Sự sụp đổ của LiênXô và các nước Đông Âu đã đặt các nước XHCN vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan . Tiếp tục đi theo con đường XHCN hay quay trở lại CNTB ? Đã có rất nhiều nghi ngờ , dao động và lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin lại được đưa ra xem xét .
Lênin đã khẳng định rằng : ở các nước tương đối kém phát triển , ở đó các quan hệ tiền TBCN còn chiếm ưu thế cũng có khả năng quá độ lên CNXH khi có những điều kiện thích hợp . Vậy thì vì sao các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô lại sụp đổ?
Chủ nghĩa tư bản Nhà nước (CNTBNN) trong lý luận của Lênin chính sự cứu nguy cho hệ thống XHCN .
P.Samuellson đã từng nói đến “ cái vòng luẩn quẩn “ và “cú huých “ từ bên ngoài đối với các nước đang phát triển . Những thành tựu tư duy kinh tế chỉ ra rằng: những nước kinh tế lạc hậu chỉ có lợi dụng CNTB một cách đúng đắn , biết học tập CNTB thì mới có thể làm cho đất nước phồn vinh giàu mạnh . Lợi dụng CNTB bằng cách thực hành CNTBNN trong điều kiện chính trị mới . Lý luận về CNTBNN của Lênin cũng là một biểu hiện sinh động của sự cần thiết phải học tập CNTB.
Thành tựu của công cuộc xây dựng đất nước hơn 10năm qua theo đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và định hướng XHCN đã và đang tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiến bước trên con đường xây dựng thành công CNXH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh , xã hội công bằng , văn minh. Thực tiễn này đã chứng minh ngày càng rõ nét ý nghĩa và tầm quan trọng của CNTBNN mà Lênin đề ra .
Là sinh viên kinh tế , những chủ nhân tương lai của đất nước , cùng vớisự nỗ lực cố gắng chung của toàn Đảng,toàn dân trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế , mau chóng đưa đất nước bước qua thời kỳ quá độ lên CNXH , em mong muốn được góp một phần tri thức nhỏ bé của mình trong việc tìm hiểu , nghiên cứu tư tưởng của Lênin về CNTBNN , để từ đó có sự vận dụng sáng tạo và đề ra đường lối , chính sách , cũng như trong chỉ đạo thực tiễn ở VIệt Nam qua đề tài “ Lý luận của Lênin về CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH và sự vận dụng lý luận đó ở VIệt Nam hiện nay “.
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và sự vận dụng lý luận đó ở VIệt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Bài
Sự sụp đổ của LiênXô và các nước Đông Âu đã đặt các nước XHCN vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan . Tiếp tục đi theo con đường XHCN hay quay trở lại CNTB ? Đã có rất nhiều nghi ngờ , dao động và lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin lại được đưa ra xem xét .
Lênin đã khẳng định rằng : ở các nước tương đối kém phát triển , ở đó các quan hệ tiền TBCN còn chiếm ưu thế cũng có khả năng quá độ lên CNXH khi có những điều kiện thích hợp . Vậy thì vì sao các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô lại sụp đổ?
Chủ nghĩa tư bản Nhà nước (CNTBNN) trong lý luận của Lênin chính sự cứu nguy cho hệ thống XHCN .
P.Samuellson đã từng nói đến “ cái vòng luẩn quẩn “ và “cú huých “ từ bên ngoài đối với các nước đang phát triển . Những thành tựu tư duy kinh tế chỉ ra rằng: những nước kinh tế lạc hậu chỉ có lợi dụng CNTB một cách đúng đắn , biết học tập CNTB thì mới có thể làm cho đất nước phồn vinh giàu mạnh . Lợi dụng CNTB bằng cách thực hành CNTBNN trong điều kiện chính trị mới . Lý luận về CNTBNN của Lênin cũng là một biểu hiện sinh động của sự cần thiết phải học tập CNTB.
Thành tựu của công cuộc xây dựng đất nước hơn 10năm qua theo đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và định hướng XHCN đã và đang tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiến bước trên con đường xây dựng thành công CNXH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh , xã hội công bằng , văn minh. Thực tiễn này đã chứng minh ngày càng rõ nét ý nghĩa và tầm quan trọng của CNTBNN mà Lênin đề ra .
