Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước.Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và dựa vào nhu cầu phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam cũng như xu thế vận động chung của lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng nhà nước của nhân dân Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vừa là sự kế thừa truyền thống dân tộc về tổ chức Nhà nước trong lịch sử, vừa là kết quả của sự khảo sát, tìm tòi, lựa chọn Nhà nước kiểu mới theo học thuyết Mác - Lênin trong thời gian Bác ở nước ngoài (1911 - 1941) và cũng đồng thời là kết quả của việc áp dụng tư tưởng lý luận về Nhà nước vào việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam trong thời gian Người trực tiếp lãnh đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta (1945 - 1969).
Trong thời gian được học tập các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy Hồ Chí Minh bàn đến rất nhiều vấn đề nhà nước. Người đã đưa ra những tư tưởng rất cụ thể, gắn với từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định với chủ trương xây dựng một nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Chính những tư tưởng đó của Người trở thành kim chỉ nam, thành phương châm chỉ đạo chiến lược để Đảng ta, nhân dân ta không ngừng đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc để tiến tới xây dựng một Nhà nước trên cơ sở kế thừa những tư tưởng đúng đắn của Người.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta hiện nay trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trong tiểu luận này, tôi không đi sâu phân tích nội dung một tác phẩm cụ thể của Hồ Chí Minh mà đi tìm hiểu, phân tích tư tưởng về nhà nước của Bác qua một số tác phẩm tiêu biểu để chỉ ra sự kế thừa của Đảng ta trong vấn đề xây dựng Nhà nước hiện nay.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tiểu luận Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhà nước pháp quyền việt Nam của dân do dân vì dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước.Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và dựa vào nhu cầu phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam cũng như xu thế vận động chung của lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng nhà nước của nhân dân Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vừa là sự kế thừa truyền thống dân tộc về tổ chức Nhà nước trong lịch sử, vừa là kết quả của sự khảo sát, tìm tòi, lựa chọn Nhà nước kiểu mới theo học thuyết Mác - Lênin trong thời gian Bác ở nước ngoài (1911 - 1941) và cũng đồng thời là kết quả của việc áp dụng tư tưởng lý luận về Nhà nước vào việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam trong thời gian Người trực tiếp lãnh đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta (1945 - 1969).
Trong thời gian được học tập các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy Hồ Chí Minh bàn đến rất nhiều vấn đề nhà nước. Người đã đưa ra những tư tưởng rất cụ thể, gắn với từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định với chủ trương xây dựng một nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Chính những tư tưởng đó của Người trở thành kim chỉ nam, thành phương châm chỉ đạo chiến lược để Đảng ta, nhân dân ta không ngừng đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc để tiến tới xây dựng một Nhà nước trên cơ sở kế thừa những tư tưởng đúng đắn của Người.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta hiện nay trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trong tiểu luận này, tôi không đi sâu phân tích nội dung một tác phẩm cụ thể của Hồ Chí Minh mà đi tìm hiểu, phân tích tư tưởng về nhà nước của Bác qua một số tác phẩm tiêu biểu để chỉ ra sự kế thừa của Đảng ta trong vấn đề xây dựng Nhà nước hiện nay.
Nội dung
1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới
Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một người cũng đã từng ít nhiều được hấp thụ nền văn hoá Nho học, được học tiếng Hán, Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến vấn đề tính người - một trong những vấn đề cốt lõi của học phái Nho gia. Khi nói về tính người. Hồ Chí Minh cũng cho rằng bản tính con người không phải là ác, sở dĩ nảy sinh tính ác là do “không kiềm chế được dục vọng trước lợi ích cá nhân” Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.47.
. Người chỉ ra cội nguồn của sự phạm pháp là khi lợi ích riêng đi ngược lại với lợi ích chung nên cần phải biết dung hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể: “Lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện được thoả mãn” Hồ Chí Minh, Sđd, t.6, tr.291.
. Người chủ trương đề cao vai trò của pháp luật với nguyên tắc là phải làm tốt công tác giáo dục chấp hành pháp luật, phải tổ chức xã hội cho tốt đảm bảo trật tự và kỷ cương.
