Tiểu luận Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước

Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước là một trong những tác phẩm chủ yếu của chủ nghĩa Mác. Trong tác phẩm này Ph.Ăngghen đã phân tích một cách khoa học lịch sử của nhân loại trong những giai đoạn phát triển sớm nhất của nó, đã vạch rõ quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành xã hội có giai cấp dựa trên chế độ tư hữu.

Tác giả chỉ rõ những nét đặc trưng chung của xã hội đó, giải thích rõ những đặc điểm trong sự phát triển của các quan hệ gia đình trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, nêu rõ nguồn gốc và thực chất của nhà nước và chứng minh sự tất yếu phải diệt vong của nhà nước khi mà xã hội cộng sản, xã hội không có giai cấp hoàn toàn thắng lợi.

Tác phẩm: " Nguồn gốc của gia đỡnh, của chế độ tư hữu và của nhà nước " là một trong những tác phẩm mà Ăngghen đã sử dụng bản tóm tắt của Mác về các công trình nghiên cứu thực tế của L.Moóc gan cũng như của các nhà khoa học đương thời để phân tích một cách khoa học lịch sử loài người ở những giai đonạ phát triển sớm nhất của nó, làm sáng tỏ cơ sở kinh tế của quá trình tan rã chế độ công xã nguyên thủy và hình thành xã hội có giai cấp dựa trên chế độ tư hữu vạch ra những đặc điểm chung của xã hội đó. Ph.Ăngghen giải thích đặc điểm của sự phát triển những quan hệ gia đình ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, vạch rõ nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, ông chỉ ra quy luật tất yếu của sự phát triển của sản xuất, của sự phát triển kinh tế là sẽ tiến tới một xã hội cộng sản văn minh trong đó chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước không còn tồn tại. Chúng ta có thể khẳng định rằng đây là một tác phẩm tuyệt vời của Ph.Ăngghen viết về gia đình, về chế độ tư hữu và về nhà nước. Đánh giá về tác phẩm, Lênin đã viết: "Có thể tin vào từng câu, có thể tin rằng mỗi một câu không phải được nói một cách lần lượt, mà được viết trên cơ sở những đống tài liệu lịch sử và chính trị khổng lồ" [V.I.Lênin, Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.67]. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu một số tác phẩm kinh điển của Mác và Ăngghen tôi chọn tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" để nghiên cứu, tìm hiểu và viết tiểu luận cho môn học.

 

doc36 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Đề tài: "Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước" Hà Nội, tháng 12 năm 2005 Phần Mở đầu Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước là một trong những tác phẩm chủ yếu của chủ nghĩa Mác. Trong tác phẩm này Ph.Ăngghen đã phân tích một cách khoa học lịch sử của nhân loại trong những giai đoạn phát triển sớm nhất của nó, đã vạch rõ quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành xã hội có giai cấp dựa trên chế độ tư hữu. Tác giả chỉ rõ những nét đặc trưng chung của xã hội đó, giải thích rõ những đặc điểm trong sự phát triển của các quan hệ gia đình trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, nêu rõ nguồn gốc và thực chất của nhà nước và chứng minh sự tất yếu phải diệt vong của nhà nước khi mà xã hội cộng sản, xã hội không có giai cấp hoàn toàn thắng lợi. Tác phẩm: " Nguồn gốc của gia đỡnh, của chế độ tư hữu và của nhà nước " là một trong những tác phẩm mà Ăngghen đã sử dụng bản tóm tắt của Mác về các công trình nghiên cứu thực tế của L.Moóc gan cũng như của các nhà khoa học đương thời để phân tích một cách khoa học lịch sử loài người ở những giai đonạ phát triển sớm nhất của nó, làm sáng tỏ cơ sở kinh tế của quá trình tan rã chế độ công xã nguyên thủy và hình thành xã hội có giai cấp dựa trên chế độ tư hữu vạch ra những đặc điểm chung của xã hội đó. Ph.