Tiểu luận Phân tích và bình luân chính sách tiền tệ (cstt) của ngân hàng nhà nước

1. Chính sách tiền tệ (CSTT) là tổng hòa các phương thức mà NHNN sử dụng nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đất nước trong thời kỳ nhất định.

Như vậy, với các công cụ trong tay, NHNN có thể chủ động tạo ra sự thay đổi trong cung ứng tiền (mở rộng hay thắt chặt), qua đó tác động đến các biến số vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

0 Trong đó có hai chính sách chủ yếu:

- Chính sách tiền tệ mở rộng: cung ứng thêm tiền,khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất., chống suy thoái.

- Chính sách tiền tệ thắt chặt: giảm cung ứng tiền nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế., kiềm chế lạm phát.

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích và bình luân chính sách tiền tệ (cstt) của ngân hàng nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUÂN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (CSTT) CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC V. Chủ đề: PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH TIỀN tệ (CSTT) của ngân hàng nhà NƯỚC (NHNN) VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN gần đây V NỘI DUNG CHÍNH: I. Tìm hiểu chung về chính sách tiền tệ Khái niệm Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ Thực trạng chung Tìm hiểu các công cụ của chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở Chính sách tái chiết khấu Dự trữ bắt buộc Ấn định hạn mức tín dụng Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại Phân tích và bình luận việc thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Trước năm 2008 Từ năm 1986-1999 Từ năm 2000-2007 Năm 2008 đến nay Năm 2008 Tình hình kinh tế Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT Năm 2009 Tình hình kinh tế Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT Năm 2010 Tình hình kinh tế Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT Đầu năm 2011 Tình hình kinh tế Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT V NỘI DUNG CHI TIẾT TÌM HIỂU CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. Khái niệm: Chính sách tiền tệ (CSTT) là tổng hòa các phương thức mà NHNN sử dụng nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đất nước trong thời kỳ nhất định. Như vậy, với các công cụ trong tay, NHNN có thể chủ động tạo ra sự thay đổi trong cung ứng tiền (mở rộng hay thắt chặt), qua đó tác động đến các biến số vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. 0 Trong đó có hai chính sách chủ yếu: Chính sách tiền tệ mở rộng: cung ứng thêm tiền,khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất.., chống suy thoái. Chính sách tiền tệ thắt chặt: giảm cung ứng tiền nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế..., kiềm chế lạm phát. Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ: Các mục tiêu của chính sách tiền tệ rất đa dạng như kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm (giảm tỷ lệ thất nghiệp), tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tài chính, lãi suất, tỷ giá hối đoái... Do lạm phát cao có tác động xấu đến các chì tiêu kinh tế vĩ mô, trong khi đó nguyên nhân lạm phát lại là tiền tệ. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu dài hạn của CSTT. Tùy vào tình hình kinh tế của mỗi quốc gia mà sẽ có một tỷ lệ lạm phát phù hợp. Thông thường để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Bên cạnh đó còn hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Để thực hiện hai mục tiêu này thì NHNN thường thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Như vậy, xét cả 3 mục tiêu thì ta thấy mục tiêu giảm lạm phát, bình ổn giá cả mâu thuẫn với hai mục tiêu còn lại trong ngắn hạn. Bởi vì để thực hiện mục tiêu giảm lạm phát, ổn định giá cả thì phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Và như vậy thì trong ngắn hạn không thể thực hiện được hai mục tiêu còn lại. Ngược lại, khi nền kinh tế mở rộng, thất nghiệp giảm, nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn đến lạm phát gia tăng. . Tuy nhiên, xét các mục tiêu trên trong dài hạn thì chúng lại không mâu thuẫn với nhau. Mối quan hệ giữa mục tiêu giảm thất nghiệp và mục tiêu tăng trưởng kinh tế không mâu thuẫn cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hầu hết NHTW đều đặt ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT. Nhưng trong ngắn hạn, dưới áp lực của chính trị, họ có thể tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để hạn chế tình trạng thất nghiệp...Ngân hàng trung ương không thể đạt được đồng thời tất cả các