Tiểu luận Phân tích và định giá cổ phiếu DRC

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sôi động, đi kèm với sự phát triển ấy là sự sôi động của Thị trường tài chính. Một đất nước được coi là phát triển thực sự nếu thị trường tài chính của nước đó hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả. Là hạt nhân trung tâm của Thị trường tài chính, Thị trường chứng khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo vốn và chu chuyển vốn linh hoạt hơn trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thế giới, Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ và đó cũng là xu thế tất yếu khi Việt Nam chủ động bước vào hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có những sự khởi sắc đầy ấn tượng, đặc biệt là khoảng thời gian cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Đó được coi là một bước tiến ngoạn mục của thị trường Việt Nam. Tuy trong giai đoạn hiện nay thị trường có những dấu hiệu đi xuống nhưng đó là chu kỳ của bất cứ thị trường nào hay với bất cứ nền kinh tế nào, có thời kỳ phát triển thì cũng phải có thời kỳ chững lại. Đứng vị trí là một nhà đầu tư tại thời điểm thị trường như vậy, thật khó lựa chọn ra một loại chứng khoán tốt, khi mà hiện nay có quá nhiều các mã chứng khoán đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Với lý do đó nhóm cúng em chọn đề tài: “Phân tích và định giá cổ phiếu DRC của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng” sẽ giúp cho các nhà đầu tư tham khảo khi ra quyết định đầu tư của mình.

Tuy có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Mong thầy, và các bạn giúp đỡ, góp ý để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn

 

doc28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích và định giá cổ phiếu DRC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo – 09024855 (Nhóm trưởng) Nguyễn Thị Thu Thảo – 09024885 Nguyễn Thị Quý – 09022695 Cao Thị Tranh – 09015865 Trương Thị Minh Tâm – 09019245 Lê Thị Đông – 09023565 Nguyễn Thị Thanh – 09018935 LỜI MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sôi động, đi kèm với sự phát triển ấy là sự sôi động của Thị trường tài chính. Một đất nước được coi là phát triển thực sự nếu thị trường tài chính của nước đó hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả. Là hạt nhân trung tâm của Thị trường tài chính, Thị trường chứng khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo vốn và chu chuyển vốn linh hoạt hơn trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thế giới, Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ và đó cũng là xu thế tất yếu khi Việt Nam chủ động bước vào hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có những sự khởi sắc đầy ấn tượng, đặc biệt là khoảng thời gian cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Đó được coi là một bước tiến ngoạn mục của thị trường Việt Nam. Tuy trong giai đoạn hiện nay thị trường có những dấu hiệu đi xuống nhưng đó là chu kỳ của bất cứ thị trường nào hay với bất cứ nền kinh tế nào, có thời kỳ phát triển thì cũng phải có thời kỳ chững lại. Đứng vị trí là một nhà đầu tư tại thời điểm thị trường như vậy, thật khó lựa chọn ra một loại chứng khoán tốt, khi mà hiện nay có quá nhiều các mã chứng khoán đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Với lý do đó nhóm cúng em chọn đề tài: “Phân tích và định giá cổ phiếu DRC của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng” sẽ giúp cho các nhà đầu tư tham khảo khi ra quyết định đầu tư của mình. Tuy có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Mong thầy, và các bạn giúp đỡ, góp ý để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. Mục tiêu nghiên cứu. -Cung cấp thông tin cho sinh viên khối ngành kinh tế tìm hiểu về cổ phiếu DRC - Tìm ra nguyên nhân cho thực trạng lên xuống của cổ phiếu DRC trong thời gian qua. - Giúp sinh viên biết và phân tích được những cổ phiếu trên thị trương chứng khoán nói chung và của DRC nói riêng a. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu: - Phân tích - Tổng hợp - Khảo sát b. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu. Cổ phiếu tai công ty cổ phần cao su Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu. Vì những điều kiện chủ quan và khách quan mà nhóm chúng em chỉ thực hiện khảo sát trên những thông tin thu thập được từ Internet và những thông tin đại chúng có liên quan khác Nhiệm vụ của đề tài Để hoàn thành mục tiêu mà đề tài đặt ra, chúng tôi phải có nhiệm vụ: - Tìm hiểu về công ty cổ phần cao su Đà Nẵng và cổ phiếu DRC. - Tìm hiểu thực trạng của cổ phiếu DRC trong thời gian qua. - Phân tích và định giá cổ phiếu DRC. - Từ đó, nhận xét cổ phiếu và khuyến nghị với nhà đầu tư. Kết cấu bài tiểu luận. Được chia làm ba phần: Chương I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG VÀ MÃ CỔ PHIẾU DRC. Chương II:. PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU Chương III: NHẬN XÉT CỔ PHIẾU VÀ KHUYẾN NGHỊ NHÀ ĐẦU TƯ MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG VÀ MÃ CỔ PHIẾU DRC. I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp. 1. Dây chuyền sản xuất và hệ thống kiểm tra chất lượng 2. Các dòng sản phẩm của DRC 3. Hệ thống phân phối & khách hàng trong nước và quốc tế 5. Chiến lược phát triển 4. Thành quả và vị thế của DRC II. Giới thiệu Mã cổ phiếu DRC CHƯƠNG II:PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU I. Phân tích cơ bản 1. Hoạt động kinh doanh của công ty. 2. Triển vọng và tiềm năng của DRC 3. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành II. Định giá cổ phiếu 1. Mô hình định giá theo FCFF: 2. Mô hình định giá theo FCFE: 3. Mô hình định giá theo P/E: 4. Mô hình định giá theo P/B: 5. Mô hình định giá theo chiết khấu dòng cổ tức (DDM) CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VỀ MÃ CỔ PHIẾU DRC VÀ KHUYẾN NGHỊ NHÀ ĐẦU TƯ. 1. Nhận xét về cổ phiếu DRC: 2. Khuyến nghị với nhà đầu tư. KẾT LUẬN CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG VÀ MÃ CỔ PHIẾU DRC. I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp. Tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ, đến nay Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, tên gọi quốc tế là DRC, đã có quá trình phát triển liên tục hơn 35 năm Nằm tại vị trí cách Sân bay quốc tế Đà nẵng 5 km, cách cảng Tiên Sa 10km, DRC có vị trí địa lý thuận lợi giao thương trong nước và quốc tế. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mang đến sự thành công: Ban giám đốc có nhiều kinh nghiệm,năng động giúp Công ty phát triển liên tục nhiều năm. Đội ngũ kỹ sư và cán bộ quản lý có tay nghề cao, sảng tạo, được cử đi tu nghiệp ở nước ngoài về phục vụ lâu dài. Tập thể CBCNV đoàn kết nhất trí, tự tin và có trách nhiệm với công việc. 1. Dây chuyền sản xuất và hệ thống kiểm tra chất lượng Công ty luôn cập nhật thông tin về máy móc thiết bị để đầu tư phục vụ nâng cao chất lượng sản phẩm. Dây chuyền sản xuất được đầu tư đồng bộ với nhiều máy móc hiện đại,tiêu biểu là : Dây chuyền luyện kín công suất 270 lít nhập của Ý, là thiết bị tiên tiến, có qui trình tự động hoá cao, cung cấp cao su bán thành phẩm với chất lượng ổn định. Hệ thống ép đùn mặt lốp nhập từ CHLB Đức, cung cấp cao su mặt lốp 3 thành phần đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, giúp lốp chịu mài mòn và gia tăng tuổi thọ. Hệ thống máy thành hình lốp ô tô giúp cho việc phân bổ kết cấu lốp đồng đều, đảm bảo lốp chịu tải nặng và an toàn. Hệ thống máy lưu hoá lốp ô tô, tự động vào ra lốp và kiểm soát thời gian lưu hoá, đáp ứng tốt tính năng kỹ thuật của lốp ô tô... Cao su bán thành phẩm trong quá trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt bằng các thiết bị chuyên dùng như: máy kiểm tra độ khuyếch tán than đen,máy đo tốc độ lưu hoá, máy đo cường lực kéo đứt... Lốp thành phẩm được chạy thử nghiệm trên máy đo cân bằng lốp,máy chạy lý trình,... Tất cả sản phẩm lỗi được loại bỏ. Chỉ những sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng, gắn phiếu bảo hành trước khi bán ra thị trường Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 giúp cho sản phẩm DRC có độ tin cậy cao. Săm lốp ô tô - xe máy DRC đạt tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS. Lốp ô tô DRC đạt tiêu chuẩn an toàn DOT 119 của Mỹ. 2. Các dòng sản phẩm của DRC  Lốp ô tô DRC được người tiêu dùng tin dùng nhờ chịu tải nặng, chịu mài mòn tốt, tuổi thọ cao và được bảo hành chu đáo - Dòng lốp tải nhẹ có nhiều qui cách, phù hợp với xe khách từ 24 -35 chỗ ngồi, các loại xe tải nhẹ và xe ben dưới 5 tấn... -Dòng lốp tải nặng có nhiều quy cách,phù hợp với các loại xe vận tải hàng hoá,xe ben từ 5 tấn trở lên, xe buýt... - Dòng lốp đặc chủng có nhiều qui cách phục vụ máy cày,máy kéo nông nghiệp. Đặc biệt DRC là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất lốp ô tô siêu tải nặng dành cho các loại xe, máy đặc chủng khai thác hầm mỏ, xe cẩu container tại bến Cảng, xe san, ủi đất đá... với nhiều qui cách có cở vành từ 24 inch đến 51 inch... - Dòng lốp ô tô đắp mang lại lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng với giá bán thấp, nhưng giá trị sử dụng tương đương lốp chính phẩm. - Dòng sản phẩm săm lốp xe đạp,xe máy quen thuộc với đông đảo người tiêu dùng từ hơn 30 năm qua ; sản phẩm thường xuyên được cải tiến đổi mới, đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu đi nhiều nước. - DRC còn sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm cao su kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đa dạng tại các công trình giao thông, bến cảng, các chi tiết cao su kỹ thuật của xe ô tô... 3. Hệ thống phân phối & khách hàng trong nước và quốc tế DRC đã thiết lập hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp Việt Nam. Các nhà phân phối DRC có nhiều kinh nghiệm, có sự gắn kết, hợp tác vì sự phát triển chung và lâu dài. Nhiều khách hàng lớn tin dùng sản phẩm DRC như : Công ty Ôtô Trường Hải, Công ty ô tô Huyndai, Cty TMT, Công ty ô tô Xuân Kiên,Tập đoàn than khoáng sản VN, nhiều Cty vận tải, xe khách cả nước DRC cũng có nhiều khách hàng nước ngoài tin cậy tại hơn 25 quốc gia thuộc Châu Á, Nam Mỹ, Châu Âu... 4. Thành quả và vị thế của DRC Bằng sự linh hoạt và sáng tạo DRC đã tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm và ngày nay DRC chiếm thị phần lốp ô tô tải hàng đầu Việt Nam. Thương hiệu DRC được các tổ chức trong nước và quốc tế bình chọn, trao tặng nhiều danh hiệu như: Sao Vàng Đất Việt, Hàng VN chất lượng cao, Thương hiệu mạnh Việt Nam... và được Nhà nước khen thưởng nhiều huân chương lao động, huân chương độc lập... Tháng 12/2006, DRC chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán với mã chứng khoán DRC. Điều này thể hiện sự tự tin,tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của Công ty 5. Chiến lược phát triển Với lợi thế về nguồn nhân lực năng động, trách nhiệm ; sản phẩm DRC có thị phần lớn, được Tập đoàn hoá chất Việt Nam quan tâm chỉ đạo... DRC đang đầu tư nhà máy mới sản xuất lốp xe tải Radial bố thép công suất 600. 000 lốp/năm. Đây là nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại được xây dựng tại Khu công nghiệp Liên Chiểu Đà Nẵng sẽ đáp ứng tốt chiến lược tăng tốc của Công ty Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất săm lốp, DRC tin tưởng sẽ tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, xứng đáng là: “Nhà sản xuất săm lốp xe hàng đầu Việt Nam”. An toàn trên mọi địa hình, vững chãi với sức tải lớn, luôn bền bỉ theo thời gian - DRC- Chinh phục mọi nẻo đường Tên Công ty : Công ty cổ phần cao su Đà nẵng Tên tiếng Anh : Danang rubber joint stock company Tên thương mại : DRC Trụ sở chính : 01 Lê văn Hiến - Phường Khuê Mỹ - Quận Ngũ Hành Sơn Thành phố Đà Nẵng Điện thoại : 0511. 