Tiểu luận Hướng dẫn vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý

Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu, hợp quy luật, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng con người. Con người không thể tồn tại mà thiếu nhu cầu, trước hết là những nhu cầu vật chất tối thiểu như ăn, mặc, ở, sinh hoạt, học tập, làm việc ., nhu cầu tinh thần như công việc làm đảm bảo, được mọi người tôn trọng, đảm bảo an toàn cuộc sống, giao tiếp, hoạt động xã hội . Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể. Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn ý nghĩa, tình cảm và ý chí của con người.

Theo A.G.Kôvaliôp: “Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và của các nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển”.

 

doc50 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Hướng dẫn vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: 1. Anh/chị hãy nêu hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý. 2. Hãy mô tả một trường hợp xung đột trong đơn vị của anh/chị và nêu cách giải quyết trường hợp xung đột đó. Phần I: Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý. NỘI DUNG 1. Khái niệm nhu cầu: Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu, hợp quy luật, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng con người. Con người không thể tồn tại mà thiếu nhu cầu, trước hết là những nhu cầu vật chất tối thiểu như ăn, mặc, ở, sinh hoạt, học tập, làm việc ..., nhu cầu tinh thần như công việc làm đảm bảo, được mọi người tôn trọng, đảm bảo an toàn cuộc sống, giao tiếp, hoạt động xã hội ... Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể. Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn ý nghĩa, tình cảm và ý chí của con người. Theo A.G.Kôvaliôp: “Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và của các nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển”. 2. Vai trò và đặc điểm của nhu cầu: 2.1. Vai trò của nhu cầu: Nhu cầu là nguồn gốc, động lực thúc đẩy hoạt động. 2.2. Đặc điểm của nhu cầu: - Tính đối tượng: Được sản xuất ra trong hợp tác lao động. - Bản chất xã hội: Phương thức thỏa mãn. - Tính chu kỳ. - Tập hợp thành xu hướng nhân cách: Tính thứ bậc 3. Học thuyết về thứ bậc nhu cầu của A. Maslow (1908 – 1966): Học thuyết về thứ bậc của nhu cầu được A. Maslow đưa ra năm 1943 (Paul E. Specter, 2000). Đây là một trong những học thuyết chính về nhu cầu của con người. A. Maslow đã phân chia nhu cầu của con người thành 5 mức: - Nhu cầu Sinh lý cơ bản; - Nhu cầu An toàn; - Nhu cầu Quan hệ xã hội; - Nhu cầu Được kính trọng, ngưỡng mộ; - Nhu cầu Thành đạt, phát huy bản ngã. Sơ đồ: Hệ thống thứ bậc của nhu cầu theo thuyết của A. Maslow Sinh lý cơ bản An toàn Quan hệ xã hội Được kính trọng, ngưỡng mộ Thành đạt, phát huy bản ngã a. Mức thứ nhất - Nhu cầu Sinh lý cơ bản: Đây là những nhu cầu cơ bản để con người duy trì sự tồn tại của mình. Đó là các nhu cầu: ăn, uống, ở, ngủ, nghỉ, thỏa mãn tình dục, sức khỏe ... b. Mức thứ hai - Nhu cầu An toàn: Đó là nhu cầu được đảm bảo an toàn về thân thể, tài sản, thức ăn, nhà ở, việc làm và môi trường làm việc ... c. Mức thứ ba - Nhu cầu Quan hệ xã hội: Đó là nhu cầu giao tiếp với những người khác và mong muốn được người thừa nhận. d. Mức thứ tư - Nhu cầu Được kính trọng, ngưỡng mộ: Khi cá nhân là thành viên của các nhóm xã hội, của tập thể, cá nhân muốn được những người khác tôn trọng, được kính trọng, ngưỡng mộ, muốn có quyền lực, uy tín, vị thế, lòng tự tin trong tổ chức, trong tập thể. g. Mức thứ năm - Nhu cầu Thành đạt, phát huy bản ngã: Đó là những nhu cầu muốn thể hiện khả năng cống hiến của mình cho tổ chức, cho tập thể. Nhu cầu này được xếp ở mức cao nhất. 4. Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý: Với tư cách là nhà quản lý, chúng ta phải biết vận dụng tri thức về nhu cầu của con người để tổ chức các hoạt động nhằm thõa mãn nhu cầu con người trong tập thể như sau: 4.1. Phương diện nhu cầu: Thực tiễn của hoạt động quản lý cho thấy, khi nhà quản lý nắm vững các nội dung nhu cầu, độ rộng, cường độ, tính bền vững và tính hiện thực của nhu cầu thì họ đã nắm được chìa khóa mở ra những tìm năng mới trong việc nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Khi nhà quản lý coi nhẹ những hiểu biết đó sẽ dẫn đến chổ thiếu tin tưởng vào khả năng sáng tạo của mọi người, việc tổ chức triển khai công việc sinh động thay bằng những biện pháp mệnh lệnh hành chính. 4.2. Các mức độ nhu cầu của con người: Khi tìm hiểu nhu cầu của những người thực hiện công việc, nhà quản lý cần phải biết được các mức độ của nhu cầu con người. Ở mỗi cá nhân, mỗi nhóm có những mức độ nhu cầu khác nhau và trong những thời điểm cụ thể thì nhà quản lý cần thỏa mãn những loại nhu cầu nhất định. Nhà quản lý chỉ thúc đẩy được những người dưới quyền thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao khi nhà quản lý làm thỏa mãn được những nhu cầu mà người dưới quyền mong muốn. Công việc sẽ không hiệu quả cao khi nhà quản lý không đáp ứng được nhu cầu của người dưới quyền. Nhu cầu được phân loại thành: Những nhu cầu ở mức độ thấp – Nhu cầu vật chất và những nhu cầu ở mức độ cao – Nhu cầu tinh thần. Các nhu cầu vật chất là những nhu cầu có trước và là nền tảng cho hoạt động sống của con người. Các nhu cầu vật chất cơ bản nhất là ăn, mặc, ở... Các nhu cầu tinh thần cơ bản của con người bao gồm mong muốn có được công việc làm đảm bảo, có được địa vị trong xã hội, được mọi người chú ý, tôn trọng, được đảm bảo an ninh, an toàn, có cơ hội thăng tiến, nhu cầu nhận thức, giao tiếp, hoạt động xã hội . v.v... Khi phân chia các thứ bậc của nhu cầu con người, A. Maslow đã xem xét nhu cầu con người theo hình thái phân cấp và và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần từ thấp đến cao: Nhu cầu Sinh lý cơ bản; Nhu cầu An toàn; Nhu cầu Quan hệ xã hội; Nhu cầu Được kính trọng, ngưỡng mộ; Nhu cầu Thành đạt, phát huy bản ngã. Những nhu cầu ở mức độ thấp như nhu cầu ăn, mặc, ở...diễn ra trực tiếp hơn, mạnh hơn các nhu cầu ở mức độ cao và các nhu cầu ở mức độ thấp diễn ra sớm hơn các nhu cầu ở mức độ cao. Con người trước hết cần ăn, mặc, ở để tồn tại rồi sau mới đến khẳng định mình trong các quan hệ xã hội. Đây là điều mà những nhà quản lý cần chú ý. Trong tổ chức tập thể, trước hết nhà quản lý cần quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu nhất của những người thực thi công việc sau mới đến các nhu cầu khác ở mức cao hơn. Người Việt Nam có câu “Phú quý sinh lễ nghĩa”, điều đó có nghĩa là khi cuộc sống vật chất đã đầy đủ thì các nhu cầu tinh thần khác được phát triển. Trước đây, đời sống kinh tế còn khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, cán