Như chúng ta đã biết,trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học công nghệ đã có những bước phát triển nhảy vọt thì các phương tiện tiến công đường không có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến kết cục của trận chiến.Các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh đang ra sức đầu tư để phát triển các phương tiện tiến công đường không hiện đại nhằm dành ưu thế trong các trận đánh.Rõ ràng với kết tinh của công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực : vật lý,tự động,điện tử thì các phương tiện tiến công đường không ngày nay đã có được sức công phá,độ chính xác rất lớn.Còn nhớ cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 ,Mỹ đã sử dụng các phương tiện tiến công đường không để làm tê liệt hoàn toàn hệ thống điều khiển của Irăc ,tàn phá tất cả những căn cứ quan trọng buộc tổng thống Sadam Hussen phải đầu hàng và chấp nhận mọi yêu cầu của Mỹ.Các phương tiện tiến công đường không ngày càng hoàn thiện và tinh vi ,tuy nhiên tất cả đều có 1 số nhược điểm khó tránh khỏi.Trong khi các bên tiến công đều cố gắng khắc phục những nhược điểm này thì nguợc lại bên phòng thủ cố gắng khai thác những nhược điểm này để chống trả.Đó chính là nhiệm vụ của lực lượng phòng không –không quân trong chiến tranh.Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta,lực lượng phòng không -không quân đã phát huy rất tốt vai trò bảo vệ tổ quốc và đánh trả của mình ,đồng thời chứng minh cho thế giới thấy rằng các phương tiện tiến công đường không hiện đại vẫn có thể bị khống chế bởi lực lượng phòng không có trang bị ,có các biện pháp tác chiến hợp lí.Thực tế đó đã được khẳng định trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử tháng 12-1972 của quân và dân ta.Trong trận chiến này ,đế quốc Mỹ với lực lượng không quân hùng hậu ,với”siêu pháo đài bay” là B.52(là loại máy bay ném bom to nhất lúc đó) đã điên cuồng tiến hành ném bom rải thảm miền Bắc để tàn sát và khủng bố nhân dân ta hòng buộc nhân dân ta phải chấp nhận những điều kiện ngang ngược của chúng và thị uy với các dân tộc khác.Tuy nhiên chúng đã bị bất ngờ trước sự chống trả quyết liệt và rất có hiệu quả của quân và dân ta đặc biệt là lực lượng phòng không-không quân.Với vai trò nòng cốt trong trận chiến lực lượng PK-KQ đã đánh trả rất tốt và bảo vệ thành công vùng trời không để địch uy hiếp dù trong tay chúng là những phương tiện không quân rất hiện đại.Ta sẽ cùng phân tích vai trò của lực lượng PK-KQ trong chiến thắng vĩ đại này .
Sau khoảng 4 năm 6 tháng tiến hành đàm phán công khai và bán công khai,tháng 10-1972 tại Paris ,Việt Nam và Mỹ đã thông qua bản dự thảo chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam .Hai bên thống nhất hiệp định sẽ được kí vào ngày 31-10-1972.Nhưng việc Mỹ thừa nhận bản dự thảo này thực chất chỉ là để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị ,ngoại giao nhằm giúp Nic-Xơn tái cử tổng thống.Sau khi thăm dò khả năng đắc cử Nic-xơn lật lọng đòi ta tiếp tục đàm phán mà không nói gì đến những điều đã cam kết.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò chiến đấu của lực lượng phòng không-Không quân (PK-KQ) trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12-1972, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận quân sự
Đề bài:
Phân tích vai trò chiến đấu của lực lượng phòng không-không quân (PK-KQ) trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12-1972.
