Tiểu luận Môn Luật Hiến pháp Việt Nam

Qua thực tế, chúng ta có thể thấy rằng ngoài mối quan hệ giữa HĐND và Ủy ban nhân cùng cấp như đã trình bày thì giữa các cơ cấu của HĐND với UBND cũng có quan hệ rất chặt chẽ và thường xuyên, đó là mối quan hệ giữa Thường trực HĐND, các ban của HĐND với UBND cùng cấp. Bởi vì theo quy định, UBND phải có trách nhiệm phối hợp với Thường trực HĐND, các ban của HĐND (nếu từ cấp huyện trở lên) cùng cấp trong việc chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp, dự thảo các văn bản phụ vụ kỳ họp và trong quá trình thực hiện nghị quyết của HĐND.

Đại diện Thường trực HĐND được mời dự các cuộc họp hàng tháng và các cuộc họp khác của UBND cùng cấp. Đại diện các ban cũng có thể được mời dự các cuộc họp của UBND, cuộc họp của cơ quan chuyên môn của UBND cấp mình khi nội dung cuộc họp có liên quan đến lĩnh vực mà ban được phân công.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Môn Luật Hiến pháp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình ra kỳ họp của HĐND. - Phân công cho các Ban đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của HĐND và các công việc khác. - Phân công cho các Ban một số nội dung trong chương trình giám sát của HĐND thông qua và Thường trực HĐND. - Điều hoà, phối hợp chương trình hoạt động của các Ban; đôn đốc các Ban hoạt động. - Xem xét kết quả giám sát của các Ban, trong trường hợp cần thiết thì báo cáo với HĐND để HĐND xem xét, quyết định. - Tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các ban nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ban. 2.5 Giữ mối quan hệ với đại biểu HĐND, các Tổ đại biểu HĐND; tổng hợp chất vấn của đại biểu để báo cáo HĐND: - Đôn đốc các Tổ đại biểu HĐND tổ chức để đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri. - Tổ chức cho đại biểu HĐND tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, nghiên cứu, quán triệt các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND, các chủ trương, chính sách của nhà nước. - Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chính sách, chế độ đối với đại biểu HĐND. - Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri do các tổ đại biểu HĐND chuyển đến để chuyển đến các cơ quan nhà nước, các tổ chức hữu quan nghiên cứu giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết; báo cáo trước HĐND những ý kiến, kiến nghị đó và kết quả giải quyết của các cơ quan, tổ chức hữu quan. 2.6 Hoạt động tiếp dân, tiếp nhận, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân: Ngoài hoạt động giám sát, công tác phối hợp chuẩn bị các kỳ họp của HĐND, Thường trực cũng có giống như UBND, phải tổ chức hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân và chuyển cho các cơ quan hữu quan để giải quyết, đồng thời có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, xem xét tình hình giải quyết đơn thư và báo cáo kết quả giải quyết cho công dân và HĐND. Với hoạt động này của Thường trực HĐND đã góp phần tích cực trong việc giám sát tình hình giải quyết đơn thư của công dân từ phía các cơ quan, tổ chức hữu quan, hạn chế tình trạng trì trệ, chậm trễ thậm chí kéo dài thời hạn giải quyết đơn thư từ phía các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết. Qua thực tế cho thấy hằng năm, thường trực HĐND các cấp đã tiếp nhận, chuyển đến các cơ quan chức năng một số lượng đơn thư không nhỏ của công dân, thậm chí có trường hợp người dân chỉ gửi cho Thường trực HĐND mà không gửi cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Điều này cho thấy, người dân rất tin tưởng vào vai trò của HĐND các cấp. Ví dụ: Từ năm 2004 đến năm 2007, Thường trực HĐND huyện Đak Pơ đã nhận tổng cộng 16 đơn thư của công dân (Xem biểu thống kê kèm theo) Số liệu được trích từ Báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Đak Pơ về tình hình tiếp nhận, chuyển, theo dõi, đôn đốc tình hình giải quyết đơn thư của công dân từ năm 2004 đến năm 2007. : Đơn khiếu nại Đơn tố cáo Đơn kiến nghị Tổng cộng Năm 2004 01 01 02 04 Năm 2005 0 0 04 04 Năm 2006 01 0 04 05 Năm 2007 0 0 02 02 Tổng cộng 02 01 12 15 2.7 Thực hiện các hoạt động khác: Ngoài những hoạt