Tiểu luận Những nguyên nhân và kết quả từ xã hội, gia đình ảnh hưởng tới trẻ em

Như chúng ta đã biết thế giới của chúng ta bao gồm tất cả. cả niềm vui lẫn nỗi buồn, cả hạnh phúc lẫn đớn đau và cả nụ cười lẫn nước mắt. Tất cả những điều đó tạo nên một thế giới một xã hội vô cùng phức tạp,giả rối, tính toán và đầy mưu lợi. Xã hội ấy cũng đã từng ban tặng cho các em quyền được vui chơi, quyền được đi học, quyền đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình. Nhưng xã hội ấy cũng có quyền cướp sạch đi tất cả, cả hạnh phúc,cả nụ cười hồn nhiên. Xã hội là như vậy đó. Phải chăng xã hội đó là nguyên nhân khiến các em bước vào xã hội sớm để rồi từ đó các em sẽ vững bước đi vào xã hội sẽ hoà nhập với xã hội hay là quay lưng lại với xã hội điều đó khó có thể nói trước được. Khi thấy các em quay lưng lại với xã hội thì chúng ta sẽ phải làm gì và làm như thế nào đây? Đó là câu hỏi khá đau đầu và nhức nhối mà xã hội đã đưa ra và cũng không bao giờ có thể giải quyết được

Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài tiểu luận của mình là: “Những nguyên nhân và kết quả từ xã hội, gia đình ảnh hưởng tới trẻ em”

Em chia bài viết của mình ra là ba phần:

I. Những nguyên nhân khiến các em bước vào xã hội sớm

II. Kết quả của việc sớm bước vào xã hội

III. Xã hội có hành động gì để biến nước mắt thành nụ cười cho trẻ em

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Những nguyên nhân và kết quả từ xã hội, gia đình ảnh hưởng tới trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. lời mở đầu Như chúng ta đã biết thế giới của chúng ta bao gồm tất cả. cả niềm vui lẫn nỗi buồn, cả hạnh phúc lẫn đớn đau và cả nụ cười lẫn nước mắt. Tất cả những điều đó tạo nên một thế giới một xã hội vô cùng phức tạp,giả rối, tính toán và đầy mưu lợi. Xã hội ấy cũng đã từng ban tặng cho các em quyền được vui chơi, quyền được đi học, quyền đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình. Nhưng xã hội ấy cũng có quyền cướp sạch đi tất cả, cả hạnh phúc,cả nụ cười hồn nhiên. Xã hội là như vậy đó. Phải chăng xã hội đó là nguyên nhân khiến các em bước vào xã hội sớm để rồi từ đó các em sẽ vững bước đi vào xã hội sẽ hoà nhập với xã hội hay là quay lưng lại với xã hội điều đó khó có thể nói trước được. Khi thấy các em quay lưng lại với xã hội thì chúng ta sẽ phải làm gì và làm như thế nào đây? Đó là câu hỏi khá đau đầu và nhức nhối mà xã hội đã đưa ra và cũng không bao giờ có thể giải quyết được Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài tiểu luận của mình là: “Những nguyên nhân và kết quả từ xã hội, gia đình ảnh hưởng tới trẻ em” Em chia bài viết của mình ra là ba phần: Những nguyên nhân khiến các em bước vào xã hội sớm Kết quả của việc sớm bước vào xã hội Xã hội có hành động gì để biến nước mắt thành nụ cười cho trẻ em B.nội dung I. Những nguyên nhân khiến các em bước vào xã hội sớm: 1. Do sự mâu thuẫn, ích kỉ của người lớn: Gia đình, nơi bắt đầu cuộc đời của mỗi con người, là tế bào của xã hội, là trường học đầu tiên và là trường học trong suốt cả cuộc đời. Bất cứ một sự cố nào trong gia đình cũng đều có thể để lại dấu ấn trong tâm lý của con cáI và ảnh hưởng đến hành vi, ứng sử của chúng trong tương lai. Theo các nhà tâm lý học, khi một đứa trẻ ra đời, bên cạnh những nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh lý, còn cần phải đáp ứng các nhu cầu tâm lý như nhu cầu được yêu thương, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu được bảo vệ. Nếu những nhu cầu này không được thoả mãn hoặc thoả mãn không đầy đủ,tâm sinh lý của trẻ sẽ phát triển không bình thường và dẫn đến những hành vi lệch chuẩn sau này. Sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ chịu ảnh hưởng lớn của không khí tâm lý trong gia đình. Trong gia đình bố mẹ là tấm gương, là mẫu người để con cái noi theo. Không phảI ngẫu nhiên mà dân gian có câu “Con nhà công không giống lông cũng giốnh cánh” và “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”.