Tiểu luận Những tác động của quốc tế Cộng sản đến cách mạng Việt Nam

Trong môn học Quan hệ quốc tế, dành cho các học viên hệ Cao học Chính trị học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, cần tìm hiểu sâu rộng. Song, do đặc trưng và phương pháp tiếp cận của chuyên ngành quy định, trong Tiểu luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến một vấn đề quan trọng, dù đã thuộc về quá khứ, nhưng vẫn nguyên những giá trị thời sự chính trị - xã hội, nếu đặt trong mối quan hệ mọi cuộc cách mạng trong thế giới hiện đại đều phối thuộc, tác động sâu sắc lẫn nhau. Đó là vấn đề: "NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN ĐẾN CÁCH MẠNG VIỆT NAM".

Tìm hiểu mối quan hệ này là một yêu cầu khách quan. Bởi, có nhiều lý do. Thứ nhất, trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, nhất là trong giai đoạn đầu, sự ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản đối với Cách mạng nước ta là sâu sắc. Là học viên Cao học thuộc một trong những chuyên ngành về Khoa học - Chính trị, dĩ nhiên phải tìm hiểu, nghiên cứu. Thứ hai, thực tế lịch sử - cụ thể của mối quan hệ ấy đã cho chúng ta nhiều bài học, kinh nghiệm quý, từ đó cho phép chúng ta vừa thẩm định lại lịch sử cách mạng Việt Nam với tư cách là một bộ phận của cách mạng thế giới; vừa góp phần định hướng chúng ta trong tương lai, nếu cũng đặt trong mối quan hệ tương tự. Thứ ba, nhờ sự nghiệp Đổi mới của đất nước ta ngày càng đi lên vững chắc, bước đầu đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa sâu sắc, ảnh hưởng tích cực của Cách mạng Việt Nam đối với tiến trình Cách mạng thế giới hiện đại tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Hơn lúc nào hết, chúng ta lại thấy ra mối quan hệ giữa Cách mạng thế giới đối với Cách mạng Việt Nam (và ngược lại). Do đó, nếu làm sáng tỏ hơn mối quan hệ giữa Quốc tế Cộng sản đối với Cách mạng Việt Nam, thì lịch sử lại tiếp tục giúp cho chúng ta nhiều phương pháp, cách thức tạo dựng, xây đắp các mối quan hệ quốc tế trong quá trình phát triển, trước mắt là tập trung vào mục tiêu lớn "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

 

doc22 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Những tác động của quốc tế Cộng sản đến cách mạng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục I. phần mở đầu Trang Yêu cầu khách quan cần tìm hiểu về những tác động của Quốc tế Cộng sản đến sự phát triển của Cách mạng nước ta... II. Phần nội dung Chương 1: Quá trình ra đời, hoạt động và những đặc điểm nổi bật của Quốc tế Cộng sản... Chương 2: Vấn đề dân tộc và thuộc địa đặt ra trong Quốc tế Cộng sản Chương 3: Những tác động tích cực của Quốc tế Cộng sản đến Cách mạng Việt Nam... Chương 4: Một số hạn chế trong mối quan hệ giữa Quốc tế Cộng sản với Cách mạng Việt Nam... III. phần kết luận ý nghĩa, bài học chính trị - thời sự khi nghiên cứu về những tác động của Quốc tế Cộng sản đến Cách mạng nước ta.. I. phần mở đầu yêu cầu khách quan cần tìm hiểu những tác động của quốc tế cộng sản đến cách mạng nước ta Trong môn học Quan hệ quốc tế, dành cho các học viên hệ Cao học Chính trị học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, cần tìm hiểu sâu rộng. Song, do đặc trưng và phương pháp tiếp cận của chuyên ngành quy định, trong Tiểu luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến một vấn đề quan trọng, dù đã thuộc về quá khứ, nhưng vẫn nguyên những giá trị thời sự chính trị - xã hội, nếu đặt trong mối quan hệ mọi cuộc cách mạng trong thế giới