động chính như chúng tôi đã vừa trình bày trên, Thường trực HĐND còn thực hiện các hoạt động khác như phê chuẩn kết quả bầu các chức danh của Thường trực HĐND cấp dưới trực tiếp; trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu ra theo đề nghị của Mặt trận tổ quốc cùng cấp hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu yêu cầu; phối hợp đưa ra bãi miễn những đại biểu HĐND không còn xứng đáng theo đề nghị của Mặt trận tổ quốc cùng cấp; hàng quý, 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình hoạt động của HĐND dân cấp mình lên HĐND, UBND cấp trên trực tiếp; giữ mối quan hệ phối hợp công tác với Mặt trận tổ quốc cùng cấp; tổ chức các Hội nghị giao ban giữa thường trực HĐND cấp mình với Thường trực HĐND cấp dưới nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm hoạt động; hàng tháng tổ chức họp giao ban thường trực HĐND cấp mình nhằm kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ, các nghị quyết của HĐND, các quyết định của chính Thường trực HĐND và đề ra nhiệm vụ tháng sau. 3. Hoạt động của các Ban của Hội động nhân dân Các Ban của HĐND các cấp hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp. Các thành viên của Ban của HĐND chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban trước HĐND; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ban về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Ban phân công. Như vậy, hoạt động của Ban của HĐND các cấp gồm hoạt động chung của Ban và hoạt động của các thành viên trong Ban theo sự phân công của Ban. Hoạt động của các Ban của HĐND các cấp thể hiện qua các nội dung sau: 3.1 Hoạt động chuẩn bị cho kỳ họp của HĐND: Các ban của HĐND các cấp chuẩn bị cho kỳ họp HĐND thông qua các việc: - Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND liên quan đến lĩnh vực mà từng Ban được phân công. - Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án của Uỷ ban nhân dân, các ngành trình kỳ họp liên quan đến lĩnh vực mà các Ban đã được phân công. Hoạt động này nếu thực hiện tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác giám sát của HĐND các cấp tại kỳ họp. Bởi vì qua các báo cáo thẩm tra của các Ban sẽ cho đại biểu HĐND nắm được rõ ràng, cụ thể các vấn đề nóng bỏng của địa phương, được cử tri quan tâm, qua đó giúp cho hoạt động chất vấn được thực hiện có chất lượng hơn. - Báo cáo kết quả hoạt động giám sát của Ban tại kỳ họp của HĐND. Theo quy định, trước mỗi kỳ họp, các Ban của HĐND các cấp phải tổ chức giám sát theo lĩnh vực được phân công và chuẩn bị báo cáo thuyết trình để báo cáo tại kỳ họp. Nếu việc giám sát của các ban được tổ chức tốt, sát với tình hình thực tế của địa phương thì sẽ giúp cho kỳ họp, đại biểu HĐND có cái nhìn tổng quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương, từ đó giúp HĐND kịp thời để ra các biện pháp triển khai thực hiện hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. 3.2 Hoạt động giám sát theo sự phân công: Mỗi Ban của HĐND các cấp, tuỳ theo sự phân công của HĐND, Thường trực HĐND mà thực hiện hoạt động giám sát trong những lĩnh vực nhất định. Nhưng nhìn chung, các Ban thực hiện một số hoạt động giám sát sau: - Giúp HĐND giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp trong những lĩnh vực mà Ban được phân công (Ví dụ: Ban Ban Dân tộc tỉnh giám sát trong lĩnh vực thực hiện các chính sách dân tộc, Ban Văn hoá - xã hội giám sát trong lĩnh vực thực hiện các chính sách phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, …). - Giúp HĐND giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND, tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức tại địa phương trong các lĩnh vực mà Ban được phân; - Giúp HĐND, Thường trực HĐND giám sát các nội dung khác khi được phân công. 4. Hoạt động của Ủy ban nhân dân Xem thêm phụ lục hình minh hoạ mối quan hệ giữa UBND với HĐND cùng cấp (phụ lục 4) : Chúng ta đều biết rằng khi nói đến chính quyền địa phương là chúng ta nói đến HĐND và UBND các cấp. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng HĐND các cấp là cơ quan quyền lực ở địa phương còn UBND các cấp là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Do vậy, việc đưa UBND vào cơ cấu của HĐND là thực sự không chính xác mặc dù chính HĐND đã bầu ra các thành viên UBND. Tuy nhiên, hoạt động của UBND các cấp có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với hoạt động của HĐND cùng cấp. Có thể nói chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của UBND cùng cấp. Bởi vì lý do này mà chúng tôi đưa phần hoạt động của UBND vào phần hoạt động của HĐND. Tại Điều 2 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định “UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên”. Qua quy định trên, chúng ta thấy rằng UBND các cấp trước hết là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp. Điều này được thể hiện ở việc UBND phải thực thi các nghị quyết của HĐND cấp mình, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp, chịu sự giám sát của HĐND cùng cấp. Nhưng ngoài ra, UBND các cấp cũng còn là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở (nguyên tắc tập trung - dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước); đồng thời UBND các cấp có trách nhiệm chấp hành hiếp pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Qua nghiên cứu những quy định trên chúng ta thấy rằng UBND các cấp có mối quan hệ phụ thuộc 2 chiều rất rõ, đó là mối quan hệ theo chiều ngang (mối quan hệ chấp hành, chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp) và quan hệ chỉ đạo, lãnh đạo theo chiều dọc (xem thêm sơ đồ minh hoạ). Chính vì UBND là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp nên, chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của UBND cùng cấp. Điều này đã được ghi nhận tại Điều 8 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 như sau “Hiệu quả hoạt động của HĐND được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của …, UBND, …”. Qua thực tế, chúng ta có thể thấy rằng ngoài mối quan hệ giữa HĐND và Ủy ban nhân cùng cấp như đã trình bày thì giữa các cơ cấu của HĐND với UBND cũng có quan hệ rất chặt chẽ và thường xuyên, đó là mối quan hệ giữa Thường trực HĐND, các ban của HĐND với UBND cùng cấp. Bởi vì theo quy định, UBND phải có trách nhiệm phối hợp với Thường trực HĐND, các ban của HĐND (nếu từ cấp huyện trở lên) cùng cấp trong việc chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp, dự thảo các văn bản phụ vụ kỳ họp và trong quá trình thực hiện nghị quyết của HĐND. Đại diện Thường trực HĐND được mời dự các cuộc họp hàng tháng và các cuộc họp khác của UBND cùng cấp. Đại diện các ban cũng có thể được mời dự các cuộc họp của UBND, cuộc họp của cơ quan chuyên môn của UBND cấp mình khi nội dung cuộc họp có liên quan đến lĩnh vực mà ban được phân công. UBND có trách nhiệm báo cáo, cung cấp tài liệu, số liệu có liên quan khi Thường trực HĐND, các Ban của HĐND yêu cầu (theo Điều 67, 68, 69 của Quy chế Hoạt động của HĐND năm 2005). Cần lưu ý rằng, vì HĐND cấp xã không có các Ban nên hoạt động của HĐND cấp xã chỉ bao gồm hoạt động của đại biểu HĐND, hoạt động của Thường trực HĐND, không bao gồm hoạt động của các Ban. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP 1. Xem xét, bổ sung thêm thành viên chuyên trách cho Thường trực HĐND cấp xã: Theo quy định hiện nay (Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003) thì Thường trực HĐND cấp xã chỉ có 02 chức danh là Chủ tịch và Phó Chủ tịch. Tuy nhiên, Chủ tịch HĐND cấp xã làm việc kiêm nhiệm, do đó không đảm bảo tính tập thể trong hoạt động của Thường trực HĐND cấp xã. 2. Thí điểm mô hình chỉ tổ chức HĐND ở hai cấp, HĐND cấp tỉnh và HĐND cấp xã Xem thêm các báo cáo của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (phần phương hướng) . Khi nghiên cứu hoạt động của HĐND các cấp huyện nay, chúng tôi thấy rằng việc tổ chức HĐND dàn trải đều ở cả ba cấp như hiện nay thực sự không hiệu quả. Thực tế cho thấy hoạt động của HĐND cấp huyện và cấp xã rất mờ nhạt, hình thức, vai trò của người đại biểu chưa được thể hiện nhiều, nhất là trong việc xây dựng các quyết sách về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Các Nghị quyết của HĐND thường chỉ là sản phẩm sao chép lại các văn bản của cấp ủy hoặc của UBND cùng cấp. Hoạt động giám sát cũng không được coi trọng, không được duy trì thường xuyên và cũng không hiệu quả. Báo chí trong nước trong thời gian qua liên tục đưa tin về các vụ việc vi phạm pháp luật tập thể của chính quyền địa phương ở một số nơi mà nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do HĐND cấp cơ sở ở những nơi đó đã buông lỏng chức năng giám sát, tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước vi phạm pháp luật, thậm chí có những trường hợp cán bộ chủ chốt của HĐND cũng vi phạm pháp luật. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ chỉ nên tổ chức Hội động nhân dân 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã, không tổ chức ở cấp huyện) nhưng phải có những quy định chặt chẽ, các biện pháp để nâng cao vai trò cơ quan quyền lực, cơ quan giám sát ở địa phương của HĐND cấp xã, từng bước làm cho hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã chuyên nghiệp hơn. 3. Nâng cao tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách ở các cấp: Từ thực tế khảo sát chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND các cấp cho thấy phần lớn đại biểu HĐND các cấp đều hoạt động kiêm nhiệm (nhất là cấp huyện, cấp xã), chỉ một số rất ít đại biểu hoạt động chuyên trách. Chính vì vậy, còn nhiều đại biểu HĐND xem nhẹ hoạt động HĐND, chỉ xem đây là hoạt động phụ bên cạnh hoạt động chuyên môn của mình mà thôi. Nhiều cơ quan, tổ chức chưa quan tâm tạo điều kiện để đại biểu tham gia tích cực vào các hoạt động của HĐND. Qua khảo sát, tổng hợp tỷ lệ đại biểu chuyên trách, kiêm nhiệm của HĐND huyện Đak Pơ như sau: Tổng số đại biểu HĐND huyện Số đại biểu HĐND huyện chuyên trách Số đại biểu HĐND huyện kiêm nhiệm Ghi chú thêm về số đại biểu huyện chuyên trách 27 04 23 Gồm Chủ tịch, PCT HĐND, 2 đại biểu ở xã 100% 14,81% 95,19% 4. Thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm hoạt động giữa HĐND các cấp, các địa phương: Hoạt động HĐND đòi hỏi người đại biểu phải có nghiệp vụ, nhưng cũng đòi hỏi người đại biểu phải có kinh nghiệm nên việc tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm là cần thiết, nhất là đối với những người lần đầu làm nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân. 5. Thực hiện chính sách, chế độ thoả đáng với đại biểu HĐND: Để đại biểu HĐND các cấp an tâm trong hoạt động HĐND thì việc nhà nước quan tâm, kịp thời có các chính sách, chế độ hỗ trợ thoả đáng đối với đại biểu HĐND là rất cần thiết, điều đó sẽ giúp họ hoạt động tích cực, hiệu quả hơn. Thực tế hiện nay, chính sách, chế độ đối với đại biểu còn thấp. Đại biểu HĐND tỉnh được phụ cấp hàng tháng (nhận theo hàng quý) với mức phụ cấp bằng 0,5 mức lương cơ bản, đại biểu HĐND cấp huyện là 0,4 và đại biểu HĐND cấp xã là 0,3 mức lương cơ bản. 6. Cơ cấu các chức danh trong Thường trực HĐND tương xứng trong cấp ủy để phát huy được vai trò giám sát của HĐND các cấp: Qua thống kê cho thấy hầu hết Chức danh Chủ tịch Hội đồng xã hiện nay đã được cơ cấu đồng thời giữ chức danh Bí thư đảng ủy cấp xã (Ví dụ: 8/8 chức danh Chủ tịch HĐND xã thuộc huyện Đak Pơ đều giữ chức Bí thư Đảng ủy xã) nên vai trò, tiếng nói của Thường trực HĐND cấp xã có “sức nặng” đối với UBND cùng cấp. Tuy nhiên, ngược với cấp xã, ở cấp tỉnh và cấp huyện thì vẫn còn sự bất hợp lý khi cơ cấu các chức danh của Thường trực HĐND vào cấp ủy, Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện chỉ là ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy hoặc Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND chỉ là ủy viên Ban Chấp hành tỉnh ủy, ủy viên BCH huyện ủy trong khi đó Chủ tịch UBND cùng cấp được cơ cấu giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy, Huyện ủy (ví dụ: HĐND tỉnh Gia Lai trước đây chỉ là Ủy viên BTV tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đak Pơ hiện nay là Ủy viên BTV huyện ủy). Chính điều bất hợp lý này đã vô tình làm cho tiếng nói của HĐND, Thường trực HĐND trong việc giám sát hoạt động của UBND cùng cấp không cao (nếu xuất phát từ nguyên tắc Đảng lãnh đạo).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docto chuc hdnd cac cap.doc
Tài liệu liên quan