Là sinh viên kinh tế , những chủ nhân tương lai của đất nước , cùng vớisự nỗ lực cố gắng chung của toàn Đảng,toàn dân trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế , mau chóng đưa đất nước bước qua thời kỳ quá độ lên CNXH , em mong muốn được góp một phần tri thức nhỏ bé của mình trong việc tìm hiểu , nghiên cứu tư tưởng của Lênin về CNTBNN , để từ đó có sự vận dụng sáng tạo và đề ra đường lối , chính sách , cũng như trong chỉ đạo thực tiễn ở VIệt Nam qua đề tài “ Lý luận của Lênin về CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH và sự vận dụng lý luận đó ở VIệt Nam hiện nay “.
A . Lý luận của V.I.Lênin về CNTB Nhà
Nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
I \ Chính sách kinh tế mới và sự cần thiết phải sử dụng
CNTB Nhà nước .
Một nước Nga vừa bước ra khỏi cuộc nội chiến với nền kinh tế lâm vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng : thiếu lương thực , thiếu năng lượng, sản
xuất đình đốn , nông dân nghèo đói , khối liên minh công nông có nguy cơ
tan vỡ... thì chỉ sau một thời gian ngắn hầu hết các ngành đều đã đạt và vượt
mức trước chiến tranh , nền kinh tế được khôi phục dần , nhân dân hăng hái
thi đua lao động sản xuất . Nước Nga như được thổi một luồng sinh lực mới
kể từ khi chính sách kinh tế mới ra đời.Thực tiễn đó đã bác bỏ những kẻ thù
của Nhà nước Xô Viết và những bọn hoài nghi khác coi chính sách kinh tế
mới như là một chính sách quay về CNTB .
Khi kếthừa những lý luận của Mác-Anghen,Lênin đã nói đến một thời kỳ
quá độ lên CNXH.Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là những nhân tố của
xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau , đấu
tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá , xã
hội , tư tưởng , tập quán trong xã hội ...Trong giai đoạn này,chưa có một lực
lượng nào thắng thế tuyệt đối , có nghĩa là việc tiếp tục áp dụng phương
thức sản xuất và phân phối cộngsản chủ nghĩa là một sai lầm“đáng tiếc“và“
ngay giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản chúng ta cũng không thể đạt tới
được”(1).
Sự thiên tài của Lênin được thể hiện ở việc Người đã nhận ra sự ấu trĩ ấy
vàđã phát triển ngay lý luận của Mác khi cách mạng XHCN mới giành được
thắng lợi chỉ trong một thời gian rất ngắn . Lênin nhấn mạnh việc cần phải
xác định xem mình đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển“...danh từ
‘nước Cộng hoà XHCN XôViết‘có nghĩa là Chính quyền Xô Viết quyết tâm
thực hiện bước chuyển lên CNXH, chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa
nhận chế độ kinh tế hiện naylà chế độ XHCN “(2) Điều này có một ý nghĩa
đặc biệt quan trọng , nhất là sau thất bại nặng nề của chính sách cộng sản
thời chiến hồi mùa xuân năm 1921 . Một nước Nga trung nông chứ không
phải là một nước tư bản phát triển như nước Đức hay Anh , Pháp để mà có
thể chuyển lên ngayCNXH.Muốn duy trì được CNXH thì cần phải có những
cơ sơ kinh tế,xã hội nhất định. Sai lầm ở đây là những người cộng sản tưởng
rằng chỉ cần thiết lập chế độ sản xuất quốc doanh và chế độ nhà nước phân
phối là đã bắt đầu một chế độ kinh tế mới khác với chế độ trước .
Như vậy đến thời kỳ hoà bình xây dựng CNXH thì chính sách kinh tế
__________
1,2. V.I.Lênin Toàn tập t.43,tr.248.
cộng sảnthời chiến không còn thích hợplà một điều tất yếu và cần phải được
thay thế bằngmột chính sách khác phù hợp hơnvới quy luật của sự phát triển
Theo Lênin , nền kinh tế XHCN vẫn cần phải được tổ chức theo kiểu sản
xuất hàng hoá và vận động theo các quy luật kinh tế hàng hoá , kinh tế thị
trường.Giai cấp vô sản lãnh đạo cần phải biết sử dụng tốt các quan hệ hàng-
tiền,các phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hoá để thực hiện được mục đích
của mình.Chính sách kinh tế mới(NEP) ra đời.Vậy thực chất của chính sách
này là như thế nào và nó có ưu điểm gì hơn so với chính sách cộng sản thời
chiến?