hiện đại đều phối thuộc, tác động sâu sắc lẫn nhau. Đó là vấn đề: "những tác động của quốc tế cộng sản đến cách mạng Việt Nam". Tìm hiểu mối quan hệ này là một yêu cầu khách quan. Bởi, có nhiều lý do. Thứ nhất, trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, nhất là trong giai đoạn đầu, sự ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản đối với Cách mạng nước ta là sâu sắc. Là học viên Cao học thuộc một trong những chuyên ngành về Khoa học - Chính trị, dĩ nhiên phải tìm hiểu, nghiên cứu. Thứ hai, thực tế lịch sử - cụ thể của mối quan hệ ấy đã cho chúng ta nhiều bài học, kinh nghiệm quý, từ đó cho phép chúng ta vừa thẩm định lại lịch sử cách mạng Việt Nam với tư cách là một bộ phận của cách mạng thế giới; vừa góp phần định hướng chúng ta trong tương lai, nếu cũng đặt trong mối quan hệ tương tự. Thứ ba, nhờ sự nghiệp Đổi mới của đất nước ta ngày càng đi lên vững chắc, bước đầu đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa sâu sắc, ảnh hưởng tích cực của Cách mạng Việt Nam đối với tiến trình Cách mạng thế giới hiện đại tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Hơn lúc nào hết, chúng ta lại thấy ra mối quan hệ giữa Cách mạng thế giới đối với Cách mạng Việt Nam (và ngược lại). Do đó, nếu làm sáng tỏ hơn mối quan hệ giữa Quốc tế Cộng sản đối với Cách mạng Việt Nam, thì lịch sử lại tiếp tục giúp cho chúng ta nhiều phương pháp, cách thức tạo dựng, xây đắp các mối quan hệ quốc tế trong quá trình phát triển, trước mắt là tập trung vào mục tiêu lớn "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Bởi các lý do trên, tìm hiểu " Những tỏc động của Quốc tế Cộng sản đến Cỏch mạng Việt Nam " đã và đang trở thành một nhu cầu bức thiết và có ý nghĩa thiết thực. Trong Tiểu luận này, sau khi điểm lược qua quá trình ra đời, hoạt động và những đặc điểm nổi bật của Quốc tế Cộng sản, chúng tôi sẽ phân tích, luận giải Mối quan hệ này từ góc nhìn Chính trị học. Dĩ nhiên, do thời gian hạn chế và tư liệu chưa đa dạng, chắc Tiểu luận chỉ phác thảo được những nét cơ bản của vấn đề. Hướng khai thác chủ yếu của chúng tôi là cố gắng thông qua lịch sử - cách mạng, để luận giải thêm một số điểm trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay. II. phần nội dung Chương 1 quá trình ra đời, hoạt động và những đặc điểm nổi bật của quốc tế cộng sản Như chúng ta biết, cụm từ "Quốc tế Cộng sản" chính là để chỉ, biểu thị tổ chức "Quốc tế III" - một tổ chức quốc tế của những người cộng sản trên toàn thế giới, đã tồn tại từ năm 1919 đến năm 1943, với tư cách là "Hiệp sĩ của các dân tộc bị áp bức", giúp đỡ phong trào công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thế giới và trực tiếp hỗ trợ các chính đảng vô sản ở các nước thuộc địa. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu - lịch sử giai cấp vô sản và các dân tộc bộ áp bức trên toàn thế giới phải đoàn kết lại, tập hợp trong một tổ chức thống nhất, để chống kẻ thù chung là giai cấp tư sản, các thế lực đế quốc và thực dân. Trước khi đề cập về sự xuất hiện của Quốc tế Cộng sản (tức Quốc tế III), cũng vẫn nhắc lại đôi nét về quá khứ của cách mạng vô sản thế giới, nhất là nói về các tổ chức cộng sản quốc tế trước Quốc tế Cộng sản. Chủ nghĩa Mác thật sự định hình vững chắc, trở thành "bóng ma ám ảnh châu Âu và toàn nhân loại" (!) bắt đầu từ 1848, khi mà Tuy ngôn Cộng sản của K.Mác và ăng-ghen ra đời. Sau đó không lâu để biến lý tưởng cao đẹp của mình thành hiện thực, Mác và ăng-ghen đã nhanh chóng thành lập tổ chức