bộ công chức, thanh thiếu niên, các tầng lớp nhân dân .... không nghĩ đến việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc, chất liệu của áo quần, không làm đầu tóc, sửa sang sắc đẹp, tập thể dục thẩm mỹ .... và khi đó nếu các dịch vụ này ra đời thì không tồn tại được. Như vậy, khi đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao thì những nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ có nhiều cơ hội để đưa ra sản phẩm hàng hóa, các loại dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của người dân. 4.3. Quá trình thỏa mãn nhu cầu là quá trình tạo cho nó một hình thái hoạt động: Tìm hiểu nhu cầu của cá nhân hay nhóm, tập thể thực hiện nhiệm vụ công việc, nhà quản lý cũng cần chú ý một khía cạnh khác nữa là nhu cầu phản ánh trạng thái chủ quan của con người, những mong muốn của con người trong thời điểm đó và nhu cầu có khả năng điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành vi của các cá nhân hay nhóm. Quá trình thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của họ sẽ thúc đẩy những người thực hiện nhiệm vụ làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn. 4.4. Các quy luật cơ bản của nhu cầu: Khi sự thõa mãn nhu cầu tồn tại được bão hòa, chúng sẽ bị hạ thấp tới mức chỉ còn là những điều kiện sống và điều kiện sống càng quen thuộc thì con người càng ít chú ý tới. Khi tìm hiểu nhu cầu của người lao động, nhà quản lý cần nắm được quy luật tác động của nó. Theo W.H. Newman, quy luật tác động của nhu cầu là: a. Khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn thì nó không còn là động lực thúc đẩy hoạt động của con người nữa. b. Ở hầu hết mọi người đều có một hệ thống nhu cầu. Khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu khác trở nên bức thiết hơn. Con người không bao giờ thỏa mãn đầy đủ cả. Sự mong muốn của con người là vô tận. Nhà quản lý cần hiểu và nắm được quy luật vận động của nhu cầu để sử dụng chúng phục vụ cho hoạt động quản lý tổ chức của mình. Điều này thể hiện ở hai phạm vi: - Ở phạm vi tổ chức do mình quản lý, nhà quản lý cần biết được ở mỗi cá nhân và mỗi nhóm trong tổ chức, ở mỗi thời điểm có thể có nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn. Nhưng trong số các nhu cầu đó có một nhu cầu trở nên bức thiết hơn mà chúng ta gọi là nhu cầu nỗi trội, việc thõa mãn nhu cầu này sẽ tạo ra sự phấn khởi, an tâm và hứng thú trong hoạt động của những người dưới quyền. Hiệu quả, chất lượng công việc của họ sẽ được nâng cao. Để hiểu được các nhu cầu của những người dưới quyền, đặc biệt là nhu cầu nỗi trội của họ thì nhà quản lý cần phải sâu sát, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các thành viên trong tổ chức. - Ở phạm vi xã hội, nhà quản lý nghiên cứu và nắm được nhu cầu của người tiêu dùng sẽ biết được trong thời điểm hiện tại và trong thời gian đến cần kinh doanh mặt hàng gì thì có thể tiêu thụ nhanh và có lãi trên thị trường tức là biết được những nhu cầu nào đã và sắp bão hòa, nhu cầu nào mới xuất hiện và chúng cần được thõa mãn. Phần II: Mô tả một trường hợp xung đột trong đơn vị và nêu cách giải quyết trường hợp xung đột đó. NỘI DUNG 1. Khái niệm xung đột: Xung đột trong tập thể, nhóm xảy ra khi: - Trong tập thể, nhóm có khác biệt ý kiến, lợi ích, quan điểm, ý tưởng bất đồng, mâu thuẫn. - Khi các mâu thuẫn phá vỡ sự tác động qua