Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc là sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và các sinh vật, các hệ sinh thái, gây mùi khó chịu hoặc làm giảm tầm nhìn
44 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Nguồn gốc, tác nhân, tác hại của ô nhiễm không khí với con người và môi trường. Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN MÔI TRƯỜNG & CON NGƯỜI Đề tài:”Nguồn gốc, tác nhân, tác hại của ô nhiễm không khí với con người và môi trường. Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí”. Nội dung I, Khái niệm II, Nguồn gốc ô nhiễm không khí III, Tác nhân IV, Tác hại V, Thực trạng ô nhiễm không khí tại thành phố Hà Nội VI, Thông số ô nhiễm môi trường không khí VII, Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí Đặt vấn đề Con người sống trên Trái Đất chủ yếu sử dụng không khí, nước và thực phẩm để nuôi sống cơ thể. Mỗi người lớn một ngày hít vào 100 lít không khí và thở ra lượng khí cacbonic cũng nhiều như vậy. Khí cacbonic là khí thải, tụ lại nhiều một chỗ sẽ làm vẩn đục không khí trong phòng, gây khó chịu. Nếu buổi tối đóng kín cửa phòng, khí cacbonic sẽ vẩn đục khắp phòng. Bởi vậy buổi sáng ngủ dậy phải mở cửa để không khí lưu thông, phòng mới sạch được. Nội dung I, Khái niệm -Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc là sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và các sinh vật, các hệ sinh thái, gây mùi khó chịu hoặc làm giảm tầm nhìn. Nội dung II, Nguồn gốc của ô nhiễm không khí. 1, Nguồn gốc tự nhiên: - Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. II, Nguồn gốc của ô nhiễm không khí. -Cháy rừng thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. II, Nguồn gốc của ô nhiễm không khí -Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. II, Nguồn gốc của ô nhiễm không khí - Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. II, Nguồn gốc của ô nhiễm không khí. 2, Nguồn gốc nhân tạo: - Công nghiệp Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. II, Nguồn gốc của ô nhiễm không khí. II, Nguồn gốc của ô nhiễm không khí. - Giao thông vận tải Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. II, Nguồn gốc của ô nhiễm không khí. II, Nguồn gốc của ô nhiễm không khí. - Sinh hoạt Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ các nhà máy, xe cộ,.. III, Tác nhân gây ô nhiễm không khí. Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx... Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn Các khí quang hóa: PAN, O3 Các chất lơ lửng: sương mù, bụi Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ III, Tác nhân gây ô nhiễm không khí. 1,Các chất khí -COx , NOx, SO2 , O3 , Hyđrocacbon , CFC , Khói quang hóa , III, Tác nhân gây ô nhiễm không khí. 2, Bụi và sol khí - Bụi bao gồm các hạt khoáng vô cơ không độc, các hạt hữu cơ như phấn hoa và các chât rắn lơ lửng có thể có tính độc như bụi chì, kim loại nặng,.. -Bụi phóng xạ -Bụi gây nhiều bệnh nguy hiểm - Sol khí là các hạt chất lỏng hoặc rắn cực nhỏ. III, Tác nhân gây ô nhiễm không khí. 3 ,Vi sinh vật gây bệnh -Vi sinh vật xâm nhập vào không khí theo nhiều con đường khác nhau, như trực tiếp từ vật và người mang mầm bệnh, phát tán từ đất,… -Siêu vi khuẩn gây bệnh trong không khí có nhiều loại, trong đó điển hình là siêu vi khuẩn cúm. III, Tác nhân gây ô nhiễm không khí. III, Tác nhân gây ô nhiễm không khí. 4, Tiếng ồn. -Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp một cách không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi, ức chế hoạt động thần kinh gây điếc,… III, Tác nhân gây ô nhiễm không khí. III, Tác nhân gây ô nhiễm không khí. 5, Bức xạ sóng ngắn. -Bức xạ cực tím UV gồm nhiều dải có bước sóng khác nhau UVC, UVB và UVA IV. Một số tác hại của ô nhiễm không khí 1, Mưa axit -Mưa axit là những trận mưa có pH thấp <5,6. Mưa axit xảy ra do sự hòa tan các khí oxit axit (CO2, SO2, NO2) vào nước mưa. -Mưa axit làm cho kim loại chóng bị gỉ mòn, ảnh hưởng tới tuổi thọ và chất lượng các công trình kiến trúc bằng bê tông cốt thép, đường dây điện, hủy hoại tượng đài, kiến trúc,... IV. Một số tác hại của ô nhiễm không khí IV. Một số tác hại của ô nhiễm không khí 2. Gia tăng hiệu ứng nhà kính -Gia tăng hiệu ứng nhà kính gây tăng nhiệt độ trung bình Trái Đất, làm thay đổi ranh giới các đới khí hậu, sinh thái, nông nghiệp, dịch tễ học,...tăng băng tan ở hai cực và trên núi cao, dâng cao mực nước biển trung bình, đe dọa nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển…… IV. Một số tác hại của ô nhiễm không khí IV. Một số tác hại của ô nhiễm không khí 3. Sự cố môi trường -Vụ rò rỉ khí MIC (Methyl Iso Cyanate) của liên hiệp sản xuất phân bón ở Bhopal, Ấn Độ năm 1984 làm 2 triệu người bị nhiễm độc, trong đó 5000 người chết, nhiều người bị mù,... - Cháy rừng tại Indonexia năm 1997 gây ô nhiễm bụi khói tại chỗ và lan sang các quốc gia lân cận như Malaixia, Philippin, Singapo, Brunay và Việt Nam, IV. Một số tác hại của ô nhiễm không