Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn và phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống nông dân là điều kiện đảm bảo sự ổn định và phát triển của cũng như góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đảm bảo ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn đòi hỏi phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp, trong đó biện pháp cơ bản là nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp xã, song để hệ thống ấy vận hành có hiệu quả thì việc giải tỏa những mâu thuẫn, xung đột ở nông thôn đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở thì cán bộ lãnh đạo cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung, “cán bộ” người trực tiếp gần dân nhất là trưởng thôn, bản, già làng nói riêng chính là nhằm tạo dựng nhân tố giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở.
Thực tế xây dựng cộng đồng dân cư trên địa bàn thôn, bản trong những năm qua cho thấy: ở đâu đội ngũ cán bộ thôn bản có trình độ năng lực, trách nhiệm trong công tác, thì ở đó ý thức, trách nhiệm của nhân dân và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng được nâng cao và ngược lại. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số trưởng thôn, bản, già làng vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong các hoạt động ở thôn, bản mình, còn có một số trưởng thôn chưa nhận thức được hết ý nghĩa, trách nhiệm của một trưởng thôn- người đứng đầu thôn, bản.
Xuất phát từ thực tế trên, việc phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động quản lý xã hội (QLXH) cấp cơ sở là một yêu cầu cấp bách và thiết thực. Với những lý do trên đây em chọn đề tài “phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay” (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang).
2.Tình hình nghiên cứu
Thôn, bản và trưởng thôn, bản, già làng là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm và đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Cho đến nay đã có nhiều công trình được công bố dưới nhiều dạng khác nhau như: “Tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước (dành cho trưởng thôn, bản)”của ban tổ chức cán bộ chính phủ, Hà Nội 1998. “Tính tự quản của cộng đồng làng xã với việc kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở” tạp chí tổ chức Nhà nước 11.2002 vv. Các tài liệu đó đề cập đến nhiều vấn khía cạnh khác nhau của vấn đề, song chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề “ phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở” mà đặc biệt là ở tỉnh Tuyên Quang.
23 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động quản lý xã hội cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường……………….
Khoa………………….
TIỂU LUẬN
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn và phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống nông dân là điều kiện đảm bảo sự ổn định và phát triển của cũng như góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đảm bảo ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn đòi hỏi phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp, trong đó biện pháp cơ bản là nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp xã, song để hệ thống ấy vận hành có hiệu quả thì việc giải tỏa những mâu thuẫn, xung đột ở nông thôn đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở thì cán bộ lãnh đạo cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung, “cán bộ” người trực tiếp gần dân nhất là trưởng thôn, bản, già làng nói riêng chính là nhằm tạo dựng nhân tố giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở.
Thực tế xây dựng cộng đồng dân cư trên địa bàn thôn, bản trong những năm qua cho thấy: ở đâu đội ngũ cán bộ thôn bản có trình độ năng lực, trách nhiệm trong công tác, thì ở đó ý thức, trách nhiệm của nhân dân và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng được nâng cao và ngược lại. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số trưởng thôn, bản, già làng vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong các hoạt động ở thôn, bản mình, còn có một số trưởng thôn chưa nhận thức được hết ý nghĩa, trách nhiệm của một trưởng thôn- người đứng đầu thôn, bản.
Xuất phát từ thực tế trên, việc phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động quản lý xã hội (QLXH) cấp cơ sở là một yêu cầu cấp bách và thiết thực. Với những lý do trên đây em chọn đề tài “phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay” (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang).
2.Tình hình nghiên cứu
Thôn, bản và trưởng thôn, bản, già làng là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm và đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Cho đến nay đã có nhiều công trình được công bố dưới nhiều dạng khác nhau như: “Tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước (dành cho trưởng thôn, bản)”của ban tổ chức cán bộ chính phủ, Hà Nội 1998. “Tính tự quản của cộng đồng làng xã với việc kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở” tạp chí tổ chức Nhà nước 11.2002…vv. Các tài liệu đó đề cập đến nhiều vấn khía cạnh khác nhau của vấn đề, song chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề “ phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở” mà đặc biệt là ở tỉnh Tuyên Quang.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔN, BẢN VÀ TRƯỞNG THÔN, BẢN
TRONG HOẠT ĐỘNG QLXH CẤP CƠ SỞ.
Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm quản lý
Quản lý là những tác động do con người thực hiện để tổ chức và điều chỉnh hành vi của những con người khác nhau nhằm phối hợp các cố gắng riêng lẻ của từng người, từng nhóm người độc lập với nhau thành một cố gắng chung hướng vào việc biến đổi, cải tạo thế giới xung quanh, chinh phục thế giới ấy vì lợi ích của con người. Thuật ngữ “quản lý” xét về nội dung có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thí quản lý có thể hiểu “là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh cac quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mực tiêu đã dặt ra”
1.1.2 Khái niệm cấp cơ sở
Cấp cơ sở là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống hành chính 4 cấp ở nước ta. Là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành tTrung ương Dảng cộng sản Việt Nam khóa IX chỉ rõ “cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú sinh sống. Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vân động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội tổ chức cộng đồng dân cư”.
Từ nội dung trên có thể khái quát cấp cơ sở như sau:
Cấp cơ sở là cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ nhất.
Cấp cơ sở là cấp hành chính thấp nhất trong hệ thống hành chính của nước ta.
1.1.3 Khái niệm QLXH cấp cơ sở
Để hiểu rõ khái niệm quản lý xã hội cấp cơ sở, trước hết cần làm rõ khái niệm QLXH. Có thể hiểu QLXH là những tác động có ý thức của các chủ thể xã hội – có thể các nhân hoặc tổ chức vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thù của xã hội, đáp ứng sự tồn tại và phát triển xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nó như lao động và học tập, văn hóa, chính trị, tôn giáo và các công tác xã hội khác. Để vận hành hoạt động quản lý đối với xã hội là đòi hỏi tất yếu khách quan, do đó: “QLXH là sự tác động liên tục có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý lên xã hội và khách thể của nó, nhằm phát triển xã hội theo quy luật khách quan và đăc trung của xã hội”. Như vậy QLXH là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội, xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý xã hội càng lớn và nội dung càng đa dạng và phức tạp.
Là một cấp hành chính trong hệ thống chính của nhà nước ta, cấp cơ sở như một xã hội thu nhỏ, một đơn vị kinh tế độc lập nhưng lại mang sắc thái riêng không giống bất kỳ một cấp hành chính nào. Hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Bên cạch chủ thể cơ bản là Nhà nước còn có chủ thể là các tổ chức do các cộng đồng dân cử khác nhau thiết lập nên để quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của cộng đồng. các chủ thể quản lý này luôn tồn tại song hành nhưng mức độ và phương thức tác động tới xã hội là khác nhau.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu QLXH cấp cơ sở như sau: “ QLXH cấp cơ sở là sự tác động bằng quyền lực nhà nước và bằng các thiết chế xã hội khác để điều chỉnh các quả trình xã hội ở cơ sở và hành”.
1.2 Vai trò của thiết chế trưởng thôn, bản trong đời sống xã hội ở nông thôn.
“Thôn, làng, bản, ấp, mường, buôn, phum, sóc,…(sau đây gọi chung là thôn, bản) là đơn vị dân cư có truyền thống của nông thôn Việt Nam, mang tính chất xã hội dân sự trong phạm vi cấp chính quyền cơ sở ( làng xã trước đây; xã hiện nay) có quan hệ liên kết cộng đồng để tiến hành sản xuất, phòng chống thiên tai, địch họa, baoe vệ an ninh làng xóm” (Theo tài liệu bồi dưỡng trưởng thôn, bản về quản lý Nhà nước của Học viện Hành chính quốc gia).
