Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “Hệ thống giao thông ĐBSCL chưa được đầu tư đúng tầm với năng lực phát triển của nó, nhất là về đường bộ. Đã thế, lại được tham mưu và đầu tư - chưa thể nói là sai - nhưng không đúng nơi, đúng lúc. Việc đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương mới đây được khởi công với số vốn đầu tư trên 6.000 tỉ đồng không thể giải quyết được vấn đề “đại cuộc”, bởi vì xử lý được bài toán giao thông cho đoạn này thì sẽ gây ra tình trạng “nút cổ chai” cho đoạn kế tiếp (từ đó đi Vĩnh Long - Cần Thơ). Như vậy, vấn đề “đại cuộc” ở đây không phải giải phóng một đoạn, một tuyến mà phải là toàn tuyến.
Tại sao chúng ta cứ bám dọc theo tuyến quốc lộ 1 để mở đường? Cách này có giải quyết được căn cơ, lâu dài không hay lại phát sinh sự quá tải mới? Theo tôi, câu trả lời là: sẽ tiếp tục quá tải! Thử hình dung: thay vì làm cao tốc đoạn TP.HCM - Trung Lương (giao thông từ TP.HCM về cửa ngõ miền Tây), chúng ta đổ tiền vào làm đoạn Đức Huệ - Vàm Cống (Đức Huệ giáp Củ Chi, TP.HCM) thì lúc đó giao thông không nhất thiết phải đi qua TP.HCM, giảm áp lực rất lớn cho tuyến này. Và hệ thống giao thông mới sẽ không chỉ san sẻ lưu lượng với tuyến quốc lộ 1 độc đạo hiện nay mà còn là con đường phát triển cho dải đất phía tây vốn còn chưa được đánh thức tiềm năng”.
* Nhưng hiện nay Bộ Giao thông vận tải đã khởi công tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương mà chưa “động đậy” gì đến con đường ông vừa nói, vậy hệ quả là sẽ xảy ra vấn đề gì cho giao thông trong thời gian tới, khắc phục làm sao?
Nguyên thủ tướng nhăn trán: “Thì sẽ lại. tắc nữa chứ sao!.”. Ông tiếp tục đưa ra giải pháp: đã lỡ làm thì cứ làm. Nhưng song song đó cần thiết phải làm ngay đoạn Chơn Thành - Đức Huệ - Vàm Cống để san sẻ giao thông từ miền Tây lên Tây nguyên, “chia lửa” với quốc lộ 1 qua cửa ngõ TP.HCM.
Ông cũng bày tỏ ao ước của mình: không chỉ là hệ thống giao thông đường bộ kết nối ĐBSCL với TP.HCM và các tỉnh phía Bắc mà cái nhìn chiến lược đối với ĐBSCL là cần có một đường bộ bao quanh, nối từ miền duyên hải Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau ở hướng đông, bọc qua Hà Tiên, Rạch Giá, An Giang, Đồng Tháp ở hướng tây và kết nối với đường Xuyên Á ở Mộc Bài (Tây Ninh). Lúc đó miền Tây, cùng với hai trục chính quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh; cùng với các đường nhánh xương cá nối liền tỉnh với tỉnh, huyện với huyện, xã với xã, ĐBSCL sẽ có một “hệ tuần hoàn” khỏe khoắn và mạnh mẽ, đủ sức gồng gánh tạo sức bật cho cả vùng phát triển.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tiểu luận Những ưu tiên đột phá giao thông cho đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những ưu tiên đột phá giao thông cho đồng bằng
sông Cửu Long
Ưu tiên 1: mở tuyến Chơn Thành - Đức Huệ - Vàm Cống
Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “Hệ thống giao thông ĐBSCL chưa được đầu tư đúng tầm với năng lực phát triển của nó, nhất là về đường bộ. Đã thế, lại được tham mưu và đầu tư - chưa thể nói là sai - nhưng không đúng nơi, đúng lúc. Việc đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương mới đây được khởi công với số vốn đầu tư trên 6.000 tỉ đồng không thể giải quyết được vấn đề “đại cuộc”, bởi vì xử lý được bài toán giao thông cho đoạn này thì sẽ gây ra tình trạng “nút cổ chai” cho đoạn kế tiếp (từ đó đi Vĩnh Long - Cần Thơ). Như vậy, vấn đề “đại cuộc” ở đây không phải giải phóng một đoạn, một tuyến mà phải là toàn tuyến.