Liên minh Công nhân quốc tế, về sau được gọi là Quốc tế I, nhằm tập hợp, đoàn kết giai cấp vô sản trên toàn thế giới, trước hết là ở châu Âu. Tổ chức này tồn tại được 8 năm, từ 1864 đến 1872. Sau Công xã Pari 1871 khoảng một năm, do bị kẻ thù đàn áp, tổ chức này đã phải tự giải tán. Dù tồn tại không lâu, nhưng Quốc tế I đã đóng vai trò lịch sử tích cực, tuyên truyền Học thuyết của K.Mác và ăng-ghen vào Phong trào công nhân, làm cho giai cấp công nhân ý thức được vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình trước vận mệnh tất yếu phải đi lên của nhân loại. Tiếp đó sau khi K.Mác qua đời, ăng-ghen nhận thấy cần đưa Học thuyết Mác vào đời sống nhanh hơn, nhất là đặt trong bối cảnh lúc đó đã xuất hiện một số chính đảng của giai cấp công nhân ở một loạt nước tư bản phát triển, nên ông đã lập ra Quốc tế II. Đó là tổ chức Liên minh quốc tế các Đảng Xã hội chủ nghĩa. Được thành lập năm 1889 và giải thể vào cuối năm 1914, khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bộc phát, cuốn hàng loạt dân tộc châu Âu vào biển máu, do dã tâm phân chia lại thuộc địa của giai cấp tư sản. Trong quá trình tồn tại 1/4 thế kỷ ấy, tổ chức Quốc tế II này có hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, từ 1889 đến 1895, do ăng-ghen còn sống, trực tiếp lãnh đạo - chỉ đạo, nên Liên minh này hoạt động khá hiệu quả, đúng hướng và có ảnh hưởng sâu rộng trong sự phát triển của các phong trào cách mạng ở châu Âu. Nhưng, đáng tiếc, sau khi ăng-ghen qua đời, thì Quốc tế II phân loại sâu sắc, chia thành 3 nhóm - phái chính. Bao gồm: Phái hữu, do E.Bestanh đại diện, cố tình xuyên tạc Học thuyết Mác - ăng-ghen, lái phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đi theo hướng cải lương - dân chủ phi XHCN. Phái giữa do K.Causky chủ xướng, nhân danh truyền bá Học thuyết Mác - ăng-ghen, nhưng thực chất là xuyên tạc, bóp méo Học thuyết khoa học, tiến bộ này và đưa thêm vào học thuyết những luận điểm giả dối, nguỵ biện. Phái chân chính Mác-xít do V.I.Lê-nin, một số những lãnh tụ cộng sản chân chính khác trong Đảng Bôn-sơ-vích Nga lãnh đạo và có mối liên hệ mật thiết với nhiều tổ chức cộng sản, lực lượng cánh tả trong phong trào cộng sản và công nhân Tây Âu. Phái chân chính này đã kiên trì đấu tranh bền bỉ, không khoan nhượng trên mặt trận tư tưởng - lý luận, kiên quyết chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại; nhằm bảo vệ, phát triển sáng tạo Học thuyết Mác, chuẩn bị tập hợp hội họp để thành lập Quốc tế Cộng sản. Tháng 10-1917, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lê-nin và các lãnh tụ trong Đảng Cộng sản Bôn-sơ-vích Nga, Cách mạng XHCN ở đất nước này thắng lợi, chặt đứt "mắt xích" yếu nhất trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, được lịch sử phát triển của cách mạng thế giới và sự phát triển của loài người sang bước ngoặt thời đại mới: Quá trình đi lên CNXH, CNCS. Nối tiếp những ý tưởng lớn của K.Mác và F.ăng-ghen, đặt trong bối cảnh thuận lợi, V.Lê-nin đã nghĩ ngay đến việc phải nhất thiết thành lập sớm Quốc tế III, tức là Quốc tế Cộng sản. Sau khi chuẩn bị kỹ về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức, ngày 1/3/1919, tại Mát-xcơ-va (Nga), Lênin đã chủ trì họp, để chuẩn bị về mọi mặt cho Chương trình làm việc của Hội nghị quốc tế những người cộng sản và công nhân trên toàn thế giới, nhằm thành lập Quốc tế Cộng sản. Khác với các Hội nghị thành lập Quốc tế I và Quốc tế II, Hội nghị thành lập Quốc tế Cộng sản bắt đầu diễn ra vào chiều ngày 