Có thể khái quát toàn bộ nội dung của chính sách kinh tế mới thànhchính
sách phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất , đặc biệt đối với một nước tiểu
nông quá độ lên CNXH. Đây được coi là nhiệm vụ cơ bản và bức thiết nhất,
phù hợp với cương lĩnh mà Đảng đề ra .
Chúng ta đều biết rằng bất cứ một lý luận nào đưa ra đều phải dựa trên
những cơ sở thực tế khách quan . Nước Nga lúc bấy giờ là một nước trung
nông , nông dân chiếm đại đa số nhưng sau chiến tranh nó lại rơi vào tình
trạng thiếu lương thực trầm trọng, nạn đầu cơ , tích trữ lúa mì gia tăng khiến
cho chính phủ không thể kiểm soát được tình hình . Các hoạt động sản xuất
đều bị đình trệ ,toàn bộ nền đại công nghiệp bị phá huỷ hoàn toàn sau chiến
tranh,công nhân thiếu việc làm, thiếu lương thực, đời sống hết sức khó khăn.
Kể cả đối với một nước giàu nhất và phát triển nhất thì sau cuộc chiến tranh
đế quốc tàn phá cũngchỉ có thể khôi phục được nền đại sảnxuất công nghiệp
sau nhiều năm . Vậy với một nước tiểu nông , giải pháp tối ưu để khôi phục
nền kinh tế phải chăng là cải thiện đời sống của nông dân và nâng cao lực
lượng sản xuất của họ , đồng thời trong một chừng mực nào đó có thể khôi
phục nền tiểu công nghiệp để giúp đỡ ngay một phần nào cho nền kinh tế
nông dân ?
Lênin đã khẳng định “ Phải bắt đầu tư nông dân , người nào không hiểu
điêù đó, người nào có ý đưa vấn đề nông dân lên hàng đầu như thế là một sự
từ bỏ hoặc tương tự như sự từ bỏ chuyên chính vô sản,thì chẳng qua chỉ là vì
người đó không chịu suy nghĩ kỹ càng vấn đề đó và bị lời nói trống rỗng chi
phối “ (1) . Tuy giai cấp vô sản nắm chính quyền nhưng một sự liên kết chặt
chẽ giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong một nước tiểu nông
sẽ là một điều kiện cần để thực hiện được CNXH.Giai cấp tư sản với tư cách
là giai cấp lãnh đạo cần phải biết hướng chính sách vàoviệc giải quyết trước
tiên những vấn đề cấp thiết nhất , mấu chốt nhất . Mà “ vấn đề cấp thiết nhất
hiện nay là dùng những biện pháp có thể để khôi phục ngay lực lượng sản
xuất của kinh tế nông dân “(2). Chính sách thuế lương thực và tự do trao đổi
ra đời chính là sự biểu hiện quan điểm đó của Lênin . Đối với những người
tiểu nông thì chế độ XHCN hay chế độ tư bản không quan trọng , điều mà
họ quan tâm là họ sẽ được lợi như thế nào . Việc tự do trao đổi hàng hoá và
___________
1,2 . V.I.Lênin Toàn tập t.43,tr.263.
lương thực thừa đã tạo ra một động lực thúc đẩy tinh thần hăng say lao động
của người nông dân . Đối với nước Nga lúc bấy giờ , nông nghiệp phát triển
tất sẽ kéo theo các ngành khác phát triển theo . Chính điều đó đã củng cố
thêm khối liên minh công-nông và “ vô sản được sự ủng hộ của những nông
dân nghèo khổ“. Tuy nhiên nói đến tự do trao đổi là nói đến tự do buôn bán,
mà tự do buôn bán theo quan niệm của Lênin thời đó - tức là lùi lại CNTB.
Lênin chỉ rõ , tự do buôn bán là “khôi phục CNTB trên một mức độ lớn “, là
tự do của CNTB.Điều đó có phải là một thất bại nặng nề của giai cấp vô sản
hay không hay chỉ là một bước lùi mang tính chiến lược mà chính quyền Xô
Viết thi hành nhằm đạt được cái mà mình muốn .