ở những gia đình mà bố mẹ mâu thuẫn, thiếu tôn trọng nhau, thường xuyên cãI vã, xung đột thì không khí tâm lý căng thẳng. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới con cái. Sống trong gia đình đó, tâm lý của con cái luôn bị ức chế,sợ hãi, lo lắng, hoài nghi, không tin tưởng ở người lớn. Nếu mâu thuẫn giữa bố mẹ dẫn đến ly thân, ly hôn thì điều này càng tồi tệ đối với trẻ. Con cái sẽ cảm thấy thiếu thốn tình cảm, cô đơn, bị bỏ rơi. Các em sẽ tìm cách thoát khỏi gia đình và tìm kiếm sự tự do của mình 2. Do lối sống của bố mẹ không lành mạnh, phi đạo đức, bố mẹ phạm tội Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nếu như bậc cha mẹ chỉ là người công nhân bình thường với số tiền lương ít ỏi thì không đủ khả năng bươn chảI để lo cuộc sống gia đình được đầy đủ. Không chịu được cảnh nghèo khổ túng thiếu nên đã có những bậc cha mẹ tìm đến những công việc không được lành mạnh,phi đạo đức như : Buôn bán ma tuý, buôn lậu, nơI mở sòng bạc, làm tiền giả vv… Vì đồng tiền họ bất chấp mọi thủ đoạn, ngay cả con cái họ cũng không ngần ngại bắt con mình làm công việc phạm pháp mà mình đang làm chỉ để có tiền trang chải cuộc sống gia đình thoát khỏi nghèo nàn và được sống sung túc như những gia đình khác. Họ không hề nghĩ rằng mình làm nghề này có đúng lương chi của một con người không,đã làm tròn bổn phận của bậc làm cha làm mẹ hay chưa? họ không hề nghĩ đến điều đó. Trong khi đó các em ở nứa tuổi vị thành niên lại rất thích làm người lớn thích được mọi người coi mình là người lớn, được tôn trong, được bình đẳng, rất tò mò, hiếu kì và năng động. Nên chỉ cần bố mẹ có những hành vi không lành mạnh, phi đạo đức, phạm tội thì con cái sẽ bắt trước làm theo 3. Do cảnh bố dượng với con riêng của vợ: Thực tế cho thấy rằng, không phảI gia đình nào cũng đều sống êm ấm và hạnh phúc, đứa trẻ nào cũng đều nhận được hơi ấm của người mẹ và sự dạy bảo của người cha. Rồi cho đến khi mọi thứ xung quanh em có sự thay đổi, cha của em mất đI sự lo toan ngánh vác gia đình sẽ đổ nên vai người vợ. Người vợ sẽ không những chỉ là người mẹ nữa mà phảI đảm nhiệm vai trò của người chồng đó là một điều hết sức khó khăn mà những người vợ hầu như không làm được.Vì những người phụ nữ, người vợ luôn luôn là những phái yếu, họ không tự mình gánh vác, bươn chải nuôi gia đình. Những người phụ nữ người vợ luôn luôn cần có người yêu thương, quan tâm, chăm sóc, chiều chuộng họ. Cho đến khi có một người đàn ông xuất hiện, giúp đỡ thì những người phụ nữ sẽ thấy được sự cảm thông mà bấy lâu nay mới có và người đàn ông này sẽ chính là người cha của con mình. Bà mẹ đã khôntg suy nghĩ và nhìn nhận những cảm nghĩ của con mình thế nào, người mẹ nhầm tưởng chỉ cần cho con mình một người cha là đủ. Nhưng không, người mẹ đã nhầm vì không phảI người đàn ông nào cũng yêu quý con trẻ . Có những người bố dượng đã tự cho mình quyền uy, đã cờ bạc rượu chè về nhà đã có những lời nói hành độnh xúc phạm đến “danh dự” của các em. Trong tâm chí của các em tinh thần danh dự và lòng tự trọng đã nảy nở nên các em không chịu nổi những lời mắng nhiếc thậm tệ, những nỗi sỉ vả chua cay, những câu nói đay nghiến,day dứt và những trận đánh tím người mà bố dượng đã làm. Vậy các bà mẹ có biết được điều đó