Bài làm:
Như chúng ta đã biết,trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học công nghệ đã có những bước phát triển nhảy vọt thì các phương tiện tiến công đường không có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến kết cục của trận chiến.Các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh đang ra sức đầu tư để phát triển các phương tiện tiến công đường không hiện đại nhằm dành ưu thế trong các trận đánh.Rõ ràng với kết tinh của công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực : vật lý,tự động,điện tử…thì các phương tiện tiến công đường không ngày nay đã có được sức công phá,độ chính xác rất lớn.Còn nhớ cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 ,Mỹ đã sử dụng các phương tiện tiến công đường không để làm tê liệt hoàn toàn hệ thống điều khiển của Irăc ,tàn phá tất cả những căn cứ quan trọng buộc tổng thống Sadam Hussen phải đầu hàng và chấp nhận mọi yêu cầu của Mỹ.Các phương tiện tiến công đường không ngày càng hoàn thiện và tinh vi ,tuy nhiên tất cả đều có 1 số nhược điểm khó tránh khỏi.Trong khi các bên tiến công đều cố gắng khắc phục những nhược điểm này thì nguợc lại bên phòng thủ cố gắng khai thác những nhược điểm này để chống trả.Đó chính là nhiệm vụ của lực lượng phòng không –không quân trong chiến tranh.Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta,lực lượng phòng không -không quân đã phát huy rất tốt vai trò bảo vệ tổ quốc và đánh trả của mình ,đồng thời chứng minh cho thế giới thấy rằng các phương tiện tiến công đường không hiện đại vẫn có thể bị khống chế bởi lực lượng phòng không có trang bị ,có các biện pháp tác chiến hợp lí.Thực tế đó đã được khẳng định trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử tháng 12-1972 của quân và dân ta.Trong trận chiến này ,đế quốc Mỹ với lực lượng không quân hùng hậu ,với”siêu pháo đài bay” là B.52(là loại máy bay ném bom to nhất lúc đó) đã điên cuồng tiến hành ném bom rải thảm miền Bắc để tàn sát và khủng bố nhân dân ta hòng buộc nhân dân ta phải chấp nhận những điều kiện ngang ngược của chúng và thị uy với các dân tộc khác.Tuy nhiên chúng đã bị bất ngờ trước sự chống trả quyết liệt và rất có hiệu quả của quân và dân ta đặc biệt là lực lượng phòng không-không quân.Với vai trò nòng cốt trong trận chiến lực lượng PK-KQ đã đánh trả rất tốt và bảo vệ thành công vùng trời không để địch uy hiếp dù trong tay chúng là những phương tiện không quân rất hiện đại.Ta sẽ cùng phân tích vai trò của lực lượng PK-KQ trong chiến thắng vĩ đại này .
Sau khoảng 4 năm 6 tháng tiến hành đàm phán công khai và bán công khai,tháng 10-1972 tại Paris ,Việt Nam và Mỹ đã thông qua bản dự thảo chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam .Hai bên thống nhất hiệp định sẽ được kí vào ngày 31-10-1972.Nhưng việc Mỹ thừa nhận bản dự thảo này thực chất chỉ là để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị ,ngoại giao nhằm giúp Nic-Xơn tái cử tổng thống.Sau khi thăm dò khả năng đắc cử Nic-xơn lật lọng đòi ta tiếp tục đàm phán mà không nói gì đến những điều đã cam kết.
H1-Tổng thống Nic-Xơn
Gần hai tháng sau khi tuyên bố ngừng ném bom và lập lại hoà bình tại Việt Nam,Nic-xơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích đường không bằng không quân chiến lược và Hà Nội ,Hải Phòng và nhiều nơi khác.Cuộc tập kích 24 trên 24h trong ngày bằng máy baychiến lược B52 vào thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng bắt đầu từ chiều tối 18-12-1972 đến 29-12-1972.