3950824 – 3954942 – 3847408 Fax : 0511. 3836195 – 3950486 Email : drcmarket@dng. vnn. vn Website : Danh sách thành viên Hội đồng quản trị Ông Nguyễn Quốc Tuấn Chủ tịch Trúng cử lại ngày 23/03/2009 Ông Đinh Ngọc Đạm Thành viên Trúng cử lại ngày 23/03/2009 Ông Nguyễn Mạnh Sơn Thành viên Trúng cử lại ngày 23/03/2009 Bà Phạm Thị Thoa Thành viên Trúng cử lại ngày 23/03/2009 Ông Nguyễn Thanh Bình Thành viên Trúng cử lại ngày 23/03/2009 Ông Nguyễn Văn Hiệu Thành viên Trúng cử ngày 23/03/2009 Ông Phạm Ngọc Phú Thành viên Trúng cử ngày 23/03/2009 Ban Kiểm soát Bà Nguyễn Thị Vân Hoa Trưởng ban Bổ nhiệm ngày 23/03/2009 Ông Võ Đình Thanh Thành viên Bổ nhiệm lại ngày 23/03/2009 Ông Phạm Ngọc Bách Thành viên Bổ nhiệm lại ngày23/03/2009 Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng Ông Đinh Ngọc Đạm Tổng Giám đốc Bổ nhiệm lại ngày 23/03/2009 Ông Hà Phước Lộc Phó Tổng Giám đốc Bổ nhiệm lại ngày 23/03/2009 Ông Nguyễn Mạnh Sơn Phó Tổng Giám đốc Bổ nhiệm lại ngày 23/03/2009 Ông Nguyễn Thanh Bình Phó Tổng Giám đốc Bổ nhiệm lại ngày 23/03/2009 Ông Phạm Quang Vinh Phó Tổng Giám đốc Bổ nhiệm lại ngày 23/03/2009 Bà Phạm Thị Thoa Kế toán trưởng Bổ nhiệm lại ngày 23/03/2009 Kiêm P. Tổng Giám đốc Bổ nhiệm ngày 13/05/2009 Miễm nhiệm ngày 01/01/2011 Bà Trần Thị Mỹ Lệ Trưởng phòng TC-KT Bổ nhiệm ngày 01/01/2011 II. Giới thiệu Mã cổ phiếu DRC. Được thành lập theo Quyết Đinh số 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp nặng. - Ngày 10/10/2005, theo Quyết Định số 321/QĐ - TBCN cảu bộ trưởng bộ công nghiệp, công ty cao su Đà Nẵng được chuyển thành công ty cổ phần cao su Đà Nẵng. - Ngày 01/01/2006, công ty cổ phần cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 49. 000. 000. 000 đồng. - Ngày 28/11/2006, UBCKNN có Quyết định về việc cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu công ty cổ phần cao su Đà Nẵng trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố HCM. Ngày chính thức giao dịch là 29/12/2006. - Ngày 31/05/2007, niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm từ lợi nhuận được chia năm 2007 của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng. Số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung là 3. 791. 052 cổ phiếu. Chính thức giao dịch ngày 06. 06. 2007. - Ngày 11. 08. 2008, Sở GD CK TP. HCM có thông báo về việc niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm từ lợi nhuận được chia trong năm 2008 của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng. Số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung là 2. 346. 072 cp với giá trị CK niêm yết bổ sung là 23. 460. 720. 000 đồng. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU Phân tích cơ bản Hoạt động kinh doanh của công ty. - Doanh thu 6 tháng đầu năm cuả CTCP Cao Su Đà Nẵng (Mã DRC) thấp hơn một chút so với kế hoạch trong khi lợi nhuận vượt kế hoạch đặt ra nhưng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Giá bán bình quân tăng đã không thể bù đắp được mức tăng của chi phí nguyên liệu đầu vào và DRC hiện tại đang phải chịu mức thuế suất 25%. Trong năm 2010, CTCK Tp. HCM (HSC) dự báo doanh thu DRC sẽ đạt 2,036 tỷ đồng, tăng 12. 2%, lợi nhuận thuần sẽ đạt 176 tỷ đồng, giảm 55. 4%. Dựa trên những số liệu dự báo, HSC ước tính EPS dự phóng năm 2010 sau khi điều chỉnh theo yếu tố pha loãng (DRC phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 2:1 vào giữa tháng 5/2010) đạt 7,609 đồng, giảm 70%; P/E đạt 6. 1 lần và P/B đạt 0. 7 lần. Mặc dù triển vọng ngắn hạn của cổ phiếu DRC không mấy hấp dẫn khi so với kết quả kinh doanh cao đạt được trong năm 2009, thì mức định giá trên là rẻ, đặc biệt nếu xét đến tiềm năng tăng trưởng dài hạn của công ty. Theo mô hình của mình, HSC dự báo DRC sẽ tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân trong giai đoạn 2010-2015 của doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 21. 