Có thể nói, một trong những nguyên nhân khiến cho người thanh niên trí thức tiểu tư sản Nguyễn Tất Thành quyết định rời xa quê hương, đất nước khi còn rất trẻ là thái độ bất bình trước sự bóc lột vô lý và dã man của Thực dân Pháp đối với đồng bào mình. Sau khi đã hoàn thành xong công cuộc xâm lược Việt Nam về mặt chính trị bằng việc ép triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước thoả thuận, thực dân Pháp đã tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam trên quy mô lớn. Lúc này, chúng đã xoá bỏ tất cả các chuẩn mực đạo đức cùng những quy định pháp luật của triều đình nhà Nguyễn, thay vào đó là những đạo luật hà khắc, dã man do chính thực dân Pháp đề ra. Những thay đổi lớn về điều kiện kinh tế, xã hội thời kỳ này đã buộc tầng lớp trí thức Việt Nam phải nhận thức lại vấn đề dân tộc và con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta. Nguyễn ái Quốc là một trong những trí thức tiến bộ lúc bấy giờ đã không khoanh tay đứng nhìn đất nước ta mãi chịu cảnh lầm than, nhân dân ta mãi chịu cảnh nô lệ nên đã quyết chí ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Đây là một quyết định đúng đắn, dựa trên những đòi hỏi tất yếu của những tồn tại xã hội của nước ta lúc bấy giờ.
Sau gần 9 năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển, trong bài Vấn đề dân bản xứ (2/8/1919), Người đã trực tiếp lên tiếng tố cáo thực dân Pháp: “Về hành chính và pháp lý: cả một vực thẳm cách biệt người Âu với người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca; vì nếu anh ta dám phản đối, anh ta liền bị tuyên bố là một kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng và bị đối xử đúng với tội trạng ấy” Hồ Chí Minh, Sđd, t.1, tr.7
. Trong thời gian ở Pháp (1911 và 1917 - 1923), Người đã có điều kiện tiếp xúc với các tác phẩm nổi tiếng của các nhà tư tưởng Pháp viết về pháp luật, nhất là tác phẩm Tinh thần pháp luật của Môngtexkiơ (viết năm 1748). Bởi vậy, có thể nói, Người đã nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật trước khi trở thành một người Cộng sản. Trong Việt Nam yêu cầu ca (viết năm 1919), Người đã viết:
Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền được hình thành rõ nét khi Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin (tháng 7/1920). Người đã quyết định chọn kiểu Nhà nước Xôviết theo mô hình của Liên Xô bởi đó là Nhà nước giao quyền cho số đông. Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao kiểu Nhà nước này: “Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Lênin vĩ đại, nhà chiến lược và nhà sách lược thiên tài, Đảng Cộng sản đã dìu dắt giai cấp vô sản Nga giành chính quyền và xây dựng Nhà nước đầu tiên của quần chúng lao động; sự ra đời của Nhà nước đó đã mở đầu thời đại mới trong lịch sử loài người” Hồ Chí Minh, Sđd, t.6, tr.514.
. Chính quyền Xôviết Nghệ Tĩnh (năm 1930) chính là sự hiện thực hoá ý tưởng của Hồ Chí Minh về việc xây dựng chính phủ công - nông - binh. Năm 1941, khi xây dựng Chương trình Việt Minh, Người đã nhấn mạnh đến nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trong việc xây dựng chính quyền cách mạng: “Phổ thông đầu phiếu: hễ ai là người Việt Nam, vô luận nam nữ từ 18 tuổi trở nên đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ bọn Việt gian phản quốc” Hồ Chí Minh, Sđd, t.2, tr.583.
. Điều này đã được Người nhắc lại ngay sau một ngày đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống” Hồ Chí Minh, Sđd, t.3, tr.8.
.
Nhận thức được rõ tầm quan trọng của pháp luật trong việc điều hành bộ máy Nhà nước, trên cương vị Chủ tịch nước, Người đã hai lần đứng đầu Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, đã ký lệnh công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác. Bên cạnh việc đề cao pháp luật, Người cũng luôn nhắc nhở đến việc cần phải kết hợp giáo dục đạo đức để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Bởi vậy, với 24 năm đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có đóng góp to lớn trong việc xây dựng và điều hành một Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam - Nhà nước dân chủ nhân dân, lấy nhân dân làm gốc, vì quyền lợi của nhân dân, luôn nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền vừa là kết quả của sự nhạy cảm của một nhà chính trị sáng suốt, vừa xuất phát từ tấm lòng vì nước, vì dân của một người con vĩ đại của dân tộc.