Đây là chiến dịch ném bom lớn nhất trong lịch sử và là 1 hành động mang tính chất chiến lược.Mỹ đã huy động toàn bộ số máy bay B52 sẵn sàng chiến đấu ở Đông nam á và hàng trăm máy bay chiến thuật vào cuộc tập kích.Chúng ném hơn 7 vạn tấn bom ,dùng phương pháp ném bom rải thảm vào các thành phố đông dân nhăm huỷ diệt từng vùng ,gây nên hiệu lực “như bom nguyên tử mà không cần dùng bom nguyên tử” .Nic-xơn toan tính rằng với sức mạnh “ưu thế tuyệt đối trên không ” của Mỹ ,cuộc tập kích chiến lược này của Mỹ có thể nhanh chóng áp đảo lực lượng phòng không –không quân của ta ,gây nên tổn thất khủng khiếp làm cho đối phương phải khuất phục,chấp nhận những điều kiện ngang ngược của chúng.Rõ ràng với 1 lực lượng không quân mạnh,trang thiết bị hiện đại thì Nic-xơn có cơ sở để tin tưởng rằng sẽ gây khó khăn và áp đảo được lực lượng PK_KQ của ta.Đối mặt với 1 lực lượng hùng hậu như vậy ,nhiệm vụ đặt ra cho lực lượng PK_KQ của ta là hết sức nặng nề.Nếu để cho địch thành công thì hậu quả là khôn lường ,giống như Irăc sau này vì thất bại trước không quân Mỹ nên đành chấp nhận mọi yêu sách của chúng.Thất bại này nếu xảy ra sẽ không chỉ làm cơ sở vật chất của ta bị suy yếu nặng nề ,không có khả năng chi viện cho miền Nam mà con ành hưởng rất lớn đến tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.Vì thế lực lượng PK_KQ của ta đã xác định rõ rằng trong trận chiến ác liệt này,bằng mọi cách phối hợp thật tốt với các lực lượng khác để làm nên sức mạnh tổng hợp toàn dân nhằm bảo vệ tính mạng cho đồng bào ,bảo vệ những mục tiêu quan trọng,đánh trả có hiệu quả các đợt tiến công của địch.Trong thế trận toàn dân ,trước cuộc tấn công chiến lược bằng không quân rất điên cuồng của Mỹ thì lực lượng PK_KQ của ta là lực lượng nòng cốt.Vì thế các đơn vị của lực lượng PK_KQ cần phải được phân công nhiệm vụ rõ ràng để có thể đối phó các tình huống 1 cách tốt nhất.Mỹ quá tin vào lực lượng không quân của mình,đặc biệt là con át chủ bài B52.Chúng cho rằng với lực lượng B52 hùng hậu và trang bị khí tài chiến đấu hiện đại cùng nhiều thủ đoạn tấn công xảo quyệt ,tập kích chớp nhoáng ,bất ngờ vào ban đêm ,chúng có thể tha hồ hoành hành trên bầu trởi miền Bắc mà ta không làm gì được.Tuy nhiên chúng không biết rằng thực ra ta đã có sự chuẩn bị để đối phó với B52 từ trước.Vào cuối năm 1967 trong 1 buổi làm việc với chính uỷ và tư lệnh quân chủng phòng không-không quân Bác đã chỉ rõ bản chất hiếu chiến ngoan cố và quy luật thua của Mỹ.Bác cho rằng sớm muộn gì Mỹ cũng sẽ đánh Hà Nội bằng B52 nên cần có sự chuẩn bị từ trước.Bình Nhưỡng của Triều Tiên cũng đã bị huỷ diệt trước khi Mỹ thua ở đây.
H2-Bác làm việc với binh chủng PK_KQ năm 1967
Chính vì thế cuốn sách đỏ “cách đánh B52” của bộ đội phòng không đã ra đời vào tháng 10-1972 .Đây là tài liệu đúc rút từ quá trình xương máu chủ động đưa lực lượng vào chiến trường nghiên cứu cách đánh B52 từ những năm 1966.Sau khi được phê duyệt tài liệu này đựoc phổ biến rộng rãi ,làm tư liệu huấn luyện cho các đơn vị phòng không.Sau đó các đơn vị khác như: tên lửa,pháo cao xạ,rađa… cũng xây dựng được tài liệu về cách phát hiện và tấn công B52.
H3-Sách đỏ”Cách đánh B52”
Với công tác chuẩn bị công phu từ trước, trình độ chiến đấu của bộ đội phòng không không quân đã được nâng lên đáng kể,sẵn sàng đọ sức với địch.Trong khi địch chủ quan,ta đã cố gắng vận dụng kinh nghiệm có được qua huấn luyện để đánh vaò điểm yếu của địch và đã thành công.Ta đã tiêu diệt được rât nhiều máy bay của địch ,phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ bắt sống nhiều giặc lái.Thành công của ta đã làm nổi bật sức mạnh chiến đấu của lực lượng PK-KQ trong công cuộc chiến đấu toàn dân .Lực lượng PK-KQ đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ vùng trời và phối hợp đánh trả ,khẳng định vai trò nòng cốt của mình trong 12 ngày đêm vĩ đại của dân tộc.Rõ ràng trong trận chiến ác liệt này lực lượng PK-KQ chính là lực lượng quan trọng nhất trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc chống lại kẻ thù.