mục tiêu trong ngắn hạn và thường thì NHTW theo đuổi một mục tiêu trong dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn. Thực trạng chung: Nhìn chung, tư tưởng chủ đạo trong chính sách tiền tệ của Việt Nam là có tính đan xen giữa mở rộng thận trọng và thắt chặt linh hoạt trong từng thời điểm cụ thể mang tính ngắn hạn, còn các công cụ chính sách tiền tệ ngày càng đa dạng và được NHNN điều hành khá mềm dẻo, đồng bộ, ngày càng phù hợp cơ chế và bám sát các tín hiệu thị trường, đồng thời ngày càng phù hợp xu thế vận động chung của chính sách tiền tệ khu vực, cũng như thế giới, biểu hiện rõ nét nhất trong chính sách kích cầu năm 2009, và các điều chình về lãi suất 2010, 2011. TÌM HIỂU CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Để thực hiện được những mục tiêu đặt ra trong chính sách tiền tệ, NHNN chủ yếu sử dụng thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. NHNN sử dụng 2 nhóm công cụ CSTT đó là: nhóm công cụ gián tiếp (thị trường) được sử dụng phổ biến hiện nay; và nhóm công cụ trực tiếp (hành chính) hiếm dùng. 0 Sau đây là các công cụ CSTT dùng phổ biến hiện nay: Nghiệp vụ thị trường mở: Là việc mà NHNN mua và bán các chúng khoán có giá (chủ yếu là tín phiếu kho bạc) trên thị trường. Muốn tăng khối lượng tiền lưu thông, mở rộng tín dụng, NHTW mua các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ và ngược lại. Các nghiệp vụ thị trường mở là công cụ CSTT quan trọng nhất, bởi vì chúng là những nhân tố chủ yếu làm thay đổi lãi suất và tiền cơ sở, là nguồn chủ yếu là thay đổi cung tiền. Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở không tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp thông qua lãi suất LNH và tiền cơ sở đến cung tiền và lãi suất thị trường. Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành theo chủ ý chủ NHNN nên NHNN kiểm soát được hoàn toàn khối lượng của nghiệp vụ này mà không chịu ảnh hưởng cảu bất kỳ nhân tố nào khác. Là công cụ linh hoạt, chính xác, ít tốn kém về chi phí và thời gian Nhược điểm: Việc thực hiện công cụ này đòi hỏi sự phát triển của thị trường tài chính thứ cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Ngoài ra ngân hàng phải có khả năng dự đoán và kiểm soát sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng. Chính sách tái chiết khấu: Bao gồm các quy định và điều kiện về việc cho vay có kiểm soát bằng cách tác động đến lãi suất cho vay tái chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất mà NHNN đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường: Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ ngân hàng trung ương mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng thương mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ ngân hàng trung ương với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng. Do vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền. Tuy nhiên, tác dụng của chính sách này chì phát huy khi các tổ chức tín dụng có nhu cầu vay vốn từ NHNN. Dự trữ bắt buộc: Là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản gửi ở ngân hàng trung ương. Sự tăng lên hay giảm xuống của tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, qua đó tác động đến lượng tiền cung ứng. Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Đây là công cụ có quyền lực ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng. Chì cần một thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể khối lượng tiền cung ứng. Nhược điểm: Bất lợi chủ yếu của công cụ dự trữ bắt buộc là có thể khiến cho một số ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp rơi vào tình trạng mất "khả năng thanh toán ngay”. Đồng thời, việc thay đổi thường xuyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc khiến cho các ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn trong việc quản lý thanh khoản, làm phát sinh tăng chi phí. Ấn định hạn mức tín dụng: Là quy định mức dư nợ tối đa mà các tổ chức tín dụng được phép cho vay. Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vay vốn; năng lực tài chính; chu kỳ sản xuất, kinh doanh; vòng luân chuyển vốn vay, dòng tiền, khả năng quản lý sản xuất, kinh doanh; loại và trị giá tài sản bảo đảm tiền vay của Khách hàng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để xác định nhu cầu vốn và Hạn mức tín dụng cho Khách hàng mà Ngân hàng có thể đáp ứng trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Lãi suất cho vay: Trong Hợp đồng (hạn mức) tín dụng có thể ấn định lãi suất cụ thể hoặc quy định nguyên tắc xác định lãi suất phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng. Lãi suất cụ thể được ghi trong Khế ước nhận nợ từng lần phù hợp với thoả thuận của Khách hàng và Ngân hàng trong Hợp đồng (hạn mức) tín dụng. Nhược điểm: Công cụ này thiếu linh hoạt và có thể làm giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng. Quản lý về lãi suất của các NHTM: Đưa ra khung lãi suất bao gồm lãi suất trả. Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chì áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. (Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.Lãi suất cơ bản chì được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm. Vào thời điểm tháng 6 năm 2008, lãi suất cơ bản là 14%/năm. Điều này có nghĩa là các tổ chức tín dụng có thể quyết định mức lãi suất cho vay của mình cao tới 21%/năm.) Lãi suất tái cấp vốn là loại lãi suất mà ở đó NHTW áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trung gian (bao gồm ngân hàng thương mại). Ở Việt Nam, NHTW tái cấp vốn cho các NHTM qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay lại dưới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn. PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN VIỆC THỰC THI CSTT CỦA NHNN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY Giai đoạn trước 2008: Giai đoạn 1986 - 1999: Năm 1987 do thiên tai, sản lượng lương thực cuối năm giảm 3,5% và đầu năm 1988 một số địa phương miền Bắc bị đói, giá cả lên cao, lạm phát chi phí đẩy lại tiếp diễn. Đứng trước tình hình đó, dân chúng tích trữ hàng hóa , lương thực, vàng và đô la càng nhièu vì lo sợ rằng đồng Việt Nam sẽ còn mất giá tạo nên cầu giả tạo, giá cả tăng cao dẫn đến lạm phát cầu kéo, với tì lệ lạm phát là 223,1%, mức tăng trưởng GDP chì là 3,78%. Từ năm 1989 đến năm 1991, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao với mức tăng 67% liên tiếp trong hai năm 1990 và 1991, phải từ năm 1992 trở đi tình hình mới lắng dịu và tạm ổn định cho đến năm 1995. Như vậy, trong giai đoạn này lạm phát xảy ra ban đầu là do chi phí đẩy, sau đó là do tăng mức cung ứng tiền, năm 1987 lại là lạm phát chi phí đẩy, tiếp tục sau đó lạm phát cầu kéo xảy ra. Chính sách về lãi suất: Thực hiện chính sách lãi suất thực dương (lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa-tì lệ lạm phát ), tức là nâng lãi suất tiết kiệm lớn hơn tì lệ lạm phát nhằm thu hồi lượng tiền trong lưu thông về. NHNN từng bước giảm dần lãi cho vay thông qua giảm dần lãi huy động từ 12% xuống 9% rồi 6%/năm; 1,4% xuống 0,9% rồi 0,85% / tháng. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu cũng được điều chình tăng, giảm phù hợp mục tiêu điều tiết lượng vốn huy động và cho vay tín dụng hàng năm Chính sách về tì giá hối đoái: Việc áp dụng tì giá hối đoái thực tế đã làm cho người dân không còn tích trữ hàng hóa, vàng, USD mà bắt đầu tích lũy bằng đồng nội tệ. Giai đoạn 2000 - 2007: Chính sách về lãi suất: Tháng 8/2000, cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng VND được chuyển từ cơ chế trần lãi suất sang lãi suất cơ bản Năm 2001, lãi suất từng bước được điều hành theo hướng tự do hóa và phù hợp với mục tiêu CSTT. Từ năm 2003, việc điều hành CSTT chuyển biến theo hướng nới lỏng một cách thận trọng. Lãi suất tái cấp vốn được điều chình dần là lãi suất trần; lãi suất chiết khấu được điều chình là lãi suất sàn của thị trường. Từ tháng 1/2005- 8/ 2008, NHNN đã tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu nhằm thắt chặt hơn tiền tệ, qua đó kiểm soát lạm phát đang có xu hướng gia tăng. Chính sách về Dự trữ bắt buộc (DTBB) : Tháng 5/2001 tăng tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ lên 15%, giảm tỷ lệ DTBB bằng VND xuống 3%; tháng 11/2001 giảm tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ xuống còn 10%. Từ năm 2003, các TCTD được tính cả tiền gửi DTBB tại các chi nhánh NHNN, đây là bước khởi đầu cho việc thực hiện mục tiêu tăng cường khả năng điều tiết tiền tệ của công cụ này. Chính sách về tỷ giá: Năm 2006 tỷ giá VND/USD lần đầu được điều hành thử nghiệm theo cơ chế tỷ giá thả nổi thận trọng, có quản lý, thực hiện can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu điều hành. Tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, nhưng nhìn chung được giữ tương đối ổn định trong thời gian dài. Đặc biệt, riêng năm 2006 tỷ giá VND/USD lần đầu được điều hành thử nghiệm theo cơ chế tỷ giá thả nổi thận trọng, có quản lý, thực hiện can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu điều hành. Chính sách về Nghiệp vụ thị trường mở: Chính sách về nghiệp vụ thị trường mở (khai trương tháng 7/2000), đã góp phần điều chình vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng. Từ năm 2004, Nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường sử dụng như một công cụ chủ yếu điều tiết tiền tệ, không chì khắc phục hiện tượng mất cân đối cung cầu ngoại tệ, mà còn tạo điều kiện cho NHNN tăng dự trữ ngoại hối. Trong năm 2007, nghiệp vụ thị trường mở đã có những đổi mới như cố định phiên mua, thay đổi phương thức đấu thầu nhằm bám sát mục tiêu điều hành CSTT và diễn biến vốn bằng VND của các TCTD. NĂM 2008 ĐẾN NAY . NĂM 2008 Tình hình kinh tế: Năm 2008 là năm mà tình hình kinh tế có nhiều biến động lớn. Ba tháng đầu năm nền kinh tế đang trên đà phát triển và chưa nhận ra được dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế. Sáu tháng tiếp theo, chúng ta bắt đầu nhận ra sự bất ổn trong nền kinh tế và có những biện pháp ngăn chặn. Ba tháng cuối năm là thời gian khủng hoảng kinh tế bộc lộ rõ và lan rộng. Giai đoạn này chúng ta tập trung vào "chữa bệnh". Với tình hình chung là bất động sản trong vòng vài tháng đã tăng lên chóng mặt, tăng lên 2 đến 3 lần so với năm 2007 đã tạo thành những bong bóng BĐS đe dọa nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán biến động thất thường nhưng hiện có xu hướng đi xuống 30%. Muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải có vốn đầu tư. Tuy nhiên dòng vốn chủ yếu để thúc đẩy đầu tư hiện nay là vốn tín dụng ngân hàng. Vô tình chúng ta vướng vào một vòng mang tên "tín dụng". Với mục tiêu kiểm chế lạm phát, hỗ trợ thị trường chứng khoán, kiềm hãm sự tăng trưởng nóng của thị trường BĐS. NHNN đứng trước một bài toán khó trong công cuộc điều hành chính sách tiền tệ. Tất cả khó khăn trên đặt lên vai trò chính sách tiền tệ của NHNN Phân tích và bình luận: Có thể nói rằng, năm 2008 là năm mà nền kinh tế trong nước có những biến động rất lớn. Năm 2008, thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá... Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, lúc thắt chặt, lúc nới lỏng. Việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên tần suất điều chình chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, trong vòng 3 tuần đầu của tháng 2 năm 2008 NHTM đã thực hiện đồng thời 4 biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNN Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% đồng thời mở rộng thêm phạm vi tiền gửi dự trữ bắt buộc. Phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Ba NHTM nhà nước lớn nhất, mỗi ngân hàng phải mua 3000 tỷ đồng Các loại tín phiếu trước đây được giao dịch trên thị trường mở với NHNN thì giờ NHNN nói rõ là không được vay tái cấp vốn Từ tháng 2 năm 2008, các loại lãi suất chủ đạo của NHNN tăng hơn trước. NHNN ban hành quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008 về sửa đổi chì thị về cho vay chứng khoán. Quyết định 03 còn thắt chặt về cho vay chứng khoán hơn Chì thị 03 trước đây. Với 4 quyết định được coi là cứng rắn và kiên quyết nói trên trong điều hành CSTT của NHNN đã gây ra các tác động sốc và phản ứng tiêu cực tức thì của thị trường tiền tệ và của NHTM. Có thể nói đây là một cú phanh gấp trong quá trình tụt dốc của nền kinh tế nhằm ngăn chặn vật giá leo thang và lạm phát. Như vậy, trên đây là điều chình mở rộng nghiệp vụ thị trường mở của NHNN nhằm thu hồi lượng tiền mặt quá lớn đồng thời thắt chặt tín dụng của các NHTM Lãi suất: Lãi suất biến động mạnh và liên tục tăng cao trong những tháng đầu năm và giải dần trong những tháng cuối năm: Trong những tháng đầu năm 2008, đặc biệt là trong khoảng thời gian tháng 2/2008 đến tháng 5/2008, lãi suất huy động liên tục tăng cao trong cuộc chạy đua về lãi suất... Tuy nhiên, những tháng cuối năm, lãi suất thị trường có xu hướng giảm: Lãi suất huy động và cho vay bằng VND giảm 2,5%-3%/năm. Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN 2007-2008 Đơn vị: %/năm Năm Lãi suất 2007 2008 Lần1: Lần3 : Lần 5 - Lãi suấtbản 8,25 8,75 12 14 13 12 11 Lãi suất tái cấp vốn 6,5 7,5 13 15 14 13 12 Lãi suất tái chiết khấu 4,5 6,0 11 13 12 11 10 Lãi suất cho vay tối đa 12 13 18 21 19,5 18 16,5 Tác động của việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt: việc thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ của NHTW thông qua công cụ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc và công cụ lãi suất đã tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ và hoạt động kinh doanh của các NHTM, theo hướng làm giảm quy mô nguồn vốn; giảm khả năng cho vay. Quá trình này tác động làm tăng chi phí kinh doanh, tăng lãi suất cho vay của các NHTM và trực tiếp đến thanh khoản của các NHTM trong thời gian này. Tỷ giá: Tỷ giá trên thị trường diễn biến phức tạp và chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn đầu (3 tháng đầu năm từ 01/01/2008 - 25/03/2008): Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn. Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng. mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD). Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức 15.700 - 16.000 đồng/USD. Nguyên nhân là thời điểm này đang ở giai đoạn gần tết Dương lịch, do đó lượng kiều hối chuyển về nước khá lớn. Thứ hai, các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND. Tập trung vào các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (1,4 tỷ USD), các doanh nghiệp xuất khẩu vay USD để phục vụ sản xuất kinh doanh...Các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh bán USD. Trong khoảng thời gian này, Chính phủ và NHNN đang đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm (tháng 12/2007) lên 8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008. Giai đoạn 2 (từ 26/03 - 16/07): Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do. Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đình điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần. Tâm lý hoang mang cộng với động thái đầu cơ của giới buôn ngoại tệ trên thị trường tự do đẩy USD cùng với giá vàng tăng mạnh lên gần 19 triệu đồng/lượng. Tỷ giá lên đình ngày 18/06, sau đó giảm dần. Ngày 27/06, NHNN tăng biên độ USD/VND từ 1% lên 2%. Nguyên nhân USD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ. Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả DN xuất và nhập khẩu đến hạn cao; Tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán Trái phiếu chính phủ khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD). Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tế bán lại trên thị trường. Giai đoạn 3 (từ 17/07 - 15/10) : Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn. Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng, tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 - tháng 11. Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm. Đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHtM lớn. Giai đoạn 4 (từ 16/10 đến nay): tỷ giá USD tăng trở lại. Tỷ giá USDVND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 đồng/USD. Nguyên nhân: Trong khoảng thời gian từ tháng 10 - tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán ra chứng khoán trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD). Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo thanh khoản của tổ chức tại chính quốc. Nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng 40 triệu USD/ngày). Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng tiền thanh toán chính). NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu. Dự trữ bắt buộc: Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tháng 2/2008 NHNN điều chình tăng 1% tỷ lệ DTBB đối với tất cả các kỳ hạn, áp dụng cho cả tiền gửi VND và ngoại tệ đối với hầu hết các TCTD. Những tháng cuối năm 2008, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã điều chình giảm tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 6% và tiền gửi bằng ngoại tệ từ 11% xuống 7% Biểu 1: Diễn biến Dự trữ bắt buộc năm 2007-2008 Đơn vị % 2007 2008 (3 lần thay đổi) Tỷ lệ DTBB (%tổng số dư tiền gửi phải DTBB) Lần 1: Lần 2: Lần 3: Không kỳ hạn và dưới 12 tháng + VND 10 1110 8 + Ngoại tệ 10 11 9 9 Từ 12 -24 tháng + VND 4 5 4 2 + Ngoại tệ 4 5 3 3 Như vậy, năm 2008 là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới.Trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước trong 6 tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những phản ứng kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường. Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường ngoại hối và của các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng. Đến cuối năm 2008, để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, chính sách tiền tệ thắt chặt được chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng. Chính sách tền tệ chưa thể nói là cực chuẩn nhưng có thể nói là thành công. Tuy nhiên, do Chính phủ không dự đoán được tình hình khủng hoảng xảy ra nên việc áp dụng CSTT của NHNN được thực hiện trong bị động và tình hình căng thăng, Việc thắt chăt CSTT đột ngột trong giai đoạn đầu sẽ tạo ra sú sốc lớn và gây ra các phản ứng tiêu cực tức thời của thị trường tiền tệ và của NHTM. Thêm vào đó, sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu trong ngắn hạn sẽ khiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc_tl_cstt_cua_nhnn_vn_.doc