Gia đình _cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng đạo đức, nhân cách con người, là nhân tố quan trọng của xã hội. Mỗi thành viên trong gia đình đều mong ước xây dựng một gia đình ấm no hạnh phúc. Đó là mong ước rất chính đáng mà con người luôn muốn tiến tới. Thế nhưng, trong xã hội đã và đang tồn tại một thực trạng đau lòng, đi ngược với những giá trị đạo đức. Đó là nạn bạo hành gia đình mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Nó không chỉ xảy ra ở vùng sâu vùng xa mà còn xảy ra cả ở khu vực đô thị, dân trí thấp mà thậm chí xảy ra ngay cả trong những tầng lớp tri thức_tầng lớp được coi là có học thức và nhận thức cao nhất. Đó những hành vi vi phạm nhân quyền con người,là thước đo bất bình đẳng về giới, phản ánh những tư tưởng tàn dư vẫn còn của phong kiến “Trọng nam khinh nữ”. Bạo lực gia đình hiện nay không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình nữa mà thực sự nó đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? Chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn truyền thống đạo đức, nhân cách con người tạo nền tảng hạnh phúc trong gia đình để đưa xã hội ngày một lớn mạnh về mọi mặt. Đó chính là vấn đề mà em muốn chia sẻ và quyết định chọn nó làm đề tài cho tiểu luận triết học của mình: “Phân tích theo triết học về vấn đề bạo lực trong gia đình.
Bài viết này được viết ra nhằm mục đích đưa ra cái nhìn của riêng cá nhân em về thực trạng trên cũng như góp một tiếng nói bé nhỏ với những bức xúc của xã hội.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài tiểu luận của em gồm có 3 phần chính:
I/Thực trạng vấn nạn bạo lực trong gia đình.
II/Nguyên nhân- kết quả của thực trạng trên nhìn từ góc độ triết học.
III/Chống “bạo lực gia đình” là trách nhiệm của toàn xã hội.
11 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích theo triết học về vấn đề bạo lực trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình _cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng đạo đức, nhân cách con người, là nhân tố quan trọng của xã hội. Mỗi thành viên trong gia đình đều mong ước xây dựng một gia đình ấm no hạnh phúc. Đó là mong ước rất chính đáng mà con người luôn muốn tiến tới. Thế nhưng, trong xã hội đã và đang tồn tại một thực trạng đau lòng, đi ngược với những giá trị đạo đức. Đó là nạn bạo hành gia đình mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Nó không chỉ xảy ra ở vùng sâu vùng xa mà còn xảy ra cả ở khu vực đô thị, dân trí thấp mà thậm chí xảy ra ngay cả trong những tầng lớp tri thức_tầng lớp được coi là có học thức và nhận thức cao nhất. Đó những hành vi vi phạm nhân quyền con người,là thước đo bất bình đẳng về giới, phản ánh những tư tưởng tàn dư vẫn còn của phong kiến “Trọng nam khinh nữ”. Bạo lực gia đình hiện nay không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình nữa mà thực sự nó đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? Chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn truyền thống đạo đức, nhân cách con người tạo nền tảng hạnh phúc trong gia đình để đưa xã hội ngày một lớn mạnh về mọi mặt. Đó chính là vấn đề mà em muốn chia sẻ và quyết định chọn nó làm đề tài cho tiểu luận triết học của mình: “Phân tích theo triết học về vấn đề bạo lực trong gia đình.
Bài viết này được viết ra nhằm mục đích đưa ra cái nhìn của riêng cá nhân em về thực trạng trên cũng như góp một tiếng nói bé nhỏ với những bức xúc của xã hội.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài tiểu luận của em gồm có 3 phần chính:
I/Thực trạng vấn nạn bạo lực trong gia đình.
II/Nguyên nhân- kết quả của thực trạng trên nhìn từ góc độ triết học.
III/Chống “bạo lực gia đình” là trách nhiệm của toàn xã hội.
PHẦN NỘI DUNG
I/Thực trạng về bạo lực trong gia đình hiện nay.
Bạo lực gia đình là hành vi dùng vũ lực hay quyền lực của một hay nhiều thành viên đối với thành viên khác trong gia đình nhằm khuất phục, khống chế, và kiểm soát người đó khiến cho họ bị đau đớn về thể xác, khủng hoảng về tinh thần. Bạo lực gia đình thường xảy ra dưới các hình thức như: ngược đãi, đánh đập, chửi rủa, đe dọa, xúc phạm, làm nhục, hành hạ về tinh thần, tâm lý.
Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Kết quả khảo sát của Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc Hội tại 8 tỉnh, thành phố (Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hà Nội, Lào Cai, Sơn La) cho thấy, hàng năm có 2,3% gia đình có các hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập), 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần và 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục.
Theo thống kê của Bộ công an trên toàn quốc cứ khoảng 2 - 3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Riêng trong năm 2005 có 14% vụ trong tổng số 1.113 vụ giết người. Báo cáo của Sở Y tế vùng ĐBSCL năm 2005 cũng cho thấy, có tới 1.319 bệnh nhân nhập viện do bạo lực gia đình, trong đó có hơn 1000 người tự tử, 30 người chết... Trong 5 năm từ 2000 - 2005, có tới 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm tới 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn. Riêng năm 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn trong tổng số gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%. Tại các nước đang phát triển, bạo lực gia đình và hãm hiếp là nguyên nhân gây ra 19% tổng số ca bệnh tật ở phụ nữ. Là phái yếu đáng lí ra phụ nữ phải được xã hội đặc biệt là những người thân trong gia đình chăm sóc , bảo vệ. Tuy nhiên, không chỉ trong xã hội cũ mà cho tới ngày nay, thời mà văn minh xã hội tiến bộ người phụ nữ vẫn không được đối xử đúng mực, thậm chí còn bị ngược đãi một cách thô bạo. Xu hướng này ngày càng lan rộng và trở thành vấn nạn của toàn xã hội.
Một số trường hợp cụ thể của nạn bạo lực gia đình mà nạn nhân là những người phụ nữ:
1. Gia đình chị Đặng Thị C. cư trú ở thôn 1 xã Yên Thành, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Hôm chúng tôi đến, bên bếp lửa chị đang lúi húi nướng cá phục vụ chồng uống rượu cùng mấy người bạn, cảnh này vẫn thường xuyên. Chị nghẹn ngào: “Tôi lấy chồng lúc 16 tuổi, đã có với nhau 8 mặt con. Hơn 30 năm chung sống đến giờ đã lên chức bà ngoại, bà nội, nhưng nhiều lần ông ấy uống rượu say và tôi trở thành nạn nhân của những trận đòn. Hàng xóm biết chuyện nhưng cho rằng đó là chuyện nội bộ gia đình nên không ai can thiệp, chỉ khi ban hoà giải của xã vào cuộc đưa đi tập trung giáo dục tại xã thì tình trạng bạo lực về thể xác đối với tôi mới tạm thời chấm dứt, nhưng ông ta lại chuyển sang lăng mạ, chửi bới, hành hạ tôi về tinh thần...”.
2. Chị Võ Thị Mỹ Thạnh ở ấp Trường Thành B, xã Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Chuyện xảy ra ngày 28/9/2006, khi đang lo bữa cơm cho gia đình chồng chị là Lu Văn Minh, đã bưng chảo thịt vịt nấu trên bếp tạt vào mặt chị. Nguyên nhân của việc này nghe qua rất đơn giản, khi xe bánh mì đi ngang qua nhà rao bán, đứa cháu ngoại xin tiền vì trước đã ông Minh- ông ngoại hứa không giữ lời. Đang nấu ăn trong bếp chị Thạnh nói với chồng:" ông nhậu với bạn bè một lần mấy chục ngàn, có 500 đồng mà không cho nó được". Lời qua tiếng lại một lúc, tưởng mọi chuyện sẽ dừng lại, bất ngờ ông Minh đứng lên và hất chảo thịt vịt đang nấu trên bếp tạt vào, làm chị không kịp trở tay dù chỉ là hành động tự vệ.
3. Ngày 8.3, nhưng đối với chị L.T.H (ngụ ấp Hòa Phú, xã Hòa Ninh, Long Hồ, Vĩnh Long) là ngày tủi nhục ê chề với hàng xóm. Chồng chị là Huỳnh Văn Danh cần tiền đánh bạc, chị móc túi đưa 50.000đ. Thua, Danh đổ quạu lấy dao kề cổ vợ "xin tí huyết" vì cho rằng vợ đưa tiền quá "kẹo". Đau quá chị H. phải bụm vết thương lén đến trạm y tế băng bó. Lấy cớ vợ ra khỏi nhà mà không xin phép nên Danh hầm hừ đuổi theo, bất chấp người qua lại đang nhìn trân trân, Danh nắm đầu vợ lột sạch quần áo. Tồng ngồng chị H. phải chạy vào nhà một người quen mượn quần áo xong bỏ đi. Nghi vợ mình đi tố cáo công an nên Danh rượt theo xé nát quần áo vợ vừa mượn hàng xóm...
