Chủtịch HồChí Minh cho rằng: “muốn xây dựng chủnghĩa xã hội trước hết
phải có con người XHCN. Yêu tốcon người giữvai trò cực kỳquan trọng trong
sựnghiệp cách mạng, bởi con người là chủthểcủa mọi sáng tạo, của mọi nguồn
của cải vật chất và văn hoá. Con người phát triển cao vềtrí tuệ, cường tráng về
thểchất, phung phú vềtinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự
nghiệp xây dựng xã hội mới, là mục tiêu của CNXH. Chúng ta phải bắt đầu từ
con người làm điểm xuất phát”.
Kinh tếthịtrường là một loại hình kinh tếmà trong đó các mối quan hệkinh tế
giữa con người với con người được biểu hiện thông qua thịtrượng, tức là thông
qua việc mua bán, trao đổi hàng hoá tiền tệtrên thịtrường. Trong kinh tếthị
trường, các quan hệhàng hoá tiền tệphát triển, mởrộng, bao quát trên mọi lĩnh
vực, có ý nghĩa phổbiến đối với người sản xuất và người tiêu dùng. KTTT phản
ánh đầy đủtrình độvăn minh và phát triển xã hội, là nhân tốphát triển sức sản
19
xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hôi tiến lên. tuy nhiên KTTT cũng có
những khuyết tật như: sựcạnh tranh lạnh lùng, tính tựphát mù quáng dẫn đến
phá sản, thất nghiệp, khủng hoảng chu kỳ.
Xuất phát từsựphân tích trên dây, chúng ta đã thấy rằng đổi mới ởnước ta hiện
nay, không thểxây dựng con người nếu thiếu yếu tốKTTT. Do hậu quảcủa
nhiều năm chiến tranh, nền kinh tếkém phát triển, mô hình kinh tếkhông phù
hợp, nước ta đã bịtụt hậu nghiêm trọng so với các nước trong khu vực và trên
thếgiới. Trong bối cảnh đó, KTTT là điều kiện rất quan trọng đưa nền kinh tế
nước ta ra khỏi khủng hoảng và đi vào phục hồi, đẩy mạnh tốc độtăng trưởng,
bắt kịp bước tiến của thời đại.
Trong những năm qua, KTTT ởnước ta đã được nhân dân hưởng ứng rộng rãi
và đi vào cuộc sống rất nhanh chóng, làm cho nền kinh tếsôi động hơn,. Đây là
kết quả đáng mừng và cần được phát huy, nó thểhiện sựvận dụng đúng đắn các
quy luật khách quan của xã hội. Quá trình biện chứng đi lên CNXH từkhách
quan đang trởthành nhận thức chủquan trên qui mô toàn xã hội.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với nước ta,
mâu thuẫn giữa KTTT và quá trình xây dựng con người được giải quyết bằng vai
trò lãnh đạo của Đảng, bằng sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Đảng ta xác định “ sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH mà là thành tựu
phát triển nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc
xây XHCN và cả khi CNXH được xây dựng” . Như vậy Đảng vạch rõ sự thống
nhất giữa KTTT và mục tiêu xây dựng con người của CNXH. Việc áp dụng cơ
chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý tầm vĩ mô của Nhà nước,
đồng thời xác nhận đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Thực hiện tốt vấn đề này sẽ phát huy được những tác động tích cực to lớn, cũng
như ngăn ngừa hạn chế khắc phục những tiêu cực, khiếm khuyết của nền KTTT.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh phải hướng vào phục vụ công cuộc xây dựng
nguồn lực con người. Cần phải tiến hành các hoạt động văn hoá, giáo dục nhằm
loại bỏ tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân
văn, phải ra sức phát huy các giá trị tinh thần nhân đạo, thẩm mỹ, các di sản văn
hoá nghệ thuật của dân tộc. Đây chính là công cụ, phương tiện quan trọng để tác
động góp phần giải quyết những mâu thuẫn nêu trên.
21
5. Thực trạng và những mâu thuẫn nảy sinh giữa các thành phần kinh tế ở
nước ta
a) Thực trạng các thành phần kinh tế của nứơc ta hiện nay.
Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, một mặt tạo điều kiện
cho QHSX phát triển, giải phóng sức sản xuất, tạo công ăn việc làm cho nhân
dân, mặt khác, nó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy quá trình
công ngiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sau đây là năm thành phần kinh tế cơ
bản mà Nhà nước chủ trương phát triển:
Kinh tế tư bản Nhà nước: Hiện nay việc nhận thức thành phần kinh tế còn rất
hạn hẹp và rất đơn giản, mặc dù nó chiếm một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu
kinh tế của nước ta. Thành phần kinh tế này rất phát triển, nó bao gồm các loại
hình doanh nghiệp thuộc hình thức sở hữu hỗn hợp. Sau đổi mới cơ cấu thành
phần kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, đã có một số chuyển biến bước đầu, một
số xí nghiệp đã vượt qua được khó khăn tạo nên thế ổn định, bắt đầu phục hồi và
đi lên. Song những nhân tố đó chưa nhiều và những chuyển biến đó chưa có cơ
sở vững chắc và lâu dài.