Những thay đổi trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam có sự kết hợp giữa đạo đức với pháp luật thực chất là sự phản ánh những thay đổi của điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật đứng trên quyền lợi của nhân dân lao động, bênh vực và bảo vệ nhân dân. Vì vậy, tư tưởng kết hợp giữa đạo đức và pháp luật của Người hướng đến việc xây dựng một Nhà nước dân chủ không vua, mở ra một kỷ nguyên mới của thể chế chính trị ở nước ta, mà mốc son của nó là ngày Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước công –nông đầu tiên của Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi đã nhận thấy tư tưởng của Người về việc xây dựng một Nhà nước kiểu mới được thể hiện qua một số điểm lớn sau:
Thứ nhất: Đó là Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Điều này đã được Bác thể hiện ngay từ những năm 1930 khi Người chủ trương xây dựng một chính quyền công - nông - binh theo mô hình Nhà nước Xôviết và cũng được Người khẳng định trong bài báo Dân vận viết năm 1949: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân… Nói tóm lại, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nhân dân” Hồ Chí Minh, Sđd, t.4, tr. 698.
. Thuật ngữ “dân là chủ” Nhà nước được Bác lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh bản chất nhân dân của Nhà nước kiểu mới Việt Nam: “Nước ta là nước dân chủ vì địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” Hồ Chí Minh, Sđd, t.5, tr.515.
, “Trong Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân” Hồ Chí Minh, Sđd, t.6, tr.217
, “Nhà nước ta ngày nay là của những người lao động” Hồ Chí Minh, Sđd, t.9, tr.310.
. Thuật ngữ đó không chỉ khẳng định vị thế của người dân trong Nhà nước mà còn cho thấy tính chất dân chủ của Nhà nước. Nó cũng khẳng định mọi cội nguồn, sức mạnh của Nhà nước đều ở nhân dân lao động. Thuật ngữ này tuy ngắn nhưng giống như một triết lý có tính thời đại, từng được Người khẳng định qua cách nói dân gian rất giản dị, mộc mạc, dễ nhớ:
Gốc có vững, cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ còn thể hiện ở việc Người luôn kêu gọi, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của Nhà nước để thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhân dân có quyền xây dựng pháp luật và đến lượt mình, pháp luật của nhà nước được chính nhân dân lập ra để bảo vệ quyền lợi cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình. Chính bản chất vì nhân dân đã cho thấy tính nhân văn của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh, nhân dân có trách nhiệm xây dựng nhà nước, nhưng những người cầm quyền, những cán bộ công chức của nhà nước cũng phải vì nhân dân. Trong mối quan hệ của nhân dân với nhà nước, dân là chủ, cán bộ công chức là công bộc của nhân dân: “Các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến làng đều là công bộc của dân, nghĩa là đều gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” Hồ Chí Minh, Sđd, t.3, tr.56
. Sau này, Người dùng thuật ngữ đầy tớ để chỉ nhiệm vụ của những người trong Chính phủ là phải phục vụ nhân dân: “Chính phủ cộng hoà dân chủ là gì? Là đầy tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đầy tớ” Hồ Chí Minh, Sđd, t.4, tr.60
. Người luôn tâm niệm ngay cả chức Chủ tịch nước của mình cũng là để phục vụ nhân dân: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch nước là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận” Hồ Chí Minh, Sđd, t.3, tr.161.
.
Ngoài ra, nhà nước phải phục vụ quyền lợi của nhân dân. Người luôn cho rằng, Nhà nước được thiết lập là vì nhân dân, lo cho dân chứ không phải đè đầu, cưỡi cổ dân, bao nhiêu lợi ích đều vì nhân dân. Vì nhân dân chính là phương thức hoạt động của Nhà nước. Người luôn căn dặn: “Muốn cho dân yên, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ đến đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy mọi việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phải được chú ý” Hồ Chí Minh, Sđd, t.3, tr.47.
.
