạy thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra. Các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng đều được kiểm tra cùng một đề và chấm cùng một biểu điểm. Các số liệu thu được từ điều tra và thực nghiệm sư phạm được xử lý bằng thống kê toán học. 3.4.2. Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm Kết quả bài kiểm tra số 1 được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.1: Kết quả bài kiểm tra số 1 Điểm số ix Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tần số in Tổng điểm ( in . ix ) Tần số im Tổng điểm ( im . ix ) 0 0 0 0 0 1 0 0 2 2 2 0 0 1 2 3 1 3 3 9 4 2 8 2 8 5 3 15 2 10 6 4 24 8 48 7 10 70 7 49 8 7 56 4 32 9 2 18 1 9 20 10 1 10 0 0 Tổng số bài n=30 214 m=30 169 Điểm trung bình X 7,01 5,63 Phương sai DX 2,41 4,36 Độ lệch chuẩn XS 1,55 2,09 Kết quả bài kiểm tra số 2 được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra số 2 Điểm số ix Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tần số in Tổng điểm ( in . ix ) Tần số im Tổng điểm ( im . ix ) 0 0 0 0 0 1 0 0 2 2 2 1 2 3 6 3 2 6 3 9 4 3 12 3 12 5 3 15 2 10 6 4 24 8 48 7 8 56 7 49 8 7 56 2 16 9 1 9 0 0 10 1 10 0 0 Tổng số bài n=30 190 m=30 152 Điểm trung bình X 6,33 5,07 Phương sai DX 3,55 4,26 Độ lệch chuẩn XS 1,88 2,06 Kết quả bài kiểm tra số 3 được trình bày trong bảng sau: 21 Bảng 3.3: Kết quả bài kiểm tra số 3 Điểm số ix Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tần số in Tổng điểm ( in . ix ) Tần số im Tổng điểm ( im . ix ) 0 0 0 0 0 1 0 0 2 2 2 0 0 2 4 3 1 3 3 9 4 3 12 3 12 5 3 15 2 10 6 3 18 8 48 7 9 63 7 49 8 8 64 2 16 9 2 18 1 9 10 1 10 0 0 Tổng số bài n=30 203 m=30 159 Điểm trung bình X 6,77 5,30 Phương sai DX 2,71 4,41 Độ lệch chuẩn XS 1.65 2,10 3.4.3. Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sư phạm Trong thời gian thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: - Hầu hết học sinh đều hào hứng với việc học thể hiện ở việc nhiều học sinh sôi nổi, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Với các tình huống gợi vấn đề được nêu trong bài học, giờ học đã sôi động hơn, học sinh làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động tự giác, độc lập và sáng tạo. - Các tình huống gợi vấn đề trong luận văn đã góp phần tạo hứng thú lôi cuốn học sinh vào quá trình tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi và bài toán; từ đó các em có 22 thể tự phát hiện được vấn đề và GQVĐ (tuy nhiên có những vấn đề cần có sự giúp đỡ của giáo viên). - Mức độ khó khăn thể hiện trong các tình huống gợi vấn đề đã xây dựng là vừa sức đối với học sinh. - Sau bài học, đa số học sinh đã hiểu được kiến thức cơ bản, có thể vận dụng được kiến thức vào bài tập được giao. - Học sinh đã bước đầu làm quen với một số phương pháp và thủ thuật tìm đoán. Đặc biệt là các kỹ năng như: tương tự hóa, đặc biệt hóa, khái quát hóa, Từ đó học sinh phát triển được kỹ năng GQVĐ trong nhiều bài toán khác nhau. - Có thể phát triển kỹ năng GQVĐ không chỉ đối với phần giải phương trình vô tỷ như đã nêu trong luận văn mà còn áp dụng trong các vấn đề khác. - Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: + Sức học của học sinh không đều và một số học sinh yếu kém không thể tham gia vào hoạt động chung của lớp. + Giáo viên mất khá nhiều thời gian và trí tuệ cho việc chuẩn bị bài giảng. + Khi học sinh tự tìm kiếm kiến thức trong quá trình GQVĐ nên mất nhiều thời gian dễ dẫn đến “cháy giáo án” trong khi tiết học chỉ có 45 phút. Kết luận chương 3 Kết quả thực nghiệm sư phạm đã nêu trên cho thấy rằng: Nếu áp dụng dạy học GQVĐ với các tình huống gợi vấn đề nhằm phát triển kỹ năng GQVĐ cho học sinh được xây dựng trong luận văn thì có khả năng tạo được môi trường học tập tốt cho học sinh (học sinh tự tìm tòi, khám phá, phát hiện và GQVĐ), đồng thời có khả năng góp phần phát triển tư duy toán học cho học sinh. 