Kinh tế tập thể: dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Đây là thành phần
kinh tế tuy trình độ xã hội hoá tư liệu sản xuất, tổ chức và quản lý sản xuất còn
thấp hơn kinh tế quốc dân, nhưng sản xuất với lượng hàng hoá cung ứngcho sản
xuất và tiêu dùng đời sống xã hội. Trước biến động có tính bước ngoặt của nền
kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, kinhtế tập thể phát triển với nhiều hình
thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Nhà nước giúp hợp tác xã
đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học cônng nghệ, nắm bắt thông tin mở rộng thị
trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, giải quyết nợ tồn đọng.
Khuyến khích việc tích luỹ, phát triển có hiệu quả vốn tập thể trong hợp tác xã.
Tiếp tục đổi mới và kiệ toàn kinh tế tập thể theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ,
22
bình đẳng phát huy và kết hợp hài hoà sức mạnh của tập thể và của xã viên. Phát
triển các hình thức hợp tác, đa dạng và mở rộng các hình thức kinh tế tập thể
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mua bán, tín dụng ở những nơi cần thiết và có
điều kiện.
Thành phần kinh tế tư nhân: Trên thực tế thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta
bao gồm: các xí nghiệp tư nhân, hộ tư nhân và cá thể, tuy nhiên việc phân loại
này chưa có sự thống nhất. Mặc dù thành phần kinh tế này mới được hồi sinh và
mở rộng, nhưng cho đến nay đã thực sự phát triển mạnh. Đặc biệt Nhà nước lại
tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cả về chính sách
và pháp lý. Các doanh nghiệp có thể liên doanh, liên kết với nhau, kể cả đầu tư ra
nước ngoài, chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao
động...
Kinh tế cá thể, tiểu thủ: thành phần kinh tế này có thể kinh doanh như các tác
nhân kinh tế độc lập, nhưng cũng có thể là các vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà
nước hay hợp tác xã. Ơ đây chúng ta cũng thấy chính sách kinh tế cũng đan xen
với nhau, về bản chất là kinh tế cá thể, tiểu chủ, nhưng biểu hiện ra là các cơ sở
gia công cho doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Kinh tế cá thể được khuyến khích
phát triển trong các ngành cả ở thành thị lẫn nông thôn, không bị hạn chế mở
rộng kinh doanh, có thể tồn tại độc lập, tham gia các loại hình hợp tác xã, liên
kết với các doanh nghiệp lớn bằng nhiều hình thức. Thành phần kinh tế này dựa
trên sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất và lao động trực tiếp của bản thân người
lao động. Kinh tế cá thể có đặc điểm kỹ thuật thủ công, năng suất lao động thấp,
sản xuất nhỏ phân tách, nhưng khi có chính sách kinh tế đúng, kinh tế cá thể có
khả năng đóng góp nhiều cho lợi ích xã hội như : tiền vốn, sức lao động, kinh
nghiệm truyền thống. Tuy nhiên Nhà nước cũng cần có những biện pháp quản lý
thị trường chặt chẽ để hạn chế khắc phục tính tự phát của nó.
23
Kinh tế quốc doanh: dựa trên sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, theo số liệu
thống kê năm 1989, cả nước có 12080 xí nghiệp quốc doanh với vốn tương ứng
là 10 tỉ đồng USD. Trong đó công nghiệp chiếm 49,3% tổng số vốn, xây dựng
chiếm 9% tổng số vốn, nông nghiệp chiếm 8,1% tổng số vốn, lâm nghiệp chiếm
1,2% tổng số vốn, thương nghiệp chiếm 11,6%, các nghành khác chiếm 5,93%
tông số vốn. Hàng năm thành phần kinh tế này tạo ra khoảng 35 – 40% GDP và
từ 22 – 30% thu nhập quốc dân, đóng góp vào ngân sách từ 60 – 80% số thu của
ngân sách Nhà nước. Thành phần kinh tế này nắm giữ toàn bộ công nghiệp nặng,
hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng phần lớn những sản phẩm chủ yếu. Trong tất cả
các thành phần kinh tế, thì thành phần kinh tế này đống vai trò quan trọng nhất
trong nền kinh tế. Tuy đã đạt được một số thành tích, song khu vực kinh tế này
chưa đảm bảo được tái sản xuất giản đơn. Hiện nay, sau đổi mới cơ cấu thành
phần kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, tuy đã bước đầu có sự chuyển biến nhưng
sự chuyển biến đó chưa có cơ sở vững chắc và lâu dài.