Đặc trưng cơ bản của thôn, bản Việt Nam là tính tự quản và tính cộng đồng được hình thành và tồn tại hàng ngàn năm nay. Do đó, cần có một người đứng đầu thôn, bản để đại diện cho lợi ích của cộng đồng dân cư cùng sinh sống trên một địa bàn, gọi là trưởng thôn, trưởng bản, già làng (gọi chung là trưởng thôn, bản). Vì vậy, vai trò của trưởng thôn, bản, già làng cũng tồn tại như một yêu cầu khách quan do tính tự quản của thôn, bản đòi hỏi. Tức là do yêu cầu của bản thân thôn, bản nên trưởng thôn bản có trách nhiệm như là đại diện cho chính quyền cơ sở ở thôn, bản trong các hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội. Có thể nói, trưởng thôn, bản giữ vai trò như một chiếc cầu nối giữa nhân dân và chính quyền cấp cơ sở bởi trưởng thôn, bản là người đại diện cho nhân dân trong thôn, bản do đó sẽ có nghĩa vụ, quyền hạn tổ chức và chủ trì các cuộc họp của thôn, bản để bàn về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của nhân dân, đóng góp ý kiến cho những công việc, chủ trương, dự án thuộc thẩm quyền quết định của Ủy ban nhân dân (UBND) xã và Hội đồng nhân dân (HĐND) xã; phát hiện và báo cáo kịp thời với với UBND xã những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Mặt khác, trưởng thôn, bản còn là người đại diện cho UBND xã tại thôn, bản đó là hướng dẫn, đôn đốc nhân dân trong thôn, bản thực hiện các nghị quyết của HĐND, cac quyết định của UBND thực hện một số công việc do UBND xã ủy quyền; giữ gìn trật tự an toàn xã hội xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, bản.
Thôn, bản là cộng đồng dân cư được hình thành từ rất lâu cùng với sự hình thành và phát triển của làng xã Việt Nam, đây không phải là một cấp hành chính mà chỉ là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, do đó nó sẽ diễn ra những hoạt động sinh hoạt văn hóa thường xuyên của người dân và trưởng thôn, bản, già làng là một thiết chế được chính quyền cơ sở quan tam bởi đó là người đứng đầu, nắm bắt mọi tình hình phát triển của cộng đồng dân cư, phục vụ đời sống xã hội của cộng đồng như việc lễ hội, cưới, tang,…
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở.
Nâng cao vai trò cuả trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở là yêu cầu của bản thân các thôn, bản. Đội ngũ trưởng thôn, bản có nhiều đóng góp vào công tác QLXH ở cơ sở, song bên cạnh những kết quả đạt được còn không ít những thiếu sót cần phải khắc phục. Trong khi đó các thôn, bản hiện nay luôn vận động và phát triển để phù hợp với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, đòi hỏi người trưởng thoon, bản phải nhanh nhạy, nắm bắt và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trên địa bàn. Để đáp ứng yêu cầu đó trưởng thôn, bản cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ của mình. Vì vậy nâng cao vai trò của trưởng thôn, bản là một yêu cầu của quá trình vận động và phát triển của thôn, bản.
Nâng cao vai trò của trưởng thôn, bản cũng chính là đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm phát huy quyền làm chủ sáng tạo của nhân dân, động viên nhân dân phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Dân chủ có thể hiểu như là một tất yếu, một đòi hỏi đương nhiên của nhân dân, là trách nhiêm của chính quyền các cấp từ từ trung ương đến địa phương và trưởng thôn, bản phải ham gia vào công tác quản lý hành chính ở thôn, bản là yêu cầu của quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng thôn, bản trong vấn đề này ngày càng được mở rộng để đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân. Do đó trách nhiệm của trưởng thôn, bản được mở rộng hơn do yêu cầu của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Có thể nói hoạt động QLXH cấp cơ sở là một dạng quản lý cụ thể, bởi vì chủ thể phải trực tiếp quản lý những hoạt động cụ thể, nhữn sự việc, sự kiện diễn ra hàng ngày trong đời sống của nhân dân ở thôn, bản. Đặc biệt đó là đội ngũ trưởng thôn, bản càng phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong các hoạt động quản lý, trong vai trò là người đại diện cho nhân dân trước UBND xã.