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Luận văn đã tổng thuật và bổ sung thêm về mặt lý luận trong việc phát triển kỹ năng GQVĐ cho học sinh trong trong dạy học giải phương trình vô tỉ ở trường THPT. Tác giả đã tiến hành điều tra và nêu được thực trạng việc dạy học phương trình vô tỉ ở một số trường THPT. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết kinh nghiệm của các nhà sư phạm, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm triển kỹ năng GQVĐ cho học trong trong dạy học giải phương trình vô tỉ ở trường THPT. Hơn nữa kết quả của nghiên cứu này cũng bổ sung vào kinh nghiệm và tạo cơ sở ban đầu cho giáo viên trong việc phát triển kỹ năng GQVĐ cho học sinh trong trong dạy học giải phương trình vô tỉ ở trường THPT. Tác giả cũng đã thiết kế được ba giáo án cụ thể dạy học giải phương trình vô tỉ ở trường THPT nhằm phát triển kỹ năng GQVĐ cho học sinh. Tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm được ba tiết theo ba giáo án nói trên. Kết quả của thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của đề tài. Như vậy, có thể nói mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã hoàn thành.Tác giả mong muốn nội dung của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp. 2. Khuyến nghị Theo tôi, phát triển kỹ năng GQVĐ trong dạy học theo hướng tiếp cận phát hiện và giải quyết vấn đề là rất cần thiết đối với dạy học và là một nội dung mới phù hợp với triết lý về khoa học và giáo dục hiện đại, có khả năng rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tìm kiếm, đổi mới kiến thức của người học, đáp ứng tốt những yêu cầu về giáo dục trong thế kỷ 21. Sự thành công hay thất bại của cách dạy học này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, lòng nhiệt tình và sự tự tin của người giáo viên. Việc áp dụng phương án dạy học mà luận văn đã đề xuất vào quá trình dạy học phương trình vô tỉ ở trường THPT thì giáo viên nên áp dụng sáng tạo và phù hợp với từng đối tường học sinh. 24 Cách tiếp cận dạy học GQVĐ có thể được áp dụng đối với các lớp đầu của bậc giáo dục trung học dưới sự hướng dẫn của những giáo viên có kinh nghiệm. Tất nhiên không thể áp dụng được ở mọi tình huống vì chương trình nặng mà cách thức này lại đòi hỏi quá nhiều thời gian. Đối với các cấp quản lý của ngành giáo dục, tác giả có một số khuyến nghị sau: - Tìm hiểu sâu sắc nội dung của dạy học GQVĐ cùng với phương pháp tư duy phê phán và tư duy sáng tạo, đồng thời tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước về vận dụng dạy học GQVĐ trong giáo dục. - Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về dạy học GQVĐ, đồng thời biên soạn lại SGK một số môn khoa học theo hướng phát triển các kỹ năng GQVĐ cho cho học sinh trong dạy học GQVĐ. - Thực hiện thử nghiệm dạy học GQVĐ, đồng thời phân tích, rút kinh nghiệm, sau đó tùy kết luận mà ứng dụng đại trà dạy học GQVĐ trong giáo dục. - Tiếp tục phát triển các kỹ năng GQVĐ cho học sinh. - Nâng cấp cơ sở vật chất sẵn có, bổ sung trang thiết bị dạy học hiện đại để giáo viên có thể áp dụng công nghệ thông tin vào bài dạy của mình một cách thuận tiện và thường xuyên giúp học sinh học tập tốt hơn. - Đưa ra các phương án nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_phat_trien_ky_nang_giai_quyet_cac_van_de_cho_hoc_s.pdf