Ngay sau ngày nước nhà được độc lập, Người đã chỉ ra những việc “phải thực hiện ngay” là: “Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành” Hồ Chí Minh, Sđd, t.3, tr.152.
. Điều đó chứng tỏ Người không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất cho nhân dân, để nhân dân có cái ăn, cái mặc mà còn quan tâm đến cả đời sống tinh thần cho nhân dân. Ngoài ra, Người còn kêu gọi những cán bộ, công chức phải luôn nêu cao tinh thần hết mình phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đồng thời Người cũng kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham ô, tham nhũng…bởi “chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng… Tham ô, lãng phí, quan liêu là những thói xấu của xã hội cũ… Chúng ta muốn xây dựng một xã hội mới, một xã hội tự do bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính cho nên chúng ta cần phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ” Hồ Chí Minh, Sđd, t.5, tr.493-494.
.
Thứ hai, Nhà nước pháp quyền phải có sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật. Đó là Nhà nước coi trọng đạo đức song cũng phải đề cao pháp luật. Đạo đức được thể hiện trước hết ở tư cách của người lãnh đạo, phải có 5 phẩm chất: trí, tín, nhân, dũng, liêm. Người coi đạo đức chính là “cái gốc” của người làm cách mạng bởi “muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” Hồ Chí Minh, Sđd, t.2, tr.253.
. Vốn cũng là học trò của Đạo Nho, Người luôn cho rằng người làm cách mạng luôn phải đề cao việc “tu thân”, rèn luyện phảm chất đạo đức trước khi “bình” thiên hạ, phục vụ nhân dân. Nhiệm vụ của người lãnh đạo không phải chèn ép, doạ nạt nhân dân mà phải thực hành đức trị bằng cách dẫn đường cho dân theo, tôn trọng dân, giúp dân yên ổn làm ăn. Đức trị trong quan điểm của Hồ Chí Minh là sự ngay thẳng, chính trực, tối kị sự lắt léo, gian dối: “Việc gì cũng phải công bình chính trực, không nên vì tâm tư, tư huệ hoặc tư thù, tư oán” mà phải “đem lòng nhân đức, điều hơn lẽ phải mà giảng giải để người dân quy thuận, cải tà quy chính” Hồ Chí Minh, Sđd, t.3, tr.76, tr.81.
. Đó là nguyên tắc xử thế của Hồ Chí Minh. Có thể nói quan điểm đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh vừa là sự kế thừa những yếu tố tích cực trong tư tưởng Đức trị của Nho giáo trong việc sử dụng đạo đức như là nguyên tắc trong việc trị nước, song được vận dụng sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh hiện đại.
Quan điểm về sự kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị của Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa những điểm tích cực của tư tưởng Đức trị và Pháp trị trong lịch sử tư tưởng phương Đông. Tuy nhiên, Người không tách biệt hai mặt này mà đã kết hợp mặt tích cực của chúng với nhau. Sự kết hợp đó được thể hiện ở ba điểm sau:
Một là, chính trị của Hồ Chí Minh là một nền chính trị đạo đức. Cả cuộc đời của Người là sự theo đuổi mục đích chính trị cao nhất là làm cho nước ta hoàn toàn được độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Để thực hiện được mục đích cao đẹp ấy, Người luôn tâm niệm phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc. Điều đó chứng tỏ Người lấy đạo đức để phục vụ cho sự nghiệp chính trị. Hồ Chí Minh luôn kế thừa tư tưởng của các nhà chính trị lớn trong lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi… với việc đề cao nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Người luôn căn dặn cán bộ: “Nước lấy dân làm gốc. Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở nhân dân. Vì vậy, tất cả các anh chị em, bộ đội, cơ quan, Chính phủ và các đoàn thể, trong khi tiếp xúc hoặc chung sống với nhân dân, ai cũng phải tôn trọng dân, yêu dân” Hồ Chí Minh, Sđd, t.4, tr.409.
. Một trong những phẩm chất đạo đức quan trọng của người làm cách mạng mà Hồ Chí Minh luôn nêu cao là “trung với nước, hiếu với dân”. Bởi vậy, có thể nói, sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh luôn thống nhất với lý tưởng đạo đức. Trong cả chính trị và đạo đức, Người luôn nêu cao hai nguyên tắc. Thứ nhất, lời nói đi đôi với việc làm. Thứ hai, lãnh đạo nêu gương, đảng viên đi trước, làng nước theo sau.