Cần thấy ngay rằng với chính sách tự do trao đổi , tầng lớp sản xuất nhỏ
đã phát triển nhanh chóng và CNTB bản là cần cho đông đảo quần chúng
nông dân vàcho tư bản tư nhânlà người phải buôn bán để thoả mãnđược nhu
cầu của nông dân.Để vừa khuyến khích sản xuất phát triển mà vẫn giữ được
bản chất chuyên chính của mình , giai cấp vô sản chỉ có thể “ thừa nhận cho
CNTB được phát triển một chừng mực nào đó “. Tư bản tư nhân cần phải
được hướng phát triển theo sự điều tiết của Nhà nước, và điều đó tất dẫn đến
sự ra đời của CNTB Nhà nước (CNTBNN).
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự ra đời của CNTBNN là ở ngay tình
trạng sản xuất của nước Nga lúc bấy giờ.Mác và Anghen dự báo rằng: Cách
mạng vô sản và do đó CNXH và chủ nghĩa cộng sản sẽ nổ ra và thắng lợi
cùng một lúc , hoặc trong phần lớn các nước tư bản tiên tiến ở Tây Âu . Thế
nhưng nước Nga là một nước tư bảntrung bình-theo cáchđánh giá của Lênin
- đang muốn tiến lên con đường XHCN . Nó không phải là một nước Anh
XHCN hay nước Đức XHCN . Vì vậy nếu chỉ muốn không thôi mà không
có nền tảng kinh tế vững chắc thì con đường tiến lên CNXH đột phá vào
tương lai là một điều không tưởng . Lênin nói rõ thêm “ Không có kỹ thuật
đại TBCN được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện
đại... thì không thể nói đếnCNXH được“. Nhiệm vụ của chính quyền vô sản
Nga là hết sức nặng nề . Làm sao để đưa một nước Nga vốn lạc hậu về khoa
học kỹ thuật, trình độ dân trí thấp lên một nước có nền đại công nghiệp phát
triển , khoa học kỹ thuật tiên tiến khi mà đại đa số nhân dân là nông dân
nghèo chỉ có biết sản xuất nông nghiệp . Mối quan hệ giữa nông nghiệp với
công nghiệp, nông dân với công nhân không chỉ mang tính chất một chiều
mà người nông dân cũng cần những sản phẩm,hàng hoá của công nghiệp và
thủ công nghiệp , điều đó sẽ kích thích cả nông nghiệp và công nghiệp phát
triển . Thế nhưng sau chiến tranh nước Nga còn lại gì ?
Chỉ như “ một người đã bị đánh gần chết...và may mà nó vẫn có thể chống
nạng mà đi được “ (1). Không có bất kỳ sự ủng hộ của Cách mạng XHCN ở
một nước hay một số nước tiên tiến nào , nước Nga phải dựa vào nỗ lực của
mình là chính nhưngđiều đó vẫn chưa đủ.Dân tộc Nga cần phải dựa vào thời
_________
1. V.I.Lênin Toàn tập t43,tr.81
đại để tồn tại , để xây dựng lý tưởng của mình . Trong khi CNTB vẫn mạnh
thì tại sao ta không dựa vào nó để mà sống? Lênin nói rõ ,“điều đó,chúng ta
không thể tự mình làm được,nếu không có sự giúp đỡ của tư bản nước ngoài
Người nào không chìmđắm trong ảo tưởng mà nhìn vào thực tế,thì phải hiểu
rõ điều đó “ (1). Theo Lênin cần phải “ du nhập “ CNTB từ bên ngoài bằng
những hợp đồng buôn bán với các nước tư bản lớn , bằng chính sách tô
nhượng , tóm lại bằng những hìng thức khác nhau của CNTBNN .
“CNTBNN sẽ làmột bước tiến so với tình hình hiện nay trongnước Cộng
hoà Xô Viết của chúng ta . Nếu chẳng hạn trong nửa năm nữa, mà ở nước ta
đã thiết lập được CNTBNN thì đó sẽ là thắng lợi to lớn và là điều bảo đảm
chắc chắn nhất rằng qua một năm sau, CNXH nước ta sẽ được củng cố hoàn
toàn và trở nên vô địch “ (2).
Tại sao một nước XHCN lại có thể tồn tại một hình thức của CNTB .