Ăngghen giải thích đặc điểm của sự phát triển những quan hệ gia đình ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, vạch rõ nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, ông chỉ ra quy luật tất yếu của sự phát triển của sản xuất, của sự phát triển kinh tế là sẽ tiến tới một xã hội cộng sản văn minh trong đó chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước không còn tồn tại. Chúng ta có thể khẳng định rằng đây là một tác phẩm tuyệt vời của Ph.Ăngghen viết về gia đình, về chế độ tư hữu và về nhà nước. Đánh giá về tác phẩm, Lênin đã viết: "Có thể tin vào từng câu, có thể tin rằng mỗi một câu không phải được nói một cách lần lượt, mà được viết trên cơ sở những đống tài liệu lịch sử và chính trị khổng lồ" [V.I.Lênin, Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.67]. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu một số tác phẩm kinh điển của Mác và Ăngghen tôi chọn tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" để nghiên cứu, tìm hiểu và viết tiểu luận cho môn học. Trong nội dung tiểu luận viết về tác phẩm này sẽ phân tích về hoàn cảnh ra đời, về những nội dung cơ bản của tác phẩm từ đó rút ra ý nghĩa của tác phẩm và vận dụng những giá trị của tác phẩm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.  Phần nội dung 2.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Vào những năm của giữa thế kỷ 19 khi mà chưa có đủ những điều kiện để giải thích được giai đoạn tiền sử của thời đại văn minh thì nhà Bác học Mỹ Luy xơ hen ri Mooc gan đã viết tác phẩm "Xã hội thời cổ hay các cuộc khảo cứu những con đường tiến bộ của loài người từ thời đại mông muội qua thời đại dã man đến thời đại văn minh". Tác phẩm này làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lịch sử trước khi loài người bước vào thời đại văn minh - chế độ chiếm hữu nô lệ. Công lao vĩ đại của Moóc gan là đã phát hiện và khôi phục lại những nét chủ yếu của cái cơ sở tiền sử đó của lịch sử. Ông đã tìm thấy chiếc chìa khóa để mở những điều bí ẩn hết sức quan trọng của lịch sử Hy Lạp, La Mã và Đức cổ đại. Trong gần 40 năm ông nghiên cứu các tư liệu của mình và viết xong tác phẩm. - Năm 1884 sau khi C.Mác mất được 1 năm, Ph.Ăngghen tìm thấy bản thảo viết tay của Mác: "Tóm tắt tác phẩm của L.Moóc gan". Mác có dự định viết một tác phẩm giải thích giai đoạn dã man này nhưng chưa kịp viết vì vậy Ph.Ăngghen đã quyết định sử dụng các nhận xét và phê phán của Các Mác về tác phẩm của Moóc gan và các tư liệu của mình để viết tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" nhằm chứng minh sự đúng đắn của quan điểm duy vật lịch sử của Mác. Đồng thời vạch trần quan điểm sai trái của giai cấp tư sản cho rằng chế độ gia đình từ xưa đến nay là gia đình phục quyền và họ thần thánh hóa gia đình kiểu tư sản xem đó là kiểu gia đình mẫu mực. Tác phẩm được Ăngghen viết từ cuối tháng 3 năm 1884 và xong vào hết tháng 5 năm 1884 trong vòng 2 tháng. Tác phẩm được xuất bản vào đầu tháng 10 năm 1884 tại Xuy rích nước Đức. Chủ đề tư tưởng xuyên suốt của tác phẩm là làm rõ quá trình phát triển của xã hội loài người từ chế độ cộng sản nguyên thủy tới chế độ văn minh. Khẳng định nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử là trình độ phát triển của sản xuất, của vận động, trình độ chinh phục làm chủ thiên nhiên của con người là nguồn gốc, là nhân tố quy định sự phát triển của con người, của xã hội loài người. Vạch ra quy luật tất yếu của sự phát triển sản xuất, của kinh tế sẽ đưa loài người tiến tới xã hội cộng sản văn minh mà ở đó chế độ sở hữu tư nhân, giai cấp và Nhà nước không còn tồn tại nữa. 2.2. Kết cấu và nội dung của tác phẩm Tác phẩm gồm có 2 lời tựa - Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất vào đầu tháng 10 năm 1884 và được in ở Xuy rích (Đức); lời tựa cho lần xuất bản thứ 4 năm 1891 và 9 chương. Trong lời tựa viết cho lần xuất bản thứ nhất, Ăngghen nêu rõ mục đích viết tác phẩm là nhằm hoàn thành nhiệm vụ của Mác để lại, dùng công trình của Moóc gan để chứng minh quan điểm duy vật lịch sử của hai ông. Ăngghen khẳng định công lao của Moóc gan đối với khoa học, là tìm ra: "chìa khóa để mở những điều bí ẩn hết sức quan trọng cho đến nay vẫn chưa giải đáp được của lịch sử Hy Lạp, La Mã và Đức cổ đại" [Các Mác và Ph.ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.45]. Mặt khác, Ăngghen phê phán thái độ không đúng đắn của các nhà khoa học đương thời vừa sử dụng kết quả khoa học, vừa dìm công lao, thành tích khoa học của Moóc gan. Trong lời tựa thứ hai viết cho lần xuất bản thứ 4 năm 1891, do trong tình hình mới đã xuất hiện những công trình nghiên cứu các hình thức nguyên thủy của gia đình đã đạt được những thành tựu mới nên Ăngghen đã giới thiệu kỹ hơn những công trình này nhất là về lịch sử phát triển của gia đình của Bacophen, Maclenna song Ăngghen vẫn khẳng định công lao đều thuộc Moóc gan. Trong lời tựa này, Ăngghen đã làm rõ những điểm mà ông tán thành, những điểm mà ông chưa đồng ý, những điểm mà ông phê phán Moóc gan do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan của xã hội đương thời. Chương 1: Những giai đoạn văn hóa tiền sử Ăngghen viết về lịch sử loài người phát triển qua các giai đoạn từ thấp đến cao từ thời đại mông muội, thời đại dã man đến thời đại văn minh và sự phát triển ấy nó luôn gắn liền với sự phát triển của trình độ lao động sản xuất. Ăngghen đã giới thiệu sự sắp xếp thời kỳ tiền sử của loài người theo hệ thống của Moóc gan, qua đó nó đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh của xã hội loài người đồng thời chỉ ra những hạn chế của Moóc gan trong cách phân kỳ này. Chỉ ra nguồn gốc phát triển của xã hội loài người là do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của lao động, đây là nhân tố quyết định nhất. Chương 2: Gia đình Ăngghen viết về quá trình hình thành và phát triển của gia đình trong lịch sử. Trong chương này, Ăngghen đã làm rõ thời kỳ thơ ấu của loài người, giải thích một thời kỳ lịch sử mà trước đó chưa lý giải được thông qua nghiên cứu lịch sử phát triển của các hình thức gia đình theo công trình nghiên cứu của Moóc gan từ gia đình huyết tộc, gia đình Ru-na-lu-an, gia đình cặp đôi, gia đình một vợ một chồng. Trong đó gia đình huyết tộc đó là giai đoạn đầu của gia đình ở đây các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ: trong phạm vi gia đình tất cả ông và bà đều là vợ chồng với nhau, các con họ cũng đều là vợ chồng với nhau, các con của những người này cũng hợp thành một nhóm vợ chồng chung thứ 3... Gia đình Ru-na-lu-an đây là bước tiến thứ hai của sự phát triển gia đình. ở gia đình này đã hủy