Sự thành công của quân và dân ta trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử ngoài yếu tố tinh thần chiến đấu còn phải kể đến sự nghiên cứu và hiểu biết sâu sắc về các loại vũ khí tiến công đường không của địch.Như chúng ta đã biết hai loại vũ khí tấn công chiến lược miền Băc được Mỹ sử dụng chủ yếu trong chiến dịch 12 ngày đêm là hai loại máy bay B52 và F111 .Ta sẽ cùng phân tích điểm mạnh và yếu của hai loại máy bay này . Trước hết là B52,đây là loại máy bay ném bom được coi là lớn nhất lục bấy giờ, một “siêu pháo đài bay” .Chiều dài thân máy bay là 48 m ,sải cánh 56,4m, chiều cao 12,4 m.Bán kính hoạt động của nó có thể tới 6400km.Đây là loại máy bay kích thước lớn ,có khả năng chứa lượng bom rât nhiều .Tuy nhiên do sự phát triền của công nghệ vô tuyến nên với đặc điểm bay ở độ cao 9-10 km lại bay theo từng tốp theo một đường bay nên nó rất dễ bị rađa cảnh giới của đối phương phát hiện từ xa ,bị máy bay ,tên lửa ,pháo cao xạ có rađa trợ lực chặn đánh.Vì thế dù cho B52 có bay trong trời mây mù hay đêm tối cũng khó thoát. Vì những đặc điểm đó nên Mỹ đã định ngừng sản xuất B52 từ 1963 để thay bằng loại máy bay khác .Tuy nhiên ,nhiệm vụ này rất khó khăn nên chưa có 1 loại máy bay nào có thể thay thế cho B52,vì thế B52 có thêm 1 số cải tiến vẫn là con át chủ bài của Mỹ trong chiến dịch 12 ngày đêm..Theo nhiều tài liệu các B52 hiện nay có 8 động cơ,mỗi động cơ có sức kéo 7700 kg,có thể bay ở độ cao 17 km nhưng thường bay ở độ cao 9 -10 km…Trong chương trình hiện đại hoá B52,Mỹ đã trang bị cho nó những thiết bị điện tử tối tân nhất để nó có thể lẩn tránh được nguy hiểm đối với nó bằng cách làm loá mắt tất cả các loại máy móc điện tử của các thứ vũ khí ,phương tiện phòng không của đối phuơng,gạt tất cả đường đạn của đối phương ra khỏi phạm vi nó đang bay.Người ta được biết hiện nay trên mỗi chiếc B52 có 1 hệ thống khí tài trinh sát điện tử và chống điện tử làm việc hoàn toàn tự động.Khi B52 vào vùng cảnh giới của rađa ,bộ phận trinh sát điện tử thu tất cả tín hiệu rađa cung cấp số liệu cho máy phat nhiễu phát sóng tương ứng làm rối loạn việc quan sát của đối phương.Ngoài ra còn có rất nhiều biện pháp khác mà B52 có thể được trang bị để đánh lừa rađa phòng không của đối phương bằng cách gây nhiễu .Trang bị như vậy nhưng Mỹ có lẽ vẫn chưa yên tâm,vì Mỹ hiểu rằng có biện pháp gây nhiễu thì cũng sẽ có những biện pháp để chống lại các biện pháp gây nhiễu này.Chính vì thế chúng còn đã sản xuất ra các tên lửa gọi là QUAIL chuyên làm nhiệm vụ đánh lừa rađa của đối phương.Cụ thể khi vào vùng có tín hiệu rađa B52 sẽ phóng các tên lửa này ra ,các tên lửa này sẽ phát các tín hiệu giả nhằm làm cho rađa đối phương tưởng là B52.Nếu cùng lúc đó bắn 2 quả tên lửa loại này thì trên màn hình rađa sẽ có 3 tín hiệu như nhau.Nhưng chưa dừng lại ,nhiều tài liệu cho biết trong năm1971,Mỹ đã bỏ ra khoảng 33,6 triệu đôla nghiên cứu và chế tạo loại khác có khả năng gây rối mạnh hơn đó là SCAD.Đồng thời trên máy bayB52 hiện đại còn có những máy trinh sat điện tử chuyên làm nhiệm vụ báo động:báo động có máy bay bay theo,báo động có tên lửa của đối phương bắn tới…Khi có báo động có máy bay bay theo thì B52 có thể gọi dàn máy bay hộ tống đến tiếp sức,còn khi có tên lửa bắn tới thì chúng sẽ tự xử trí.Theo tài liệu của Mỹ thì khi có tên lửa bắn tới B52 sẽ bắn ra các quả đạn lửa nhỏ tạo ra nhiều nguồn hồng ngoại nhử tên lửa bay vào đó nổ tung.Theo báo chí nước ngoài thì hiện nay B52 của Mỹ đã được trang bị 1 thiết bị chống tên lửa hoạt động như sau:nó phát ra các tín hiệu hồng ngoại rất mạnh phá vỡ sự hoạt động bình thường của bộ phận tự dẫn hồng ngoại lắp ở đầu tên lửa làm cho tên lửa bị rối loạn và không thể bám theo máy bay được nữa.Rõ ràng Mỹ tìm mọi cách để hiện đại hoá con át chủ bài quá tuổi của mình bằng các thiết bị tối tân chống tên lửa,chống điện tử của chúng.Thực sự Với trang bị khí tài chiến tranh hiện đại như vậy ,Mỹ có thể nói là đã có được 1 lực lượng nhiều ưu điểm.Tuy nhiên B52 không phải là không có nhược điểm
Thực tế cho thấy kích thước quá lớn ,cồng kềnh khó cơ động ,dễ bị phát hiện vì mục tiêu to là những nhược điểm cồ hữu của B52.Lợi dụng đặc điểm này cộng với sự nghiên cứu rât kĩ càng về các thiết bị gây nhiễu,các thiết bị đánh lừa của địch ,ta đã vô hiệu hoá hoàn toàn cuộc không kích chiến lược của Mỹ trên bầu trời miền Bắc.