không, không hề biết, các em chỉ còn biết im lặng và bỏ nhà đI tìm cuộc sống mới 4. Do sự kém hiểu biết, thiếu ý thức của những thiếu nữ mới lớn: Với sự phát triển về mọi mặt của trẻ ở lứa tuổi mới lớn, quan hệ của các em với cha mẹ đã bắt đầu có những thay đổi so với những lứa tuổi trước đó.các em xa dần sự bao bọc của cha mẹ, không còn gần gũi gắn bó khăng khít với mẹ như trước nữa về mặt tình cảm, nhận thức, phong cách hành vi… Các em cũng không muốn phụ thuộc nhiều vào cha mẹ, chúng muốn có được sự độc lập nhất định cho mình. Mà những em đó không biết là mình vẫn chưa lớn, cái sự giao tiếp với xã hội còn nghèo nàn nên khi mà bước vào xã hội đầy giả rối và mưu lợi thì chắc chắn các em sẽ bị vắp ngã, đặc biệt là những thiếu nữ mới lớn đang đến tuổi trưởng thành các em rất rễ mắc phải truyện tình cảm nam nữ. Khi các em quan hệ với người khác pháI và mang thai, các em sẽ cảm thấy sợ hãi vì không có tiền và đủ khả năng đóng vai trò một người mẹ nuôi con, thường thì các em sẽ đến bệnh viện để phá thai. Nhưng có một số thiếu nữ mới lớn đã không hiểu được cái sự quan trọng của vấn đề này và đã cố tình sinh con ra, sau một thời gian ngắn thấy mình không có đủ khả năng để nuôi con một mình vì họ còn quá trẻ, tương lai của họ còn rất dài đang chờ họ ở phía trước. Chính vì vậy mà họ đã vất các em ở trước cổng trại trẻ mò côi, họ phó thác cuộc đời các em cho xã hội. Vậy cuộc đời của những đứa trẻ này sẽ ra sao, đó còn là một câu hỏi? 5. Do thực tế hoàn cảnh xô đẩy: Thực tế hoàn cảnh xã hội là như vậy đó. Có em khi sinh ra đã được sự quan tâm chăm sóc, được sống như những ông hoàng bà hoàng. Nhưng cũng có em khi sinh ra đã không nhận được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, phải chịu sự nghèo nàn túng thiếu, phải kiếm từng bữa ăn một. Vậy tại sao lại như vậy, thì chỉ có thể chả lời là không biết vì cuộc sống nó vốn là như vậy. Những em sống trong gia đình nghèo, luôn cảm thấy mình thua thiệt, không bằng bạn bằng bè, có thái độ ngại xấu hổ tụt sau phía bạn bè của mình, nói truyện và cười đùa không được thoải mã như những bạn khác. Vì các em luôn lo lắng, sợ bạn bè và mọi người xung quanh thương hại mình. Các em là những người có tâm hồn trong sáng không một chút vẳn đục, nhưng khi cái nghèo đói đeo đẳng các em suốt một đời mà các em có cố gắng đến thế nào đi chăng nữa thậm chí đổ mồ hôi và máu của mình vào trong công việc thì cũng không đủ để ăn và nuôi gia đình. Cặm cụi chịu thương, chịu khó là vậy, thế mà có người khinh thường các em, coi công việc của các em là những công việc dẻ mạt, họ coi các em là một thứ công cụ dùng để làm việc cho mình. Họ phải biết rằng sức chịu đựng của con người có hạn và họ không có quyền xúc phạm các em. Khi phải chịu những hành vi này, các em thường có những phản ứng tiêu cực là sẽ đi vào con đường phạm tội. Vì chỉ có con dường này mới giúp các em thoát khỏi nghèo đói một cách nhanh chóng, và nếu như có trách thì hãy trách những người đã dồn em vào con đường cùng 6. Do thiên nhiên gây nên: Thiên nhiên là tất cả những gì chúng ta có, nó đã từng ban tặng cho chúng ta cuộc sống yên bình tốt đẹp,nhưng nó cũng có quyền cướp đi tất cả những gì chúng ta vừa được ban tặng chính vì vậy mà chúng ta cần phải chân trong nó. Cuộc sống của chúng ta diễn ra hàng ngày, từng giờ rất yên bình, các em sống trong gia đình luôn được bố mẹ yêu thương, quan tâm, bao bọc che trở. Cho nên các em chỉ buết hưởng thụ những điều đó mà không hề tự mình chăm sóc lo lắng cho bản thân. Nhưng không ai nói trước được điều gì trong tương lai nên dân gian có câu “ không ai có thể ngồi bó