bỏ quan hệ tình dục giữa anh em trai và chị em gái cùng 1 mẹ đẻ ra và sau là cấm những cuộc hôn nhân gồm những anh em trai và chị em gái trong các bàng hệ. Gia đình cặp đôi, một loại hình thức kết hôn từng cặp đã tồn tại trong một thời gian hoặc ngắn hoặc dài dưới chế độ quần hôn và sau cùng là gia đình 1 vợ 1 chồng nó được nảy sinh từ gia đình cặp đôi, nó là một trong những dấu hiệu của buổi đầu của thời đại văn minh. Gia đình ấy dựa trên quyền thống trị của người chống, những đứa con sinh ra có cha đẻ rõ ràng và nó được thừa hưởng tài sản của cha với tư cách là người kế thừa trực tiếp. Chương 3: Thị tộc Iroqua. Ăngghen viết về thị tộc điển hình sống ở châu Mỹ theo lối sống cổ đại. Chương 4: Thị tộc Hy Lạp mà chế độ mẫu quyền đã nhường chỗ cho chế độ phụ quyền. Trong hai chương 3 và chương 4, Ăngghen đã mô tả tổ chức xã hội trước khi có nhà nước, mô tả sự ra đời, nguồn gốc của chế độ sở hữu tư nhân và của giai cấp nhân tố làm tan rã chế độ thị tộc. Từ những phân tích về quá trình phát triển kinh tế - xã hội do sự phát triển của lực lượng sản xuất làm nảy sinh chế độ tư hữu và giai cấp, Ăngghen đi tới khẳng định nhà nước nhất định phải xuất hiện như một tất yếu lịch sử, như một quá trình tự nhiên và vạch rõ bản chất giai cấp của nhà nước. Khẳng định nhà nước là một hình thức của giai cấp thống trị, bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền. Chương 5: Sự ra đời của nhà nước A-ten và chương 6: Thị tộc và nhà nước ở La Mã, Ăngghen đã phân tích về mặt lịch sử những biến đổi về xã hội trong xã hội thị tộc dẫn tới sự hình thành và phát triển của nhà nước A-ten và Nhà nước La Mã, phân tích hai phương thức hình thành nhà nước khác nhau. Nhà nước A-ten nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ những sự đối lập giai cấp ngay trong nội bộ xã hội thị tộc, một hình thức ra đời nhà nước thuần túy nhất, cổ điển nhất thì Nhà nước La Mã là kết quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa những người bình dân sống ngoài thị tộc La Mã với những người quý tộc La Mã. Tuy có sự khác nhau về phương thức hình thành nhà nước song Ăngghen vạch rõ nguyên nhân chính làm cho xã hội nguyên thủy sụp đổ chính là sự xuất hiện và phát triển những mâu thuẫn về kinh tế - xã hội. Chương 7: Thị tộc của người Kentơ và người Giec-manh. Chương 8: Sự hình thành nhà nước của người Giec-manh, Ăngghen giới thiệu đây là sự ra đời của nhà nước trong trường hợp đặc biệt, không phải là kết quả trực tiếp của những biến đổi kinh tế - xã hội mà là kết quả của hành động bạo lực. Song suy cho cùng thì sự xuất hiện nhà nước này vẫn xuất hiện từ nguồn gốc sâu xa, tất yếu từ sự biến đổi của kinh tế xã hội. Chương 9: Thời đại dã man và thời đại văn minh. Ăngghen tổng hợp lại và chỉ rõ quá trình phát triển của loài người từ thời đại dã man sang thời đại văn minh trên cơ sở phát triển của sản xuất, của sự phát triển kinh tế - xã hội và Ăngghen cũng chỉ ra những đặc trưng của thời đại văn minh và khẳng định tính tất yếu trong sự phát triển của lịch sử là ở chỗ xã hội hiện đại phải được thay thế bằng chế độ mới mà ở đó không còn chế độ tư hữu, không còn giai cấp và nhà nước sẽ tự tiêu vong và mọi người sống trong bình đẳng - tự do và hạnh phúc thực sự. 2.2. Những nội dung chủ yếu của tác phẩm Một là: Quan điểm lý luận về gia đình, hôn nhân và tình yêu nam nữ Khi viết về gia đình, về hôn nhân và tình yêu nam nữ, trong tác phẩm nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Ph.