H4-Máy bay B52
Trong cuộc đọ sức quyết liệt giữa chiến tranh điện tử của Mỹ với kỹ thuật ,chiến thuật,chiến tranh nhân dân đất đối không của toàn quân ta nói chung và lực luợng PK_KQ nói riêng,ta đã là người chiến thắng.Thành công của ta cho thấy rằng các loại vũ khí đều có nhược điểm của nó,vấn đề là có thể lợi dụng những đặc điểm này để cải tiến trang thiết bị ,đề ra những chiến thuật hợp lí như lực lượng PK-KQ ta đã làm hay không.Ngoài vũ khí tấn công chiến lược là B52 ,Mỹ còn sử dụng 1 loại máy bay chiến thuật tương đối tân tiến vào thời điểm đó là F111.Trước đây,Mỹ đã thử nghiệm máy bay cường kích F105,sau đó là máy bay tiêm kích-cường kích F4 với nhiều cải tiến nhưng tất cả chúng đều bị lực lượng phòng không của ta bắn hạ rất nhiều.Trong chiến dịch 12 ngày đêm ,Mỹ tin tưởng vào loại máy bay “cánh cụp cánh xoè” này.Bất kỳ 1 loại máy bay nào muốn bay được đều cần có lực nâng ,cánh rộng thì lực nâng lớn nhưng lại cản trở chuyển động không bay với tốc độ cao được.Nếu cánh nhỏ thì phải cần đường băng dài nhưng có thể bay với tốc độ cao.Chính mâu thuẫn đó đã được giải quyết bằng việc chế tạo ra loại máy bay có cánh biến đổi gọi là máy bay cánh cụp cánh xoè..F111 sẽ xoè cánh ra khi chở nặng ,lúc cất cánh ,khi hạ cánh hoặc khi bay thấp với tôc độ cao.Khi xoè cánh trông nó như máy bay vận taỉ ,hai cánh giang ngang ,sải cánh 19,2 m ,chở được 10 tấn bom và bay với vận tốc trung bìnhtừ 250 đến 300m/s.Khi trút hết bom nó co cụp cánh lại và bay vút lên cao với tốc độ lớn gâp khoảng 2,5 lần tộc độ âm thanh.F111 là loại máy bay chiến đấu khá đa năng.Nó có thể tiêm kích(chiến đấu trên không) ,cường kích(bay thấp đánh mục tiêu mặt đất),ngoài ra F111 có thể ném bom ở vị trí chỉ cach mặt đất khoảng 70m.Rõ ràng đây là 1 loại máy bay tương đối hiện đại,khả năng chiến đấu đa dạng nên được Mỹ đặt nhiều hi vọng.Tuy nhiên qua những cuộc thử thách với lực lượng PK-KQ của ta ,loại máy bay này đã bộc lộ nhiều nhựoc điểm.F111 có chiều dài 22,40m ,khi chở nặng trọng lượng tổng cộng là 31,75 tấn.Vì to xác như vật nên F111 rất dễ bị trúng đạn.Ngoài ra cấu trúc của F111 cũng phức tạp hơn so với các đời máy bay cũ (như thiết bị thay đổi hình dạng của cánh,xoè ra cụp vào;thiết bị nhảy dù…)vì thế loại máy bay này đã trúng đạn là dễ hỏng dễ rơi.Tuy có tốc độ cao nhưng khi bay thấp đánh thấp F111 cũng chỉ bay với tốc độ bình thường (bay nhanh tốn nhiên liệu và phi công không quan sát được).Bay tầm rất thấp là sở trường của F111 vì nó có thể tránh được sự kiểm soát của rađa,nhưng trước lưới lửa tầm thấp của ta thì nó có thể bị bắn rơi bất cứ lúc nào.Ta biết rằng F111 có khả năng bay đêm ,lại bay rất thấp ,vậy ta khó có thể phát hiện nó từ xa ,khi đến gần thì lao vụt qua rất nhanh ,thời cơ rất ngắn chỉ khoảng mấy giây.Tuy nhiên hoạt động của F111 là có quy luật.Ta theo dõi nắm được quy luật của nó là có thể trị được.Cụ thể phải dự kiến đúng mục tiêu nó sẽ đánh phá ,hướng bay,đường bay,độ cao ,tốc độ khi nó lao xuống mục tiêu…Biết rõ âm mưu thủ đoạn của địch rồi ta sẽ có phương án tác chiến đúng đắn.Thực tế là ta đã thành công với chiến thuật của mình qua việc nghiên cứu kĩ các nhược điểm của loại máy bay F111 này.Tóm lại cả B52 và F111 đều là các phương tiện tiến công đường không hiện đại của không quân Mỹ với rất nhiều điểm mạnh như khả năng công phá chính xác,khả năng đánh lừa hệ thống rađa,khả năng tiêm kích , cường kích…Tuy nhiên các loại vũ khí tiến công hiện đại nay cũng