Tiểu luận Một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành, mục tiêu là xây dựng một xã hội phồn vinh và hạnh phúc “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện mục tiêu đó, nhân tố đầu tiên phải có là con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước tiên phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Người đặc biệt coi trọng vấn đề nhân cách của con người, chúng ta thường thấy Người nhắc đến các cụm từ: tư cách người cách mệnh, tư cách của Đảng chân chính cách mạng, tư cách người cán bộ cách mạng, tư cách người công an cách mạng và Người định nghĩa “nhân cách là tư cách làm người”.

Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [108 - 109]. Ở đây, những nhiệm vụ trọng yếu, nền tảng của chương trình giáo dục đại học là xây dựng một đội ngũ trí thức có nhân cách đạo đức trong sáng, làm chủ về chuyên môn nghiệp vụ, khỏe mạnh về thể chất đáp ứng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là việc giáo dục – đào tạo học sinh, sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nơi hội tụ những nhân tài tương lai của đất nước. Chính vì vậy, mà hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp không ngừng được cải tiến, hoàn thiện cả về nội dung và phương pháp giáo dục. Hàng năm có hàng nghìn sinh viên ra trường và đóng góp sức lực, trí lực của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.

Trong cuộc sống hiện đại, kéo theo một loạt những thay đổi về kinh tế - xã hội và cùng với đó là vấn đề xung quanh về sinh viên như suy nghĩ, lối sống, hành động có nhiều thay đổi ở mỗi thời kỳ khác nhau. Bên cạnh những mặt tích cực đó, sinh viên còn tồn tại nhiều mặt trái, những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn như: chất lượng học tập của một bộ phận sinh viên đang xuống cấp, có lối sống không lành mạnh, sống thiếu niềm tin vào tương lai, vào lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa. Một trong những đối tượng theo tác giả nhận thấy dễ bị tác động bởi lối sống tiêu cực và cần phải có những giải pháp giúp hoàn thiện nhân cách chính là tầng lớp sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, công tác giáo dục nhân cách đặc biệt là đối với sinh viên, vấn đề làm lành mạnh đời sống tinh thần xã hội là một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới của nước ta. Và để góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ này, tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền” làm đề tài tiểu luận học phần Một số chuyên đề về Tâm lý học.

 

doc34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Lý do và tính cấp thiết của đề tài tiểu luận Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành, mục tiêu là xây dựng một xã hội phồn vinh và hạnh phúc “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện mục tiêu đó, nhân tố đầu tiên phải có là con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước tiên phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Người đặc biệt coi trọng vấn đề nhân cách của con người, chúng ta thường thấy Người nhắc đến các cụm từ: tư cách người cách mệnh, tư cách của Đảng chân chính cách mạng, tư cách người cán bộ cách mạng, tư cách người công an cách mạng và Người định nghĩa “nhân cách là tư cách làm người”. Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [108 - 109]. Ở đây, những nhiệm vụ trọng yếu, nền tảng của chương trình giáo dục đại học là xây dựng một đội ngũ trí thức có nhân cách đạo đức trong sáng, làm chủ về chuyên môn nghiệp vụ, khỏe mạnh về thể chất đáp ứng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là việc giáo dục – đào tạo học sinh, sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nơi hội tụ những nhân tài tương lai của đất nước. Chính vì vậy, mà hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp không ngừng được cải tiến, hoàn thiện cả về nội dung và