Ăngghen tán thành quan điểm của L.Moóc gan cho rằng gia đình là yếu tố năng động, không bao giờ đứng nguyên tại chỗ mà nó luôn vận động và phát triển của xã hội. Những điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định có tác dụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình. "Chế độ gia đình hoàn toàn bị quan hệ sở hữu chi phối" [C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.44]. Ngược lại gia đình và trình độ phát triển của gia đình cũng có tác động rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tái tạo ra bản thân con người, truyền thống để bảo vệ nòi giống cũng như tái tạo ra sức lao động của sản xuất xã hội. Trong lời tựa viết cho lần xuất bản thứ nhất năm 1884, Ph.Ăngghen cho rằng: "Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, suy đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt`, là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độpt của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình" [C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.44]. Với chức năng tái tạo con người, gia đình tham gia vào cả hai loại sản xuất của xã hội góp phần quyết định tồn tại và phát triển của xã hội loài người nói chung cũng như ảnh hưởng rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của một chế độ xã hội nhất định: Ph. Ăngghen đã vạch rõ nguồn gốc phát triển của các hình thức gia đình trong lịch sử là do sự tác động của quy luật đào thải tự nhiên và do sự phát triển của những điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển của tâm lý, đạo đức, tình cảm của con người. Trong đó sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định. Do đó gia đình đã chuyển từ gia đình huyết tộc (gia đình cùng dòng máu) sang gia đình Pu na lu an, gia đình cặp đôi (gia đình đối ngẫu) và cuối cùng là gia đình 1 vợ, 1 chồng. Gia đình quần hôn là hình thức đầu tiên trong lịch sử nó bắt nguồn từ chế độ quần hôn với hai loại gia đình tương ứng là gia đình huyết tộc và gia đình Pu na lu an. Gia đình huyết tộc đó là giai đoạn đầu của gia đình, ở đây các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ trong phạm vi gia đình, tất cả ông và bà đều là vợ chồng với nhau, các con của họ cũng đều là vợ chồng với nhau, rồi đến lượt conc ái của những người này cũng hợp thành nhóm vợ chồng chung thứ ba... Cứ như vậy trong hình thức gia đình này chỉ có giữa những tổ tiên và con cháu, giữa cha mẹ và con cái không là vợ chồng với nhau còn các anh em tria, chị em gái ruột, anh em và chị em họ bậc thứ nhất, bậc thứ 2 và những bậc khác nữa đều là anh em, chị em với nhau và chính vì thế họ đều là vợ chồng của nhau. Gia đình Pu-na-lu-an là hình thức gia đình dựa trên cơ sở tiến bộ hơn, đó là anh chị em ruột không lấy nhau. Theo Moóc gan bước tiến đó là "Một sự minh hoạ rất tốt về tác động của nguyên tắc đào thải tự nhiên" [Sđd, tr.68]. Như vậy từ hình thức mà Moóc gan gọi là gia đình Pu nu lu an tức là chị em gái ở bậc thứ nhất, thứ hai và những bậc khác đều là vợ chung của những người chồng chung trừ những anh em trai của họ ra, những người chồng đó không gọi nhau là anh em nữa mà gọi nhau là "Pu na lu a" nghĩa là bạn thân. Cũng như thế thì những anh em trai cùng mẹ hoặc xa hơn đều lấy chung một số vợ không phải là chị em gái của họ và những người vợ ấy cũng đều gọi nhau là Pu na lu a. Tuy hình thức quần hôn này không thể xác định được ai là cha đứa trẻ mà chỉ xác định được mẹ của đứa trẻ mà