Tiểu luận Một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trong giai đoạn hiện nay

Khi nói đến quản lý hành chính về an ninh trật tự thì bất cứ ai cũng thấy được tầm quan trọng của vấn đề, bởi đối với đất nước ta quản lý hành chính về an ninh trật tự đã và đang góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ và đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu của các cấp các ngành, đảm bảo cho công dân phát huy quyền dân chủ của mình, quản lý xã hội của nhà nước vẫn là công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Công an nhân dân có vai trò quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Hơn nữa hoạt động quản lý hành chính về an ninh trật tự trong bối cảnh thế giới hiện nay có nhiều biến động và thay đổi với tốc độ chóng mặt khó có thể dự báo được với những sự thay đổi này đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với tình hình an ninh thế giới nói chung và tình hình an ninh trật tự của một quốc gia nói riêng.

Đất nước đang có những thay đổi quan trọng về kinh tế - xã hội: Đời sống kinh tế của nhân dân đã được cải thiện, các khu đô thị, các khu công nghiệp được mở rộng, các ngành nghề phát triển làm cho người lao động có thêm việc làm, sự biến động dân cư một cách mạnh mẽ, về đời sống xã hội người dân cũng đòi hỏi phải dân chủ hơn và cởi mở hơn. Quản lý hành chính về an ninh trật tự bao gồm có nhiều nội dung công tác cụ thể khác nhau, do nhiều cấp, nhiều bộ phận nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân tiến hành ở mỗi nội dung quản lý hành chính về an ninh trật tự lại được tiến hành bằng những phương pháp cụ thể khác nhau. Để tạo thuận lợi cho quá trình vận dụng, quản lý chặt chẽ đối với các đối tượng của quản lý hành chính về an ninh trật tự rất cần có những nghiên cứu để đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trong giai đoạn tiếp theo.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý hành chính về an ninh trật tự có nhiều đổi mới quan trọng, nhưng còn không ít những hạn chế trong nội dung đăng ký quản lý hộ khẩu, nhân khẩu còn nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ không nắm được hộ và nắm được người. Trong quản lý người nước ngoài và xuất nhập cảnh Việt Nam đối với công dân Việt Nam thủ tục còn phức tạp, làm hạn chế đến sự giao lưu quốc tế. Trong quản lý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự còn nhiều hạn chế nhất định.

 

doc33 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Đề tài: Một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trong giai đoạn hiện nay Hà Nội - 2006 Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nói đến quản lý hành chính về an ninh trật tự thì bất cứ ai cũng thấy được tầm quan trọng của vấn đề, bởi đối với đất nước ta quản lý hành chính về an ninh trật tự đã và đang góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ và đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu của các cấp các ngành, đảm bảo cho công dân phát huy quyền dân chủ của mình, quản lý xã hội của nhà nước vẫn là công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Công an nhân dân có vai trò quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Hơn nữa hoạt động quản lý hành chính về an ninh trật tự trong bối cảnh thế giới hiện nay có nhiều biến động và thay đổi với tốc độ chóng mặt khó có thể dự báo được với những sự thay đổi này đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với tình hình an ninh thế giới nói chung và tình hình an ninh trật tự của một quốc gia nói riêng. Đất nước đang có những thay đổi quan trọng về kinh tế - xã hội: Đời sống kinh tế của nhân dân đã được cải thiện, các khu đô thị, các khu công nghiệp được mở rộng, các ngành nghề phát triển làm cho người lao động có thêm việc làm, sự biến động dân cư một cách mạnh mẽ, về đời sống xã hội người dân cũng đòi hỏi phải dân chủ hơn và cởi mở hơn. Quản lý hành chính về an ninh trật tự bao gồm có nhiều nội dung công tác cụ thể khác nhau, do nhiều cấp, nhiều bộ phận nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân tiến hành ở mỗi nội dung quản lý hành chính về an ninh trật tự lại được tiến hành bằng những phương pháp cụ thể khác nhau. Để tạo thuận lợi cho quá trình vận dụng, quản lý chặt chẽ đối với các đối tượng của quản lý hành chính về an ninh trật tự rất cần có những nghiên cứu để đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trong giai đoạn tiếp theo. Trong những năm gần đây, công tác quản lý hành chính về an ninh trật tự có nhiều đổi mới quan