Thực chất CNH, HĐH là chuyển nền kinh tế từ lao động thủ công sang lao động cơ khí hay nói cách khác là tiến hành trang bị kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân. Không tiến hành cách mạng kỹ thuật thì không thể biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền sản xuất lớn. Nó sẽ làm thay đổi đến tận gốc rễ LLSX của xã hội . Trước tiên phải làm biến đổi công cụ lao động - thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người và là cơ sở phân biệt các thời đại với nhau. Muốn vậy ta phải thực hiện nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới. Một yếu tố không thể thiếu nữa, đó là ta phải phát huy được lợi thế so sánh. Ta đi sau cạnh tranh, thu hút, sử dụng công nghệ hiện đại của nước bạn thông qua việc chuyển giao công nghệ. Việc đó được tiến hành từ các nước khác chuyển sang nước ta bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, bao gồm cả phần cứng tức máy móc thiết bị và phần mềm tức phương pháp và công nghệ. Nhờ đó cho phép ta khai thác được các nguồn lực trong nước và khắc phục được nguy cơ tụt hậu kinh tế cũng như thúc đẩy nền sản xuất hướng về xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Ngoài ra, ta phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, vùng kinh tế trong đó cơ cấu kinh tế ngành là quan trọng được cân đối về quy mô, về tỉ trọng, phù hợp điều kiện của tự nhiên và xu hướng phân công hợp tác lao động quốc tế. Trước hết, nó phải phù hợp với các quy luật khách quan và xu thế phát triển của khoa học công nghệ đồng thời phát huy được lợi thế so sánh trong nước. Để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý phải chuyển dịch cơ cấu gắn liền với phân công lại lao động xã hội theo một tính quy luật. Trong đó tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp gia tăng, nông nghiệp giảm còn dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên phải luôn luôn đảm bảo tỉ trọng hợp lý giữa chúng một cách tương đối so với nhau. Mặt khác tỉ trọng lao động giản đơn, lao động cơ bắp giảm còn lao động phức tạp tăng lên.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả khi nguồn lực con người được phát huy. Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt, ngược lại nguồn lực con người ngày càng đa dạng và phong phú.
Các lĩnh vực khoc học khác nhau có thể hiểu nguồn lực theo những cách khác nhau, nhưng chung nhất nguồn lực là một hệ thống các nhân tố mà mỗi nhân tố đó có vai trò riêng nhưng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau tạo nên sự phát triển của một sự vật, hiện tượng nào đó. Từ cách hiểu như vậy, nguồn lực con người là những yếu tố có thể huy động, sử dụng để thúc đẩy nền kinh tế đất nước và sự phát triển xã hội. Khi chúng ta nói tới nguồn lực con người là nói tới con người với tư cách là chủ thể của quá trình sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội.
Tỷ trọng (%) các khối kinh tế trong GDP
Ngành
Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
1998
25,75
33,35
41
2010
17
40
43
[Nguồn : Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010, trang 7]
Nói đến nguồn lực con người là nói đến chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực trạng đó ở nước ta như sau:
Cơ cấu ngành còn bất hợp lý.
Cơ cấu vùng miền chưa hợp lý. Bình quân chung nước ta là 118 sinh viên/ 1 vạn dân, nhưng Tây Bắc là17 sinh viên/ 1 vạn dân.
Hình thức đào tạo: - Chính quy : 509637
- Chuyên tu, tại chức: 235975
Tỉ lệ giáo viên/ sinh viên còn cao dẫn đến giáo viên phải làm việc “chạy xô”.
Trong dạy nghề có 157 trường dạy nghề, hơn 190 trường đại học nhưng đầu tư kinh tế còn nhỏ.
[Phạm Minh Hạc, Tổng kết mười năm (1990 - 2000) xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học - trang 159]
Như thế nền kinh tế nước ta chủ yếu dùng sức người với một số yếu tố của tri thức.
b. Quan điểm của Đảng về phát triển GDĐT nguồn nhân lực.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định : “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH cần tạo chuyển biến cơ bản toàn diện về GDĐT….Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản làm chủ kỹ năng, nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực phát huy, mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. ”
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định rõ mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm (2001-2010 ) là : “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
Để thực hiện mục tiêu đó trong 10 năm tới cần :
Phát triển giáo dục mần non. Củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học tiến hành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước phần lớn thanh thiếu niên trong độ tuổi ở thành thị và vùng nông thôn đang được học hết trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và được đào tạo nghề. Điều chỉnh cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, cơ cấu dân tộc…trong hệ thống GDĐT phù hợp với yêu cầu học tập của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội và các mục tiêu của chiến lược. Chú trọng giáo dục hướng nghiệp thiết thực trong trường phổ thông. Mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theo nhiều trình độ. Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo đại học sau đại học tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia ngang tầm khu vực tiến tới đạt trình độ quốc tế. Phát triển giáo dục thường cuyên và giáo dục từ xa.
Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu mới của sự nghiệp páht triển giáo dục trong thế kỷ XXI.
c. Mục tiêu và phương hướng phát triển GDĐT nguồn nhân lực nước ta.
Phát triển toàn diện con người cần đạt tới những giá trị xã hội sau đây
Con người có bản lĩnh, lý tưởng, niềm tin và quyết tâm thực hiện sứ mệnh CNH, HĐH. Con người cần có tác phong công nghiệp.
Con người có sức khoẻ cường tráng.
Có nhân cách đậm đà bản sắc dân tộc tiếp thu tinh hoa văn minh nhân loại, sống nhân ái, tình nghĩa.
Có đủ trí tuệ, đầu óc duy lý của thời đại và kĩ năng lao động lành nghề.
Có tinh thần công dân sống và làm việc theo pháp luật, thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra ta cần chú ý đến sự công bằng trong giáo dục, chú ý đến vai trò của người thầy.
[Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá - trang 260]
Cần đổi mới nền giáo dục nước ta, vừa phù hợp hoàn cảnh riêng của nước ta, vừa thống nhất chung với văn hoá và văn minh nhân loại. UNESCO đưa ra “ Bốn trụ cột của giáo dục” thế kỉ XXI :
Học để biết.
Học để làm. Chú ý tới học đi đôi với hành.
Học cùng chung sống, học cách sống với người khác.
Học để tự khẳng định mình.
[Nghiêm Đình Vỳ (chủ biên), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài – trang 193]
Toàn bộ hệ thống GDĐT, từ tiểu học đến đại học, phải tập trung phục vụ mục tiêu này, làm cho tinh thần hướng nghiệp cùng với hướng học đi vào từ giờ học , từng học sinh như cha ông ta đã từng dậy “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, chấm dứt động cơ đi học vì mảnh bằng “Hư văn” (Phạm Văn Đồng). Các môn học, cả khoa học xã hội - nhân văn lẫn khoa học tự nhiên, đều phải dạy theo tinh thần kỹ thuật tổng hợp, gắn bó các nội dung khoa học. Thời đại ngày nay là thời đại lao động ngày càng căng thẳng đòi hỏi trí tuệ cao và có ý thức trong công việc. Do đó, phát triển giáo dục con người trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Nhân tài nói chung và nhân tài trong quản lý nói riêng không phải tự nhiên mà có mà nhân tài chính là sản phẩm của một quá trình đào tạo rèn luyện và tự rèn luyện rất lâu dài và công phu. Cần nhận dạng nhân tài bằng hình thức thi cử và đặt ra nhiều tiêu chí.
Để nhân tài có thể phát triển được thì phải có điều kiện: Thứ nhất nhân tài trước hết phải được đào tạo rất cẩn thận, tu dưỡng, rèn luyện, tự tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức trong một môi trường thuận lợi thúc đẩy con người luôn sáng tạo và hành động. Thứ hai, phải có các nguồn lực và dành cho mỗi người một khả năng lựa chọn và huy động tổ chức các nguồn lực thực hiện có hiệu quả mục đích đã đề ra. Tóm lại, điều kiện nảy sinh và phát triển nhân tài là phải có một nền giáo dục tiên tiến có sự kết hợp hài hoà giữa ba yếu tố nhà trường - gia đình - xã hội cùng quan tâm đến thế hệ trẻ và giáo dục.
KẾT LUẬN
Ngày nay, với cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ hiện đại, đã dần dần đi đến khẳng định sự phát triển con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Trong sự phát triển con người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của trí tuệ và đi liền với nó là vai trò của giáo dục đào tạo nguồn lực con người.
Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nước ta phải coi nhân tố con người là nhân tố quyết định, từ đó phải nâng cao dân trí cũng như chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có đủ trí tuệ và nghị lực, tay nghề và công nghệ, ý thức và tâm hồn thấm đượm sâu bản sắc dân tộc, khoa học và ý chí, thực hiện sự chuyển mình từ một xã hội nông nghiệp thành xã hội công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các cuộc đại thắng của dân đã đi vào lịch sử suy cho cùng là thắng lợi của chính con người Việt Nam. Bài học đó còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Với chiến lược giáo dục đào tạo đúng đắn và khoa học của Đảng, với trí tuệ và phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với kiến thức và sự cố gắng, em đã hoàn thành bài tiểu luận song không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được lời nhận xét và đánh giá của thầy để em rút kinh nghiệm trong những bài sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Hạc, nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, 2001.
2. Nghiêm Đình Vỳ (chủ biên), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc, Nxb Chính trị quốc gia, 2001.
4. Ngô Đình Giao (chủ biên), Suy nghĩ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, 1996.
5. Nguồn chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010, Khoa giáo Trung ương, Hà Nội, 2000.
6. Dự thảo tầm nhìn Việt Nam 2020, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, 2001.
7. Phạm Minh Hạc, Tổng kết mười năm (1990 - 2000) xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, Nxb Chính trị quốc gia, 2000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- t084_2355.doc