thôi. Gia đình đối ngẫu (gia đình cặp đôi) được hình thành cuối thời mông muội đầu thời dã man dựa trên sự kết hôn từng cặp một, người đàn ông kết hôn với một người đàn bà và người đàn ông có thể lấy nhiều người đàn bà khác. Trong hôn nhân, người phụ nữ thường chung thủy trong suốt thời gian sống chung song chế độ hôn nhân này vẫn cho phép cắt đứt nhau dễ dàng và con cái chỉ thuộc về người mẹ. Nguyên nhân chế độ hôn nhân cặp đôi xuất phát từ điều kiện người cha dần có quyền lực và địa vị hơn trong gia đình và khi quyền lực của người đàn ông tăng lên trong gia đình thì cũng có nghĩa là quyền lực của người đàn bà dần thu hẹp lại và theo Ăngghen thì đây là cuộc cách mạng đảo lộn về giới. Ăngghen đã chỉ ra nguyên nhân của sự đổi ngôi này là do nguồn gốc từ kinh tế. Khi lực lượng sản xuất phát triển lên theo đó là của cải có nhiều hơn: "... thì một mặt, trong gia đình, của cải đó làm cho người chồng có một địa vị quan trọng hơn người vợ và mặt khác của cải đó khiến cho người chống có xu hướng lợi dụng địa vị vững vàng hơn ấy để đảo ngược trật tự kế thừa cổ truyền đặng làm lợi cho con cái mình" [Sđd, tr.91-92]. Gia đình một vợ một chồng được nảy sinh ra từ gia đình cặp đôi vào lúc giao thời giữa giai đoạn giữa và giai đoạn cao của thời đại dã man. Thắng lợi của gia đình một vợ một chồng là một trong những dấu hiệu của buổi đầu của thời đại văn minh. Gia đình ấy dựa trên quyền thống trịcủa người chồng nhằm làm cho những đứa con sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng và sau này nó được hưởng tài sản của người cha với tư cách là những người kế thừa trực tiếp "Gia đình một vợ một chồng khác với gia đình cặp đôi ở chỗ là quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn nhiều, hai bên không còn có thể tùy ý ly dị nhau được nữa" [Sđd, tr.99]. Gia đình một vợ một chồng được hình thành chủ yếu do sự phát triển của lực lượng sản xuất làm nảy sinh chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Gia đình một vợ một chồng trong chế độ tư hữu trở thành những đơn vị kinh tế của xã hội. Ph.Ăngghen viết: Việc chuyển sang chế độ tư hữu hoàn toàn được thực hiện dần dần và song song với việc chuyển từ hôn nhân cặp đôi sang chế độ một vợ một chồng. Gia đình cá thể bắt đầu trở thành đơn vị kinh tế của xã hội. Ph.Ăngghen vạch rõ chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thủy và tự phát. Do vậy mục đích của gia đình một vợ một chồng trong chế độ tư hữu được "dựa trên quyền thống trị của người chồng nhằm chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng không ai tranh cãi được, và sự rõ ràng về dòng dõi đó là cần thiết, vì những đứa con đó sau này sẽ được thừa hưởng tài sản của cha với tư cách là những người kế thừa trực tiếp" [Sđd, tr.99]. Sự thống trị của người chồng trong gia đình, sự sinh đẻ ra những đứa con chỉ có thể là con của người chồng là phải được quyền thừa hưởng tài sản của người ấy, đó là những mục đích đặc biệt của chế độ một vợ một chồng kiểu gia đình phụ quyền. Mục đích hôn nhân cá thể xuất hiện không phải là sự liên kết hôn nhân giữa đàn ông và đàn bà mà gia đình dưới chế độ tư hữu xây dựng trên quan hệ bất bình đẳng gồm vợ và chồng, giữa nam và nữ "nó thể hiện ra là một sự nô dịch của giới này đối với giới kia... Sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà" [Sđd, tr.104]. "Sự thống trị không hạn chế của đàn ông đối với đàn bà, coi đó là luật cơ bản của xã hội" [Sđd, tr.106]. Ngay ở trong người đàn