Tại sao chúng ta cứ bám dọc theo tuyến quốc lộ 1 để mở đường? Cách này có giải quyết được căn cơ, lâu dài không hay lại phát sinh sự quá tải mới? Theo tôi, câu trả lời là: sẽ tiếp tục quá tải! Thử hình dung: thay vì làm cao tốc đoạn TP.HCM - Trung Lương (giao thông từ TP.HCM về cửa ngõ miền Tây), chúng ta đổ tiền vào làm đoạn Đức Huệ - Vàm Cống (Đức Huệ giáp Củ Chi, TP.HCM) thì lúc đó giao thông không nhất thiết phải đi qua TP.HCM, giảm áp lực rất lớn cho tuyến này. Và hệ thống giao thông mới sẽ không chỉ san sẻ lưu lượng với tuyến quốc lộ 1 độc đạo hiện nay mà còn là con đường phát triển cho dải đất phía tây vốn còn chưa được đánh thức tiềm năng”.
* Nhưng hiện nay Bộ Giao thông vận tải đã khởi công tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương mà chưa “động đậy” gì đến con đường ông vừa nói, vậy hệ quả là sẽ xảy ra vấn đề gì cho giao thông trong thời gian tới, khắc phục làm sao?
Nguyên thủ tướng nhăn trán: “Thì sẽ lại... tắc nữa chứ sao!...”. Ông tiếp tục đưa ra giải pháp: đã lỡ làm thì cứ làm. Nhưng song song đó cần thiết phải làm ngay đoạn Chơn Thành - Đức Huệ - Vàm Cống để san sẻ giao thông từ miền Tây lên Tây nguyên, “chia lửa” với quốc lộ 1 qua cửa ngõ TP.HCM.
Ông cũng bày tỏ ao ước của mình: không chỉ là hệ thống giao thông đường bộ kết nối ĐBSCL với TP.HCM và các tỉnh phía Bắc mà cái nhìn chiến lược đối với ĐBSCL là cần có một đường bộ bao quanh, nối từ miền duyên hải Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau ở hướng đông, bọc qua Hà Tiên, Rạch Giá, An Giang, Đồng Tháp ở hướng tây và kết nối với đường Xuyên Á ở Mộc Bài (Tây Ninh). Lúc đó miền Tây, cùng với hai trục chính quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh; cùng với các đường nhánh xương cá nối liền tỉnh với tỉnh, huyện với huyện, xã với xã, ĐBSCL sẽ có một “hệ tuần hoàn” khỏe khoắn và mạnh mẽ, đủ sức gồng gánh tạo sức bật cho cả vùng phát triển.
Ưu tiên 2: xử lý hai cửa sông
“Tôi hay nói vui: trời cho ĐBSCL hai con sông Tiền, sông Hậu để làm giao thông tự nhiên rất tốt; thế nhưng hai cửa sông thì trời lại giao cho con người tìm cách hóa giải”. Đó là cửa Tiểu và cửa Định An thường xuyên bị bồi lắng, mực nước nông chẳng khác nào “chặn họng” hai tuyến đường thủy huyết mạch. Ông trăn trở: suốt 30 năm nay chưa có đề án nào đủ sức thuyết phục để “mở cửa” khai nguồn hai con sông - hai con đường trời cho sẵn này.
Chính vì thế toàn bộ áp lực giao thông đường thủy đều dồn về hết cho cụm cảng TP.HCM. “Tôi đã đề xuất Chính phủ nên tổ chức ngay một nhóm chuyên gia tập trung nghiên cứu xử lý hai cửa sông để khai thác giao thông sông Tiền, sông Hậu một cách hiệu quả” - ông cho biết.
Ưu tiên 3: cất cánh từ sân bay Trà Nóc
Nguyên thủ tướng tỏ ra tiếc nuối vì sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) đã không được nhìn nhận một cách chiến lược để có đầu tư khai thác đúng mức, đúng tầm, phát huy hiệu quả giao thông của tuyến hàng không quan trọng này. Theo ông, việc tập trung cho sân bay Rạch Sỏi (Kiên Giang) và Cà Mau thật sự chưa cần kíp bằng sân bay Trà Nóc bởi Trà Nóc quán xuyến toàn bộ địa phận Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang. Nhu cầu đi lại, chuyên chở hàng hóa của vùng rất lớn. Không chỉ nối với TP.HCM, sân bay này nếu nâng cấp thích đáng cũng có thể quan hệ tốt với các tuyến quốc nội như đi Liên Khương (Đà Lạt), Tây nguyên... , thậm chí còn vươn ra các nước trong khu vực. “Lẽ ra phải nâng cấp sân bay Trà Nóc trước thay vì Rạch Sỏi và Cà Mau” - ông nói.