Chương 2:
THỰC TRẠNG SỰ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRƯỞNG THÔN, BẢN
TRONG HOẠT ĐỘNG QLXH CẤP CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
(THEO SỐ LIỆU CỦA TỈNH TUYÊN QUANG )
2.1 Thực trạng vè việc phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
2.1.1 Một vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía tây giáp Yên Bái, phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.690 ha, trong đó có 70% là diện tích đồi núi. Tuyên Quang có dân số trung bình là 719.726 người (2004) với 22 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân số trong đọ tuổi lao động là 387.992 người chiếm 53.9%. Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thị xã, 3 phường, 5 thị trấn, 137 xã trong đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn.
Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế thương mại lớn của cả nước, lại chưa có đường sắt nên việc thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài chỉ nhờ vào hệ thống đường bộ (quốc lộ 2 và quốc lộ 37). Tỉnh miền núi nên địa hình của tỉnh rất phức tạp bởi sự chia cắt của nhiều núi cao và sông suối, đặc bịt là ở phía bắc. Phía Nam tỉnh địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều núi đồi và thung lũng chạy dọc theo các sông.
Tuyên Quang còn là tỉnh có tiềm năng du lịch lớn bởi có căn cứ địa cách mạng mà ngày nay vẫn còn ghi đậm dấu ấn từ mái lán Nà Lừa, mái đình Hồng Thái, cây Đa Tân Trào, nơi ngọn lửa cách mạng đã được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Cũng tại đây trong thời kỳ chống Pháp Tuyên Quang còn là tỉnh an toàn khu và thủ đô kháng chiến. Bên cạnh đó Tuyên Quang còn có khu du lịch sinh thái Na Hang, Hàm Yên, Núi Dùm, suối khoáng Mỹ Lâm,…
Tuyên Quang tập trung đầu tư vào các lọa hình đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, dạy nghề cho người lao động. Hàng năm, tỉnh mở thêm các lớp đào tạo tại chức theo các chuyên nghành nông, lâm nghiệp. Xây dựng giao thông thủy lợi và kinh tế tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2.1.2 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)- những kết quả đạt được.
Trong những năm qua đội ngũ trưởng thôn, bản đã có những đóng góp không nhỏ vào công tác quản lý thôn, bản ở cơ sở, thay thế cho Ban quản trị hợp tác xã trước đây, Hầu hết các trưởng thôn, bản đều đã tích cực, chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ ở thôn, bản, cụ thể là:
٭ Công tác tuyên truyền thực hiện pháp luật ở thôn, bản.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên đội ngũ trưởng thôn, bản đã khai thác tiệt để các phương tiện hiện có của thôn, bản để tổ chức tuyên truyền các nội dung cần thiết cho nhân dân, cần nắm và thực hiện như: Luật đất đai, Luật và các pháp lệnh về thuế, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bầu cử Quốc hội… trên loa, đài phát thanh, các cuộc họp thôn, bản… Kể từ khi quy chế dân chủ ra đời (năm 1998) đội ngũ trưởng thôn, bản đã là người trực tiếp tuyên truyền và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn thôn, bản, đặc biệt là trong việc xây dựng các hương ước, quy ước, cơ sở hạ tầng của thôn, bản. Hàng năm các trưởng thôn đã trực tiếp tổ chức nhiều cuộc họp với nhân dân để giải quyết những vướng mắc tồn tại có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đôn đốc nhân dân trong thôn, bản thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nhiều nơi trưởng thôn, bản đã tổ chức các cuộc họp để nhân dân đóng góp ý kiến, xây dựng quy ước làng văn hóa – gia đình văn hóa mới, quản lý đường, ngõ, công trình phúc lợi của thôn, bản. Thời gian qua hầu hết các trưởng thôn, bản đã thực hiện tốt các nhiệm vụ này, tiêu biểu là một số trưởng thôn, bản ở huyện Hàm Yên, Sơn Dương, thị xã Tuyên Quang.