ông cũng nắm lấy quyền cai quản còn người đàn bà nô dịch, bị biến thành nô lệ cho sự dâm đãng của đàn ông, thành công cụ sinh đẻ đơn thuần. Cùng với hình thức gia đình một vợ một chồng, trong chế độ tư hữu vẫn còn chế độ nhiều vợ đối với đàn ông (quan hệ tính giao ngoài quan hệ vợ chồng, ở bên rìa chế độ hôn nhân cá thể) mà "hình thức của nó là mại dâm" [Sđd, tr.106]. Nó duy trì sự tự do tính giao và có lợi cho đàn ông và vì thế xuất hiện người tình thường xuyên của người vợ và người chồng bị cắm sừng. Ph.Ăngghen đã viết: "Bên cạnh hôn nhân cá thể và chế độ hệ taia, tệ ngoại tình đã trở thành một thiết chế xã hội không thể nào xóa bỏ được" [Sđd, tr.95], "quyền ngoại tình của người chồng vẫn được bảo đảm cho đến tận ngày nay" [Sđd, tr.99]. Ph.Ăngghen phân tích mâu thuẫn trong gia đình là hình thức thu nhỏ của các mặt đối lập, các mâu thuẫn tồn tại trong xã hội. Có phân chia giai cấp. Sở dĩ có những mâu thuẫn tồn tại trong gia đình bởi địa vị người đàn bà là: "... buộc phải phục tùng quyền lực tuyệt đối của người chồng. Người phụ nữ, người đàn bà trong gia đình dưới chế độ tư hữu xét cho cùng chỉ là mẹ của những đứa con kế thừa chính thức tài sản dòng dõi của chồng, là người quản gia chính của nhà chồng và là người cai quản các tì thiếp của chồng. Vì vậy chế độ một vợ một chồng có tính chất khá đặc biệt "mộtvợ một chồng chỉ riêng đối với người đàn bà, chứ không phải đối với đàn ông" [ Sđd, tr.101]. Nếu người vợ có muốn vượt ra ngoài khuôn khổ ấy thì lập tức họ sẽ bị lên án và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc hơn ở bất kỳ thời đại nào trước kia. Họ chỉ là một vật để lo việc gia đình, đẻ con và họ chỉ là một đầy tớ chính. Gia đình cá thể "... biểu lộ rõ mối mâu thuẫn giữa người đàn ông với người đàn bà, kết quả của sự thống trị độc nhất của người chồng là một hình ảnh thu nhỏ của những mặt đối lập và mâu thuẫn trong đó, từ đầu thời đại văn minh. Xã hội chia thành giai cấp vẫn vận động, nhưng không thể nào giải quyết và khắc phục được những mâu thuẫn và những sự đối lập ấy" [Sđd, tr.107]. Nền văn minh tư sản cũng không thể nào giải quyết và khắc phục được những mâu thuẫn và những sự đối lập trong gia đình bởi lẽ "Sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử và trùng với sự phát triển của sự đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân cá thể, và sự áp bức giai cấp đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà" [Sđd, tr.104]. Khi phân tích hôn nhân trong gia đình tư sản, Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng trong tất cả các giai cấp chủ động trong lịch sử (không loại trừ giai cấp tư sản) - các giai cấp thống trị - việc quyết định một cuộc hôn nhân là một việc có tính toán lợi hại, do cha mẹ thu xếp, kể cả trong môi trường đạo thiên chúa hay đạo Tin lành thì hôn nhân trong chế độ tư sản "... đều dựa trên địa vị giai cấp của đôi bên, vì vậy hôn nhân luôn l uôn là hôn nhân có tính toán... hôn nhân có tính toán đó thường thường biến thành sự mãi dâm tư liệu nhất - có khi là của cả đôi bên, nhưng thông thường nhất là về phía người vợ. Nếu ở đây người đàn bà có khác với gái đĩ thường thì chỉ là vì người đó không bán thể xác mình từng thời gian một như người nữ công nhân làm thuê bán sức lao động của mình, mà là bán mãi mãi, như một nữ nô lệ" [Sđd, tr.112]. Ngay trong đạo thiên chúa cha mẹ vẫn tìm vợ cho con, lựa chọn người vợ xứng đáng và vì thế đã dẫn đến kết quả "làm cho mâu thuẫn chứa