Nhưng đó lại là nhận xét của V.I.Lênin,Người đã sáng lập ra Đảng cộng sản
Nga , đưa nhân dân Nga đi theo con đường XHCN . Bằng những chính sách
tiến bộ và những thành quả đạt được sau một thời gian ngắn thực hiện chính
sách kinh tế mới (NEP) , mà nội dung chủ yếu của chính sách này là việc
thực hiện CNTBNN ,Lênin đã chứng minh được rằng nhận định trên là hoàn
toàn đúng đắn và tất yếu với một nước Nga tiểu nông và lạc hậu .
II \ CNTB Nhà nước .
1. Khái niệm
CNTBNN , bản thân khái niệm này đã nói rõ nguồn gốc lịch sử của nó gắn liền với một giai đoạn phát triển nhất định của CNTB, với CNTB. Không ai có thể phủ nhậnđược CNTB là một phát triển tiến bộ của xã hội loài người.
C.Mác đã nhận xét xác đáng rằng trong vòng chưa đầy một thế kỷ thống trị
của mình , CNTB đã tạo ra được một sức sản xuất khổng lồ bằng tất cả các
thế hệ loài người trước đó đã tạo ra . Có thể nói , loài người đã sống lâu dài
trong nền sản xuất nhỏ lạc hậu,phân tán,thủ cựu, với năng suất vô cùng thấp
kém , không bảo đảm duy trì tái sản xuất giản đơn . Từ đầu thế kỷ XVI đến
nay , lần đầu tiên trong lịch sử , CNTB đã chuyển được nền sản xuất nhỏ lên
sản xuất lớn với những đặc trưng khác về chất so với sản xuất nhỏ . Sự thắng
lợi này diễn ra đầu tiên từ nước Anh rồi lần lượt sang các nước khác . Cùng
với đà phát triển của lực lượng sản xuất , quá trình xã hội hoá sản xuất cũng
đạt được những bước tiến lớn,với trình độ cao.Hiệp tác đơn giản,công trường
1. V.I. Lênin toàn tập t. 43, tr.199
2. V.I. Lênin toàn tập t. 43, tr.247
thủ công,nền đại công nghiệp cơ khí là những giaiđoạn phát triển xã hội hoá
sản xuất TBCN . Hình thức xã hội hoá diễn ra ở trình độ cao hơn khi CNTB
chuyển lên giaiđoạn CNTB độc quyền và CNTB độc quyền Nhà nước.CNTB
độc quyền Nhà nước ra đời từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất , nó xuất
hiện đầu tiên ở nước Đức . Lênin đã từng so sánh nước Nga với nước Đức
lúc bấy giờ và cho rằng nếu nước Nga có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật như
nước Đức thì chắc chắn nó có thể chuyển trựctiếp lên CNXH mà không phải
trải qua bất kỳ một giai đoạn chuyển tiếp nào. Người nhận định “ CNTB độc
quyền Nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho CNXH , là phòng
chờ đi vàoCNXH mà giữa nó(nấc thang đó)với nấc thang được gọi là CNXH
thì không có một nấc thang nào ở giữa cả “(1). Như vậy xã hội cộng sản chỉ
có thể xuất hiện một cách tự nhiên khi những tiền đè vật chất và tiền đề xã
hội được chuẩn bị một cách đầy đủ nhất , một “ phòng chờ “ cho CNXH đã
sẵn sàng .
Nhưng thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga không xuất phát từ tiền
đề nói trên . Là một nước tư bản phát triển trung bình và còn nhiều mặt hạn
chế, nước Nga không có cơ sở vật chất kỹ thuật,không có lực lượng sản xuất
phát triển nhằm tạo tiền đề vật chất cho CNXH ra đời . Chính vì vậy nó
không thể quá độ trực tiếp lên CNXH mà phải lấy mô hình gián tiếp đi lên
CNXH . Người nói trong bối cảnh đó , phải biết bắc những chiếc cầu nhỏ
xuyên qua CNTB lên CNXH , đó là CNTBNN-một sự trở lại con đường phát
triển hợp quy luật của kinh tế .