8% và 24. 2%. Dự báo này đã tính đến cả sự mở rộng nhờ nhà máy mới và nhà máy sản xuất lốp radial khi đi vào hoạt động vào năm 2012. Sự lo ngại lớn nhất của HSC là nhà máy sản xuất lốp radial có quy mô lớn sẽ được tài trợ bằng vốn vay do đó sẽ làm tăng tỷ lệ vốn vay so với vốn chủ sở hữu lên mức khá rủi ro. Và do thị trường lốp radial tại Việt Nam còn chưa phát triển nên công ty sẽ phải tự tạo ra thị trường cho mình. Vì vậy, trong khi công ty có tiềm năng tăng trưởng dài hạn cao thì triển vọng trung hạn là khá bất ổn khi nhà máy mới chưa đi vào hoạt động. Sau khi DRC công bố kết quả hoạt động kinh doanh 6T đầu năm. Qua thông tin chúng ta có những nhận định sau: Tình hình tiêu thụ săm lốp trong 4T/2010 Kim ngạch xuất khẩu săm lốp 4T/2010 tăng 43. 1% so với cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cao su Việt Nam, xuất khẩu săm lốp trong 4T/2010 rất khả quan, đạt 64. 6 triệu USD, tăng 43. 1 % so với cùng kỳ năm 2009. Ngoài yếu tố giá tăng 19. 3% thì sản lượng cũng tăng 19. 9% đã góp phần đưa kim ngạch tăng trưởng mạnh. Nền kinh tế và ngành công nghiệp ô tô đang trong giai đoạn hồi phục giúp nhu cầu săm lốp trên trên giới cải thiện. Đây là tín hiệu tăng trưởng tốt trong năm 2010 của ngành công nghiệp săm lốp Việt Nam. Săm lốp xe tải chiếm tỷ trọng 62. 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là mặt hàng có ưu thế xuất khẩu lớn của của công nghiệp săm lốp Việt Nam hiện nay và trong cả thời gian tới. Xuất khẩu xe máy chiếm 20. 2%, xe đạp 8. 1% và săm lốp xe công nghiệp chỉ 6. 3%. Vì vậy, những doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất săm lốp xe tải nhiều khả năng sẽ có sự tăng trưởng tốt. Trong top 5 doanh nghiệp dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu, CSM đứng vị trí thứ 2 với 11. 9%, tương đương 7. 68 triệu USD và DRC ở vị trí thứ 5 với 4. 7%, tương đương 3 triệu USD. Thị phần nhập khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ. Theo thống kê, trong tổng số 102 thị trường nhập khẩu săm lốp Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 25. 7% với sản phẩm chính là săm lốp xe tải, xe công nghiệp,…Kế đến là Malaysia với 7%, Ai Cập 6. 6%,… Tình hình tiêu thụ săm lốp trong nước khá tốt. Doanh thu tăng trưởng 26%. Ngoài hoạt động xuất khẩu của ngành khả quan, tình hình tiêu thụ trong nước cũng đang tiến triển khá tốt. Doanh thu quý 1/2010 của 3 doanh nghiệp trong ngành (DRC, CSM, SRC) đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, trung bình khoảng 26%. Với số lượng xe máy và ô tô đang lưu hành cùng với nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng trưởng mạnh, sản lượng săm lốp tăng lên là điều gần như chắc chắn. Đây là nguyên nhân chính giúp doanh thu năm 2009 và quý 1/2010 của các doanh nghiệp trong ngành tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ trước Tình hình hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T/2010 Tổng tài sản 584. 408 614. 518 785. 852 828. 850 Doanh thu thuần 1. 128. 137 1. 317. 075 1. 855. 378 979. 836 LNST 70. 867 51. 789 394. 527 114. 915 ROA(%) 12,13% 8,43% 50,20% 8,84% ROE(%) 33,97% 23,90% 70,80?% 10,95% EPS 5. 435 3. 366 25. 563 3. 239 BV 15. 998 14. 085 36. 221 20. 556 Trong năm qua tình hình hoạt động của công ty đã được thống kê số liệu qua những bảng thông tin sau : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2010 TÀI SẢN MS 31/12/2010 VND 31/12/2009 VND Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1. Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. III. Các khoản phải thu ngắn hạn Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán Các khoản phải thu khác IV. Hàng tồn kho Hàng tồn kho Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 1. chi phí trả trước ngăn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 3. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế 2. Tái sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế 3. Chi phí XDCB dở dang III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty liên kết liên doanh 2. Đầu tư dài hạn khác. V. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn 2. Tài sản dài hạn khác 100 110 111 112 120 130 131 132 135 140 141 149 150 151 152 158 200 210 220 221 222 223 227 228 229 230 240 250 252 258 260 261 268 771. 480. 141. 769 108.060.625.320 11.760.625.320 96.300.000.000 210.513.356.995 132.405.389.782 77.170.199.320 577.767.373 446.312.887.356 446.312.887.356 6.953.272.098 1.166.039.898 3.431.175.416 2.356.056.784 292.713.081.825 - 267.158.085.585 184.801.099.824 657.461.355.066 (472.660.255.242) 2.706.751.133 3.556.968.506 (850.217.373) 79.650.234.628 - 6.554.496.595 - 6.554.496.595 19.000.499.645 19.000.499.645 - 546. 819.954.385 77.969.488.775 - 77.969.488.775 125.948.346.714 67.343.102.945 57.824.281.610 780.961.159 337.387.368.530 337.387.368.530 5.514.750.366 4.843.353 4.333.544.576 1.176.362.437 238.299.104.440 - 233.419.879.870 207.749.475.754 631.187.980.150 (423.438.504.396) 3.259.817.120 3.556.968.506 (297.151.386) 22.410.586.996 - - - - 4.809.224.570 4.809.224.570 - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 1.064.193.223.594 785.049.058.825 NGUỒN VỐN MS 31/12/2010 VND 31/12/2009 VND Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 7. Quỹ khen thưởng phúc lợi II. Nợ dài hạn 1Vay và nợ dài hạn 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 3. Doanh thu chưa thực hiện B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 4. Quỹ đầu tư phát triển 5. Quỹ dự phòng tài chính 6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1. Nguồn kinh phí 2. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 300 310 311 312 313 314 315 319 323 330 334 336 338 400 410 411 412 416 417 418 420 430 432 433 332. 541. 858. 589 290. 042. 133. 750 176. 225. 141. 599 27. 419. 066. 361 955. 532. 633 19. 790. 367. 105 45. 955. 364. 761 18. 143. 637. 581 1. 553. 023. 410 42. 499. 724. 839 41. 356. 724. 839 1. 123. 000. 000 20. 000. 000 731. 651. 365. 005 731. 433. 855. 978 307. 692. 480. 000 3. 281. 000. 000 3. 518. 941. 988 129. 626. 555. 198 20. 583. 296. 475 266. 731. 802. 317 217. 509. 027 - 217. 509. 027 227. 967. 005. 569 184. 619. 792. 274 93. 191. 764. 350 23. 769. 874. 533 3. 519. 533. 011 2. 353. 674. 452 29. 563. 365. 967 30. 814. 943. 499 1. 406. 636. 462 43. 347. 413. 295 42. 572. 081. 420 775. 394. 875 - 557. 081. 853. 256 557. 229. 299. 989 153. 846. 240. 000 3. 281. 000. 000 304. 364. 410 17. 414. 383. 181 6. 315. 795. 935 376. 067. 513. 463 (147. 446. 733) (401. 700. 000) 254. 253. 267 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 1. 046. 193. 223. 591 785. 049. 058. 825 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Ngày 31/12/2010 CHỈ TIÊU MS Năm 2010 VNĐ Năm 2009 VNĐ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Cac khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chí phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 18. Lãi cỏ bản trên cổ phiếu 01 02 10 11 20 21 22 23 24 25 30 31 32 40 50 51 52 60 70 2. 218. 090. 853. 691 57. 951. 631. 990 2. 160. 139. 221. 701 1. 784. 356. 346. 132 375. 782. 875. 569 7. 362. 008. 734 42. 087. 541. 188 8. 988. 281. 003 43. 260. 444. 129 40. 485. 459. 453 257. 311. 439. 533 4. 837. 879. 118 1. 201. 388. 273 3. 636. 490. 845 260. 947. 930. 378 64. 764. 251. 167 - 196. 183. 679. 211 6. 376 1. 855. 377. 641. 365 40. 336. 619. 011 1. 815. 041. 022. 354 1. 292. 759. 604. 291 522. 281. 418. 063 2. 449. 556. 248 47. 393. 813. 255 13. 701. 386. 883 45. 