Hai là, tư tưởng pháp quyền của Hồ Chí Minh là sự thống nhất biện chứng giữa đạo đức và pháp luật. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn đề cao tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ để thống trị con người mà còn là công cụ để bảo vệ và thực hiện lợi ích của con người. Một trong những quyền đó là quyền được dân chủ. Ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền cách mạng, trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam năm 1946, Người đã nhấn mạnh: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà” Hồ Chí Minh, Sđd, t.3, tr.133.
. Bởi vậy, Nhà nước có nhiệm vụ phát huy quyền dân chủ của nhân dân, “làm cho mọi người dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc của nhà nước” Hồ Chí Minh, Sđd, t.8, tr.73.
. Điều đó đã phát huy được tính nhân văn của pháp luật. Bởi vậy, có thể nói, tư tưởng pháp quyền của Người không chỉ dừng lại ở các quyền cơ bản của con người được ghi trong các văn bản pháp luật mà nó còn thể hiện một tấm lòng yêu thương nhân dân hết mực, lo lắng và chăm lo cho nhân dân. Vì thế, có ý kiến cho rằng pháp quyền Hồ Chí Minh là một loại pháp quyền đặc biệt, pháp quyền nhân nghĩa - một thứ nhân nghĩa có nội hàm triết lý, mang đậm tính dân tộc và dân dã, sâu sắc vô cùng.
Ba là, sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật của Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở quan điểm của Người trong việc xử lý các hành vi phạm pháp. Người luôn nêu cao nguyên tắc “có lý”, “có tình”, tôn trọng cái lý, đề cao cái tình. Khi xử lý các vi phạm pháp luật phải kịp thời, nghiêm túc và nghiêm minh. Theo Hồ Chí Minh, pháp luật không chỉ được sử dụng trong việc trừng phạt, răn đe mà còn là công cụ để ngăn chặn, đẩy lùi cái xấu, cái ác; khuyến khích, nâng đỡ cái tốt, cái thiện.
Trong việc thực thi pháp luật, Người nói: “Xét xử đúng là tốt nhưng nếu không xét xử thì tốt hơn” Hồ Chí Minh, Sđd, t.4, tr.82.
. Câu nói đó của Người tuy ngắn gọn nhưng nó là biểu hiện cụ thể cho sự kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị trong xét xử các vi phạm pháp luật. Xét xử là một việc làm cần thiết để định tội, không xét xử không phải là bỏ qua việc phạm tội mà dùng đạo đức để cảm hoá họ trước khi dùng pháp luật. Điều đó đã nói lên tính khoan hồng trong tư tưởng Pháp trị Hồ Chí Minh bởi nó đã sử dụng công cụ của Đức trị để điều chỉnh hành vi con người.
Bởi vậy, thật sai lầm khi khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là người theo Đức trị hay Pháp trị. Trên cơ sở nhận thấy những điểm tích cực của Đức trị và Pháp trị, Người đã chủ trương kết hợp cả Đức trị và Pháp trị trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam. Sự kết hợp đó là kết quả của sự kế thừa những tinh hoa trong tư tưởng Đức trị và Pháp trị phương Đông đồng thời cũng là sự vận dụng một cách sáng tạo những tư tưởng đó vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta. Chỉ có điều, những quan điểm của Người không phải là lý thuyết suông, thuần tuý lý luận. Với phương châm “tri hành hợp nhất”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đầu tiên hiện thực hoá những ý tưởng của mình về sự kết hợp Đức trị và Pháp trị. Cả cuộc đời Người không chỉ là sự tu dưỡng hết mình theo lý tưởng đạo đức của người cách mạng như trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà Người còn luôn sống và làm việc theo pháp luật. Người không chỉ gương mẫu về đạo đức mà còn gương mẫu cả trong việc thực hiện pháp luật. Bởi vậy, tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự kết hợp những yếu tố tích cực giữa Đức trị và Pháp trị không chỉ soi sáng cho nhân dân ta, dân tộc ta trong suốt những năm tháng chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc mà nó còn mãi là ngọn đuốc soi đường cho chúng ta trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong những giai đoạn tiếp theo.
2. Sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã chú trọng việc xây dựng một Nhà nước kiểu mới. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo việc củng cố, từng bước hoàn thiện bộ máy Nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. ý tưởng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân được khẳng định trong Hiến pháp 1946, sau đó là Hiến pháp 1959. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta hết sức coi trọng việc cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới. Tuy nhiên, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chỉ được xuất hiện trực tiếp trong Văn kiện Đại hội Đảng IX (năm 2001) và Đại hội Đảng X (năm 2006).
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1996) được coi là một bước ngoặt lớn trong tiến trình xây dựng và phát triển của nước ta. Với tên gọi Đại hội đổi mới tư duy, Đại hội đã vạch ra đường lối đổi mới toàn diện và đúng đắn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong đó vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền được coi là một trong những vấn đề trọng yếu. Sở dĩ trong thời kỳ này, vấn đề Nhà nước pháp quyền được đặc biệt quan tâm đến là vì những thay đổi to lớn của điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể với tính cách là những mặt của tồn tại xã hội tất yếu quyết định đến sự ra đời của ý thức xã hội. Cuộc khủng hoảng toàn diện nền kinh tế, xã hội Việt Nam đầu những năm 80 đã đặt đất nước ta đứng trước những thách thức lớn. Lúc này, không thể quản lý đất nước bằng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nữa, cũng không thể điều hành đất nước chỉ bằng những lời kêu gọi, những mênh lệnh nghiêng nhiều về đạo đức như khi đất nước có chiến tranh mà tất yếu phải quản lý đất nước bằng các văn bản pháp luật có tính nghiêm minh. Hơn nữa, việc Việt Nam quyết định lựa chọn việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước gia nhập tiến trình toàn cầu hoá cũng đòi hỏi cần phải có một hệ thống pháp luật mới thay cho những quy chuẩn đạo đức trước đây có nhiều bất cập. Đó là sự thể hiện nguyên tắc tồn tại xã hội quyết định bước chuyển từ việc quản lý đất nước từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường.
Trong bản Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Trường Chinh đọc ngày 15/12/1996, trong phần thứ tư, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ “phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005, tr. 115.
. Thuật ngữ Nhà nước xã hội chủ nghĩa là dùng để chỉ nhà nước của dân, do dân và vì dân. Quan điểm xuất phát của Đảng là: “Thực tiễn cách mạng chứng minh rằng: ở đâu, nhân dân lao động có ý thức làm chủ và được làm chủ thật sự thì ở đấy xuất hiện phong trào cách mạng” Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr.115.
. Bởi vậy, Đại hội Đảng VI đã nhấn mạnh Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình nhưng quyền làm chủ đó cần được thể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức. Dân chủ phải đi đôi với kỷ luật, quyền hạn và lợi ích phải đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ. Với những chỉ đạo đó, có thể nói Đại hội Đảng VI đã tiếp tục cụ thể hóa thêm lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quản lý nhà nước bằng pháp luật. Đây cũng chính là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới của Đảng ta trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý của nhà nước từ tập trung bao cấp trên cơ sở đề cao yếu tố đạo đức sang quản lý bằng pháp luật.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) là sự tiếp tục đường lối đổi mới của Đại hội Đảng VI, là sự hiện thực hoá đường lối đổi mới đó vào cuộc sống thực tiễn. Đặc biệt, Đại hội VII đã xây dựng được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bản cương lĩnh này được coi là một trong những văn kiện quan trọng trong việc chỉ đạo đường lối đổi mới của nước ta. Trong Cương lĩnh, Đảng ta cũng nhận thấy cần phải “cải cách bộ máy Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, tăng cường pháp quyền” Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr.376.
. Muốn vậy, “cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp địa phương dựa trên hệ thống thống nhất về luật pháp, chính sách và theo định hướng của kế hoạch nhà nước để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội đối với mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ, đảm bảo thi hành pháp luật nghiêm minh, chăm lo đời sống nhân dân” Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr.377.
. ở Đại hội VII, Đảng ta đã dùng thuật ngữ Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân để chỉ đặc trưng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam.
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đánh dấu chặng đường 10 năm đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới. Khi đánh giá về chặn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu luan HCM.doc