Bên cạnh những hành động bạo lực dã man và thô bạo, một loại bạo lực gia đình khá phổ biến đang phát triển ở Việt Nam hiện nay là sự ép buộc vợ quan hệ tình dục. Dạng bạo lực này ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ. Tuy nhiên, dạng bạo lực này không mấy ai biết và chú ý đến bởi vì nó được ngụy trang một cách kín đáo dưới vỏ bọc là “quan hệ tình cảm” giữa hai vợ chồng. Mặt khác, đây là vấn đề tế nhị cho nên chị em thường giấu giếm vì không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Những điều này góp phần làm cho bạo lực về tình dục ngày một phát triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ. Ngoài ra, còn rất nhiều dạng bạo lực khác làm tổn thương lớn đến phụ nữ như không quan tâm, bỏ rơi, không nói chuyện theo kiểu “chiến tranh lạnh”, chửi bới thậm chí còn là những hành vi quản lý tiền nong chi tiêu trong gia đình...
Trên đây chỉ là một số vụ trong số hàng trăm vụ bạo lực gia đình mà người phụ nữ là nạn nhân chính phải hứng chịu. Nguyên bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói: “Chúng ta không thể mãi vô cảm với vẫn nạn bạo lực gia đình, vốn rất phổ biến ở cả nông thôn và thành thị, cả nông dân và tri thức. Để chị em bị đánh là điều cay đắng của xã hội”. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nạn bạo lực gia đình.
II/Nguyên nhân - kết quả của thực trạng nhìn từ góc độ triết học.
1. Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực gia đình.
Có rất nhiều lý do để giải thích sự tồn tại và mức độ của bạo lực gia đình. Một số trường hợp do người chồng say rượu, cờ bạc, nghiện hút đánh đập vợ, đòi tiền để thỏa mãn cơn nghiện hoặc do căng thẳng, thần kinh không ổn định, thất vọng trong cuộc sống. Một số ông chồng đánh vợ với những lý do rất vô lý như do vợ không đẻ được con trai, do vợ nói nhiều thậm chí nói ít, rồi đánh vợ để trả thù vì ngày xưa “cưa” khó...
Những bất đồng về kinh tế, nuôi dạy con cái, tình dục... có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo lực nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp và người chồng phải tìm những lý do “hợp lý” khác như làm trái ý chồng để có thể đánh đập, mắng chửi vợ.
Trong trường hợp người chồng đánh vợ vô cớ hoặc “không hợp lý” thì thường được mọi người giải thích là do chồng say rượu, cờ bạc, nghiện hút hoặc chỉ đơn giản là quá nóng tính. Khi say rượu, ham mê cờ bạc, nhiều ông chồng mất tự chủ và thường giải quyết bất đồng với vợ con bằng những hành vi bạo lực. Đó cũng là lý do của nhiều trường hợp chồng đánh đập vợ một cách nghiêm trọng đã từng xảy ra trong thực tế.
Đằng sau những tệ nạn xã hội đó có thể là những lý do sâu xa khác như trình độ văn hóa thấp, tình trạng kém hiểu biết về pháp luật hay tư tưởng trọng nam kinh nữ còn quá nặng nề... mà bản thân những người trong cuộc cũng chưa nhận thức được.
Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa nhất và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình chính là sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ. Bởi lẽ, từ xưa đến nay, trong gia đình, quyền uy của người đàn ông luôn cao hơn người phụ nữ. Dựa vào quyền ấy, nhiều ông chồng tự cho mình cái quyền được đánh vợ, coi đánh vợ như là một sự “giáo dục” và “thể hiện quyền lực” của “bề trên” đối với “kẻ dưới”.
Mặc dù vậy, nguyên nhân của nạn bạo lực gia đình cũng không hoàn toàn do khách quan bên ngoài tác động mà còn xuất phát từ chủ quan của những người bị hại. Trong quan hệ làm ăn công tác, người đàn ông không phải lúc nào cũng được thuận buồm xuôi gió. Những lúc khó khăn đó họ rất cần sự an ủi, động viên từ phía người vợ. Thật buồn là không ít phụ nữ lại chỉ biết so sánh chồng mình với những người đàn ông thành đạt khác rồi quay sang trì triết chồng. Vô tình họ đã châm ngòi cho sự bực tức dẫn đến những hậu quả đáng tiếc ngoài ý muốn.