phương pháp giáo dục. Hàng năm có hàng nghìn sinh viên ra trường và đóng góp sức lực, trí lực của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong cuộc sống hiện đại, kéo theo một loạt những thay đổi về kinh tế - xã hội và cùng với đó là vấn đề xung quanh về sinh viên như suy nghĩ, lối sống, hành động có nhiều thay đổi ở mỗi thời kỳ khác nhau. Bên cạnh những mặt tích cực đó, sinh viên còn tồn tại nhiều mặt trái, những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn như: chất lượng học tập của một bộ phận sinh viên đang xuống cấp, có lối sống không lành mạnh, sống thiếu niềm tin vào tương lai, vào lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa. Một trong những đối tượng theo tác giả nhận thấy dễ bị tác động bởi lối sống tiêu cực và cần phải có những giải pháp giúp hoàn thiện nhân cách chính là tầng lớp sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, công tác giáo dục nhân cách đặc biệt là đối với sinh viên, vấn đề làm lành mạnh đời sống tinh thần xã hội là một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới của nước ta. Và để góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ này, tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền” làm đề tài tiểu luận học phần Một số chuyên đề về Tâm lý học. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tiểu luận Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, bản sắc cá nhân, quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ. Hay nói cách khác, nhân cách là tư cách làm người. Giáo dục nhân cách cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ đối với gia đình, nhà trường mà còn với toàn thể xã hội, vì sinh viên là người chủ tương lai của đất nước. Giáo dục nhân cách cho sinh viên là giáo dục lối sống, đạo đức, lập trường chính trị cho sinh viên. . Tình hình nghiên cứu Giáo dục nhân cách là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà xã hội nào cũng quan tâm. Trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người mà nhiệm vụ giáo dục nhân cách được đặt ở những vị trí khác nhau. Chính vì vậy, giáo dục nhân cách đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Có nhiều ấn phẩm nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về nhân cách như: - Lê Diệp Đĩnh: “Thực trạng tâm lý xã hội của sinh viên và vấn đề giáo dục nhân cách cho sinh viên ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, năm 1995. - PGS. TS Nguyễn Thạc (chủ biên): “Tâm lý học sư phạm”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội – 2009. - Nguyễn Ngọc Bích: “Tâm lý học nhân cách”, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, HN, 1998. - Trần Sỹ Phán: “Giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1999. - Trần Thị Tuyết Sương: “Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Viện Triết học, năm 1998. Nói chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về nhân cách, nhưng các công trình này chưa đề cập đến giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành Giáo Dục Chính Trị. Do đó, tác giả sẽ cố gắng tìm hiểu nghiên cứu vấn đề trên. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tiểu luận Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận nhằm làm rõ khái niệm về nhân cách, sinh viên, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách bên cạnh đó đề xuất một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên nghành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Để thực hiện được những mục tiêu nói trên, tác giả xác định cần phải thực hiện những mục tiêu sau: Một là, tìm hiểu một số khái niệm như: nhân cách, sinh viên. Hai là, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của sinh viên. Ba là, từ đó đưa ra một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Phương pháp nghiên cứu của đề tài tiểu luận Để làm sáng tỏ những quan điểm đó, tác giả cố gắng bám sát nội dung về nhân cách và chuyên đề nhân cách trong học phần Một số chuyên đề về tâm lý học. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: diễn dịch - quy nạp, lôgích - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thu thập, phân loại tài liệu,… Kết cấu Ngoài phần mở đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm có 2 chương 6 tiết. Chương 1. Cơ sở lý luận của giáo dục nhân cách cho sinh viên Khái quát chung về nhân cách Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cho sinh viên Chương 2. Những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo Dục Chính Trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1. Hình thành môi trường xã hội tích cực trong việc giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị 2.2. Môi trường gia đình 2.3. Môi trường nhà trường 2.4. Hoạt động của cá nhân – yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành nhân cách cho sinh viên NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận của giáo dục nhân cách cho sinh viên Khái quát chung về nhân cách Một số quan điểm về nhân cách Cho đến nay, có gần 200 định nghĩa khác nhau về nhân cách. Ở mỗi ngành khoa học xã hội có quan điểm nhân cách riêng của mình như: Nhân cách dưới góc độ kinh tế học, xã hội học, nhân chủng học, sử học, triết học, Dân tộc học, Văn học, Tâm lý học, Giáo dục học,... Sau đây là một số quan điểm khác nhau của những trường phái về nhân cách như: Thứ nhất, tư tưởng phương Đông cổ đại về nhân cách: Các nhà tư tưởng triết học phương Đông cổ đại cho rằng con người là tiểu vũ trụ, mang những đặc tính của vũ trụ. Những đặc tính này chi phối sự phát triển con người. Mạnh Tử nhận xét: Khi phát triển hết mình, con người có thể biết trời mà còn hợp nhất với trời làm một. Tính cách của con người chịu ảnh hưởng của ngũ hành và chia ra làm 5 loại người: Kim, Hoả, Thổ, Mộc, Thuỷ. Người mệnh Kim ăn ở có nghĩa khí, nếu Kim vượng thì tính cách cương trực. Người mệnh Hoả thì lễ nghĩa, đối với mọi người nhã nhặn, lễ độ, thích nói lý luận; nhưng nếu Hoả vượng thì nóng nảy, vội vã, dễ hỏng việc. Người mệnh Thổ trọng chữ tín, nói là làm; nếu Thổ vượng thì hay trầm tĩnh, không năng động, dễ bỏ thời cơ. Người mệnh Mộc hiền từ, lương thiện, độ lượng; Mộc vượng thì tính cách bất khuất. Người mệnh Thuỷ thì khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông suốt; nếu Thuỷ vượng thì tính tình hung bạo, dễ gây tai hoạ. Người phương Đông lấy “tâm thiện” là lý tưởng. Phương Tây tôn sùng tiến bộ, tôn sùng văn minh vật chất, không quan tâm nhiều đến phẩm chất. Do đó, nhiều người đã than phiền rằng đạo lý ngày nay suy đồi, nhân cách con người thoái hoá không bằng ngày xưa. Người phương Đông đề cao tính thiện, tính nhân, thích sự im lặng, nhẹ nhàng, đề cao sự cân bằng không thái quá. Mọi tu nhân, xử thế, chính trị đều hướng tới Thiện. Biết đủ là giàu, giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm, trong ngôn từ, trong quan hệ với mọi người. Khổng Tử quan niệm về nhân cách con người thể hiện ở Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và chỉ có người “đại nhân” mới có nhân. Trên đây là những nét sơ lược về tư tưởng phương Đông cổ đại có liên quan đến nhân cách con người. Nó nói lên hoàn cảnh và phương thức sống của con người phương Đông. Tuy vậy, đây chưa phải là những quan điểm, học thuyết về nhân cách. Thứ hai, quan niệm về nhân cách trong tâm lý học phương Tây: Như ở trên có nói, ở phương Tây có nhiều học thuyết khác nhau về nhân cách. Tác giả xin trình bày một số quan niệm nhân cách tiêu biểu trong tâm lý học phương Tây hiện đại như: Quan niệm nhân cách của Herrmanm (nhà tâm lý học Đức ) coi nhân cách là một cấu trúc rất chung mà việc xác định khái niệm về nó phải đến khi kết thúc việc nghiên cứu, mới có thể đưa ra được. Người ta không thể xác định được khái niệm nhân cách khi bắt đầu việc nghiên