Tiểu luận Môn rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là hệsinh thái quan trọng cho năng suất cao ởvùng

cửa sông ven biển nhiệt đới. Rừng ngập mặn không những là nơi cung cấp

nhiều lâm sản có giá trịmà còn là nơi sống và ươm mầm của nhiều loài thủy

sinh vật. Ngoài việc cung cấp thức ăn, bãi đẻcho nhiều loài rừng ngập mặn

còn là nơi phát triển của nhiều ngành nuôi trồng thủy sản, đây là ngành có

hiệu quảkinh tếcao, và được xem nhưlà một trong những ngành mũi nhọn

trong sựphát triển kinh tếcủa nhiều nước trên thếgiới.

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Môn rừng ngập mặn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 A. MỞ ĐẦU Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng cho năng suất cao ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới. Rừng ngập mặn không những là nơi cung cấp nhiều lâm sản có giá trị mà còn là nơi sống và ươm mầm của nhiều loài thủy sinh vật. Ngoài việc cung cấp thức ăn, bãi đẻ cho nhiều loài rừng ngập mặn còn là nơi phát triển của nhiều ngành nuôi trồng thủy sản, đây là ngành có hiệu quả kinh tế cao, và được xem như là một trong những ngành mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh những giá trị về mặt kinh tế mà rừng ngập mặn mang lại, rừng ngập mặn còn có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ và điều hòa khí hậu như: Chống xói mòn, sạt lở đất đai, đê điều, chống sự xâm thực của nước biển, cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật. Ở Nghệ An do hiện tượng ngăn mặn nhằm tăng diện tích đất sản suất nông nghiệp và phong trào chặt cây để nuôi trồng thủy sản nên diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp. Đến năm 1985 diện tích rừng phần lớn bị phá để nuôi trồng thủy sản chỉ còn lại một ít diện tích rừng ngập mặn ở xã Hưng Hòa thuộc thành phố Vinh là mang tính chất tự nhiên. Chính vì những lí do trên nên việc nghiên cứu, tìm hiều về các rừng ngập mặn ở địa bàn thành phố Vinh là một trong những việc cần được sự quan tâm của các ban ngành trong toàn tỉnh. 1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về hệ thực vật rừng ngập mặn Hưng Hòa ở thành phố Vinh và rừng ngập mặn ở Nghi Quang thuộc huyện Nghi Lộc 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thành phần loài thực vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Hưng Hòa và Nghi Quang 2 Nêu được mối liên hệ giữa môi trường bên ngoài và thành phần loài thực vật trong khu hệ 3. Phương pháp nghiên cứu Điều tra theo tuyến: Đi dọc theo ven các khu rừng để xác định được sự phân bố và các loài có mặt trong khu hệ Để định danh các loài dùng phương pháp hình thái so sánh B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Rừng ngập mặn ở Hưng Hòa Rừng ngập mặn ở thành phố Vinh có dạng hình phễu, mở rộng ở Hưng Hòa và thu hẹp dần lại cho đến núi Quyết. Rừng ngập mặn ở Hưng Hòa là rừng tự nhiên duy nhất còn sót lại trong địa bàn thành phố Vinh, vì vậy nó phản ánh được đầy đủ các tính chất của khu hệ thực vật rừng ngập mặn. Về chế độ triều: Rừng ngập mặn Hưng Hòa có chế độ nhật triều Về địa hình Phân chia làm ba tiểu vùng rõ rệt là: 3 Vùng trên triều: là vùng đất phía trên cao hơn vùng triều cực đại. Ở trên bãi triều cao có nhiều cát thì loài Muống biển (Ipomoea pescaprae) thuộc họ Khoai lang (Convolvulaceae) tạo thành thảm tươi dọc ven sông. Còn ở vùng đất cao hơn (các cồn đất) ven đê thìcác đại diện như: trinh nữ (Mimosa pudica L.) thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae), Cỏ gà (Cynodon dactylon L.) thuộc họ Lúa (Poaceae), Vòi voi (Heliotropium indicum L.) thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae), Dây tầm phong (Cardiospermum halicacabum L.) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae), Muối biển (Suaeda maritima (L.) Dunn) thuộc họ Rau muối (Chenopodiaceae), Cúc tần (Pluchea indica (L.) Lees) họ Cúc (Asteraceae), Bồ công anh. Vùng triều: Là nơi ngập nước có chu kì với nền đất bùn sét có nhiều mùn bã hữu cơ ở đây có các đại diện điển hình như: Ô rô lá to (Acanthus ilicifolius L.) thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), Náng (Crinum asiaticum L.) thuộc họ Thủy Tiên (Amaryllidaceae), Ráng biển (Acrosstichum aureum) thuộc họ Ráng (Pteridaceae), Cỏ Chát (Fimbrýstylis milliaceae Vaht) thuộc họ Cói (Cyperaceae) Đại diện điển hình nhất cho khu vực này là Bần chua (Sonneratia caseolaris) thuộc họ Bần (Sonneratiaceae), loài này hoàn toàn chiếm ưu thế trong khu vực, điều này chứng tỏ độ mặn ở Hưng Hòa rất thấp chỉ từ khoảng (3-5 0/00). Bần chua là loài thực vật chỉ thị cho môi trường nước lợ. Tuy nhiên do chịu tác động mạnh của gió nên các cây có độ cao thấp, chỉ vào khoảng 3-5m Vùng dưới triều: Là vùng luôn ngập nước ở vùng này có các đại diện như: Cói (Cyperus malaccensis Lam) thuộc họ cói (Cyperaceae). 4 2. Rừng ngập mặn ở Nghi Quang ` Rừng ngập mặn Nghi Quang thuộc địa bàn xã Nghi Quang huyện Nghi Lộc, đây cũng là vùng có chế độ nhật triều như rừng ngập mặn Hưng Hòa, tuy nhiên độ muối ở đây cao hơn hẳn so với rừng ngập mặn Hưng Hòa, độ mặn khoảng (18-20 0/00). Với độ mặn tương đối cao cho nên rừng ngập mặn ở đây khá đơn điệu chỉ có loài Trang (Kandelia candel (L.) Druce) và cây Đước Vòi hay còn được gọi là cây Đưng (Rhizophora stylosa) thuộc họ Đước (Rhizophoraceae) là thích nghi được. Điều này chứng tỏ cây Đước có khả năng thích nghi với độ mặn tương đối cao. C. Kết luận và kiến nghị Kết luận Qua những kết quả nghiên cứu trên có thể khẳng định: Thành phần loài trong rừng ngập mặn chịu tác động mạnh của độ mặn, ở những nơi có độ mặn càng cao thì thành phần cây càng ít, còn những nơi độ mặn thấp thì thành phần cây trong đó sẽ đa dạng hơn (Điều này thể 5 hiện rất rõ trong sự phân bố của các loài trong hai khu vực. Ở rừng ngập mặn Hưng Hòa có độ mặn thấp hơn thì có nhiều loài sinh sống còn ở Nghi Quang có độ mặn cao hơn nhiều thì chỉ có hai loài). Các cây cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió, ở những nơi có chế độ gió to thì cây thường thấp để tránh bị đổ gãy. Cây ngập mặn thích ứng với nền đất sét có nhiều mùn bã hữu cơ (ở những nơi có nhiều mùn bã hữu cơ thì ở đó có nhiều loài sinh sống và phát triến tốt và ngược lại) Cây Bần thích ứng với những nơi có độ mặn từ 3-15 0/00. Cây Trang, Đước vòi thích ứng với nơi có độ mặn khoảng 10-350/00. Đề xuất Rừng ngập mặn có vai trò rất to lớn trong hệ sinh thái cửa sông tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp một cách đáng kể điều này do nhiều nguyên nhân khácc nhau như: Chặt đốn rừng lấy gỗ, củi đốt mà đặc biệt là phong trào chặt phá rừng để lấy đất nuôi trồng thủy sản. Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp đã gây nên hiện tượng xâm thực của nước biển, đất đai bị phèn chua, nhiều loài thủy hải sản không còn nơi sinh sống. Chính vì vậy để bảo vệ rừng ngập mặn thì nhà nước, chính quyền địa phương, các ban nghành, các nhà nghiên cứu cần có những biện pháp, chính sách về điều tra và bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời tuyên truyền cho người dân hiểu được vai trò của rừng ngập mặn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_mon_rung_ngap_man_9484.pdf