Tiểu luận Ở Việt Nam có những loại chỉ số chứng khoán nào? Phân tích sự biến động của chỉ số VN INDEX từ khi Việt Nam giai nhập vào WTO đến nay?

Trong những năm gần đây , vấn đề thị trường chứng khoán (TTCK) đã ,đang và sẽ trở thành một vấn đề “thời sự nhất” đối với nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới hiện nay.

Khi nền kinh tế thị trường phát triển tới một mức độ nhất định và nó đòi hỏi phải hình thành thêm một hình thức thị trường kinh tế phát triển hiện đại hơn, chính xác hơnvà thu hút được nhiều thành phần kinh tế cùng các cá nhân tham gia- đó chính là TTCK.

 

ppt38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Ở Việt Nam có những loại chỉ số chứng khoán nào? Phân tích sự biến động của chỉ số VN INDEX từ khi Việt Nam giai nhập vào WTO đến nay?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Welcome to us……. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Miền Nam Khoa : Kinh tế Lớp : 02 Quản trị kinh doanh Nhóm : The Win Môn : Thị trường chứng khoán Giáo viên : Nguyễn Hửu Tuyên Thành viên nhóm: Lê Văn Quý (NT) 3002040079 Nguyễn Minh Quân 3002040075 Trần Cao Thạch 3002040090 Lê Hoàng Hiệp 3002040033 Lê Duy Trí 3002040126 Vũ Ngọc Tân 3002040089 Phan Thanh Thuận 3002040106 Nguyễn Thụy Hồng Huyền 3002040046 Nguyễn Ngọc Hoài Trâm 3002040118 Thành viên nhóm: Trần Trang Chinh Yến 3002040148 Nguyễn Thị Mỹ Tiên 3002040114 Bùi Thị Nga 3002040061 Phạm Thị Tuyết 3002040137 Trần Quốc Dân 3002040014 Cao Văn Quốc 3002040077 Hoàng Thị Ngọc Ngà 3002040062 Bài Tiểu Luận Đề tài: Ở Việt Nam có những loại chỉ số chứng khoán nào? Phân tích sự biến động của chỉ số VN INDEX từ khi Việt Nam giai nhập vào WTO đến nay? Mục lục Lời mở đầu 1.Định nghĩa về TTCK 2.Các chỉ số chứng khoán tại Việt Nam 3. Sự biến động của chỉ số VN INDEX từ khi việt nam giai nhập WTO đến nay. 4.Kết luận 1.Lời mở đầu Trong những năm gần đây , vấn đề thị trường chứng khoán (TTCK) đã ,đang và sẽ trở thành một vấn đề “thời sự nhất” đối với nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới hiện nay. Khi nền kinh tế thị trường phát triển tới một mức độ nhất định và nó đòi hỏi phải hình thành thêm một hình thức thị trường kinh tế phát triển hiện đại hơn, chính xác hơnvà thu hút được nhiều thành phần kinh tế cùng các cá nhân tham gia- đó chính là TTCK. 1.Lời mở đầu Vậy thị trường chứng khoán là gì? Cách hoạt động như thế nào và nó có những chỉ ra sao…? Sau đây chúng ta sẽ hiểu rỏ hơn về các chỉ số chứng khoán qua bài tiểu luận của nhóm: 1. Định nghĩa về thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các loại giấy tờ có giá, còn gọi là chứng khoán, một cách có tổ chức trong một hệ thống luật chặt chẽ. TTCK là một bước phát triển cao hơn của thị trường tiền tệ. Nó vận dụng các công nghệ riêng của nó, ăn khớp với các kỹ thuật của thị trường tiền tệ và của các doanh nghiệp để thu hút tiền tiết kiệm của công chúng rồi đưa cho doanh nghiệp. Và khi làm như thế, nó đồng thời hóa giải được đòi hỏi cực đoan của hai bên, nhiều hơn tất cả các phương thức có trước đó. 2.Các chỉ số chứng khoán tại Việt Nam. Theo Trung tâm Nghiên cứu khoa học & đầu tư chứng khoán (SRTC), hiện nay các nước trên thế giới dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu, đó là phương pháp Passcher (Việt Nam đang sử dụng), phương pháp Laspeyres, chỉ số giá bình quân Fisher, phương pháp số bình quân giản đơn và bình quân nhân giản đơn. Mỗi phương pháp này