gối từ sáng đến tối” và cuộc sống của con người phải “ bảy nổi, ba chìm, chín lênh đênh” thì mới nên người. Khi hạn hán, thiên tai, lũ lụt và đặc biệt là cơn sóng thần vừa qua đã lấy đi cuộc sống yên bình tốt đẹp là như thế của các em. Chính thiên nhiên đã làm các em không nhà, không cử, không nơi nương tựa, không có người thân bên cạnh. Giờ các em chỉ còn lại một mình, mà tương lai thì mù mịt không biết đi đâu về đâu. Càng dễ dàng hơn cho những kẻ sấu xa săn tìm để đưa các em vào con đường phạm tội II. Kết quả của việc sớm bước vào xã hội: 1. Trẻ em sẽ đi đến ánh sáng của tương lai Khi bị vấp ngã trong cuộc đời thì những đứa trẻ hầu như không còn đủ khả năng và lòng dũng cảm để có thể đI tiếp được nữa. Nhưng nếu chúng ta cho các em tiếp xúc với những bạn cùng trang lứa, cùng cảnh ngộ, những bạn còn chưa được hưởng một giây phút nào từ hơI ấm của cha mẹ,chưa bao giờ thưởng thứ một bữa cơm gia đình, chưa bao giờ được mặc quần áo đẹp và được đi chơi cùng gia đình như những bạn nhỏ khác. Để các em thấy mình còn hạnh phúc hơn những bạn nhỏ kia. Cùng với thời gian, không gian và những bạn cùng cảnh ngộ bên mình thì dần dần đã xoá được vết thương trong trái tim, trong tâm hồn của các em. Để rồi từ đó các em sẽ đứng dậy bằng chính đôi chân của mìmh chạy ngược, chạy xuôi bắt đầu tìm một công việc phù hợp với các em dù đó là công việc không kiếm được nhiều tiền. Nhưng chính những việc ấy đã bắt đầu đánh dấu cho tương lai của các em sau này. Các em đã cần mẫn, cặm cịu, chăm chỉ làm việc bằng chính sức lực và đôi tay của mình để công việc của mình làm sao hoàn thành một cách xuất sắc nhất. Và cuối cùng ông trời đã không phụ cái sự cố gắng của các em. Giờ đây các em đã từng bước, từng bước tiến tới con đường thành công trong sự nghiệp của mình. Cụ thể là, các em từng là những người làm những công việc lặt vặt thì bây giờ đã trở thành những ông chủ bà chủ của một công, một xí nghiệp hay là một cửa hàngvv… 2. Trẻ em sẽ đi đén ngõ cụt của cuộc đời: Xã hội thì quá rộng lớn và phức tạp mà các em khôntg thể nào có thể tự mình bước chân vào được. Khi các em rời xa bố mẹ thì cũng chính là lúc các em phải tự quyết định cuộc sống của mình , tự mình phải bon chen vào xã hội để kiếm sống với không một đồng xu dính túi, đó là một điều hết sức khó khăn và tồi tệ nhất đối với các em. Vì các em còn nhỏ tuổi không biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm và cái gì cần phải tránh xa chính vì vậy càng dễ dàng hơn cho những kẻ xấu xa mất tính người đã đẩy các em vào con đường phạm tội như ăn cắp, buôn bán thốc phiện, làm gái gọi, buôn bán hàng giảvv… mà các em không thể nào rút chân ra được. Chúng đã đẩy các em vào một thế giới lạnh lẽo, cô đơn, chỉ toàn bóng tối, chúng biến các em trở thành những con quỷ con ma của xã hội, là một dụng cụ kiếm tiền của chúng. Vậy trước những tình cảnh như vậy thì chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào đây? III. Xã hội đã có hành động gì để biến nước mắt thành nụ cười cho trẻ em 1. Tạo được niềm tin bằng cách đên đến cho trẻ hơi ấm của tình đồng loại: Trước hết chúng ta phải cho các em thấy, các em không phải là những người thừa trong xã hội, không phải là một người vô cảm không có trái tim và cũng không phải là người chỉ biết đến bạo lực. Mà chúng ta cần phải chỉ cho các em thấy, các em là những trồi xanh, mầm non mà đất nước đặt niềm tin và hy vọng vào các em. Chính vì thế không phải bỗng dưng Bác Hồ có câu “ Đất nước chúng ta có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần ở công sức học tập của các em”. Chúng ta cho các em biết các em không hề cô