2/3/1919, lần đầu đã có đại biểu một số nước phương Đông, đại diện cho các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa. Tham gia Đại biểu của các đảng cộng sản và các tổ chức cách mạng của 30 nước có mặt trong Hội nghị thành lập này, đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, như Cương lĩnh của Quốc tế Cộng sản, Luận cương và Báo cáo về dân chủ tư sản và chuyên chính vô sản, Tuyên ngôn của Quốc tế Cộng sản gửi những người vô sản toàn thế giới. Quyết định thành lập Quốc tế Cộng sản (ngày 4/3/1919) ghi rõ: "Hội nghị cộng sản quốc tế quyết định thành lập Quốc tế III và thông qua tên gọi là Quốc tế Cộng sản (...). Tất cả các Đảng, các tổ chức và các nhóm trong thời gian 8 tháng có quyền tuyên bố dứt khoát về việc tham gia vào Quốc tế III"... Quốc tế Cộng sản đã tồn tại 24 năm 2 tháng 11 ngày (tính từ ngày thành lập 4/3/1919 đến khi tuyên bố tự giải thể vào ngày 15/5/1943) và trải qua 7 kỳ Đại hội. Đại hội I, từ ngày 2 đến ngày 6/3/1919. Đại hội II, từ ngày 19/7 đến ngày 7/8/1920. Đại hội III, từ ngày 22/6 đến ngày 12/7/1921. Đại hội IV, từ ngày 5/11 đến ngày 5/12/1922. Từ Đại hội V khoảng cách giữa các kỳ Đại hội doãng xa dần. Đại hội V, từ ngày 17/6 đến ngày 8/7/1924. Đại hội VI, từ ngày 17/7 đến 1/9/1928. Đại hội VIII, từ ngày 25/7 đến 20/8/1935. Đây là Đại hội cuối cùng. Quốc tế III (tức Quốc tế Cộng sản) đã để lại những dấu ấn - đặc điểm nổi bật. Một là, Quốc tế Cộng sản đã trở thành một tổ chức quốc tế rộng lớn hơn so với các tổ chức tương tự trước nó và có sự tham gia của các tổ chức, các đảng cộng sản và công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vào công việc chung của phong trào cộng sản, công nhân, phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nếu trong Quốc tế I và Quốc tế II chỉ có các đảng công nhân (hoặc XHCN), các tổ chức cộng sản trong các nước tư bản chính quốc; thì chính nhờ điểm mới này, mà Quốc tế Cộng sản đã khác cả về chất và lượng so với trước. Hai là, Quốc tế Cộng sản ra đời trong bối cảnh lịch sử mới, đã có một nước Nga Xô-viết; tức là đã có một hình mẫu thực tế của Học thuyết Mác-Lênin và do đó, làm cho Quốc tế Cộng sản có sức mạnh tiềm ẩn lớn hơn, cuốn hút phong trào cách mạng thế giới. Ba là, lần đầu trong lịch sử, vấn đề dân tộc - thuộc địa trở thành một trong những vấn đề trung tâm được sự quan tâm chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. Quốc tế Cộng sản coi cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa là một bộ phận của cuộc cách mạng vô sản trên hpạm vi toàn cầu. Thậm chí, Quốc tế Cộng sản xem đó như là điều kiện tiên quyết để được gia nhập Quốc tế Cộng sản, khi yêu cầu các chính đảng, các tổ chức cách mạng trên thế giới phải thừa nhận và giúp đỡ các dân tộc thuộc địa trong quá trình đấu tranh giải phóng khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Điều này thể hiện đậm nét trong "Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" được V.I.Lê-nin dự thảo và được Đại hội II Quốc tế Cộng sản thông qua năm 1920. Đó cũng là khi câu khẩu hiệu "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại" của Mác và ăng-ghen đề ra trước đó, đã được bổ sung thành "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại"... Bốn là, trong quá trình tồn tại, Quốc tế Cộng sản đã đề ra và định hướng cho các đảng cộng sản và công nhân vận dụng Học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân. Quốc tế Cộng sản đã tập hợp, liên kết phong trào cộng sản và công nhân chống chủ nghĩa