đều có ưu và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào cách chọn quyền số và rổ cổ phiếu đại diện tính toán. 2.Các chỉ số chứng khoán tại Việt Nam. Ở Việt Nam, không phải chỉ có 3 chỉ số VN-Index, HNX-Index, UPCoM-Index mà còn nhiều chỉ số khác cũng đang được công bố. Không chỉ bao phủ toàn bộ thị trường, các bộ chỉ số còn bao phủ đến các nhóm ngành, giá trị vốn hóa… 2.Các chỉ số chứng khoán tại Việt Nam Đa số các chỉ số này được tính toán bởi các CTCK và được công bố trên website hay trong các bản báo cáo phân tích. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của các chỉ số này chưa phủ rộng đến giới đầu tư, cũng không được giới đầu tư đánh giá cao do nghi ngờ mức độ chính xác. Thậm chí, nhiều bộ chỉ số chồng chéo nhau, khiến nhà đầu tư như lạc trong ma trận. 2.Các chỉ số chứng khoán tại Việt Nam. Hiên nay TTCK tại việt nam gồm có các chỉ số như: VN index HNX-Index UPCoM-Index CBV-Index SSI30-Index DCVN30-Index VIR-Index Ngoài ra thì còn nhiều chỉ số khác đang đượng công bố 2.1 VN- Index VN - Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN - Index xây dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát. Chỉ số VN - Index thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK TP.HCM. Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày. 2.1 VN- Index Chỉ số VN -Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động. Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết. Công thức tính chỉ số VN - Index: Chỉ số VN -Index = (Giá trị thị trường hiện hành / Giá trị thị trường cơ sở) x 100 = ∑ ((Pit x Qit) / (Pi0 xQi0)) x100 Trong đó: Pit: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i Pi0: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i Qi0: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i 2.2 HNX-Index Chỉ số HNX-Index (trước đây là chỉ số Hastc-Index) được tính toán và công bố bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của thị trường (ngày 14/7/2005), được gọi là thời điểm gốc. Chỉ số này tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội. Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Cụ thể: tại thời điểm gốc, chỉ số có giá trị = 100. Công thức tính chỉ số thị trường:      Tổng giá trị tt hiện tại  HNX-Index   = --------------------------------x 100         Tổng giá tt trường gốc Hoặc:          ∑ Pit x Qit  HNX-Index   = --------------------- x 100          ∑  Pio x Qit Công thức tính chỉ số thị trường: Trong đó, Pit: Giá thị trường của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại  Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại. Pio: Giá thị trường của cổ phiếu I vào ngày cơ sở (gốc) i     : 1,……, n 2.1 HNX- Index Trong phiên giao dịch, chỉ số HNX-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu được thực hiện. Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số HNX-Index sẽ thay đổi theo. Chỉ số HNX-Index phản ánh sự biến động giá trong suốt phiên giao dịch và tạo nên biểu đồ HNX-Index trực tuyến. Chỉ số HNX-Index đóng cửa là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của các cổ phiếu. 2.3 UPCOM-Index Chỉ số UPCoM-Index được tính toán bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của thị trường (ngày 24/06/09), được gọi là thời điểm gốc. Chỉ số này tính toán mức biến động giá đối với các giao dịch thỏa thuận điện tử của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM. Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường  của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Cụ thể: tại thời điểm gốc, chỉ số có giá trị = 100. Công thức tính chỉ số thị trường:                                 ∑ Pit x Qit  UPCoM-Index  = ------------------------------- x 100                                 ∑ Pio x Qit Trong đó          Pit: Giá thị trường của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại. Pio: Giá thị trường của cổ phiếu I vào ngày cơ sở (gốc) i     : 1,……, n 2.3 UPCOM-Index Trong phiên giao dịch, chỉ số UPCoM-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu được thực hiện. Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số UPCoM-Index sẽ thay đổi theo. Chỉ số UPCoM-Index phản ánh sự biến động giá trong suốt phiên giao dịch. Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của các cổ phiếu. Ngoài ra còn co các chỉ số như: CBV-Index SSI30-Index DCVN30-Index VIR-Index ……….. 3. Sự biến động của chỉ số VN INDEX từ khi Việt Nam giai nhập WTO đến nay. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay chỉ số VN Index có nhiều biến động…cụ thể như sau: Năm 2006 Giá các cổ phiếu tiếp tục giảm nhẹ. Kết thúc phiên giao dịch ngày cuối năm, chỉ số VN-Index giảm 2,04 điểm xuống 751,77 điểm. Với mức này, giá chứng khoán Việt Nam đã tăng hơn 140% so với cuối năm 2005. Sự biến động của chỉ số VN INDEX Sau khi đạt “đỉnh” mới 632,69 điểm vào ngày 25/4/2006, Chỉ số VN- Index lại giảm dần, để rồi sau đó hơn ba tháng, vào ngày 2/8/2006, lại “rơi” xuống “đáy” 399,8 điểm. Tuy nhiên, sau đó VN – Index đã “phi mã” lên “đỉnh” với 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007. Như vậy, trong gần một năm, từ ngày 25/4/2006 đến 12/3/2007, VN- Index đã biến động theo hình chữ V, với “đỉnh” 632,69 điểm, “đáy” 399,8 điểm và “đỉnh” 1.170,67 điểm. Sự biến động của chỉ số VN INDEX Trong gần 7 tháng, từ ngày 12/3/2007 đến 3/10/2007, VN- Index biến động theo hình chữ W: 1.170,67 điểm (ngày 12/3/2007); 905,53 điểm (ngày 24/4/2007); 1.113,19 điểm (ngày 23/5/2007); 883,9 điểm (ngày 6/8/2007); 1.106,6 điểm (ngày 3/10/2007). Đây là giai đoạn mà “đỉnh” và “đáy” thuộc loại cao nhất từ trước tới nay, nhưng có xu hướng thấp dần (“đỉnh” sau thấp hơn “đỉnh” trước, “đáy” sau thấp hơn “đáy” trước). Sự biến động của chỉ số VN INDEX Trong gần một năm, từ ngày 3/10/2007 đến 26/8/2008, VN - Index biến động theo hình chữ V: 1.106,6 điểm (ngày 3/10/2007); 366,02 điểm (ngày 20/6/2008); 561,67 điểm (ngày 26/8/2008). ở giai đoạn này, “đỉnh” sau đã thấp xa so với “đỉnh” trước và “đáy” sau thấp xa so với các “đáy” trước. Sau khi đạt “đỉnh” 561,67 điểm vào ngày 26/8/2008, Chỉ số VN- Index đã “rơi” xuống “đáy” 235,5 điểm vào ngày 24/2/2009 và ngày 19/5/2009 đạt 400, 9 điểm. Đến năm 2010 Xét về tăng trưởng, năm 2010 có thể là một năm không thành công của thị trường chứng khoán (TTCK), khi VN-Index chốt đến ngày 27/12 giảm khoảng 4,4% so với cuối năm 2009. Cùng với đà giảm điểm của các chỉ số, giá của hầu hết cổ phiếu đều xuống thấp. Trong tổng số hơn 600 mã chứng khoán niêm yết trên hai sàn, đã có hàng trăm mã có thị giá dưới mệnh giá Đến năm 2010 Đầu tháng 6/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 13 yêu cầu các ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn tối từ 8% lên 9%, bảo đảm hệ số an toàn đã khiến cho nhiều ngân hàng nhỏ phải chạy đua nâng vốn, tạo nên một sức ép lớn đối với TTCK. Theo các chuyên gia, đây