٭Công tác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Trưởng thôn, bản đã giúp UBND xã đôn đốc các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân trong thôn, bản thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, để tạo điều kiện cho các tổ chức, công dân thực hiện tốt nghĩa vụ đó trưởng thôn, bản đã thường xuyên thông báo đầy đủ, kịp thời, chính xác các chỉ tiêu về loại thuế, mức thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ quân sự,… để các tổ chức, công dân được biết. đồng thời vận động nhân dân tự giác thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
٭Công tác tổ chức nhân dân thực hiện quy chế dân chủ.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở chính là quá trình thực hiện dân chủ ở thôn, bản. Việc thực hiện công khai những điều dân biết, dân bàn, giám sát kiểm tra, thực hiện…cũng đều phải tiến hành ở tại các thôn, bản. Vì vậy vai trò của trưởng thôn, bản trong vieevj thực hiện quy chế dân chủ thôn, bản là rất quan trọng. Thực hiện việc tuyên truyền quy chế dân chủ ở cơ sở đội ngũ trưởng thôn, bản đã tiến hành tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của thôn, bản, trưởng thôn, bản vừa đọc vừa giải thích về quy chế dân chủ cho nhân dân hiểu. Hầu hết các thôn bản đã thực hiện tốt các việc công khai tài chính với nhân dân. Hàng năm, trưởng thôn, bản thực hiện báo cáo thu chi các nguồn quỹ do dân đóng góp trước hội nghị thôn, bản, có nơi niêm yết công khai ở nhà văn hóa thôn, bản. Có thể nói, người trực tiếp triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chính là trưởng thôn, bản. Những năm qua tình trạng mất đoàn kết nội bộ bè phái, dòng họ ở các thôn, bản giảm nhiều. Qua khảo sát ho thấy nơi nào thực hiện tốt quy chế dân chủ thì hiện tượng bè phái, dòng họ, mất đoàn kết nội bộ được khắc phục.
٭ Công tác xây dựng và phát triển kinh tế ở thôn, bản.
Xây dựng thôn, bản bao gốm các công việc: xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước; quản lý hộ khẩu, hộ tịch đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi; quản lý vá bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội; phát triển kinh tế,…trên địa bàn thôn, bản.
Ở Tuyên Quang phong trào xây dựng làng, bản, khu phố văn hóa (gọi chung là làng văn hóa) cũng đã xuất hiện từ rất sớm. Từ khi tách tỉnh (tháng 10.1991 – tách tỉnh Hà Tuyên thành Tuyên Quang và Hà Giang), đặc biệt là sau Nghị quyết trung ương 5 (khóa VII) ra đời, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân quan tâm hơn trong việc chỉ đạo phong trào. Bên cạnh việc xây dựng làng văn hóa, phong trào xây dựng “gia đình văn hóa” cũng phát triển mạnh. Năm 2002 đã có trên 70% gia đình được công nhận “gia đình văn hóa”. Phong trào này những đây ở Tuyên Quang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đóng góp vào phong trào này có vai trò to lớn của đội ngũ trưởng thôn, bản vì trưởng thôn, bản có nhiệm vụ giúp UBND xã hưỡng dẫn nhân dân và tổ chức phong tràoxây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa oử thôn, bản mình. Tổ chức xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn,bản là một trong những nhiệm vụ của trưởng thôn, bản. Thôn, bản xây dựng quy ước, hương ước không trái với pháp luật hiện hành, được UBND cấp trên phê duyệt, là một hnhf thức quản ký thôn, bản mà trước đây Nhà nước đã làm. Ngày nay trưởng thôn, bản tỏ chức cho nhân dân xây dựng và thực hiện “quy ước làng văn hóa” chính là tham gia vào hoạt động QLXH ở thôn, bản.
Những mâu thuẫn, tranh chấp ở thôn, bản đa phần là tranh chấp đất đai. Những năm trước đây còn tình trạng lấn chiếm đát, mua, bán chuyển nhượng không đúng thẩm quyền. trong những năm gần đây, đội ngũ trưởng thôn, bản đã giúp UBND xã thực hiện quản lý đất đai trên địa bàn một cách tích cực. Các trưởng thôn, bản đã biết phối hợp chặt chẽ với cán bộ địa chính xã nắm chắc diện tích đất của thôn bản, thường xuyên theo dõi diễn biến về sở hữu, sử dụng đất đai; kịp thời phát hiện các hiện tượng lấn chiếm, sử dụng sai mục đích…báo cáo, phản ánh với UBND xã, chính quyền cơ sở thực nghiêm luật đất đai ở địa phương, góp phần quản lý đất đai ở thôn, bản ngày càng chặt chẽ hơn.