Các nguyên nhân trên đều tập trung phản ánh xoay quanh vấn đề chung đó là nạn bạo lực gia đình, các nguyên nhân trên dù là nguyên nhân chủ quan bên trong hay khách quan bên ngoài tác động vào thì đều ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống gia đình, đến những nạn nhân của nó, mà hậu quả thật khó lường.
Trên đây chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhưng qua đó có thể khẳng định vấn nạn trên đã, đang và sẽ có nguy cơ lan tràn thành đại dịch.
2/ Kết quả của vấn nạn bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình dù nặng hay nhẹ khi đã xảy ra thì cũng đều để lại những hậu quả nhất định. Phụ nữ nạn nhân chính của nạn bạo lực ngoài những vết thương về thể xác thì còn chịu những vết thương tinh thần mà khó có thể khắc phục được.
Trước hết bạo lực gia đình đe doạ đến cuộc sống hiện tại của những ngời phụ nữ bởi hậu quả sau mỗi lần bị hành hung là những vết bầm tím mà nặng hơn có thể dẫn tới mất khả năng lao động, thậm chí là thiệt mạng. Những hậu quả về kinh tế như chi phí chăm sóc và phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân, chi phí điều tra, truy tố, xét xử cùng nhiều chi phí gián tiếp khác dẫn đến tình trạng bệnh tật, mất khả năng lao động. Đều tác động xấu đến cuộc sống hôn nhân. Ngoài những hậu quả về kinh tế bạo lực gia đình còn để lại hậu quả về mặt tinh thần như: các bệnh trầm cảm, hoảng loạn, sợ tiếp xúc mà có thể dẫn đến tự sát, mà nguyên nhân này luôn để lại những hậu quả nặng nề nhất.
Bạo lực gia đình không những làm mất giá trị truyền thống gia đình mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến những thế hệ tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ chúng đã được chứng kiến. Đây quả là một vấn đề nan giải bởi thế hệ con sẽ là những chủ nhân trong trong tương lai.
Có thể thấy rằng hậu quả vấn nạn trên thật khó lường. Chỉ một nguyên nhân nhỏ nếu không tự kiềm chế sẽ dẫn đến những hệ quả cho cả họ - những người trong cuộc và những người khác trong gia đình. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, BLGĐ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ (91%); làm gia đình tan vỡ (ly hôn) (89,7%); gây tổn thương về tâm lý tinh thần (89,4%); gây thiệt hại cho kinh tế gia đình (89,4%); làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội (89%); gây tổn thương về sức khoẻ, thể xác (87%); ảnh hưởng đến quan hệ xóm giềng (85,5%); ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của phụ nữ.
Từ những điều trên có thể thấy nguyên nhân và kết quả của nạn bạo lực gia đình có mối liên hệ biện chứng với nhau. Nếu không có những nguyên nhân trên thì cũng không có những hậu quả đáng tiếc. Ngăn chặn chống bạo lực gia đình là việc làm rất bức thiết. Đúng như lời nhận xét của tổng thư kí Liên Hợp Quốc Kôfi Annan" chúng ta chưa thể cho rằng đã có sự tiến bộ thực sự theo hướng bình đẳng, phát triển và hoà bình. Chừng nào chưa ngăn chặn được bạo lực chống lại phụ nữ."
III/ Chống " Bạo lực gia đình " trách nhiệm của toàn xã hội.
Bạo lực gia đình đã để lại rất nhiều hậu quả, vì vậy ngăn chặn, phòng ngừa không để nó lan tràn thành đại dịch thì cần có những giải pháp cấp thiết. Đó không chỉ là trách nhiệm của riêng bất kì ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội.
Vấn nạn bạo lực gia đình chỉ giảm khi ý thức cộng đồng được nâng cao. Vì vậy mà Nhà nước cần có những chính sách cụ thể để bạo vệ nạn nhân của nó mà đặc biệt là những người phụ nữ. Như vậy chúng ta mới có thể xây dựng được những gia đình thực sự hạnh phúc.