là nguyên nhân chính gây khiến Vn-index giảm mạnh từ trên 500 điểm xuống dưới 430 điểm. Đến năm 2010 Dòng tiền mạnh bất ngờ giúp VN-Index hồi phục vào cuối năm Sự xuất hiện khá bất ngờ của dòng tiền mạnh từ cuối tháng 11/2010 đã giúp TTCK Việt Nam thoát khỏi kênh xu hướng giảm trung hạn. Dòng tiền mạnh được xác định trước tiên từ các tài khoản lớn trong nước, bên cạnh đó là dòng vốn chốt lời từ các thị trường vàng/ngoại tệ, dòng vốn nóng từ các thị trường như Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia… đã quay trở lại thị trường Việt Nam. Đến năm 2010 Trong bối cảnh vĩ mô vẫn chưa có nhiều cải thiện nhiều thì sự xuất hiện của dòng tiền nóng là một dấu hỏi quan trọng cho xu hướng tăng bền vững của thị trường trong thời gian tiếp theo. . Chỉ số của VN-index trong 3 tháng đầu năm 2011 Tại sàn TP.HCM, bước vào phiên giao dịch mở cửa sáng nay, sắc đỏ vẫn tiếp tục đeo bám thị trường. Giao dịch diễn ra trong xu hướng giằng co mạnh, các cổ phiếu đua nhau giảm điểm. Chỉ số Vn-Index tiếp tục mất phương hướng và thanh khoản giữ ở mức thấp. Chỉ số của VN-index trong 3 tháng đầu năm 2011 Kết thúc đợt mở cửa, chỉ số Vn-Index đã tiếp tục trượt dốc mất 8,05 điểm, tương đương 1,76%, xuống còn 449,78 điểm. Khối lượng giao dịch của đợt mở cửa chỉ đạt 814 nghìn đơn vị, tương ứng với 19,07 tỷ đồng giá trị giao dịch. Chốt phiên, chỉ số Vn-Index còn 452,34 điểm, giảm 5,49 điểm, tương đương 1,2%. Khối lượng giao dịch đã giảm mạnh so với phiên trước đó, chỉ đạt 30,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 659,58 tỷ đồng. Toàn thị trường có 41 mã tăng điểm, 49 mã đứng giá và 196 mã giảm giá. Chỉ số của VN-index trong 3 tháng đầu năm 2011 Theo nhận định của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt – BVSC, với diễn biễn hiện tại, dự đoán thị trường cần phải trải qua thêm một vài phiên điều chỉnh tiếp theo để hấp thụ hết lượng cung cổ phiếu cắt lỗ của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, áp lực giải chấp trong một vài phiên tới có thể sẽ tăng lên đáng kể theo đà giảm của thị trường. Vì vậy, việc tham gia thị trường tại thời điểm hiện tại là hết sức rủi ro. Việc thị trường có những đợt hồi phục ngắn hạn sau những phiên giảm sâu là điều có thể xảy ra. Mặc dù vậy, hoạt động bắt đáy của nhà đầu tư vẫn được khuyến nghị ở mức hết sức hạn chế, do điều kiện vĩ mô hiện tại không ủng hộ thị trường. 4. Kết luận Qua những phân tích về chỉ số VN-Index từ khi vn giai nhập WTO đến nay chúng ta có thể thấy được sự biến động rất phức tạp của ttck nói chung và chỉ số vn-index nói riêng. Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã có văn bản yêu cầu 2 Sở GDCK Hà Nội và TP. HCM tìm biện pháp khắc phục tình trạng "méo mó" của Index do tác động từ việc tăng - giảm bất thường của các cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường. 4. Kết luận Theo UBCK, việc giám sát giao dịch thời gian qua cho thấy VN-Index và HNX-Index thường bị tác động bởi một số cổ phiếu có khối lượng niêm yết lớn. Những mã chứng khoán này có khả năng tác động đến xu hướng của các chỉ số nhưng lại có thanh khoản không cao. Thực trạng này khiến các chỉ số "không phản ánh đúng thực tế" trên thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Bài tiểu luận của nhóm đến đây là hết. Cám ơn thầy và các bạn đả chú ý theo dõi. ………The end………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptquy.ppt
  • pdfquy.pdf
Tài liệu liên quan