đã bộc lộ rất nhiều những điểm yếu như kích thước cồng kềnh dễ bị bắn rơi,hoạt động có quy luật…Cái tài của lực lượng PK-KQ của ta chính là khả năng nhận định chính xác điểm mạnh điểm yếu của các loại phương tiện này để cải tiến trang thiết bị,vũ khí khí tài và đề ra các phương án tác chiến hợp lý.Rất nhiều máy bay bị bắn rơi,nhiều giặc lái bị bắt sống trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử của dân tộc đã cho thấy rằng chiến lược chiến thuật đất đối không của lực lượng PK-KQ của ta hiệu quả như thế nào.Rõ ràng chương trình hiện đại hoá B52 và sử dụng F111 như vũ khí chiến thuật quan trọng của Mỹ đã hoàn toàn bị thất bại.Mỹ tìm mọi cách bưng bít thông tin về số B52 và F111 bị bắn rơi nhưng thực tế chiến truờng đã làm cho giặc lái Mỹ không còn tin tưởng vào các kỹ thuật chống điện tử , sự an toàn của B52 hay F111.Càng đánh sức đánh trả của lực lượng phòng không càng mạnh,lưới lửa của tên lửa ,không quân, pháo cao xạ ,súng máy cao xạ… ngày càng dày đặc và thế đánh ngày càng lợi hại.Địch thực sự bị bất ngờ và không thể nào hiểu nổi tại sao chúng thua khi trong tay chúng là các phương tiện tối tân.
Thành công của quân và dân ta trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử là do chúng ta đã biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại vũ khí trang bị của tên lửa,không quân,pháo cao xạ,rađa ,súng máy cao xạ của lực lượng chiến đấu và lực lượng phòng tránh.Quân và dân ta đã kết hợp chặt chẽ các đơn vị tên lửa ,không quân,pháo cao xạ… tạo thành 1 lưới lửa đánh máy bay B52 rất vững chắc, rộng khắp và có hiệu quả cao.Trong quá trình hiệp đồng chiến đấu mỗi lực lượng đều nắm vững nhiệm vụ và đối tượng tác chiến của mình ,tập trung sức mạnh hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao,tiêu diệt được nhiều lực lượng địch mà mình được phân công đánh và tạo điều kiện cho đơn vị bạn lập công,hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chung của chiến dịch.Ta sẽ phân tích thành công của sự hiệp đồng này qua các diễn biến cụ thể của chiến dịch.Vào đêm ngày 18-12 ,Nic-xơn đã phát động cuộc tiến công lớn bằng B52 vào thủ đô Hà Nội và Hải Phòng.Mỹ đã sử dụng 90 máy bay b52 và 180 máy bay chiến thuật F111.Trận này không quân tiêm kích lực lượng xuất kích đánh trước,cả hai tốp đều phát hiện máy bay B52 nhưng chưa bắn rơi được cái nào.Sau khi dùng F111 bắn phá các sân bay của ta,lực lượng B52 của địch ồ ạt ném bom Hà Nội.Lúc này tiểu đoàn 78 trung đoàn 257 được lệnh phóng những quả tên lửa đầu tiên tấn công B52 ,tiếp đó trung đoàn 257 và 261 phóng 11 quả tên lửa nhưng chưa bắn rơi đựoc chiếc nào.Tuy nhiên vào 20h13’ tiểu đoàn 59 trung đoàn 261 đã bắn rơi chiếc B52 đầu tiên tại Phù Lỗ Đông Anh.
Sau đó là hai chiếc B52 khác bị bắn rơi kết thúc trận mở màn thắng lợi.Đây là chiến công rất đáng kể của bộ đội tên lửa nhưng cũng phải kể đến sự chiến đấu rất hiệu quả của các đơn vị pháo phòng không,rađa,không quân… Bộ đội rađa cố gắng xác định vị trí của B52 nhằm cung cấp thông tin chính xác cho các đơn vị khác ,các đơn vị pháo phòng không.không quân,súng cao xạ… cố gắng tập trung hoả lực ăn ý với bộ đội tên lửa để tạo nên lưới lửa tấn công mục tiêu.Kết quả chúng ta đã tiêu diệt được 7 máy bay địch trong đó có 3 máy bay B52.Chiến thắng mở màn này có ý nghĩa cực kì quan trọng,tạo niềm tin đánh thắng B52 trong những trận tiếp theo.Từ thực tế trận đánh này ta xác định tên lửa là lực lượng chủ lực đánh B52 của ta.