cứu về nó. Herrmanm (1972 – 1973) cho rằng, nhân cách cũng như cấu trúc của nó không phải là cái tồn tại hiện thực khách quan, mà là sản phẩm trừu tượng của tâm lý học, là khía niệm giải thích lý thuyết, một cấu trúc lý thuyết chung mà tâm lý học tạo ra nhằm giải thích tính khác biệt của những biểu hiện của các hiện tượng ở những người khác nhau [7, 7 - 8]. Quan niệm nhân cách của Guilford (1964): Guilford (nhà tâm lý học Mỹ) cố gắng đưa ra một khái niệm nhân cách trìu tượng, khái quát, coi nhân cách của một cá nhân như là cấu trúc có một không hai của nét bản chất. Theo Guilford mỗi nhân cách riêng lẻ là duy nhất và không lặp lại. Đó là một tổng thể toàn vẹn có tính tích hợp của những thuộc tính biểu hiện như là những khía cạnh (hay những mặt) của nhân cách có thể được nhận thức trong sự tồn tại chung và thường xuyên của các nét nhân cách. Nét nhân cách theo quan niệm Guilford là nét bản chất tương đối không đổi và có tính trìu tượng, là cái phân biệt người này với người khác. Nhân cách theo quan niệm của Giulford được cấu tạo bởi bảy mặt: thái độ, khí chất, năng lực, hình thái, giải phẫu, nhu cầu, hứng thú [7, 8 - 9]. Quan niệm nhân cách của Cattell (1793): Ông là nhà tâm lý học người Mỹ, một đại diện có hạng của thuyết hành vi mới. Ông cho rằng, nhân cách chính là hành vi của một người trong một tình huống nhất định và nó được biểu diễn trong công thức: R = ( S, P), trong đó, R là hành vi, S là kích thích, P là nhân cách. Theo quan niệm của ông thì nhân cách được hình thành từ lúc 6,7 tuổi [7, 10 - 11]. Quan niệm nhân cách của Eycenek (1970): Ông là nhà tâm lý học người Mỹ, ông coi nhân cách là một cấu trúc tương đối bền vững của các thuộc tính như tính cách, khí chất, trí tuệ và giải phẫu của con người. Nó xác định kiểu riêng của sự thích ứng của con người với môi trường [7, 12]. Thứ ba, quan niệm về nhân cách của tâm lý học Macxit. Đứng trên lập trường, quan điểm của triết học duy vật biện chứng, nền tâm lý học Xôviết đã cống hiến cho nhân loại những thành tựu to lớn, phong phú, đa dạng không ai có thể phủ nhận được. Xuất phát điểm cơ bản của lý luận nhân cách Mác – xít (Rubinstein, Schorochowa, Kossakowski) là nhân cách được hiểu khái quát như toàn bộ những điều kiện bên trong mà nhờ nó các tác động bên ngoài được khúc xạ [7, 34]. C. Mác và Ph.Ăngghen đã viết: Con người sống như thế nào thì nó là như thế. Con người là gì, điều đó phụ thuộc vào sự sản xuất của anh ta, cả việc anh ta sản xuất ra cái gì, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của anh ta. Từ đó, một định nghĩa tâm lý học Mác – xít về khái niệm nhân cách có thể nêu như sau: Nhân cách được hiểu là con người cụ thể, hoạt động xã hội và được phát triển mang tính lịch sử, mà về mặt tâm lý có thể xác định như một hệ thống động của những tiền đề chung, chuyên biệt và cá thể của hành vi xã hội và hành vi công việc trong cấu trúc độc nhất vô nhị không thể lặp lại, hệ thống này được hình thành trên những cơ sở sinh học được hình thành trong quá trình phát sinh loài nhờ những tương tác tích cực, được điều khiển xã hội với các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là với những điều kiện sống xã hội và luôn phụ thuộc vào tình trạng sống cá thể và được bộc lộ rõ trong: phương thức sống tập thể, tính xã hội tối đa (tính Đảng), tương tác biến cải môi trường một cách tích cực, sáng tạo và điều kiện sống [7, 36]. Thứ tư, quan niệm về nhân cách ở Việt Nam. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “nhân cách là bộ mặt tâm lý, tổ hợp thái độ riêng, thuộc tính riêng biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động, giao tiếp... về thực chất, đó là quá trình xã hội hóa cá nhân, tiếp thu các giá trị văn hóa của gia đình cộng đồng và xã hội... Nhân cách có tính chất xã hội, đồng thời cũng mang tính cá biệt, với những kinh nghiệm, nếp suy nghĩ, tình cảm, hoài bão, niềm tin, định hướng giá trị, tính cách riêng, tạo ra tính đa dạng của các cá nhân. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và hoạt động giao tiếp giữ vai trò quyết định đối với diện mạo của nhân cách. Khái niệm nhân cách và vai trò của nhân cách Khái niệm nhân cách Để nắm được khái niệm nhân cách chúng ta cần phải tìm hiểu một số khái niệm mà trong quá trình nghiên cứu con người, tâm lý học thường dùng để chỉ con người. Trước tiên, tác giả trình bày về khái niệm con người: Từ xa xưa đến nay có rất nhiều quan điểm về bản chất con người, khái niệm con người được xuất phát từ những mục đích, những bình diện nghiên cứu khác nhau. Con người là một tồn tại sinh vật ở bậc thang cao nhất của sự tiến hóa vật chất. Tất cả những đặc điểm cơ thể của nó là tiền đề vật chất quan trọng của các chức năng tâm lý. Đồng thời, con người là một tồn tại xã hội. Tất cả những thuộc tính tự nhiên với những chức năng của nó, chỉ được phát triển và hoàn thiện trong quá trình con người sống. Khái niệm con người là một khái niệm rất rộng để chỉ mọi cá thể, từ người lớn đến trẻ sơ sinh, từ người có trí tuệ bình thường đến người không bình thường. Khái niệm cá thể: Cá thể là một đơn vị hoàn chỉnh đại diện cho giống loài nhưng mang những nét đặc thù riêng. Khái niệm cá thể không dùng riêng cho một giống loài nào, nó có ý nghĩa phân biệt một cái riêng có tính độc lập trong một tập hợp chung. Khái niệm cá nhân: là một con người cụ thể, một thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định. Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật – xã hội và văn hóa, nhưng được xem xét một cách cụ thể riêng từng người với những đặc điểm về sinh lý, tâm lý và xã hội, để phân biệt nó với các cá nhân khác, với cộng đồng. Khái niệm cá tính: là tính đơn nhất, độc đáo, có một không hai về đặc điểm tâm lý hoặc sinh lý của cá thể động vật hoặc cá thể người (cá nhân). Nhân cách: là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, bản sắc cá nhân, quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách, song trong các định nghĩa, nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và bản thân mình. Chúng ta nói đến nhân cách của con người khi chúng ta xem xét con người với tư cách là một thành viên xã hội nhất định, là chủ thể của các hoạt động có ý thức và các mối quan hệ giao tiếp của họ. Nhân cách là tổng hòa không phải mọi đặc điểm cá thể của con người mà chỉ những đặc điểm quy định con người như một thành viên của xã hội. Không phải mọi cá nhân với cá tính của mình đều là nhân cách mà nhân cách được tạo nên bởi những đặc điểm mang tính người đích thực, tính xã hội – đạo đức. Theo Bách khoa Toàn thư Liên Xô, nhân cách được thể hiện ở hai mặt: thứ nhất, con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ và hoạt động ý thức, thứ hai, là một hệ thống giá trị có ý nghĩa xã hội đặc trưng cho cá thể trở thành một nhân cách. Nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng người, thông qua hoạt động và giao tiếp của họ. Nhân cách không được sinh ra mà được hình thành, nhà Tâm lý học X.L. Rubinstein đã viết “Con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt, không lặp lại; con người là nhân cách do nó xác định được các quan hệ của mình với những người xung quanh một cách có ý thức” [2, 66 - 67]. Mặc dù có những quan điểm khác nhau về nhân cách nhưng nhìn chung có sự thống nhất khi xem xét nhân cách, đó là: Những phẩm chất và năng lực có giá trị đối với cá nhân và xã hội được hình thành và phát triển bằng hai con đường chủ yếu là hoạt động và giao lưu. Mỗi cá nhân có một nhân cách riêng bao gồm hai mặt: Mặt tự nhiên và mặt xã hội, trong đó mặt xã hội có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, thể hiện đặc thù về nhân cách của mỗi con người. Nhân cách là tổng hợp những phẩm chất, năng lực không thành