trọng, nhưng còn không ít những hạn chế trong nội dung đăng ký quản lý hộ khẩu, nhân khẩu còn nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ không nắm được hộ và nắm được người. Trong quản lý người nước ngoài và xuất nhập cảnh Việt Nam đối với công dân Việt Nam thủ tục còn phức tạp, làm hạn chế đến sự giao lưu quốc tế. Trong quản lý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự còn nhiều hạn chế nhất định. Chính vì vậy, qua học môn quản lý hành chính về an ninh trật tự, tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Một số vấn đề nhằm nõng cao hiệu quả quản lý hành chớnh về trật tự xó hội trong giai đoạn hiện nay ". Nghiên cứu đề tài này góp phần hiểu đúng đắn hơn về quản lý hành chính Nhà nước nói chung và quản lý hành chính về an ninh trật tự nói riêng, đồng thời đưa ra một số giải pháp để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội, làm cơ sở cho việc định hướng, tổ chức, xây dựng thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, kế hoạch của Nhà nước các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước đã vạch ra. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu viết tiểu luận: "Một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trong giai đoạn hiện nay" giúp bản thân tôi bước đầu làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khi giải quyết một số vấn đề lý luận của một môn học đặt ra. Nhiệm vụ đặt ra cho tiểu luận là phân tích làm rõ những lý luận cơ bản về quản lý hành chính về trật tự xã hội. Phân tích thực trạng các nội dung lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện quản lý hành chính, đồng thời rút ra được kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục. Qua đó đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi giải quyết của tiểu luận Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội. Nghiên cứu theo phạm vi chức năng của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính thực hiện trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với tất cả các thành phần kinh tế - xã hội không có sự phân biệt. 4. Phương pháp nghiên cứu giải quyết vấn đề Để giải quyết được mục đích, phạm vi nghiên cứu giải quyết của đề tài, bản thân tôi đã nghiên cứu kỹ giáo trình, các tài liệu tham khảo, các báo cáo tổng kết của cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cũng như một số luận văn của các đồng chí sinh viên chuyên ngành khoá trước. Bước đầu nghiên cứu viết tiểu luận, vì vậy gặp không ít khó khăn còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ. Bên cạnh đó thời gian nghiên cứu viết tiểu luận có hạn đây là một số khó khăn lớn đối với bản thân, cho nên chưa để đi sâu nghiên cứu, phân tích đánh giá hết một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trong giai đoạn hiện nay được chắc chắn còn nhiều thiếu sót. 5. Cấu trúc nội dung đề tài I. Nhận thức chung về hoạt động quản lý hành chính về trật tự xã hội. II. Thực trạng hoạt động quản lý hành chính về trật tự xã hội của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trong giai đoạn hiện nay. Phần kết luận I. Nhận thức chung về hoạt động quản lý hành chính về trật tự xã hội 1. Một số khái niệm cơ bản Quản lý hành chính nhà nước: Là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành. Phân biệt giữa quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước, về nội dung giống nhau. Về hành chính nhà nước là một dạng hoạt động về tổ chức và điều hành, để thực hiện quyền lực nhà nước. Điểm khác: Chủ thể tác động đến đối tượng quản lý hay nội dung quản lý. Nếu quản lý nhà nước thì chủ thể tác động đến đối tượng và nội dung quản lý nhà nước bằng cả ba quyền mà nhà nước có. Còn quản lý hành chính nhà nước chỉ tác động đến các đối tượng nội dung quản lý bằng quyền thực thi pháp luật mà thôi. Quản lý hành chính về an ninh trật tự: Là một bộ phận của quản lý hành chính nhà nước, do lực lượng công an tiến hành trên cơ sở pháp luật thể lệ hành chính của nhà nước, để quản lý con người, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phương tiện đặc biệt và địa bàn công cộng nhằm chủ động phòng ngừa phát hiện đấu tranh chống phản cách mạng và tội phạm khác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội bảo đảm cuộc sống yên vui lành mạnh, hạnh phúc của nhân dân. Góp phần quản lý xã hội một hai mục tiêu trên, đặc điểm, nguyên tắc của hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội. Mục tiêu của quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội. Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội là một bộ phận của quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chung: Đảm bảo sự ổn định và an toàn của đất nước của toàn bộ hệ thống chính trị kinh tế - xã hội tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững. Mục tiêu cụ thể: Phục vụ đắc lực cho công tác quản lý xã hội của nhà nước, góp phần xây dựng được môi trường xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chủ động phòng ngừa kịp thời phát hiện đấu tranh với bọn tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ngăn ngừa tới mức thấp nhất các loại tệ nạn xã hội, đẩy lùi và làm giảm các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, loại trừ văn hoá phẩm độc hại. Tổ chức tạo điều kiện để phát huy được quyền dân chủ của dân đảm bảo cho công dân thật sự được sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Được sống trong môi trường xã hội ổn định. Đặc điểm của quản lý hành chính về an ninh trật tự. Quản lý hành chính về an ninh trật tự là một hoạt động hành chính công khai nhưng có ý nghĩa nghiệp vụ công an sâu sắc. Lực lượng công an nhân dân nói chung, cảnh sát nhân dân nói riêng được giao chức năng quản lý hành chính nhà nước trên lĩnh vực an ninh trật tự để đưa vào hoạt động xã hội vào trật tự nhất định quá trình tổ chức thực hiện các nội dung quản lý hành chính về an ninh trật tự: Đăng ký quản lý hộ khẩu, nhân khẩu, phương tiện đặc biệt... những nội dung này tiến hành công khai dựa trên quy định pháp luật của nhà nước thông qua đó lực lượng công an nhân dân có đầy đủ khả năng điều kiện thu nhận khai thác xử lý các thông tin nghiệp vụ về đối tượng phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vì vậy quản lý hành chính về an ninh trật tự không phải là một hoạt động hành chính đơn thuần mà thông qua hoạt động hành chính về an ninh trật tự có ý nghĩa nghiệp vụ công an sâu sắc. Nội dung hình thức phương pháp quản lý hành chính về an ninh trật tự thường xuyên phải được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân. Xã hội loài người luôn vận động biến đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có con người giữ vai trò quyết định là chủ thể quản lý xã hội nhà nước luôn cải tiến về bộ máy, cơ chế cho phù hợp với tình hình phát triển xã hội, tạo điều kiện cho các thành viên trong xã hội hoàn thiện mình. Cùng với sự phát triển này bọn tội phạm có các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra phức tạp về tính chất mức độ thủ đoạn... Do đó yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân phải thường xuyên nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong từng thời kỳ. Quản lý hành chính về an ninh trật tự là bộ phận quản lý hành chính nhà nước, biện pháp nghiệp vụ cơ bản của lực lượng công an nhân dân để đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, hoạt động quản lý hành chính phải luôn bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, yêu cầu nghiệp vụ của ngành công an nhân dân, sự thay đổi đó diễn ra: Nội dung hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện. Đòi hỏi các chủ thể quản lý kịp thời nắm bắt biến động về thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội nhất là các đối tượng quản lý. Các thông tin này phải được ghi nhận phản ánh khách quan từ cơ sở, đảm bảo cho sự thay đổi quản lý hành chính về an ninh trật tự luôn phù hợp pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, yêu cầu nghiệp vụ của ngành. Quản lý hành chính về an ninh trật tự phải đáp ứng nhiệm vụ thực hiện các chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước và quyền dân chủ của công dân. Chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, xây dựng ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Mỗi cấp ngành được nhà nước giao nhiệm vụ trên một lĩnh vực cụ thể lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội được nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các thể lệ hành chính về an ninh trật tự: Đăng ký quản lý nhân hộ khẩu... Quản lý trật tự công cộng. Những hoạt động này liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các phương diện. Đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến quyền nghĩa vụ của công dân trong quá trình tham gia xã hội: Cư trú đi lại... quá trình tổ chức thực hiện lực lượng cảnh sát nhân dân phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ. Đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện nội dung quản lý hành chính về an ninh trật tự. Trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý hành chính về an ninh trật tự, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải nhận thức đúng đắn công tác này. Nắm vững vận dụng sáng tạo quy định pháp luật yêu cầu nghiệp vụ của ngành. Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình làm việc với tinh thần khách quan thận trọng, bám sát thực tiễn cải tiến nội dung phương pháp làm việc chủ động cải tiến lề lối làm việc, giảm bớt phiền hà thủ tục tạo điều kiện cho nhân dân phát huy quyền làm chủ thực hiện thắng lợi chủ trương cải cách hành chính của Đảng, Nhà nước. Nguyên tắc quản lý hành chính về an ninh trật tự. Nguyên tắc là tư tưởng căn bản chỉ đạo quá trình tổ chức xây dựng vận hành hệ thống bộ máy quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của quản lý hành chính về an ninh trật tự đã đề ra. Trong quản lý hành chính về trật tự xã hội cần quán triệt nguyên tắc cơ bản: + Nguyên tắc kết hợp quản lý hành chính về an ninh trật tự theo ngành và theo lãnh thổ trên cơ sở phân công phân cấp của nhà nước. Quản lý hành chính về an ninh trật tự là nội dung quan trọng của quản lý hành chính nhà nước được nhà nước giao cho công an trực tiếp tổ chức thực hiện. Đây là vấn đề khó khăn phức tạp dễ phát sinh lệch lạc. Kết quả quản lý hành chính về an ninh trật tự có tác động tốt, xấu, quá trình quản lý xã hội công tác nghiệp vụ của công an, quyền nghĩa vụ của công dân, muốn làm tốt công an nhân dân phải nghiên cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống pháp luật tổ chức bộ máy xây dựng cơ chế hoạt động điều hành cho phù hợp tập trung thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Mặt khác từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy Công an các cấp có sự phân công khác nhau. Nội dung yêu cầu quản lý hành chính về an ninh trật tự ở các cấp đặt ra là khác nhau. Việc phân công phân cấp quản lý hành chính về an ninh trật tự ở mỗi địa bàn, cấp có sự khác nhau. Quản lý hành chính về an ninh trật tự theo ngành và quản lý hành chính về an ninh trật tự theo lãnh thổ trên cơ sở phân công phân cấp là hai mặt hoạt động thống nhất có sự kết hợp chặt chẽ, sự kết hợp này là nguyên tắc trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Do vậy, cơ quan quản lý hành chính về an ninh trật tự ở Trung ương, địa phương cần nhận thức, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, có sự kết hợp chặt chẽ các ngành có liên quan trong thực hiện nội dung quản lý hành chính về an ninh trật tự. + Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính về an ninh trật tự. Pháp chế là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội, trong đó tất cả cơ quan nhà nước tổ chức xã hội, nhân viên... đều phải tôn trọng thực hiện đúng pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác. Quản lý hành chính về an ninh trật tự là nội dung cụ thể của biện pháp hành chính nhà nước Nghị quyết 31/BCT ngày 02/12/1980 xác định biện pháp hành chính là một trong 6 biện pháp công tác của ngành công an để phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm vi phạm pháp luật nên phải tuân thủ nguyên tắc này. Thực tiễn thực hiện nội dung của biện pháp hành chính về an ninh trật tự là thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ của ngành công an thông qua việc tổ chức hướng dẫn các thể chế hành chính về an ninh trật tự của nhà nước. Xét về phương thức hoạt động là biện pháp công khai những nội dung bí mật sâu sắc. Làm tốt nội dung của quản lý hành chính về an ninh trật tự chính là cơ sở quan trọng để thực hiện ý đồ nghiệp vụ của Công an nhân dân. Cơ sở pháp lý là dựa vào luật hành chính của nhà nước các nội dung quy ước thể lệ các ngành các cấp. Thể hiện sự khác biệt giữa quản lý hành chính và an ninh trật tự với biện pháp khác. Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện xuyên suốt trong cả quá trình tổ chức thực hiện nội dung quản lý hành chính về an ninh trật tự. Từ tổ chức tuyên truyền vận động quần chúng đến thanh tra đấu tranh xử lý vi phạm được quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật hành chính nhà nước. Để làm tốt quản lý hành chính về an ninh trật tự nhằm khai thác tiềm năng quản lý hành chính về an ninh trật tự đối với công tác nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân. Đáp ứng yêu cầu của ngành, cấp trong quản lý xã hội mỗi cán bộ chiến sĩ cần nắm vững quán triệt vấn đề này. 2. Vai trò của quản lý hành chính về trật tự xã hội Cũng như tất cả các quốc gia nói chung, vấn đề quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội nói chung và trật tự xã hội nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước bởi nó là một tiền đề nhằm ổn định xã hội xác lập cơ sở để phát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội. Chúng ta biết rằng bản chất của quản lý hành chính về trật tự xã hội là nhằm quản lý con người trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội tập trung vào quản lý cư trú đi lại hành nghề, kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự cũng như các hoạt động khác của con người. Khi tham gia vào quá trình xã hội, quá trình quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội giúp cho các nhà quản lý có được những thông tin cần thiết về con người trong các hoạt động của đời sống xã hội như thông tin về dân số, cơ cấu mật độ dân số, an toàn giao thông... Đây là những nguồn thông tin rất cơ bản thu được thông qua các hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, giúp cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, xây dựng các chính sách cũng như chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước, các kế hoạch của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở. Ngoài ra còn có vai trò to lớn là điều chỉnh, điều khiển các hoạt động xã hội và hành vi của công dân theo trật tự nhất định của nền trật tự xã hội chủ nghĩa đó là một nền trật tự của một xã hội mà nơi đó con người sống có kỷ cương, nền nếp, lành mạnh, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội là một biện pháp công tác cơ bản của lực lượng công an nhân dân để phòng ngừa tội phạm, hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội có tác dụng tước bỏ điều kiện xoá bỏ cơ số tội phạm và phần tử xấu lợi dụng để hoạt động phạm pháp. Hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội có điều kiện đi sâu nắm chắc tình hình thu nhập thông tin, cung cấp thông tin cho các hoạt động nghiệp vụ làm cơ sở cho việc triển khai các mặt công tác nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân như hỗ trợ cho các hoạt động điều tra: hoạt động sưu tra, xác minh hiềm nghi... Dù ở giai đoạn nào thì vai trò của quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội rất lớn góp phần xây dựng cuộc sống yên vui lành mạnh, hạnh phúc của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước. Đất nước ta hiện nay đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với đặc trưng của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có nhiều thay đổi cơ bản vì hiện đại hoá kinh tế có mối quan hệ đến vấn đề dân chủ hoá các mặt đời sống xã hội. Người lao động ở thời kỳ này đòi hỏi phải có việc làm và tự do lựa chọn việc làm theo khả năng trí tuệ của mình. Các quyền cơ bản của dân đòi hỏi phải được đảm bảo hơn như các quyền tự do cư trú, đi lại... Vấn đề dân chủ của dân phải được đảm bảo bằng pháp luật. Nhà nước pháp quyền là đảm bảo cho quyền tự do của công dân được thực hiện trong thực hiện pháp luật, hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội đóng vai trò biểu hiện của nhà nước pháp quyền, nó đảm bảo vững chắc cho nhà nước của dân, do dân, vì dân. Song còn đó những mặt trái: sự phân hoá giàu nghèo, tội phạm mới xuất hiện, phương thức thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi... Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước luôn phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì nó quan hệ đến sự an toàn và ổn định của xã hội, sự bền vững của quốc gia và sự sống của chế độ. 3. Nội dung của quản lý hành chính về trật tự xã hội 3.1. Đăng ký hộ khẩu nhân khẩu Đăng ký quản lý hộ khẩu nhân khẩu là biện pháp quan trọng của nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân, bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường quản lý xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đăng ký và quản lý hộ khẩu thường trú: là việc đăng ký và quản lý đối với từng người dân cư trú thường xuyên và lâu dài mang tính ổn định tương đối, tại một địa chỉ nhất định theo một đơn vị hộ hoặc cá nhân trong các nhà ở tập thể ở các đơn vị hành chính xã phường. Yêu cầu cơ bản của việc quản lý thường trú là phải nắm chắc 4 nội dung về một con người gồm lai lịch bản thân, mối quan hệ gia đình, nghề nghiệp và đời sống kinh tế, thái độ chính trị hiện tại. Trên cơ sở đó mà phân loại nhân khẩu, lập danh sách các nhân khẩu cần chú ý có biện pháp quản lý khai thác các số liệu, tài liệu về dân số kịp thời. Đăng ký và quản lý hộ khẩu tạm trú: là việc quản lý đối với những hộ, nhân khẩu ở các địa phương khác ngoài đơn vị hành chính xã, phường đến tạm trú tại địa phương kể từ 1 ngày