phát-xít, ngăn chặn nguy cơ bùng nổ chiến tranh. Năm là, Quốc tế Cộng sản đã giúp đỡ các dân tộc thuộc địa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân, dẫn đến thành lập nhiều Đảng Cộng sản trên các châu lục. Đến Đại hội VII (19350 đã có 75 Đảng Cộng sản và các tổ chức cách mạng trên thế giới tham gia vào Quốc tế Cộng sản. Sáu là, trong mối quan hệ với cách mạng Việt Nam, trong 7 kỳ Đại hội; những người cách mạng Việt Nam - với tư cách là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương - đã tham gia 3 kỳ Đại hội của Quốc tế Cộng sản (ở các Đại hội V (1924); Đại hội VI (1928) và Đại hội VII vào năm 1935). Trong đó, Nguyễn ái Quốc và Lê Hồng Phong, bằng tài năng của chính mình, đã nổi bật dần lên giữa chính trường chính trị vô sản thế giới, chứng minh thêm năng lực xuất chúng trên cương vị chính trị - xã hội là các lãnh tụ của Đảng ta. Đáng chú ý thêm là ở Đại hội VII, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tham dự với tư cách là một độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản. Và, trong số 46 uỷ viên chính thức được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Quốc tế Cộng sản đại diện cho 23 nước trên thế giới; thì Lê Hồng Phong là một trong hai uỷ viên chính thức của các nước thuộc địa (cùng với một đại biểu khác của Palextin). Chương 2 vấn đề dân tộc và thuộc địa đặt ra trong Quốc tế Cộng sản Trong Quốc tế I và Quốc tế II, do tầm nhìn hạn chế, có tính lịch sử - cụ thể, chỉ nhận ra vai trò của các Đảng Cộng sản, các tổ chức cách mạng khác ở các nước tư bản phát triển - chính quốc, nên chưa hề có vai trò của các Đảng Cộng sản, các tổ chức cách mạng ở các nước thuộc địa - phụ thuộc. Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) đã khắc phục được nhận thức phiến diện ấy trong quá khứ và xác định đúng đắn vấn đề dân tộc, thuộc địa; nhấn mạnh cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản thế giới (bắt đầu từ Đại hội lần thứ II). Luận điểm này, vấn đề này có ý nghĩa vô cùng lớn lao không chỉ đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc nói chung; mà đặc biệt có ý nghĩa thức tỉnh, định hướng đối với cách mạng Việt Nam. Qua đó, cũng đã chỉ ra mối liên hệ tất yếu, bên trong của các bộ phận cấu thành nên cách mạng vô sản toàn thế giới. Khách quan, còn biểu hiện và thể hiện được sức mạnh nội lực bước đầu của cách mạng vô sản thế giới trước các thế lực thù địch của giai cấp tư sản, bắt buộc chúng thực hiện sự áp bức, bóc lột ở đâu trên trái đất này. Vấn đề dân tộc và thuộc địa đặt ra trong Quốc tế Cộng sản còn cho thấy đây là một quá trình đấu tranh lâu dài, để đạt được đường lối đúng đắn. Sau khi V.I.Lênin qua đời, do nhận thức lệch lạc và có cả sự trì kéo của nhận thức kiểu cũ, một số nhân vật chủ chốt trong Quốc tế Cộng sản đã cố gắng xác lập quan điểm tả khuynh, cho rằng nhất thiết phải đánh đổ giai cấp phong kiến trước và luận giải về giai cấp phong kiến theo kiểu quy nạp "cả gói" rất giáo điều. Tại Đại hội V (1924), đấu tranh gay gắt trong nội bộ Quốc tế Cộng sản đã diễn ra. Đại biểu Đảng ta là đồng chí Nguyễn ái Quốc đã phát biểu rất thẳng thắn, ba lần đòi hỏi các Đảng Cộng sản lớn trên thế giới phải chú ý đến và giúp đỡ thiết thực cho các Đảng Cộng sản tại thuộc địa. Người còn cho rằng, để tập hợp lực lượng cách mạng, thì có thể liên kết cả với trung, tiểu địa chủ, tiểu tư sản, tư sản dân tộc yêu nước. Và, khẳng định rằng, trong "phương thức sản xuất á Đông", đặc điểm xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam có sự phân hoá giai cấp không rõ nét, không sâu sắc như các dân tộc phương Tây tư bản chủ nghĩa. Tuy bị chụp mũ là "hữu khuynh", nhưng chính những ý kiến xác đáng, đúng đắn, thể hiện "nẩy lửa" đó của Người, đã góp phần dẫn đến những sự kiện quan trọng về sau. Dù tại Đại hội VI (1928), vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản nâng lên, thảo luận thành chiến lược, sách lược của cách mạng vô sản thế giới; Khẳng định cách mạng thuộc địa chống phong kiến là "rường cột" của cách mạng thuộc địa; nhưng Quốc tế Cộng sản vẫn không hiểu hết những luận điểm "vượt trước thời đại" của Nguyễn ái Quốc và do vậy đã chỉ đạo không phù hợp đối với cách mạng Đông Dương, cách mạng Việt Nam. Phải đến Đại hội VII (1935), tư tưởng "Tả khuynh" trên của Quốc tế Cộng sản mới được khắc phục, điều chỉnh một bước. Bằng chứng là vào lúc đó, Quốc tế Cộng sản đã tạm gác lại việc đánh đổ phong kiến đòi lại ruộng đất, giải phóng dân tộc; mà tập trung mọi thực lực để chống chủ nghĩa phát-xít và nguy cơ chiến tranh thế giới II, mở rộng các hình thức Mặt trận, đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. ở Việt Nam, Đảng ta, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, đã sáng tạo ra hình thức Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp được đông đảo quần chúng, tiến hành cách mạng sâu rộng trong cả nước, giành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa và phát triển thêm uy thế, uy lực của Đảng ta. Đó còn là sự đóng góp có ý nghĩa về mặt lý luận đối với Cách mạng vô sản thế giới. Tóm lại, vấn đề dân tộc và thuộc địa đặt ra trong Quốc tế Cộng sản không chỉ có ý nghĩa là vấn đề lý luận trong nội bộ tổ chức này; mà còn có tác dụng tích cực và thiết thực đối với Cách mạng Việt Nam... Chương 3 những tác động tích cực của Quốc tế Cộng sản đến cách mạng Việt Nam Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) đã có những đóng góp to lớn đối với tiến trình phát triển buổi đầu của Cách mạng Việt Nam. Chí ít, sự tác động tích cực này được thể hiện trên 5 điểm chủ yếu, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày tiếp dưới đây. Thứ nhất, việc Quốc tế Cộng sản xác định đúng vấn đề dân tộc - thuộc địa đã định hướng sáng tỏ cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Như ở các chương trên đã phần nào đề cập, việc Quốc tế Cộng sản xác định đúng vấn đề dân tộc, thuộc địa; bổ sung khẩu hiệu của K.Mác và F.ăng-ghen đề ra trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại"; thông qua Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa do V.Lê-nin khởi thảo và các "Điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản"; coi cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản tại Đại hội làn thứ II của Quốc tế Cộng sản đã có một ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng toàn thế giới, đặc biệt có ý nghĩa dẫn đường, định hướng, thức tỉnh đối với Cách mạng Việt Nam - nhất là đặt trong bối cảnh lúc đó ở nước ta có rất nhiều xu hướng cách mạng, nhiều học thuyết cách mạng tràn vào và thực tiễn cách mạng thì vẫn trong trạng thái "bế tắc như không có đường ra". Trước khi Quốc tế Cộng sản thành lập (1919), phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã phát triển mạnh. Hàng loạt nhân sĩ, trí thức; nhiều sĩ phu phong kiến yêu nước đã anh dũng, mưu lược tập hợp lực lượng trong nước đứng lên đấu tranh chống Pháp; hoặc cố đi ra nước ngoài "cầu viện", tìm cách chống lại chúng và bè lũ tay sai. Cùng lúc, ở Việt Nam, có cả ba xu hướng