Giải pháp chống bạo lực gia đình:
- Phải nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho người dân để cả nam và nữ đều nhận thức được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội. Cũng qua đó nâng cao nhận thức của người dân để họ không coi bạo lực gia đình là “chuyện vặt”, “chuyện nội bộ” của các gia đình, hay là vấn đề “cá nhân” mà phải nhận thức đó là vấn đề xã hội và cần giải quyết nó bằng các chính sách và luật pháp thích hợp. Và vì vậy ph¶i x©y dùng vµ hoµn thiÖn hÖ thèng ph¸p luËt vÒ phßng , chèng b¹o lùc gia ®×nh. Đặc biệt, pháp luật cần có hình thức trừng trị nghiêm khắc đối với những kẻ gây bạo lực đối với phụ nữ. Nhưng, trước khi chờ sự can thiệp của pháp luật, chị em hãy “tự cứu mình” bằng giải pháp không chấp nhận sống chung với kẻ vũ phu. Trong trường hợp đó, ly hôn là giải thoát chị em khỏi kẻ thường xuyên đánh đập mình, đòi lại quyền con người của chị em. Và cũng cần có sự giúp đỡ từ phía cộng đồng làng xóm bởi lẽ, rất nhiều phụ nữ khi bị chồng đánh thường im lặng, nín nhịn. Bị chồng đánh tím mặt thì nói với bạn bè, hàng xóm là bị vấp ngã. Chồng nói vài câu xin lỗi là nguôi ngoai, chịu làm lành. Mà không thấy rằng nếu bị chồng đánh lần thứ nhất mà không “phản ứng mạnh”, không có một sự cảnh cáo, răn đe nghiêm khắc thì chuyện bị đánh lần thứ hai, lần thứ ba thậm chí cả lần thứ 100 cũng sẽ xảy ra. Cuối cùng, phụ nữ phải biết tự bảo vệ hạnh phúc của mình. Đừng thách thức sự kiên nhẫn của chồng, đừng đẩy họ đến tình trạng “giận mất khôn” nhưng nếu đó là người đàn ông thực sự vũ phu thì đừng sợ tan vỡ gia đình mà không nhờ đến sự can thiệp của cộng đồng và pháp luật.
KẾT LUẬN
Bạo lực gia đình - thực trạng, nguyên nhân và biện pháp 3 nội dung mà em trình bày ở trên đã phần nào cho chúng ta hiểu và thấy rõ hơn về vấn nạn này. Từ đó mỗi chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn và có những biện pháp khắc phục vấn đề này một cách sáng suốt, hiệu quả. Để góp phần xây dựng những giá trị đạo đức, nhân cách, giữ gìn và phát triển xã hội ngày càng giàu đẹp hơn về mọi mặt. Qua đó cũng cho thấy vai trò quan trọng của gia đình - tế bào quan trọng hình thành nên xã hội. Bảo vệ phụ nữ, nạn nhân chính của bạo lực gia đình không còn là trách nhiệm riêng ai nữa mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Ngày 25/11 - ngày quốc tế về bạo lực gia đình mong rằng mỗi chúng ta sẽ có cái nhìn nghiêm túc về thực trạng này để hạn chế và triệt tiêu nó.
LỜI CAM ĐOAN
Em xin khẳng định bài luận này do chính bản thân em tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra. Em không sao chép từ nguồn khác, không thuê nhờ viết hộ. Nếu sai em xin chịu mọi trách nhiệm.
Bài luận của em sẽ không tránh khỏi sai sót kính mong quý thầy cô góp ý giúp đỡ. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Thu Giang đã giúp em hoàn thành bài luận này.
Các tài liệu tham khảo.
_ Đề Cương bài giảng " Triết học Mác-Lênin"- Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội.
_ Báo điện tử việt nam: www.vietnamnet.vn .
_ Báo điện tử Đảng Cộng Sản VN: www.cpv.org.vn
_ Báo điện tử: Giadinh.net
MỤC LỤC
Lời mở đầu………………………………………………………………. Trang 1
I/Thực trạng về bạo lực trong gia đình hiện nay........................................ Trang 2
II/ Nguyên nhân - kết quả của thực trạng trên nhìn từ góc độ triết học……Trang 4
Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực gia đình………………………...Trang 4
Kết quả của vấn nạn bạo lực gia đình……………………………… Trang 6
III/ Chống “Bạo lực gia đình” trách nhiệm của toàn xã hội……………… Trang 7
Kết luận…………………………………………………………………… Trang 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BLG272.doc