Khi Lênin đưa ra quan niệm về CNTBNN , đã có rất nhiều người hoang
mang và dao động.Ngay bản thân Lênin cũng bất ngờ về“thứ CNTB...không
ai dự kiến naỳ “ .Mọi người đều cho rằng “ CNTBNN là CNTB , và ta có thể
và cần hiểu như thế thôi “. Lênin đã thuyết phục mọi người rằng , đó là cách
hiểu kinh viện,là một sai lầm vì rơi vào cái bệnh trí thức và chủ nghĩa tự do.
Bây giờ muốn xây dựng thànhcông CNXH thì chúng ta phải thẳng thắn thừa
nhận rằng “ toàn bộ quan điểm của chúng ta về CNXH đã thay đổi về cơ
bản “ . Theo V.I.Lênin, CNTBNN là sản phẩm của sự can thiệp tích cực của
Nhà nước vào hoạt động trong các xí nghiệp tư bản . Nếu là nhà nước tư sản
thì CNTBNN phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản, nếu là nhà nước XHCN thì
nó phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động .
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH , CNTBNN mang tính chất đặc biệt:Đó
là,tính chất chính trị của nhà nước đã thay đổi, Nhà nước XHCN - Nhà nước
của dân , do dân và vì dân . Nhà nước này có trong tay một thực lực kinh tế
dựa trên hình thức sở hữu xã hội mà nhà nước là đại biểu , nắm giữ những vị
_________
1. V.I.Lênin Toàn tập t43,tr.256
2. V.I.Lênin Toàn tập t43,tr.276
trí then chốt, trọng yếu của nền kinh tế,giữ vai trò chủ đạo đối với các
thành phần kinh tế khác .
Sự phát triển của CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH không có
mục đích tự thân, mà là phương tiện, con đường, để tăng lực lượng sản xuất,
là biện pháp biến các xí nghiệp TBCN thành xí nghiệp XHCN . Lênin nói
“...thường chúng ta“vẫn còn lặp lại cái lýluận cho rằng“CNTB là xấu,CNXH
là tốt “. Nhưng cái lý luận ấy là sai vì “ nó không đếm xỉa tới toàn thể các
kết cấu kinh tế xã hội hiện có , mà chỉ nhìn thấy có hai kết cấu trong số đó
thôi.CNTB là xấu so với CNXH nhưng là tốt so với nền tiểu sản xuất “(2).
“CNTBNN về kinh tế cao hơn rất nhiều sovới nền kinh tế hiện nay của nước
ta “(1). Vì vậy chúng ta phải biết lợi dụng nó làm mắt xích trung gian giữa
nền tiểu sản xuất và CNXH , làm phương tiện , con đường , phương pháp,
phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên. Và điều đó“sẽ đưa chúng ta đến
CNXH bằng con đường chắc chắn nhất “(2).
Với những điều kiện đặc biệt đó , dưới sự kiểm kê , kiểm soát và sự hỗn
hợp về vốn của Nhà nước vào các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công
nghiệp,nông nghiệp và dịch vụ,sẽ hướng sự hoạt động của các doanh nghiệp
theo “ tay lái “ của nhà nước XHCN .Bởi vậy CNTB Nhà nước theo cách nói
của V.I.Lênin “ là cái không đáng sợ “ , là sản phẩm tất yếu , là một “ bước
tiến “ trong sự phát triển lịch sử đối với các nước quá độ lên CNXH từ một
nền kinh tế còn lạc hậu .
Có thể hiểu nội dung của CNTBNN qua các mặt sau :
- Sự kiểm kê , kiểm soát của nhà nước đối với các thành phần kinh tế .
- Các hình thức kinh tế quá độ dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn
giữa nhà nước XHCNvới nền kinh tế tư bản tư nhântrong và ngoài nước.
- Việc học tập, sử dụng có chọn lọc những thành tựu khoa học công nghệ
và chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, khoa học kinh tế và quản
lý kinh tế ở các nước tư bản tiên tiến .
- Việc coi trọng lợi ích kinh tế, hiệu quả kinh tế thông qua việc nhà nước
vận dụng cơ chế thị trường với tư cách là động lực kinh tế của sự phát
triển nền kinh tế quốc dân .
Từ các khía cạnh trên có thể quan niệm sự hình thành và phát triển CNTB
Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH , về nội dung gắn liền với ba
mức độ :
- Ơ mức cao và toàn diện nhất , CNTBNN được quan niệm như là một
hình thức kinh tế - xã hội quá độ .