cách mạng cùng tồn tại. Đó là cách mạng theo con đường quân chủ lập hiến; Cách mạng theo con đường dân chủ tư sản và cách mạng theo con đường vô sản. Song, cứu nước và giải phóng dân tộc theo con đường nào là "chân chính nhất, cách mạng nhất, chắc chắn nhất" thì chưa được xác định rõ. Trong khi đó, hằng ngày lại phải đối phó với kẻ thù mạnh hơn, có kinh nghiệm xâm lược và thống trị, có tiềm lực kinh tế, quân sự và cả sự liên kết quốc tế của các thế lực đế quốc, thực dân. Việc tranh giành ảnh hưởng về đường lối như thế, tất nhiên sẽ dẫn đến sự chia rẽ, phân rã và cuối cùng các phong trào cách mạng này hầu hết đều bị kẻ thù dìm trong biển máu, thất bại cay đắng, dù có thừa ý chí nhiệt huyết yêu nước và hành động dũng cảm, bất khuất. Việc Quốc tế Cộng sản coi vấn đề dân tộc - thuộc địa; vấn đề tăng cường lãnh đạo- chỉ đạo, giúp đỡ toàn diện, phối hợp hành động giữa cách mạng chính quốc với cách mạng thuộc địa là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, nằm ở vị trí trung tâm chú ý của Quốc tế Cộng sản đã định hướng cho các lực lượng yêu nước và Cách mạng Việt Nam; giúp họ đoàn kết lại với nhau, để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam, thoát khỏi những lệch lạc trước đó. Người có vai trò lịch sử nghiên cứu kỹ những văn kiện cơ bản và tư tưởng chỉ đạo nói trên của Quốc tế Cộng sản là Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh. Và, chính Người, bằng Thiên tài chính trị của mình, đã sớm nhận ra tư tưởng vĩ đại của V.I.Lênin trong Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, xem đó là "chiếc cẩm nang thần kỳ", là "con đường" để giải phóng "hoàn toàn" dân tộc Việt Nam ta, phá vỡ sự bế tắc lịch sử đường thời mở đường đi tới thắng lợi ngày càng to lớn hơn cho Cách mạng Việt Nam. Thứ hai, Quốc tế Cộng sản đã giúp đỡ, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, từ đó thành lập được Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Ai cũng biết, tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là cực kỳ quan trọng, là nền tảng bước đầu cho mọi thắng lợi. Song, chưa đủ! Để biến đường lối đó thành hiện thực, phải trải qua công tác tổ chức thực hiện lâu dài, phải có những điều kiện, bước đi, biện pháp cụ thể. Quốc tế Cộng sản đã tạo ra môi trường hoạt động quốc tế thuận lợi giúp đỡ Nguyễn ái Quốc và những người yêu nước Việt Nam trong việc truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, nghiên cứu khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm của các đảng, các phong trào, tạo diễn đàn đấu tranh để các đảng cộng sản ở chính quốc quan tâm đúng mức đến việc giúp đỡ cách mạng thuộc địa. Quốc tế Cộng sản đã giao nhiệm vụ cho các Đảng Cộng sản Pháp, Trung Quốc ấn Độ, Nhật Bản, Tiệp Khắc giúp đỡ in ấn tài liệu, chuyển tài liệu về Việt Nam. Tổ chức nhiều lớp học ở Trường Đại học phương Đông và các lớp ở Quảng Châu để bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho phong trào. Chính nhờ sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản thông qua các phân bộ của mình, phong trào công nhân và phong trào yêu nước v thông qua các phân bộ của mình, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam có một bước chuyển biến căn bản từ tự phát sang tự giác, từ lẻ tẻ rời rạc đi đến có tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1930, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng hiện đại Việt Nam. Thiếu sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản hoặc trực tiếp hoặc thông qua các chi bộ của