H5-Tên lửa
Nét nổi bật của trận mở đầu này là nghệ thuật tạo lập thế trận và cách đánh sáng tạo của bộ đội tên lửa trong điều kiện nhiễu xạ lớn,đánh trúng B52 Giữ vững quyền làm chủ trên không.Với thế trận vững có chiều sâu ,địch không thể phá vỡ thế trận của ta trong khi địch có bay ở vị trí nào cũng bị ta đánh phủ đầu bởi nhiều đơn vị khác nhau,càng vào sâu càng bị nhiều đơn vị đánh,xác suất bị tiêu diệt càng cao.Bằng sự hiệp đồng rât ăn ý giữa nhiều đơn vị khác nhau cùng 1 lúc ta đã đưa địch vào tình trạng phải đối mặt với rất nhiều mũi tiến công từ nhiều hướng từ nhiều loại vũ khí khác nhau.Đêm 20-12 địch tiếp tục sử dụng lực lượng không quân lớn gồm 93 B52 tấn công Hà Nội ,Thái Nguyên và Hải Phòng.Vào 19h37’ Không quân ta chủ động xuất kich 2 tốp phát hiện B52 từ xa thu hút lực lượng máy bay hộ tống và B52 giả của địch tạo điều kiện cho các lực lượng phòng không phân biệt rõ đối tượng địch ,đặc biệt sau khi khắc phục những khó khăn ở trận đầu bộ đội tên lửa đã rút ra nhiều kinh nghiệm ,tổ chức đánh hiệp đồng nhiều đơn vị tên lửa cùng đánh vào 1 mục tiêu nên đã tiêu diệt được nhiều B52 hơn.Bị đánh mạnh ở Hà Nội địch giãn ra khu vực Thái Nguyên và Hải Phòng ,lực lượng dân quân Hải Phòng đã bắn rơi 2 máy bay F4.Sáng 21-12 địch tiếp tục đánh mạnh vào Hà Nội với 45 chiếc B52.Bộ đội tên lửa lúc này gặp khó khăn vì còn rất ít đạn,Bộ chỉ huy ngay lập tức chỉ thị cho các đơn vị sản xuất đạn tên lửa đẩy mạnh sản xuất và vận chuyển cho bộ đội tên lửa.Trận đánh này thực sự là trận đánh then chốt tiêu diệt 15 máy bay trong đó có 7 B52.Nét đặc trưng của trận đánh này là đánh tập trung nhiều đơn vị vào 1 tôp B52.Sau khi nhận định địch tập trung tiêu diệt tên lửa,lúc này đơn vị pháo cao xạ nhận được nhiệm vụ hiệp đồng bảo vệ tên lửa,xác định nhiệm vụ cho tên lửa chỉ đánh B52 và đánh đêm,các lực lưọng khác đánh máy bay chiến thuật.Đây là trận thắng có ý nghĩa quan trọng tạo ra chuyển hoá thế trận chiến dịch có lợi cho ta mở ra khả năng đánh bại hoàn toàn không quân địch.Không quân địch bị tổn thất nặng nề nên từ 21-12 không dám tấn công Hà Nội mà chỉ tấn công vòng ngoài và kết thúc đợt ném bom đầu tiên vào 25-12.Vào 26-12 Mỹ tiếp tục huy động tối đa không quân với 105 B52 và gần 100 máy bay cường kích ồ ạt đánh phá Hà Nội.Vào 22h29’ 4 tiểu đoàn tên lửa đã hiệp đồng tiến công hoả lực bắn 1 B52 rơi tại chỗ mở đầu cho chiến thắng của trận then chốt quyết định .Sau đó bộ đội ta liên tục hiệp đồng bắn rơi nhiều máy bay của địch.Nét nổi bật của trận đánh đêm 26-12 là chiến dịch đã phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của các đơn vị trogn đó tên lửa là lực lượng chủ lực có nhiệm vu đánh máy bay B52,không quân có nhiệm vụ chia cắt phá vỡ đội hình địch,cao xạ có nhiệm vụ bảo vệ tên lửa và đánh máy bay cường kích.Từ 27-12 địch chỉ duy trì đánh phá qui mô nhỏ vào các mục tiêu vòng ngoài.Trong 2 đêm 27 và 28-12 không quân ta đã tiêu diệt 2 máy bay B52 do công của trung tướng Phạm Tuân và liệt sĩ Vũ Xuân Thiều .Các đơn vị khác từ 27 đến 29-12 ta đã bắn rơi thêm 9 máy bay địch.