- Ơ mức hẹp và thấp hơn , CNTBNN được qua niệm là một chính sách,
một công cụ mà nhà nước XHCN dùng để điều tiết và quản lý hoạt
__________
1,2 V.I.Lênin Toàn tập t43,tr.252
động của các thành phần kinh tế , nhất là kinh tế tư bản tư nhân trong
thời kỳ quá độ lên CNXH .
- Dưới góc nhìn kinh tế,CNTBNN được quan niệm là các hình thức kinh
tế trung gian, quá độ . Các hình thức này dựa trên hình thức sở hữu hỗn
hợp giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân trongvà ngoài nước .
2. Điều kiện thực hiện CNTB Nhà nước và việc sử dụng
có hiệu quả hình thức này.
Bản thân CNTB không thể tự nó phát triển trong lòng chế độ XHCN,
dù rằng sự phát triển của nó có là khách quan , tất yếu đi chăng nữa . Vì vậy
muốn duy trì CNTBNN thì chính quyền vô sản phải tạo ra các điều kiện để
thứ CNTB này có thể tồn tại và phát triển .Việc sử dụng sao cho có hiệu quả
hình thức kinh tế tư bản nhà nước cũng là một vấn đề cần được quan tâm.
Theo lý luận của V.I.Lênin về CNTBNN thì CNTBNN là sản phẩm của
sự can thiệp tích cực của nhà nước vào hoạt động trong các xí nghiệp tư bản.
Vậy muốn CNTBNN ra đời thì điều trước tiên là phải có quan hệ sản xuất
TBCN , tức là cần phải có giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Ơ nước Nga lúc
bấy giờ giai cấp tư sản hầu như không còn tồn tại ; các xí nghiệp tư bản , kể
cả vừa và nhỏ đều bị quốc hữu hoá ; nền đại công nghiệp TBCN thì bị tàn
phá nặng nề , các công xưởng và nhà máy bị ngừng hoạt động . Giai cấp vô
sản vốn là giai cấp sản xuất ra của cải vật chất trong các xí nghiệp của nền
đại công nghiệp TBCN nên họ , những người công nhân “đã bị mất tính giai
cấp,nghĩa là đã bị đẩyra ngoài con đường tồn tại giai cấp của mình,và không
còn tồn tại với tư cách là giai cấp vô sản nữa ... Đôi khi về hình thức nó đã
được coi là giai cấp vô sản , nhưng nó không có gốc rễ kinh tế “ (1). Vì vậy
một yêu cầu đặt ra là muốn khôi phục quan hệ sản xuất TBCN thì phải phục
hồi giai cấp tư sản trong nước và kêu gọi đầu tư của tư sản nước ngoài . Nhờ
đó giai cấp công nhân mới có điều kiện tiếp tục phát triển , được “ làm việc
trong các công xưởng cơ khí lớn,chứ không phải làm cái việc đầu cơ, không
phải chế tạo ra những chiếc bật lửa để bán ... “(2) . Quan hệ sản xuất TBCN
xét về mặt sở hữu thì nó tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau : sở
hữu tư nhân TBCN, sở hữu tập thể TBCN , sở hữu Nhà nước, sở hữu hợp tác,
sở hữu không mang tính chất TBCN . Tương ứng với các loại hình sở hữu
khác nhau là sự đa dạng về các thành phần kinh tế . Đây cũng là một phần
nội dung của chính sách kinh tế mới mà Lênin đã đề ra.Và nó cũng phù hợp
với nền kinhtế thời kỳ quá độ.Quan hệ sở hữu TBCN với hình thức phổ biến
_________
1,2.V.I.Lênin Toàn tập t44,tr.201
3 . C.Mác - Tư Bản QIII,Tập II ,tr.215
nhất là sở hữu cổ phần được C.Mác coi là bước quá độ để “biến tất cả những
chức năng của quá trình tái sản xuất hiện còn gắn với quyền sở hữu tư bản
giản đơn thành chức năng của người sản xuất đã liên hiệp lại với nhau,tức là
thành chức năng xã hội “ (3), và do đó xí nghiệp của nó cũng biểu hiện ra là
những xí nghiệp xã hội .