đơn, không phải là không có người thân bên cạnh giúp đỡ động viên kịp thời mà các em luôn có người thân bên cạnh luôn sẵn sàng giúp đỡ các em mỗi khi ngập khó khăn bằng cách truyền cho em hơi ấm của tình đồng loại, để các em có thể vững bước trên con đường sự nghiệp của mình 2. Hỗ trợ giúp các em để các em có thể tiếp tục được đi học: Khi mà các em bị vấp ngã thì những kẻ xấu sẽ lợi dụng các em vào những việc phạm pháp mà họ đang làm. Các em còn nhỏ tuổi nên chỉ biết cúi đầu và im lặng, dường như tâm hồn của các em đã chết, chỉ còn thể xác đi theo và phục tùng những kẻ xấu đó mà thôi. Nhưng trong cái tâm hôn, cái trái tim dường như khô héo đã chết ấy vẫn nghẹn ngào thốt lên một điều rằng hãy cứu lấy chúng em. Chính vì vậy mỗi người chúng ta hãy kêu động mọi người ủng hộ các em, và đã có rất nhiều các công ty doanh nghiệp ủng hộ các em bằng những món tiền tuy nhỏ nhưng rất ý nghĩa để các em có thể tiếp tục được đi học. Và cũng có rất nhiều những trường học những học sinh đã ủng hộ sách vở, dụng cụ học tập, quần áo, đồ chơi và đặc biệt tặng tình bạn cho các em để các em có thể tin tưởng vào bản thân mình để rồi vững bước đi đến con đường thành công 3. Tạo dựng việc làm cho các em, để các em có thể vững bước trên đường đời của mình Các em còn nhỏ tuổi nên không thể tự chọn cho mình một nghề nghiệp đúng đắn, chính vì vậy mà các em luôn đòi hỏi từ phía gia đình và xã hội. Khi không có người thân bên cạnh mình, không được học hành tử tế thì chắc chắn các em bị xa ngã, chúng cho các em thấy được miếng cơm trước mắt sau đó mới dùng đến âm mưu và thủ đoạn để buộc các em phải nghe theo sự sai khiến của chúng. Vì vậy muốn sống và tồn tại trong cái thế giới trật hép ấy thì phải có những thủ thuật và mẹo vặt riêng của mình nếu không các em sẽ bị chết đói. Muốn hướng các em đi đến những việc thiện, những việc có ích cho xã hội thì chúng ta cần phải tạo dựng công ăn việc làm cho các em, phải vạch đường chỉ lối, phải cho các em nguồn thu nhập ổn định thì các em mới đủ tự tin vững bước trên đường đời của mình C. kết luận Đứng ở dưới một góc độ của triết học em đã nhận thấy rằng: Trẻ em rất nhậy cảm, vì thế rất dễ bị tổn thương, nếu ngay từ nhỏ chúng ta không uốn nắn, thì rất dễ các em có những hành động mù quãng và liều lĩnh.Theo các nhà tâm lý học tội phạm, gia đình cũng chính là mắt xích đầu tiên trên con đường phạm tội của trẻ em. Nhưng chỉ cần các em cố gắng hết mình, có niềm tin vào tương lai,có mục đích đặt ra,thì dù các em ở trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào thì con đường thành công sẽ mở ra trước mắt các em Tài liệu tham khảo 1. Thực tế xã hội mà em đã chứng kiến và nhìn nhận thấy qua cuộc sống hàng ngày. Mục lục A. lời mở đầu 1 B.nội dung I. Những nguyên nhân khiến các em bước vào xã hội sớm 2 1. Do sự mâu thuẫn, ích kỉ của người lớn 2 2. Do lối sống của bố mẹ không lành mạnh, phi đạo đức, bố mẹ phạm tội 2 3. Do cảnh bố dượng với con riêng của vợ 3 4. Do sự kém hiểu biết, thiếu ý thức của những thiếu nữ mới lớn 4 5. Do thực tế hoàn cảnh xô đẩy 4 6. Do thiên nhiên gây nên 5 II. Kết quả của việc sớm bước vào xã hội 5 1. Trẻ em sẽ đi đến ánh sáng của tương lai 5 2. Trẻ em sẽ đi đén ngõ cụt của cuộc đời 6 III. Xã hội đã có hành động gì để biến nước mắt thành nụ cười cho trẻ em 7 1. Tạo được niềm tin bằng cách đên đến cho trẻ hơi ấm của tình đồng loại 7 2. Hỗ trợ giúp các em để các em có thể tiếp tục được đi học 7 3. Tạo dựng việc làm cho các em, để các em có thể vững bước trên đường đời của mình 8 C. kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60301.doc
Tài liệu liên quan