H6-Trung tướng Phạm Tuân người lái Mic27 bắn rơi B52
H7-Liệt sỹ Vũ Xuân Thiều
Như vậy trong chiến dịch 12 ngày đêm quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay địch(34 B52) bắt sống nhiều giặc lái.Ta đã tiêu diệt được 17,2 % số B52 mà Mỹ huy động.Kết quả này buộc Nic-xơn phải tuyên bố chấm dứt cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ vào 7h sáng 30-12.Qua trận đánh lịch sử này ta thấy rằng với sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng,lưới lửa phòng không của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã làm cho không quân chiến lược Mỹ phải bất lực trong việc đối phó với cách đánh của ta.Máy bay tiêm kích ,đánh chặn của Mỹ bị cắt khỏi đội hình bay,hoặc bị rối loạn nên hiệu quả yểm hộ kém tạo điều kiện để tên lửa tấn công tiêu diệt.Điểm nổi bật trong quá trình hiệp đồng chiến đấu là các binh chủng ,các loại vũ khí dù hiện đại hay thô sơ,dù hoả lực tầm cao hay thấp,của không quân hay phòng không …đều phát huy cao nhất hiệu lực đánh địch của mình,kết hợp chặt chẽ với đơn vị bạn,hỗ trợ lẫn nhau,tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất,tập trung lực lượng cao nhất đánh vào lực lượng không quân Mỹ .Quá trình hiệp đồng tác chiến cũng là quá trình các lực lượng phòng không không ngừng phát huy sáng tạo cách đánh của riêng mình.Trong chiến dịch cách đánh của tên lửa,không quân,cao xạ ,lưới lửa tầm thấp đều thay đổi làm kẻ địch dù có phương tiện trinh sat hiện đại cũng không phát hiện được.Đội hình chiến đấu ,lực lượng sử dụng,tổ chức hoả lực ,thời cơ bắn…của các lực lượng tham gia chiến đấu đều đựơc vận dụng linh hoạt,biến đổi phù hợp với từng trận đánh,từng ngày chiến đấu cụ thể và đạt hiệu suất chiến đấu cao.Các lực lượng PK_KQ đã vận dụng thành công phương thức tác chiến hiệp đồng tạo hoả lực mạnh gây sức ép lớn lên không quân địch.Vậy tóm lại nhờ sự nhận định sáng suốt của đảng và Bác ,nhờ tinh thần dũng cảm đoàn kết,nhờ sự thông minh sáng tạo lực lượng PK-KQ của ta đã làm nên 1 chiến thắng oai hùng qua 12 ngày đêm lịch sử.Lực lượng PK-KQ đã khẳng định được vai trò nòng cốt trong thế trận toàn dân và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hết sức khó khăn của mình là bảo vệ thành công vùng trời tổ quốc và đánh trả rất có hiệu quả các đợt không kích của Mỹ.
Trong chiến tranh lực lượng PK-KQ đã hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu góp phần giải phóng miền nam thống nhất đất nước.Vậy trong giai đoạn hoà bình hiện nay thì nhiệm vụ của lực lượng PK-KQ là gì?Theo em mặc dù đất nước ta đang ở giai đoạn hoà bình nhưng ta cũng không thể chủ quan vì các nước đế quốc vẫn đang có những hành động nhằm chống phá đất nước ta.Vì vậy trong giai đoạn hoà bình nhiệm vụ của lực lượng PK-KQ là bảo vệ an toàn cho tính mạng , tài sản của nhân dân , là giáo dục nhân dân nâng cao cảnh giác , chuẩn bị phòng chống phương tiện tấn công đường không của địch , nâng cao kiến thức phòng không , xây dựng các loại công sự phòng tránh , nguỵ trang nghi binh , xây dựng hệ thống thông tin báo động , thực hành báo động phòng không , lập kế hoạch và tổ chức sẵn sàng sơ tán người khắc phục hậu quả giúp các ngành có liên quan bảo vệ các mục tiêu quan trọng khi có chiến tranh xảy ra. Ngoài ra còn phải có nhiệm vụ tổ chức lực lượng dân quân tự vệ và quần chúng nhân dân sẵn sàng đánh trả các cuộc tập kích đường không của địch ở địa phương khi có chiến tranh. Tiến hành tổ chức và thực hiện phong không nhân dân với sự phối hợp chặt trẽ của các ngành các cấp theo chức năng của mình , dưới sự lãnh đạo của nhà nước từ trung ương đến địa phương .
Bản thân là 1 sinh viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa , em cảm thấy rất biết ơn các chiến sỹ của lực lượng PK-KQ trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử nói riêng và các bậc cha anh đi trước nói chung vì đã chiến đấu ,đã hi sinh xương m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60528.doc