lên (có ở lại qua đêm). Việc quản lý nhân khẩu tạm trú là nhằm nắm chắc được sự di biến động về nhân khẩu ở địa phương nói chung và cụ thể là nắm vững được số người ở nơi khác đến địa bàn, nhằm tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc chấp hành các hoạt động về cư trú đồng thời thông qua quản lý tạm trú để nắm được đặc điểm căn cước của từng người đến tạm trú, mục đích, lý do và thời gian tạm trú của họ kịp thời phát hiện các hiện tượng nghi vấn ngăn chặn một cách có hiệu quả đối với các hành vi, vi phạm pháp luật, vi phạm các thể lệ hành chính khác. Quản lý tạm vắng: quản lý nhân khẩu tạm vắng được áp dụng cho những nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên vì lý do việc riêng phải vắng mặt ở nơi cư trú thuộc đơn vị quận, huyện... thời gian vắng mặt tại địa phương có thời hạn dưới 6 tháng. Nếu thời gian vắng mặt quá 6 tháng thì công dân phải làm thủ tục cắt chuyển hộ khẩu đến nơi cư trú mới (trừ trường hợp là học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng...). Nếu thời gian vắng mặt quá 6 tháng không có lý do chính đáng thì cơ quan quản lý hộ khẩu sẽ xoá tên trong sổ hộ khẩu. Việc quản lý tạm vắng là nhằm nắm chắc được sự di chuyển của nhân hộ khẩu trong khu vực đồng thời nắm được mối quan hệ của người tạm vắng nhằm phát hiện những hiện tượng nghi vấn, các hoạt động phạm pháp, phạm tội, trốn tránh sự quản lý của chính quyền địa phương. 3.2. Cấp phát quản lý chứng minh nhân dân và các loại giấy tờ đi lại khác đối với công dân Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tuỳ thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định nhằm đảm bảo thuận tiện cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại, thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là mọt trong những nhiệm vụ đặc thù mà nhà nước giao cho lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Mặt khác việc cấp giấy tờ tuỳ thân cho công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phòng ngừa phát hiện đấu tranh chống tội phạm, cấp phát và quản lý chứng minh nhân dân gắn liền với hoạt động quản lý cư trú của công dân. Khi xác định được nơi cư trú chính thức của công dân là cơ sở để cấp phát chứng minh nhân dân. Việc cấp phát chứng minh nhân dân được thực hiện từ khi chúng ta có chính quyền. Việc cấp chứng minh nhân dân Bộ Công an có thông tư 11/TT-BNV ngày 28/11/1980 quy định việc cấp giấy phép cho nhân dân đến các xã biên giới. Thực hiện hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước Việt Nam - Trung Quốc ký ngày 07/11/1991. Bộ Công an và Bộ ngoại giao đã có thông tư liên bộ số 01/TT-NB ngày 31/03/1992 quy định về việc cấp giấy thông hành xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam sang Trung Quốc và giao cho lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện nhiệm vụ này. 3.3. Quản lý người nước ngoài và quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam đối với công dân Việt Nam Quản lý người nước ngoài dựa vào các quy định của nhà nước về quản lý người nước ngoài trong pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức hướng dẫn để họ chấp hành pháp luật thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của họ theo quy định pháp luật khi họ vào cư trú đi lại, khi họ rời khỏi Việt Nam. Nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước, công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân và bảo vệ lợi ích chính đáng của người nước ngoài tại Việt Nam. 3.4. Quản lý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự Quản lý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự là quá trình lo Cảnh sát nhân dân dựa vào các văn bản của nhà nước quy định đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện an ninh trật tự áp dụng các biện pháp để quản lý chặt chẽ với các ngành nghề mà trong quá trình hoạt động kinh doanh có các điều kiện phương tiện liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội. Nhà nước giao cho ngành Công an quản lý được quy định cụ thể trong điều 2 nghị định 08/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/02/2001 và thông tư 02/2001/TT-BCA ngày 04/05/2001 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành nghị định 08/2001/NĐ-CP. Phạm vi quản lý: 2 nhóm nghề. Những nghề kinh doanh phải có giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự. Bao gồm nghề khắc dấu, nghề sản xuất súng sắn, kinh doanh đạn súng săn. Sản xuất kinh doanh công cụ hỗ trợ, cơ sở kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan.doc
Tài liệu liên quan