đựng trong chế độ một vợ một chồng phát triển đầy đủ nhất: chế độ hệ ta-ia về phía người chồng là chế độ hệ ta-ia bừa bãi, về phía vợ là ngoại tình lu bù" [Sđd, tr.111]. Hoặc như trong đạo Tin lành, việc người con trai ít nhiều đều lựa chọn vợ trong cùng giai cấp thì chế độ hệ ta-ia của người chồng được thực hành ít kiên quyết hơn, và tệ ngoại tình của vợ cũng ít thành lệ hơn song "cũng chỉ mang lại cho cuộc sống chung một nỗi buồn nặng chĩu mà người ta gọi là hạnh phúc gia đình" [Sđd, tr.112]. Theo quan niệm của giai cấp tư sản, hôn nhân là một hợp đồng, một công việc có tính pháp lý. Không chỉ lên án xã hội tư sản và những thối nát của giai đoạn do chế độ tư bản sinh ra, Ph.Ăngghen còn nêu ra những quan điểm về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong xã hội tương lai "... lần đầu tiên... chúng ta có được tình yêu cá thể, hiện đại giữa trai và gái trước kia chưa hề thấy trên thế giới" [Sđd, tr.120]. Tình yêu ấy là sự tự nguyện của cả người đàn ông và người đàn bà. Đó chính là điều kiện cho sự bình đẳng nam nữ trong mối quan hệ này. "Về mặt này người đàn bà là người ngang hàng với người đàn ôgn" [Sđd, tr.109]. Tình yêu nam nữ ấy phải được thử thách qua thời gian và nó tạo ra sức mạnh vượt qua những khó khăn cản trở trên con đường đi tới hôn nhân. Và một khi không tiến hành được hôn nhân thì đó "là một điều đau khổ lớn" [Sđd, tr.120]. Với bản chất không chia sẻ, tình yêu là cơ sở cho hôn nhân một vợ một chồng, và cũng chỉ có hôn nhân như vậy thì tình yêu mới được duy trì và tình yêu như thế, hôn nhân như thế mới là hợp đạo đức. Trong xã hội tương lai ấy, thế hệ mới sẽ lớn lên, họ được tự do yêu đương chính đáng, tự lựa chọn bạn đời: "Một thế hệ đàn ông không bao giờ phải dùng tiền hoặc dùng những phương tiện quyền lực xã hội khác để mua sự hiến thân của người đàn bà, và một thế hệ đàn bà không bao giờ phải hiến mình cho đàn ông vì một lý do nào khác ngoài tình yêu chân chính, hoặc phải từ chối không dám hiến mình cho người yêu vì sợ những hậu quả kinh tế của sự hiến thân đó" [Sđd, tr.120]. Thế hệ mới ấy sẽ vứt bỏ tất cả những điều mà theo quan niệm của xã hội cũ buộc họ phải làm bởi họ tự biết cần phải làm thế nào để chọn lựa người bạn đời để tạo ra một gia đình một vợ một chồng đúng với nghĩa của nó. Như vậy, rõ ràng là kết hôn và tình yêu là quyền của con người, hơn nữa không những là quyền của đàn ông mà còn là quyền của đàn bà - sự bình đẳng trong hôn nhân giữa nam và nữ. Trong quá trình phân tích bản chất tình yêu và gia đình một vợ một chồng xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, Ph.Ăngghen cũng có quan điểm tán thành giải quyết ly hôn khi hạnh phúc gia đình thật sự không còn nữa. Ông coi đó là điều cần thiết cho cả người đàn ông và người đàn bà và cho cả xã hội, là biểu hiện của đạo đức và là một quy tắc trong quan hệ vợ chồng mới: "Nếu tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc bị một tình yêu say đắm mới át đi, thì ly hôn sẽ là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hội. Chỉ cần tránh cho người ta khỏi sa chân vô ích vào vũng bùn kiện tụng để ly hôn mà thôi" [Sđd, tr.128]. Để xây dựng một chế độ hôn nhân gia đình trong xã hội mới, Ph.Ăngghen chỉ ra rằng những điều kiện kinh tế xã hội cần thiết tất yếu làm cơ sở cho chế độ một vợ một chồng được thực hiện trọn vẹn. Ông viết "hiện nay chúng ta đang tiến tới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan.doc
Tài liệu liên quan