Ngoài các thành phần kinh tế nói trên, trong đại hội Đảng lần thứ IX, còn chủ
trương phát triển thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh
tế bao gồm phần vốn đầu tư của nước ngoài vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh
ở nước ta.
b) Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế
Mâu thuẫn trong các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay được biểu hiện
giữa một bên là những lực lượng và khuynh hướng phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa với một bên là khuynh hướng tự phát và những lực lượng gây tổn
hại cho quốc tế nhân sinh. Mâu thuẫn cơ bản này quyết định những mâu thuẫn
kinh tế xã hội khác cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong quá trình xây dựng
KTTT. Chính sách phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đòi hỏi có sự
khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, vì hiện nay sự phát triển đó
24
còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Trong nền kinh tế nước ta hiện
nay, các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, nhưng không có vai trò
như nhau trong quá trình hình thành và xây dựng và phát triển kinh tế. Như vậy,
bên cạnh mối quan hệ thống nhất, có liên quan mật thiết đến nhau, còn tồn tại
các mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế về lợi ích, những ngành độc quyền
như công nghiệp quốc phòng, Ngân hàng nhà nước, Bưu chính viễn thông ...
cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Sự cạnh tranh đó tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp phát triển hơn về chất lượng và số lượng của sản phẩm. Chuyển
sang nền kinh tế thị trường tất yếu phải hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong
thời đại ngày nay, mọi nền kinh tế, nếu không hướng tới xuất khẩu, không vươn
ra ngoài hoà nhập thì không thể đưa đất nước đi lên theo kịp bước tiến của nhân
loại.
Để giải quyết được mâu thuẫn này, thì hệ thống quản lý của Nhà nước phải đảm
bảo được tính đồng bộ, quán triệt mọi hành vi vi phạm của tổ chức hay cá nhân.
Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tổ chức kinh doanh của
các thành phần kinh tế,thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế.
6. Tính tự phát và tính tự giác là hai mặt đối lập trong quá trình phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường trong điều kiện sản xuất nhỏ là phổ biến, bởi thị trường
hàng hoá luôn luôn biến động, đòi hỏi phải có sự thay đổi nhanh chóng về mẫu
mã cũng như chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng.
Đối với đất nước ta trong điều kiện kinh tế như vậy thì tất nhiên chưa thể thoát
khỏi tính tự phát TBCN. Ngay cả việc chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường cũng không phải là sự phát
triển tự phát, mà là kết quả của sự nhận thức và vận dụng một cách tự giác xu
hướng và quy luật khách quan của sự phát triển xã hội trong thời đại ngày nay.
25
Như vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, tồn tại sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập đó là tính tự phát và tính tự
giác.
Chúng ta thừa nhận rằng, trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay thì tính tự phát
vẫn còn là cái cần thiết và không trành khỏi trong việc điều chỉnh các mối quan
hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, trong vấn đề giải quyết những khó khăn về việc
làm, trong lưu thông hàng hoá... Tuy nhiên, nếu để nền kinh tế phát triển chủ yếu
dựa trên tính tự phát thì không thể thực hiện được mục tiêu của CNXH. Còn hoạt
động tự giác là hoạt động dựa trên sự nhận thức đúng đắn xu thế tất yếu và quy
luật khách quan của đời sống xã hội, nhưng nếu có sai lầm trong nhận thức và
nhất là sai lầm trên bình diện quốc gia thì, thì hậu quả của nó thật khôn lường.
Trong hoạt động kinh tế cũng vậy, nếu nhận thức sai về quan điểm, đường lối
phát triển, thì rất dễ rơi vào tình trạng phá sản, thất thoát tài sản quốc gia... Việc
giải quyết mâu thuẫn giữa tính tự giác và tính tự phát trong phát triển kinh tế –
xã hội là hết sức khó khăn và phức tạp. Không thể một lúc có thể xoá bỏ hoàn
toàn tính tự phát, biến mọi hoạt động của con ngườithành hoạt động tự giác. Phải
phát huy ngày càng cao tính tự giác trên cơ sở nâng cao năng lực nhận thức khoa
học cũng như năng lực tổ chức, quản lý phối hợp hoạt động trên bình diện xã
hội, hạn chế dần tính tự phát trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
7. Mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của người thuê
mướn lao động.