“Tôi luôn trăn trở: phải làm gì đó đột phá cho ĐBSCL phát triển. Bây giờ đó chính là giao thông, nhất là giao thông đường bộ”. Ông nhắc đi nhắc lại: chỉ có giao thông mới có thể làm thay đổi nhanh, làm cú đột phá để ĐBSCL phát triển và phát huy hết tiềm năng kinh tế, xã hội lớn lao của vùng đất này.
Các hãng truyền thông, các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đã đồng loạt có những
bài viết về nguyên thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, người được đánh giá là nhà
lãnh đạo kiệt xuất thời kỳ Đổi mới, sau khi ông qua đời ở tuổi 86.
Hãng thông tấn Reuters đề cao nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một động lực lớn đằng sau công cuộc cải cách kinh tế tại Việt Nam. Ông Kiệt, người giữ chức Thủ tướng Chính phủ khóa 1991-1997, đã lãnh đạo công cuộc cải cách kinh tế đất nước theo định hướng thị trường vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90.
Hãng thông tấn BBC viết, với cương vị Thủ tướng từ năm 1991-1997, ông Kiệt là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam khởi xướng thời kỳ “Đổi mới”, đưa đất nước thành một trong những nền kinh tế thị trường phát triển nhanh nhất thế giới.
Tờ International Herald Tribune đã đăng tải bài viết ca ngợi nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người ủng hộ chính sách tự do hóa kinh tế và đưa Việt Nam tới thị trường tự do. Sau khi rời nhiệm sở năm 1997, ông Kiệt vẫn tích cực tham gia các bài diễn thuyết chính trị, trả lời phỏng vấn, viết các bài bình luận và thúc đẩy hơn nữa sự tự do hóa kinh tế, kể cả khi Việt Nam đã tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đạt được mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7,5% kể từ năm 2000. Ông Kiệt cũng là người ủng hộ tích cực việc các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò lớn hơn và quan trọng hơn tại Việt Nam. International Herald Tribune dẫn lời chuyên gia Carl Thayer, nhà phân tích lâu năm về các vấn đề kinh tế và chính trị của Việt Nam: “Việt Nam sẽ không dễ quên một kỹ sư của công cuộc “Đổi mới” và người luôn hối thúc chính phủ hiện thời tiếp tục công cuộc đổi mới mà ông là một trong những người đã khởi xướng”.
Hãng thông tấn AFP đánh giá nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người đã đưa đất nước qua các cải cách kinh tế quan trọng và thay đổi chính sách ngoại giao. Nhà sử học Việt Nam Dương Trung Quốc đã gọi ông Kiệt là “nhà lãnh đạo hiếm có tại Việt Nam, người đã chứng kiến các mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Ông là người kiên định và vững vàng và đã trở thành nhà phê bình tin cậy lúc về hưu”.
Nhà ngoại giao Thụy Điển Marie-Louise Thaning nhận định, ông Kiệt là "một nhà lãnh đạo kinh nghiệm và cởi mở của Việt Nam. Để đất nước được như ngày hôm nay Việt Nam phải cảm ơn Võ Văn Kiệt rất nhiều”.
Tờ Earthtimes trích dẫn thư chia buồn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gửi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng: “Dưới sự lãnh đạo của ông Kiệt, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đáng chú ý là việc gia nhập ASEAN vào năm 1995 và tham gia thành lập Tiến trình hợp tác Á-Âu (ASEM) vào năm 1996 với tư cách là thành viên sáng lập”.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng là người đã đóng góp lớn nhất vào việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam vào năm 1995. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng gửi lời chia buồn với chính phủ và nhân dân Việt Nam về sự ra đi của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ viết: “Sự lãnh đạo của ông Võ Văn Kiệt trên cương vị Thủ tướng Việt Nam từ năm 1991 đến 1997 đã đem lại thành quả là những cải cách giúp cải thiện đời sống của hàng chục triệu người Việt Nam. Các nỗ lực nhiệt tình của ông đã giúp mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam vào năm 1995”.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng bày tỏ sự thương tiếc của ông trước sự ra đi của nguyên Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt. Ông Ban nói trong một tuyên bố: “Là động lực chính sau cuộc cải cách kinh tế tại Việt Nam bắt đầu vào những năm 1980, ông Võ Văn Kiệt đã mở đường cho sự chuyển mình của đất nước từ nghèo đói sang một thập kỷ phát triển kinh tế cực kỳ ấn tượng. Trong thời kỳ làm thủ tướng, ông Kiệt cũng đóng một vai trò nòng cốt trong việc phát triển quan hệ ngoại giao của Việt Nam với rất nhiều nước khác”. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_2512.doc