khí IV. Một số tác hại của ô nhiễm không khí -Các chất ô nhiễm không khí đều gây tác hại đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng mãn tính hay cấp, có thể gây tử vong. -Vú dụ: CO gây ngạt thở có thể dẫn đến tử vong, SO2 gây ra kích ứng đường hô hấp, viêm loét phế quản và phổi; buuij chì gây ra tổn hại gan, thận, hệ thần kinh; các hạt bụi nhỏ gây hủy hoại phổi, ung thư phổi. IV. Một số tác hại của ô nhiễm không khí Ví dụ: Sương khói ở Luân Đôn năm 1952 gây tử vong 5000 người. V, Thực trạng ô nhiễm không khí tại thành phố Hà Nội -Phần lớn các xí nghiệp, công nghiệp nhà máy đều sử dụng thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, đặc biệt là các đơn vị sản xuất nhỏ. -Nhà máy điện Yên Phụ thuộc quận Ba Đình trước đây là nguồn gây ô nhiễm rất lớn cho các khu vực dân cư xung quanh. V, Thực trạng ô nhiễm không khí tại thành phố Hà Nội -Thượng Đình – Khu công nghiệp lớn nhất Hà Nội gồm 22 xí nghiệp, nhà máy lớn, nhỏ trước đây nằm xa khu dân cư, nay hàng loạt khu dân cư xung quanh mọc lên như Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Kim Giang… -Tại một số tuyến đường như Mai Động, Lò Đúc, Minh Khai, Giải Phóng, Ngã Tư Sở Nguyễn Trãi … nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn mức độ cho phép (TCVN – 1995) rất nhiều lần. V, Thực trạng ô nhiễm không khí tại thành phố Hà Nội VI, Thông số ô nhiễm môi trường không khí. -WHO ước tính hơn 2 triệu người trên thế giới chết hằng năm vì ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà, do hít phải những hạt bụi PM10 rất nhỏ, có thể xâm nhập vào phổi và mạch máu, gây ra bệnh tim, ung thư, hen suyễn và các bệnh về hô hấp. Mức ô nhiễm không khí hiện tại trung bình đã gấp 15 lần so với mức gợi ý của WHO. VI, Thông số ô nhiễm môi trường không khí. -Ngưỡng chuẩn mà WHO đề xuất là 20 microgam trong 1m3 (ug/m3). Tuy nhiên, báo cáo của WHO cho thấy ở một số thành phố, mật độ lên tới 300 ug/m3 và rất ít nơi còn đáp ứng được gợi ý của WHO. VI, Thông số ô nhiễm môi trường không khí. -Năm 2008, số người tử vong vì ô nhiễm không khí ngoài trời là 1,34 triệu người. Nếu các quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của WHO, thì khoảng 1,09 triệu cái chết đã có thể được ngăn chặn vào năm này. Số người chết như vậy đã tăng so với dự đoán 1,15 triệu người năm 2004. Việc tăng về số người thiệt mạng do nhiều nguyên nhân, như ô nhiễm tập trung, dân số ở đô thị tăng... VII, Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí 1, Để đảm bảo sự trong sạch cho không khí, cần áp dụng các biện pháp sau đây -Hoàn thiện chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường không khí đô thị đặt các nhà máy xa khu dân cư. - Đổi mới công nghệ. - Sử dụng nhiên liệu sạch. VII, Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí 2, Biện pháp quản lý: - Yêu cầu các công trình xây dựng phải kiểm soát bụi tại các địa điểm thi công và trên các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng. - Quy hoạch hợp lý các tuyến vận chuyển qua tp. - Tăng cường phun nước và quét đường. - Các xe ôtô phải được phun nước, rửa sạch trước khi vào thành phố. Các phương tiện cơ giới phải rửa bánh xe khi ra khỏi công trường xây dựng trong các đô thị. - Kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu nhập khẩu. - Tăng cường kinh phí cho quản lý môi trường không khí VII, Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí 3, Biện pháp kỹ thuật. - Tăng cường phương tiện giao thông công cộng - Thay thế các loại máy móc và dây chuyền công nghệ lạc hậu. -Sử dụng nhiên liệu sạch. - Cải thiện kỹ thuật xe máy. -Giảm ô nhiễm không khí do các hoạt động sinh hoạt tại các khu dân cư. - Tăng mật độ cây xanh trong các đô thị. VII, Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí Xe Yo-Auto của Nga sử dụng nhiên liệu sạch VII, Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí 4, Biện pháp quy hoạch VII, Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí -Không được xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn trong thành phố. -Tạo ra các diện tích xanh rộng lớn trong thành phố thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố với các rừng, công viên, tăng diện tích cây xanh cho mỗi đầu người lên trên 50m. -Đầu tư xây dựng: Nhất là đối với mạng lưới đường sá. VII, Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí 5, Biện pháp Y tế-Giáo dục -Cần tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục dưới mọi hình thức về vấn đề phòng chống ô nhiễm không khí. -Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo về môi trường không khí. VII, Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí. 6, Tăng cường sự tham gia của cộng đồng. C: Kết luận. Như vậy, môi trường là không gian sống, là không gian sinh hoạt của con người đặc biệt là môi trường không khí. Các sinh vật có thể nhịn ăn vài ngày chứ không thể nhịn thở vài giây. Vì thế hãy có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_truong_1293.ppt