Công tác quản lý hộ khẩu ở thôn, bản cũng được cũng được đội ngũ trưởng thôn, bản thực hiện nghiêm túc. Trưởng thôn, bản đã giúp UBND xã theo dõi nắm chắc hộ khẩu theo độ tuổi, hộ khẩu thường trú, tạm trú, số khẩu tăng, giảm (sinh, tử, đến, đi…) trong thôn, bản đã báo có UBND xã thường xuyên. Đa số các thôn, bản đã duy trì được nề nếp đăng ký tạm trú, tạm vắng với trưởng thôn. Đối với những gia đình không may có người qua đời các gia đinhg tự giác đến báo cáo trưởng thôn, bản, nhiều trưởng thon, bản đứng ra tổ chức nhân dân trong thôn, bản giúp gia đình lo tang lễ trang trọng, nhưng tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương, báo cáo UBND xã làn thủ tục báo tử kịp thời.
Tuyên Quang là một địa bàn có nhiều công trình công cộng, các di tích lịch sử,để làm tốt công tác quản lý trưởng thôn, bản đã phối hợp chặt chẽ với hội người cao tuổi, các chi hội đoàn thể thanh niên, hội phụ nữ… thành lập “Ban quản lý di tích” để tiến hành bảo vệ và trùng tu tôn tạo và tổ chức các ngày lễ hội theo tín ngưỡng của nhân dân, giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc.
Nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay là làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự và công tác hòa giải trong địa bàn thôn, bản. Đội ngũ trưởng thôn, bản đã trực tiếp chỉ đạo đội ngũ công an viên, tổ bảo vệ, tiểu đội dân quân tự vệ tiến hành bảo vệ, giữ gìn trật tưh xã hội trong thôn, bản nhằm ngăn chặn phát hiện kịp thời những tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, mê tín dị đoan,… Đồng thời báo cáo với UBND xã các cơ quan chuyên môn có biện pháp giải quyết kịp thời. Từ khi đội ngũ trưởng thôn, bản củng cố, kiện toàn công tác giữ gìn an ninh trật tự trong thôn, bản luôn được giữ vững. Điều này thể hiện rõ nhất là việc đảm bảo an ninh trật tự cho nhân dân trong các ngày lễ, tết,các cuộc bầu cử, Đai hội vừa qua.
Đội ngũ trưởng thôn bản đã tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động QLXH cũng như quản lý Nhà nước ở địa phương nên có tác dụng thiết thực trong việc giúp UBND xã quản lý các lĩnh vực của đời sống của nhân dân ở thôn, bản được tốt hơn. Đạt được những kết quả trên là do có sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta nói chung, của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở nói riêng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thôn, bản và trưởng thôn, bản phát huy được tính năng động, sáng tạo của mình.
2.1.3 Những hạn chế của đội ngũ trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên trong quá trình hoạt động đội ngũ trưởng thôn, bản đã bộc lộ không ít những hạn chế và khuyết điểm của mình, cụ thể là:
٭ Về chất lượng đội ngũ trưởng thôn, bản
Thời kỳ đầu, một số chính quyền cơ sở đã chỉ đạo thiếu chặt chẽ trong việc bầu trưởng thôn, bản dẫn đến có nơi bầu những người không đủ tư cách, hoặc phẩm chất năng lực trong công tác. Về trình độ văn hóa trưởng thôn, bản chưa cao, còn có sự chêch lệch lớn giữa các vùng thể hiện, trình độ văn hóa cấp 1 của trưởng thôn toàn tỉnh chiếm 4.8%, cấp 2 chiếm 75,6%, cấp 3 chỉ chiếm 19,6%. Số trưởng thôn, bản có trình độ cấp 1, cấp 2 tập trung chủ yếu ở các huyện vùng núi, vùng cao. Với trình độ văn hóa như vậy nên trưởng thôn ,bản rất khó khăn trong việc xây dựng các quy chế, hương ước của thôn, bản.
٭Về thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của trưởng thôn, bản.