Điều kiện thứ hai để phát triển CNTBNN là có sự canthiệp của nhà nước
vào nền kinh tế . Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì CNTBNN trong thời
kỳ quá độ lên CNXH phản ánh mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và nhà
nước của họ với các nhà tư bản. Kinh tế tư bản nhà nước là một kiểu tổ chức
kinh tế do nhà nước của giai cấp công nhân chủ động tạo ra để khai thác,
thu hút các nguồn lực và định hướng các thành phần kinh tế khác phát triển
theo con đường XHCN . Khi áp dụng CNTBNN vào nền kinh tế Nga thì
CNTB sẽ có điều kiện phát triển trong lòng một nước đi theo định hướng
XHCN.Và như vậy thì CNTB hay giai cấp vô sản sẽ chiến thắng ? Liệu rằng
nhà nước vô sản có khống chế được các nhà tư sản phát triển theo những
định hướng , kế hoạch mà mình đặt ra hay không hay lại bị lật đổ và bị chế
nhạo . Ơ đây vai trò của nhà nước là rất to lớn . Để định hướng sự phát triển
của CNTB theo chế độ XHCN thì nhà nước vô sảnkhông chỉ đơn thuần đóng
vai trò người quản lý , điều hành nền kinh tế quốc dân , mà còn phải có thực
lực kinh tế làm cơ sở . Do đó nhà nước cần trực tiếp đầu tư vào những lĩnh
vực , những ngành trọng yếu , những vị trí “ pháo đài “ , “huyết mạch “ của
nền kinh tế quốc dân như: kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ; hệ thống tài chính
ngân hàng , quốc phòng an ninh ...
Nhà nước vô sản tác động đến quá trình tuần hoàn tư bản thông qua
các chính sách về thuế
Tư liệu sản xuất
T _ H ... Sản xuất ... H^ _ T^
Sức lao động
Mỗi giai đoạn của quá trình tuần hoàn nhà nướclại có những chính sách
tác động khác nhau như : ở giai đoạn bán ( H’_ T’ ) chính quyền Xô Viết có
thể yêu cầu nhà tư bản bán thêm từ 50% đến 100% số lượng sản phẩm tiêu
dùng cho các công nhân ở xí nghiệp tô nhượng cũng với một giá bán , làm
như vậy là để cải thiện đời sống công nhân khác .
Từ những phân tích trên ta thấy rằng việc áp dụng thành công CNTB
Nhà nước đòi hỏi phải có những cải biến sâu sắc trong cách nhìn và trong
cách làm của giai cấp vô sản đối với CNTB . Đây là một vấn đề mới mẻ cần
được tiếp tục nghiên cứu từ kinh nghiệm thực tiễn .
3. Tác dụng của CNTB Nhà nước .
Qua những phân tích trên chúng ta thấy rằng việc phát triển CNTBNN
trongthời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yếu khách quan.Đây là thứ CNTB
“có lợi và cần thiết “, là “ điều đáng mong đợi “ cho chúng ta .
Theo Lênin , cần phải nhận thức rõ : Thực hành CNTBNN sẽ có lợi cho
ai ?
Nước Đức lúc bấy giờ “ là đỉnh cao về kỹ thuật đại TBCN hiện đại và về
tổ chức có kế hoạch , phục tùng chủ nghĩa đế quốc gioong_ke_tư sản “. Nếu
như thaythế chính quyền quân phiệt Đức bằng chính quyền XôViết thì nước
Đức có tất cả các điều kiện để xây dựng thành công CNXH .
Với thực trạng nước Nga như hiện nay thì điều quan trọng trước tiên là
phải phát triển lực lượng sản xuất , tăng lên ngay hoặc trong một thời gian
ngắn bằng sự “du nhập “ CNTB từ bên ngoài vào . Và tác dụng đầu tiên của
CNTBNN là lợi dụng sự phát triển khoa học kỹ thuật của các nước tư bản
phát triển để xây dựng nền đại sản xuất công nghiệp . Qua đó, giai cấp công
nhân có thể học tập được cách quản lý và tổ chức một nền sản xuất lớn , dần
khôi phục lại tính giai cấp đã bị mất của mình . “ Chừng nào giai cấp công
nhân học được cách sắp đặt tổ chức sản xuất với quy mô lớn “(1), chừng nào
lực lượng sản xuất xã hội được xây dựng trên những phát minh mới nhất của
khoa học hiện đại thì khi đó mới có thể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50422.doc