459. 928. 569 39. 743. 862. 125 392. 133. 730. 362 2. 750. 012. 563 356. 523. 032 2. 393. 489. 531 394. 526. 859. 893 1. 252. 285. 703 - 393. 274. 574. 190 25. 563 2. Triển vọng và tiềm năng của DRC. Trong thời gian tới, triển vọng ngành cao su là rất lớn. Kinh ngạch xuất khẩu săm lốp 4T/2010 tăng 43,1% so với cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của hiệp hội cao su Việt Nam, xuất khẩu săm lốp trong 4T/2010 rất khả quan, đạt 64. 6triệu USD, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2009. Ngoài yếu tố gia tăng 19,3% thì sản lượng cũng tăng 19,9% đã góp phần đua knh ngạch tăng trưởng mạnh. Nền kinh tế và ngành công nghiệp ô tô đang trong giai đoạn phục hồi mạnh. Nền kinh tế và ngành công nghiệp ô tô đang trong giai đoạn phục hồi giúp nhu cầu săm lốp trên thế giới cải thiện. Đây là tín hiệu tăng trưởng tốt trong năm 2010 của ngành công nghiệp Việt Nam. Săm lốp xe tải chiếm tỷ trọng 62. 5% trong tổng ngạch xuất khẩu. Đây là mặt hàng co xu thế xuất khẩu lớn của công nghiệp săm lốp Việt Nam hiện nay và trong cả thời gian tới. Xuất khẩu xe máy chiếm 20. 2%, xe đạp chiếm 8. 1% và săm lốp công nghiêp chỉ chiếm 6. 3%. Vì vậy, những doanh nghiệp đã đàu tư vào sản xuất săm lốp xe tải nhiều khả năng sẽ có sự tăng trưởng tốt. Trong top 5 doanh nghiệp dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu, CSM đứng vị trí thứ 2 với 11. 9%, tương đương với 7. 68 triệu USD và DRC ở vị trí thứ 5 với 4. 7% tương đương với 3 triệu USD. Cùng với đó là sự hồi phục nền kinh tế trong nước, kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, thị trường săm lốp trong nước ngày càng có tiềm năng. Lốp ô tô radial toàn thép đang chiếm lĩnh đại đa số thị phần tại thị trường các nước phát triển, khoảng gần 10% thị trường Việt Nam đang dần gia tăng. Việc đầu tư sản xuất lốp radial toàn thép theo tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới sẽ đảm bảo tăng năng lực sản xuất sản phẩm mới và là sự cần thiết cho quá trình phát triển của Công ty, tạo thế mạnh cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành về năng lực sản xuất lốp radian toàn thép. Do vậy DRC ngoài việc tiếp tục mở rộng sản xuất lốp xe đạp DRC còn xây dựng nhà máy sản xuất lốp ô tô radial. Với dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012 sẽ mang lại cho DRC một khoản doanh thu 2100 tỷ đồng mỗi năm, trong tương lai nếu doanh nghiệp làm chủ được nguồn vốn để thực hiện được dự án mà không cần tăng vốn điều lệ, vừa tăng áp lực lên công ty và chia nhỏ cổ phiếu, thì DRC sẽ trở thành cổ phiếu EPS thuộc loại cao nhất thị trường. Giá cao su thiên nhiên có xu hướng tăng, không hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp sản xuất săm lốp. Chi phí nguyên vật liệu (chủ yếu là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp) chiếm khoảng 70% cơ cấu giá thành của các doanh nghiệp ngành săm lốp. Vì vậy, việc cao su tăng giá mạnh trong thời gian qua sẽ ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Mặc dù giá cao su đang giảm nhẹ trong thời gian gần đây, nhưng vẫn đang duy trì ở mức khá cao, khoảng 3,000 USD/tấn, tăng hơn hơn 200% so với cùng kỳ năm trước. Triển vọng ngành tích cực do nhu cầu vẫn đang tăng cao. Dự báo doanh thu tăng trưởng trung bình khoảng 10%. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn ưu tiên các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Từ đó nhu cầu về phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa nói chung sẽ có cơ hội phát triển và thúc đẩy ngành công nghiệp săm lốp tăng trưởng. Với tình hình tiêu thụ săm lốp trong nước và xuất khẩu trong năm 2009 và 4T/2010 khả quan, chúng tôi tin rằng ngành săm lốp sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm 2010. C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tieu_luan_thi_truong_chung_khoan.doc
Tài liệu liên quan