Chúng ta phát triển KTTT trong thời kỳ quá độ tức là chấp nhận tồn tại nhiều
thành phần kinh tế, trong đó có thành phần TBCN, chấp nhận các hình thức sở
hữu và kinh doanh có thuê mướn lao động và có bóc lột sức lao động. Trong khi
đó, mục tiêu lâu dài của cách mạng XHCN là xoá bỏ bóc lột. Ơ đây, một số mối
quan hệ có mâu thuẫn cần được nghiên cứu và giải quyết thoả đáng, đó là mối
26
quan hệ giữa các lợi ích: lợi ích của người lao động và lợi ích thuê mướn lao
động.
Không có cơ sở để khẳng định rằng, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, hinh thức
kinh doanh có thuê mướn lao động sẽ ngày càng giảm đi. Cũng là sai lầm nếu
cho rằng, cỉ có thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế hợp tác xã là
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thay thế dần các thành phần kinh
tế còn lại. Trên thức tế thì không phải vậy, tất cả cácc thành phần kinh tế đều
phát triển theo một định hướng duy nhất: định hướng XHCN. Cùng với sự
trưởng thành của CNXH, các thành phần có thuê mướn lao động sẽ giảm dần
mức độ bóc lột của nó. Tất nhiên, điều này chỉ có thể hoàn toàn được thực hiện
được khi có sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước XHCN, sự chủ đạo
của các thành phần kinh tế nhà nước, sự lớn mạnh của thành phần kinh tế hợp
tác.
Trong việc giải quyết mối quan hệ có mâu thuẫn giữa lợi ích người thuê mướn
lao động và người lao động làm thuê cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa các lợi
ích, nếu mâu thuẫn này không được giải quyết thoả đáng thì nó sẽ kìm hãm sự
tăng trưởng kinh tế.
Nhà nước, bằng hệ thống pháp luật và hệ thống chính sách về kinh tế, xã hội
của mình, vừa khuyến khích lợi ích chính đáng và tính tích cực, sáng tạo của
những nhà kinh doanh, vừa hạn chế được sự bóc lột và những tiêu cực trong hoạt
động kinh doanh. Nhà nước thông qua nguồn thuế thu được và các khoản đóng
góp khác từ các cơ sở kinh doanh mà mở rộng, phát triển các chương trình xã
hội. Tuy nhiên, sự điều tiết thu nhập thông qua các chính sách thuế, nếu không
được thực hiện một cách hợp lý sẽ có tác động tiêu cực đến lợi ích đầu tư , gây
ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động kinh doanh.
27
C. KẾT LUẬN
Qua nội dung ngắn gọn của bài tiểu luận, chắc hẳn cũng cho chúng ta thấy phần
nào thực trạng của nền kinh tế nước ta hiện nay. Mặc dù bước vào đổi mới từ
năm 1986, cho đến nay, sau 15 năm đã thu được nhiều thắng lợi to lớn. Nhưng
đứng trước sự phát triển của nhân loại, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng cố
gắng phấn đấu phát triển toàn diện hơn về mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là
về kinh tế. ĂngGhen nói: “ Sự phát triển của chính trị, luật pháp, triết học, tôn
giáo, văn học nghệ thuật, đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế ”.
Kinh tế thị trường - với mặt trái của nó là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, để giảm bớt những tiêu cực, những mâu thuẫn xung quanh vấn đề
phát triển nền kinh tế thị trường, thì sự quản lý của Nhà nước đóng vai trò rất
quan trọng, sự điều tiết của Nhà nước thể hiện ở các mặt sau:
Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế hoạt động.
Nhà nước tạo môi trường kinh tế – xã hội ổn định bằng cách xây dựng kết cấu
hạ tầng sản xuất và kết cấu hạ tầng xã hội.
Nhà nước soạn thảo kế hoạch, quy hoạch, các chương trình phát triển kinh tế -
xã hội và ban hành các chính sách để hướng các chủ thể thị trường thực hiện các
kế hoạch, quy hoạch và chương trình ấy thông qua các chính sách tài chính tiền
tệ, sử dụng các đòn bẩy kinh tế như: ưu đãi về thuế, về lãi suất cho vay cho
những ai đầu tư vào lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích.
Như vậy, có thể nói rằng mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa là một đường lối thể hiện sự sáng suốt của Đảng. Chúng
ta đang đi trên con đường mà Đảng chọn, và chúng ta tin rằng con đường đó sẽ
mang đến một cuộc sống văn minh, hạnh phúc.
28
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ IX
2. TẠP CHÍ: NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN SỐ 8
3. SÁCH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
4. SÁCH TÌM HIỂU VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
5. TẠP CHÍ THÔNG TIN LÝ LUẬN SỐ 10
6. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN SỐ 9
7. TẠP CHÍ KINH TẾ PHÁT TRIỂN SỐ 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- t060_9142.pdf