Tiểu luận Một số vấn đề về tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm theo chức năng công an Phường

Trong những năm gần đây tình hình tội phạm có phần gia tăng làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội mà đối tượng chủ yếu tập trung vào những nơi công cộng. Địa bàn công cộng trọng điểm là nơi diễn ra nhiều hoạt động của xã hội; phức tạp về an ninh trật tự, bọn tội phạm và phần tử xấu thường lợi dụng để hoạt động phạm tội. Trong những năm qua dù lực lượng công an phường đã phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành áp dụng nhiều biện pháp để ổn định tình hình trật tự ở những địa bàn này và thu được một số kết quả nhất định. Song bên cạnh đó còn bộc lộ những sơ hở, thiếu sót trong việc quản lý xã hội, những nhận thức chưa đầy đủ về đạo đức, pháp luật, văn hoá. đặc biệt là mặt trái của quá trình đô thị hoá và hiện đại hoá trong cơ chế thị trường.

doc13 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề về tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm theo chức năng công an Phường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Một số vấn đề về tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm theo chức năng công an phường Hà Nội - 2006 A. Mở đầu I. lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây tình hình tội phạm có phần gia tăng làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội mà đối tượng chủ yếu tập trung vào những nơi công cộng. Địa bàn công cộng trọng điểm là nơi diễn ra nhiều hoạt động của xã hội; phức tạp về an ninh trật tự, bọn tội phạm và phần tử xấu thường lợi dụng để hoạt động phạm tội. Trong những năm qua dù lực lượng công an phường đã phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành áp dụng nhiều biện pháp để ổn định tình hình trật tự ở những địa bàn này và thu được một số kết quả nhất định. Song bên cạnh đó còn bộc lộ những sơ hở, thiếu sót trong việc quản lý xã hội, những nhận thức chưa đầy đủ về đạo đức, pháp luật, văn hoá... đặc biệt là mặt trái của quá trình đô thị hoá và hiện đại hoá trong cơ chế thị trường. Do đó, tình hình trật tự còn diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề bức bách cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là " Một số vấn đề về tổ chức giữ gỡn trật tự ở địa bàn cụng cộng trọng điểm theo chức năng cụng an phường ". II. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả nhằm đạt tới những mục đích sau: - Giúp cho bản thân củng cố, nâng cao lý luận nghiệp vụ về công tác giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm. Đồng thời là bước tập rượt ban đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, biết vận dụng lý luận vào vấn đề thực tiễn đang đặt ra để phục vụ cho công tác sau này. - Thông qua việc nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng về tình hình trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm, các biện pháp mà công an phường đã áp dụng. Từ đó rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm để đề xuất biện pháp giải quyết giúp công an địa phương nâng cao chất lượng trong công tác này. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Trong bất cứ một đề tài nào, việc làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu là hết sức cần thiết. Với nhận thức đó tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Công tác tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm theo chức năng công an phường. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nhỏ hẹp của một bài tiểu luận, do còn có nhiều hạn chế về thời gian, cũng như tri thức nên tác giả chỉ giới hạn vấn đề nghiên cứu bao gồm: - Chỉ đi sâu nghiên cứu công tác tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng điển hình và có tính chất trọng điểm. - Vấn đề này có thể sẽ do nhiều ngành khác nhau nghiên cứu, nhưng ở bài viết này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu theo phạm vi, chức năng của công an phường. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát tình hình đặc điểm có liên quan đến công tác tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm. Đánh giá đúng thực trạng về tình hình trật tự, an toàn, vệ sinh, mỹ quan ở những địa bàn này. Nghiên cứu những biện pháp tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm của công an phường. Từ đó đánh giá, phân tích rút ra những kết luận, đề xuất biện pháp giải quyết góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tình hình trật tự ở địa bàn này. B. Nội dung Phần I: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu I. Hiện trạng của vấn đề nghiên cứu Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội... các thành phố, thị xã được mở rộng, các khu công nghiệp được hình thành và phát triển, sự giao lưu đi lại của nhân dân ngày càng tăng, các nơi công cộng hình thành ngày càng nhiều, để đáp ứng nhu cầu về mọi mặt cho quần chúng nhân dân. Địa bàn công cộng trọng điểm là những địa điểm, công trình do Nhà nước, các tổ chức xã hội và tư nhân xây dựng thường xuyên được đưa vào sử dụng hoặc khai thác sử dụng theo quy luật thời gian. Nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu chính đáng về vật chất, tinh thần của nhân dân. Đây là những địa bàn mà mọi người có thể tự do lui tới để thực hiện các mục đích khác nhau của đời sống xã hội. Để góp phần giữ vững tình hình trật tự ở địa bàn phường, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu công tác tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm theo chức năng của công an phường. II. Quan điểm lý luận của nghiên cứu Giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của mọi ngành, mọi cấp và mọi người. Lực lượng Cảnh sát nhân dân là chủ thể có trách nhiệm cùng với các cơ quan tiến hành tổ chức sắp xếp, giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng hoạt động có nề nếp, xoá bỏ những điều kiện thuận lợi mà bọn tội phạm và phần tử xấu lợi dụng hoạt động góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội. Pháp lệnh của Cảnh sát nhân dân đã chỉ rõ: "Lực lượng Cảnh sát nhân dân chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội, bảo vệ trật tự công cộng, phát hiện nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật và kiến nghị các biện pháp loại trừ những nguyên nhân, điều kiện đó". Trong quá trình tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng đối với lực lượng Cảnh sát nhân dân cần quán triệt một số vấn đề: Có sự chỉ đạo chặt chẽ thống nhất các hoạt động ở nơi công cộng; xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi ngành; đề ra nội quy, quy định cho các hoạt động ở nơi công cộng, lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự phải quán triệt, nắm vững các văn bản quy định về giữ gìn trật tự nơi công cộng. Phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân, tinh thần cảnh giác cách mạng, nhạy bén phát hiện mối quan hệ tốt, xấu. Đồng thời có kế hoạch dự kiến những tình huống có thể gây mất trật tự nơi công cộng để có biện pháp giải quyết. Khi tiến hành giữ gìn trật tự nơi công cộng để có biện pháp giải quyết. Khi tiến hành giữ gìn trật tự nơi công cộng phải áp dụng biện pháp điều tra nghiên cứu nắm tình hình. Phương án giữ gìn trật tự nơi công cộng phải sát hợp, có hiệu quả, tránh rập khuôn máy móc. Mặt khác phải năng động, linh hoạt giải quyết các vụ việc nổi lên. Công tác giữ gìn trật tự nơi công cộng là một nội dung quan trọng của biện pháp hành chính về an ninh trật tự đồng thời là công tác xã hội có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều người. Mỗi người dân đến nơi công cộng phải có nghĩa vụ, trách nhiệm giữ gìn trật tự nơi công cộng. Phần II: Kết quả nghiên cứu I. Những đặc điểm cơ bản của địa bàn công cộng trọng điểm có liên quan đến công tác tổ chức giữ gìn