Một số trưởng thôn, bản đã không thực hiện nghiêm chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định. Về thực hiện nhiệm vụ quản lý nhân khẩu đi và đến, đăng ký tạm trú, tạm vắng chưa được chặt chẽ, chưa kịp thời. Đặc biệt là việc quản lý nhân khẩu từ nơi khác đến làm ăn, sinh sống ở các thôn, bản thuộc vùng núi, vùng cao còn lỏng lẻo, không bảo cáo những hộ chuyển đến với chính quyền cơ sở kịp thời. Các thôn, bản vùng trung du nắm bắt số nhân khẩu đi làm ăn nơi khác hoặc đi xây dựng kinh tế tự do còn chậm, thiếu thủ tục. Đối với việc vận động, đôn đốc nhân dân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhiều thôn, bản làm chưa tốt. Việc giải quyết các tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút, mê tín dị đoan,…chưa được ngăn chặn kịp thời. Một số nơi trưởng thôn, bản chưa thực hiện nghiêm túc về chế độ báo cáo, phản ánh tình hình không đầy đủ, kịp thời gây khó khăn cho quá trình tổ chức, chỉ đạo điều hành của UNBD xã trong việc thực hiện công tác quản lỷ ở địa phương.
2.2 Nguyên nhân của những hạn chế và khuyết điểm.
Các hạn chế, khuyết điểm trên của trưởng thôn, bản đều có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhưng nhìn chung có những nguyên nhân sau:
٭ Nguyên nhân khách quan: Do chuyển cơ chế quản lý kinh tế (từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường nhiều thành phần), nên mọi vấn đề đều là mới. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì thôn, bản chính là nơi tập trung nhiều những cơ chế đổi mới được đưa vào thực hiện, trong khi đó đội ngũ trưởng thôn, bản hầu hết là những người có trình độ dân trí chưa cao, chậm tiếp thu những tiến bộ của nền kinh tế kinh thị trường. So với nền kinh tế hiện đại như hiện nay thì lớp người này còn thiếu nhiều thứ: tính năng động, sáng tạo, tự chủ, kiến thức khoa học, trình độ quản lý,…
٭ Nguyên nhân chủ quan: Pháp luật của Nhà nước chưa đề cập đến thôn, bản. Ở một số văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước những năm gần đây đã khẳng định thôn, bản không phải là một cấp chính quyền, nhưng là nơi thực hiện dân chủ một cách rộng rãi nhất và trực tiếp nhất để phát huy các hình thức tự quản của nhân dân. Để thực hiện dân chủ và tự quản của thôn, bản cần thiết phải có luật điều chỉnh.
Một số địa phương, Đảng ủy, UBND xã thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của trưởng thôn, bản. Việc chỉ đạo và thực hiện bầu cử trưởng thôn, bản một số nơi làm chưa nghiêm, có biểu hiện bè phái, cục bộ giữa các cách vế, dòng họ,…có nơi bầu những người không đủ tiêu chuẩn, không đủ tư cách làm trưởng thôn, bản dẫn đến mất đoàn kết nội bộ hoặc mối quan hệ công tác giữa trưởng thôn, bản với bí thư Chi bộ, với UBND xã không tốt. Do đó trưởng thôn, bản không được nhân dân ủng hộ, mất lòng tin.
Đa số trưởng thôn có trình độ văn hóa thấp, năng lự quản lý điều hành kếm, khả năng nắm bắt và hiểu biết đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước hạn chế. Mặt khác việc chi trả phụ cấp cho trưởng thôn, bản là chưa hợp lý. Nhà nước quy định Ngân sách trả phụ cấp cho trưởng thôn, bản là 40.000 đồng/ tháng ( quyết định 164/TCCP- CCVC ngày 26/6/1995 của Ban Tổ chức – Cán bộ - Chính phủ ). Mức này là quá thấp so với tình hình thời giá hiện nay. Nên không có tác dụng khuyến khích các trưởng thôn tích cực hoạt động.
Chương 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TRƯỞNG THÔN, BẢN
TRONG HOẠT ĐỘNG QLXH CẤP CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Trưởng thôn, bản là người đại diện cho chính quyền cơ sở trực tiếp quan hệ hàng ngày với nhân dân ở thôn, bản. Mối quan h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tl_qlxh_thao_2329.doc