mình Chủ nghĩa Mác - Lênin khó có thể được truyền bá vào phong trào cộng sản và công nhân ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Những tác phẩm cơ bản nhất như "Cộng sản sơ giải", "Bệnh ấu trĩ tả khuynh", "Hai sách lược của Đảng Công nhân Nga trong cách mạng dân chủ tư sản", "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" khó có thể vượt qua hàng rào kiểm soát của Chủ nghĩa thực dân Pháp. Nhờ có việc thâm nhập lý luận Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, Cách mạng Việt Nam đã có bước nhảy vọt về chất tạo ra những tiền đề cho việc chuẩn bị thành lập đảng mác-xít, lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Thứ ba, Quốc tế Cộng sản đã tạo môi trường, điều kiện cho Nguyễn ái Quốc học tập, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin, khảo sát thực tế để xây dựng và hoàn thiện lý luận về con đường Cách mạng Việt Nam Nhờ hoạt động thực tiễn trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và trong Quốc tế Cộng sản, nhờ tiếp thu tận gốc Chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn ái Quốc đã có một bước chuyển biến căn bản từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Mác - Lênin vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Nhờ hoạt động trong Quốc tế Cộng sản với tư cách là uỷ viên đoàn Chủ tịch Hội đồng nông dân quốc tế phụ trách nông dân các thuộc địa, phụ trách Cục phương Nam trong Bộ phương Đông của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc đã đi nghiên cứu thực tế ở 28 nước của 4 châu lục, điều mà ngay cả K.Mác, Ph.ăng-ghen và V.I.Lênin sinh thời cũng chưa thực hiện được. Chính từ tiếp thu lý luận và có thực tiễn nghiên cứu phong trào cách mạng các nước để so sánh, để kiểm chức mà Nguyễn ái Quốc đã có những vượt trội hơn tầm nhìn của nhiều chính khách đương thời trong đánh giá, sắp xếp lực lượng các giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong sách lược Mặt trận, trong đánh giá xu thế vận động của lịch sử tiến hoá mà thực tiễn lịch sử hiện đại thế giới và Việt Nam đã minh chứng tính đúng đắn của nó. Chắc chắn nếu không tiếp thu tận gốc Học thuyết Mác - Lênin, nếu không có những cuộc khảo sát phong trào công nhân và nông dân khắp 4 châu lục, Nguyễn ái Quốc không thể có những chủ trương chiến lược và sách lược rất sớm, hết sức đúng đắn khác với Quốc tế Cộng sản đề ra ở Đại hội VI năm 1928. Thứ tư, Quốc tế Cộng sản đã đào tạo cho Việt Nam nhiều cán bộ xuất sắc nắm giữ các trọng trách cao trong Đảng và Quốc tế Quốc tế Cộng sản đã đào tạo và bồi dưỡng cho Cách mạng Việt Nam nhiều cán bộ ưu tú trở thành những lãnh tụ chân chính của Cách mạng Việt Nam. Thông qua việc phân công và đào tạo trong công tác thực tiễn và qua các trường lớp của Quốc tế Cộng sản (Trường Quốc tế Lênin, Trường Lao động Cộng sản Phương Đông) nhiều chiến sỹ cộng sản Việt Nam đã trưởng thành trở thành các lãnh tụ chính trị xuất sắc của Đảng ta: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, v.v.. Nhờ được đào tạo cơ bản và có hệ thống mà Đảng ta có bước trưởng thành vững chắc về lý luận. Một số chiến sỹ cộng sản Việt Nam đã trở thành những "giáo sư đỏ" tham gia vào việc đào tạo cán bộ cho Quốc tế Cộng sản. - Trong 10 năm đầu thành lập Đảng, các chức vụ chủ chốt trong Đảng như Tổng Bí thư, Bí thư các Xứ uỷ, Tỉnh uỷ hầu hết là do cán bộ được đào luyện từ Quốc tế Cộng sản đảm đương. Chính vì vậy các chủ trương của Quốc tế Cộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieuluan.doc
Tài liệu liên quan