trật tự 1. Mỗi loại địa bàn công cộng trọng điểm có tính năng, tác dụng, mục đích phục vụ khác nhau, tính phức tạp ở những nơi đó diễn ra khác nhau, nên những yêu cầu đặt ra để đảm bảo trật tự ở những nơi đó cũng khác nhau Địa bàn công cộng trọng điểm có phạm vi rộng, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động ở các địa bàn công cộng trọng điểm cũng hết sức đa dạng, phong phú. Căn cứ vào tính chất, mục đích, yêu cầu bảo vệ và quá trình hoạt động của những nơi công cộng trọng điểm người ta chia làm hai loại: - Địa bàn công cộng trọng điểm thường xuyên được đưa vào khai thác sử dụng phục vụ các nhu cầu, mục đích của đời sống xã hội. - Địa bàn công cộng trọng điểm chỉ đưa vào khai thác sử dụng phục vụ cho các nhu cầu, mục đích của xã hội trong khoảng thời gian nhất định theo quy luật thời gian. Do tính chất hoạt động của những nơi này khác nhau, mục đích phục vụ khác nhau, đối tượng phục vụ khác nhau, nên tính phức tạp ở từng loại nơi công cộng này cũng khác nhau. Vì vậy, những yêu cầu đặt ra của công tác tổ chức giữ gìn trật tự ở những loại nơi công cộng trọng điểm này cũng có sự khác nhau. 2. Địa bàn công cộng trọng điểm là nơi diễn ra nhiều mặt hoạt động của xã hội, đồng thời cũng là nơi thường tập trung đông người, thành phần xã hội đa dạng, phức tạp Do nhu cầu của con người về vật chất, tinh thần trong đời sống xã hội, con người có thể đến những nơi công cộng trọng điểm để thực hiện nhu cầu của mình. Bên cạnh đó bọn tội phạm và phần tử xấu cũng sẽ lợi dụng những điều kiện thuận lợi sẵn có và những sơ hở, thiếu sót ở những nơi công cộng để hoạt động. Địa bàn công cộng trọng điểm là nơi diễn ra nhiều hoạt động xã hội, tập trung đông người, thành phần xã hội đa dạng, phức tạp, do đó vấn đề nổi lên đó là: sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy ước của công dân ở những địa bàn công cộng trọng điểm này cũng khác nhau. Mặt khác ở địa bàn công cộng trọng điểm cũng hình thành và tập trung nhiều mối quan hệ xã hội đa chiều khác nhau. Đáng quan tâm là mối quan hệ giữa bọn tội phạm hình sự, bọn phần tử xấu với nhau, đây là những mầm mống, điều kiện thuận lợi dẫn đến hình thành các băng, ổ nhóm tội phạm và các tệ nạn xã hội hoạt động ở địa bàn công cộng trọng điểm. 3. Địa bàn công cộng trọng điểm là nơi có nhiều điều kiện hình thành những đám đông bất hợp pháp, những vụ gây rối trật tự công cộng làm cho tình hình trật tự không ổn định Địa bàn công cộng trọng điểm được tổ chức, xây dựng là nhằm thoả mãn và phục vụ những nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần của mọi thành viên, mọi người khi có nhu cầu đều có thể đến nơi công cộng để thực hiện nhu cầu của mình. Mặt khác với mối quan hệ đa chiều và quá trình hoạt động của con người ở nơi này thường có sự liên kết, ràng buộc hoặc có sự tác động qua lại lẫn nhau về quyền lợi. Vì vậy trong mối quan hệ dễ phát sinh những xung khắc, gây ra những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Lợi dụng tình hình phức tạp bọn tội phạm và phần tử xấu có cơ hội, điều kiện kích động, lôi kéo những quần chúng kém hiểu biết lạc hậu gây mất ổn định về trật tự xã hội ở địa bàn công cộng trọng điểm. II. Những biện pháp cụ thể mà công an phường đã tiến hành để giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm 1. Nắm tình hình, xây dựng kế hoạch tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm Nắm tình hình địa bàn công cộng nói chung và địa bàn công cộng trọng điểm nói riêng là cơ sở để xây dựng kế hoạch, xác định các biện pháp giữ gìn trật tự nơi công cộng sát hợp, có hiệu quả với từng địa bàn công cộng trọng điểm. Nắm tình hình cần phải tập trung vào những vấn đề sau đây: Tình hình đặc điểm về địa lý địa bàn công cộng trọng điểm: vị trí, diện tích, các mục tiêu, tụ điểm cần bảo vệ... Tình hình các hoạt động của xã hội diễn ra ở địa bàn công cộng trọng điểm. Tình