bất biến của cá nhân mà nó thường xuyên vận động, biến đổi theo chuẩn mực, giá trị xã hội. Vì vậy, mọi cá nhân không chỉ phải thường xuyên giữ gìn, bảo vệ mà còn phải rèn luyện, bồi dưỡng để nhân cách ngày càng hoàn thiện hơn. Vai trò của nhân cách Trong xã hội, con người là một trong những yếu tố quan trọng, là chủ thể của xã hội. Để xã hội tiến bộ và phát triển thì cần phải có một cộng đồng người hoàn thiện cả về tài và đức. Một yêu cầu đặt ra là phải giáo dục hoàn thiện nhân cách cho các cá nhân sao cho phù hợp với chuẩn mực xã hội của từng thời kỳ. Ngày nay, bên cạnh sự thay đổi như vũ bão của xã hội loài người thì một số chuẩn mực xã hội cũng đang dần dần thay đổi. Hoàn thiện nhân cách cho các cá nhân ở mọi lứa tuổi là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội. Trong đó, một bộ phận không nhỏ của xã hội là sinh viên cần phải đặc biệt chú trọng công tác giáo dục nhân cách. Nhân cách là một trong những phẩm chất đạo đức của con người không phải tự nhiên mà có, để hoàn thiện nhân cách đòi hỏi quá trình hoạt động tích lũy kinh nghiệm là rất quan trọng của từng cá nhân. Nhân cách tốt và hoàn thiện sẽ giúp cho sinh viên nhận thức đúng và hành động đúng theo những chuẩn mực của xã hội. Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị, là những người chủ tương lai của đất nước sau này vì vậy cần rèn luyện cả đức và tài cho sinh viên. Các kiểu nhân cách của sinh viên Dựa trên cơ sở đo các định hướng giá trị, hứng thú, mục đích học tập của sinh viên, các nhà nghiên cứu đưa ra cách phân kiểu khác nhau. Đáng chú ý là cách phân loại của các nhà xã hội học Mĩ (G. Đavít Gottolit và B. Khotkinxto). Các tác giả đã nghiên cứu thái độ của nam, nữ sinh viên đối với học tập và chia thành bốn kiểu nhân cách (W,X,Y,Z). Kiểu “W”: Họ học tập để chuẩn bị nghề tương lai, không quan tâm đến lĩnh vực tri thức xã hội của trường đại học, mặc dù có đôi khi tham gia vào đời sống xã hội trường. Họ chỉ thực hiện các bài tập theo yêu cầu, chỉ cần đạt điểm trung bình sao cho khỏi bị đúp. Ngoài sách bắt buộc, họ chỉ đọc những tài liệu theo ý thích mà không có liên quan đến việc học. Họ học vì nghề nghiệp. Kiểu “X”: Những sinh viên này tìm tòi những môn học mà họ coi là những tri thức về cuộc sống nói chung trên cơ sở lựa chọn riêng của cá nhân. Họ rất quan tâm đến thế giới tư tưởng và sách,... Họ đã nêu ra: việc học đại học để thỏa mãn lòng khát khao tri thức và kinh nghiệm sống. Kiểu “Y”: Họ gần với loại X, họ cố gắng đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi. Họ tự nguyện tham gia vào các hội khác và việc tự quản của sinh viên. Họ coi tập thể dù không phải lĩnh vực cơ bản nhưng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cá nhân họ. Kiểu “Z”: Họ chú ý đến các hình thức xã hội của trường đại học hơn bản thân các khoa học. Học gắn bó với trường, tham gia và cố gắng trong các hoạt động xã hội và thích hội họp, gặp gỡ [9, 89 - 90]. Vậy, việc nghiên cứu phân kiểu nhân cách của sinh viên có ý nghĩa lớn lao trong việc giáo dục sinh viên đại học. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cho sinh viên 1.2.1. Sinh viên và đặc điểm của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị 1.2.1.1. Sinh viên Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latinh Student có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó dùng nghĩa tương đương với student trong tiếng Anh, etudiant trong tiếng Pháp. Thuật ngữ sinh viên đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng chính thức vào thời kỳ xuất hiện và phát triển các trung tâm giáo dục đại học tổng hợp trên thế giới như trường Đại học Ooxxpho (Anh) năm 1168; Đại học Pari (Pháp) năm 1200, Đại học Praha (Secxlovakia) năm 1348... [9, 57 - 58]. Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt gồm hàng triệu sinh viên trên thế giới, nhóm này rất cơ động mà mục đích hoạt động của nó được tổ chức theo một chương trình nhất định của việc chuẩn bị thực hiện vai trò xã hội và nghề nghiệp cao trong lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần. Nhóm xã hội đặc biệt này có nguồn gốc bổ sung cho đội ngũ trí thức hoạt động học tập được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội. Sinh viên là con người thuộc một lứa tuổi nhất định và là một nhân cách nên có thể được xác định về ba phương diện sinh lý, tâm lý và xã hội. Theo quy định của trường Đại học thì lứa tuổi sinh viên hiện đại là từ 18 đến 23 tuổi nghĩa là nó trùng hợp với giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên (từ 18 đến 25 tuổi) mà giai đoạn thứ nhất của tuổi thanh niên từ 15 đến 17, 18 tuổi còn là học sinh trường phổ thông. Đa số sinh viên khối một có độ tuổi dưới 20 tuổi. Điều này khác với sinh viên nước ta sau năm 1975 có tuổi trung bình cao hơn do nhiều sinh viên từ quan đội trở về học [9, 58]. Khi xem xét sinh viên ở bình diện nhân cách thì đó là giai đoạn quá độ của việc hình thành nhân cách mà cận dưới của nó là sự chín muồi về sinh lý và cận trên của nó là có nghề nghiệp ổn định và bắt đầu bước vào một phạm vi hoạt động lao động. Nghiên cứu sinh viên ở góc độ ý thức thì đó là quá trình hình thành thế giới quan nắm vững các giá trị và các tiêu chuẩn về ý thức nghề nghiệp. Khi xác định cấu trúc xã hội có giai cấp và các thành phần của nó thì phải xuất phát từ những dấu hiệu cơ bản của giai cấp và nhóm xã hội mà dấu hiệu quan trọng nhất là vị trí trong hệ thống nhất định của nền sản xuất. Giới sinh viên không có vị trí độc lập trong các tổ chức lao động sản xuất của xã hội nên không phải là một giai cấp. Vị trí thực của sinh viên trong xã hội chưa có mà còn phụ thuộc vào nhiều giai cấp, một tầng lớp nào đó, ở thành thị hay nông thôn có sự khác biệt về điều kiện sống, về hoàn cảnh xã hội. Theo kết quả nghiên cứu của B. G. Ananhev thì: lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách. Đặc biệt là họ có vai trò xã hội của người lớn. Sinh viên có chức năng chủ yếu là bổ sung cho đội ngũ trí thức - là tầng lớp có trình độ nghề nghiệp cao trong xã hội. Họ thực hiện tích cực vai trò là nguồn dự trữ để bổ sung cho đội ngũ những chuyên gia theo các nhóm nghề khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp trí thức. 1.2.1.2. Đặc điểm của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị Sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị cũng giống với sinh viên các ngành khác trong các trường đại học khác. Họ đều là những học sinh tốt nghiệp trường trung học phổ thông và để được học trong mái trường đại học những học sinh này đều phải trải qua kỳ thi đại học và sau khi đủ tiêu chuẩn họ mới được nhập học. Sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị có một số đặc điểm sau: Một trong những đặc điểm quan trọng là nhất của sinh viên là sự tự ý thức. Đó là ý thức và sự tự đánh giá của mỗi sinh viên về hành động, tư tưởng tình cảm, phong cách đạo đức, tư tưởng và động cơ của hành vi, sự đánh giá toàn diện về bản thân, về vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức là dấu hiệu thiết kế nhân cách được hình thức cùng với hình thành sau này. Một trong các thành phần có ý nghĩa nhất tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị là năng lực tự đánh giá. Tự đánh giá của nhân cách thể hiện ở thái độ đối với bản thân và kết quả sự biểu hiện các thuộc tính nhân cách và năng lực trong hoạt động, giao tiếp và tự giáo dục. Từ đó hình thành lòng tự tin, tự trọng phản ánh trạng thái tâm lý đạo đức của sinh viên. Đặc điểm thứ hai là định hướng giá trị của sinh viên. Đây là một trong những yếu tố hình thành nên động cơ hoạt động của sinh viên. Đó là những giá trị nhân cách, những giá trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan tam ly kh6.doc
Tài liệu liên quan