hình tệ nạn xã hội ở địa bàn công cộng trọng điểm: cờ bạc, mại dâm, nghiện hút... Tình hình các loại tai nạn phổ biến, nghiêm trọng thường xảy ra: tai nạn giao thông, tai nạn cháy, nổ... Ngoài ra cần nắm các vi phạm pháp luật khác thường xảy ra, ý thức của quần chúng trong việc tham gia giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm, sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào việc giữ gìn trật tự công cộng. Nội dung của kế hoạch tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm phải thể hiện rõ những vấn đề sau đây: - Phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác giữ gìn trật tự công cộng ở từng địa bàn trọng điểm. - Xác định các biện pháp cần phải áp dụng, trách nhiệm của các lực lượng nghiệp vụ cảnh sát và cơ chế phối hợp với các ngành có liên quan trong tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm. - Dự kiến những tình huống phức tạp, đột xuất có thể xảy ra ở địa bàn công cộng trọng điểm và phương án giải quyết đối với các tình huống phức tạp xảy ra. 2. Tuyên truyền, vận động, tổ chức hướng dẫn quần chúng chấp hành các quy định giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm Thông qua công tác này để mỗi người khi đến địa bàn công cộng trọng điểm thấy rõ trách nhiệm của mình, đồng thời đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy tắc ở những nơi này. Việc tuyên truyền, giáo dục cần phải gắn liền với các hình thức hoạt động, sinh hoạt của các cơ quan, trường học, các khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội với các hoạt động kinh doanh dịch vụ của nhân dân ở địa bàn công cộng trọng điểm. 3. Phối hợp với các lực lượng chức năng và với các ngành có liên quan tổ chức hợp lý các hoạt động ở địa bàn công cộng trọng điểm Địa bàn công cộng trọng điểm là nơi tập trung nhiều hoạt động xã hội khác nhau, bọn tội phạm phần tử xấu cũng có điều kiện để hoạt động gây nên sự mất ổn định về trật tự xã hội ở địa bàn công cộng trọng điểm. Do đó, lực lượng cảnh sát nhân dân phải tham mưu cho chính quyền chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, các ngành có liên quan hoạt động theo một trật tự nhất định. Đồng thời tham mưu, đề xuất với chính quyền hoặc các ngành có liên quan xây dựng những nội quy, quy tắc điều chỉnh các hoạt động ở địa bàn công cộng trọng điểm. Để thực hiện được nội dung trên đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Cảnh sát nhân dân với các ngành có liên quan cùng tham gia quản lý địa bàn công cộng trọng điểm. 4. Tổ chức lực lượng trực ban thường trực chiến đấu, tiếp nhận và xử lý kịp thời các nguồn thông tin có ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội ở địa bàn công cộng trọng điểm và hỗ trợ giúp đỡ công dân ở địa bàn công cộng trọng điểm khi họ có yêu cầu Để thực hiện được chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội và chức năng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm ở địa bàn công cộng trọng điểm đòi hỏi lực lượng thường trực chiến đấu, tổ chức tiếp nhận và xử lý kịp thời có hiệu quả các nguồn tin có ảnh hưởng giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm do quần chúng cung cấp. 5. Giải quyết kịp thời những vụ việc phức tạp, các vụ tai nạn xảy ra ở địa bàn công cộng trọng điểm Lực lượng Cảnh sát nhân dân phải xác định rõ tính chất của từng loại vụ việc để áp dụng các biện pháp giải quyết khôn khéo phù hợp. Phải tranh thủ được sự đồng tình của quần chúng, bị kích động lôi kéo phải kiên trì giáo dục, thuyết phục có lý, có tình. Đồng thời phải biết sử dụng chiến thuật phân hoá tách các đối tượng cầm đầu, kích động quần chúng ra khỏi đám đông để chủ động áp dụng các biện pháp đấu tranh trấn áp kịp thời, có hiệu quả. Mặt khác thu thập nhưng thông tin, dư luận của quần chúng về vụ tai nạn, lấy lời khai của những người biết việc. Trao đổi tình hình, bàn giao toàn bộ những tài liệu đã thu thập được cho lực lượng Cảnh sát điều tra để tiến hành các hoạt động điều tra theo đúng quy định của pháp luật đối với những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm. 6. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm Thông qua kiểm tra, kiểm soát chúng ta có điều kiện giáo dục, xây dựng ý thức pháp luật và nếp sống văn minh ở địa bàn công cộng trọng điểm cho cán bộ nhân dân. Đồng thời đấu tranh xử lý kịp thời đối với những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy tắc về đảm bảo trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm. Thông qua kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm, lực lượng cảnh sát phải phát hiện kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về an ninh trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm của các cơ quan chức năng, các ngành có liên quan để tham mưu cho chính quyền, kiến nghị với các ngành chủ động có biện pháp phối hợp giải quyết. 7. Thu thập tích luỹ tài liệu phục vụ cho công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các tai, tệ nạn xã hội Để có được các nguồn thông tin tài liệu này lực lượng Cảnh sát nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ được phân công phải sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phải thông qua các hoạt động thường xuyên để thu thập và phải nêu cao được ý thức trách nhiệm với công việc được giao. Khi đã có những tài liệu phản ánh về tội phạm, về các tai, tệ nạn ở các địa bàn công cộng trọng điểm các lực lượng nghiệp vụ cần tổ chức khai thác, sử dụng, bảo quản, lưu giữ theo đúng chế độ hồ sơ của lực lượng Công an nhân dân. C. Phần kết luận I. Các kết luận về vấn đề nghiên cứu 1. Về ưu điểm Trong những năm qua công an phường đã có sự phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan để giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm. Công tác nắm tình hình kịp thời, chính xác, phát hiện mọi biểu hiện nghi vấn để phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn. Thường xuyên vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Quản lý chặt chẽ được số đối tượng trong địa bàn. Phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ khác đấu tranh chống các tệ nạn xảy ra ở địa bàn công cộng trọng điểm. Vệ sinh, mỹ quan của địa bàn ngày càng khang trang, sạch đẹp. 2. Tồn tại Tuy đã phối hợp với các ngành, các cấp song chưa được thường xuyên, đều đặn, còn thiếu thống nhất. Công tác tuần tra, kiểm soát vào các giờ trọng điểm và ban đêm đôi khi không thường xuyên để bọn tội phạm lợi dụng sơ hở để hoạt động. Mạng lưới cơ sở bí mật chưa đủ để đáp ứng yêu cầu thực tế ở những địa bàn công cộng trọng điểm. 3. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại Chưa xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa các lực lượng, các ngành trên cơ sở chỉ đạo thống nhất. Công tác tuần tra kiểm soát chưa thường xuyên, chưa có bàn bạc thống nhất các ngành, các cấp cùng tham gia tuần tra các giờ trọng điểm. Địa bàn công cộng thì rộng, phức tạp những cơ sở bí mật còn mỏng, chưa rải khắp mọi chỗ để đảm bảo công tác nắm tình hình kịp thời. II. Đề xuất 1. Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài ngành cùng tham gia giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm. 2. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát các giờ trọng điểm và ban đêm có sự phối hợp của các ngành. 3. Xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật đủ về số lượng và chất lượng trong và xung quanh địa bàn công cộng trọng điểm đảm bảo công tác nắm tình hình kịp thời, chính xác. 4. Tiến hành tổ chức, sắp xếp các hoạt động ở địa bàn công cộng trọng điểm đảm bảo thuận tiện hợp lý cho các hoạt động, đồng thời xoá bỏ những bất hợp lý mà bọn tội phạm và phần tử xấu có thể lợi dụng hoạt động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan.doc
Tài liệu liên quan