lại bình thường, ảnh hưởng đến việc đạt mục đích chung. Ở đây cần xác định hai khái niệm cơ bản. Đó là khái niệm mâu thuẫn và khái niệm xung đột. Mâu thuẫn là ở mức độ thấp và xung đột ở mức độ cao hơn. Phân tích về xung đột ta thấy có hai loại hình thức xung đột cơ bản: - Xung đột thực: Hướng đến để đạt kết quả thực sự nào đó. - Xung đột ảo: Không hướng đến để đạt kết quả thực sự nào. Đây là loại xung đột khó giải quyết; muốn giải quyết phải nâng cao văn hóa, tạo không khí tâm lý ấm áp. 2. Mô tả một trường hợp xung đột xảy ra trong đơn vị: 2.1. Diễn biến xung đột: a. Xuất hiện tình huống xung đột: “Sáng thứ hai đầu tuần, có một người đàn ông với vẻ mặt đằng đằng sát khí đến Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung yêu cầu giải quyết vụ việc sinh viên của nhà trường đã dụ dỗ con gái chưa đến tuổi vị thành niên của ông ta đưa đi đâu mấy ngày nay chưa về. Yêu cầu nhà trường can thiệp với sinh viên trả lại ngay con gái cho ông ta, nếu không ông ta sẽ kiện ra tòa án”. b. Các bên ý thức tình huống xung đột: Lãnh đạo Phòng Đào tạo báo cáo Ban giám hiệu nhà trường về tình huống xung đột có thể xảy ra căng thẳng dẫn đến kiện cáo nếu không giải quyết tình huống mâu thuẩn giữa người đàn ông là cha của cô gái đã bị sinh viên nhà trường dụ dỗ như lời người đàn ông yêu cầu giải quyết. Lãnh đạo nhà trường, giáo viên, cán bộ công chức trong trường lo lắng, xôn xao. c. Phân tích về xung đột: Đây là loại xung đột có thể là thực, có hành vi phi đạo đức, vi phạm pháp luật của sinh viên nếu sự thực đúng như yêu cầu của người đàn ông nọ. 3. Cách giải quyết trường hợp xung đột: 3.1. Nguyên tắc giải quyết: Công tác giáo dục và quản lý học sinh sinh viên (HSSV) trong trường là chức năng, nhiệm vụ của Phòng Công tác HSSV. Được thông báo của Ban giám hiệu, lãnh đạo Phòng Công tác HSSV đến Phòng Đào tạo mời người đàn ông đó về Phòng Công tác HSSV để giải quyết. 3.2. Hướng giải quyết: a. Tìm hiểu nguyên nhân: Để tìm hiểu nguyên nhân, trước hết lãnh đạo Phòng Công tác HSSV mời người đàn ông đó về Phòng Công tác HSSV, tìm hiểu ông ta tên gì, ở đâu, con gái ông ta tên gì, chưa đến tuổi vị thành niên nhưng còn đi học phổ thông hay làm gì, nếu còn học, học lớp mấy, trường nào, quen với thanh niên dẫn đi làm sao biết thanh niên đó là sinh viên nhà trường, nếu là sinh viên nhà trường thì tên gì, học lớp nào và đề nghị ông ta bình tĩnh trình bày cụ thể vấn đề, sự việc diễn ra như thế nào, cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của lãnh đạo Phòng Công tác HSSV (lãnh đạo Phòng Công tác HSSV ghi chép từng chi tiết của vấn đề cụ thể). Người đàn ông đó trình bày với lãnh đạo Phòng Công tác HSSV như sau: “Ông ta tên là Kiều Văn A, hiện ở tại số nhà 113 đường Cửa Đại, Phường Cẩm Châu, Thành phố Hội An, con gái tên là Kiều Thị B, hiện đang theo học lớp 11/3 Trường Trung học Phổ thông Bán công Nguyễn Trãi, Thành Phố Hội An. Con gái ông ta có quen với một sinh viên của trường tên là Nguyễn Văn B, học lớp K21Cn1. Sáng thứ bảy vừa qua, sinh viên Nguyễn Văn C đã dụ dỗ con gái của ông ta đi qua đêm đến nay là thứ hai, đã hai đêm rồi chưa về, yêu cầu nhà trường giải quyết nếu không sẽ làm đơn kiện ra tòa án”. a. Giới hạn, phân tách những người tham gia vào xung đột: Xung đột ở đây là mâu thuẩn giữa các đối tượng tham gia có thể phân nhóm như sau: Nhóm 1: Người đàn ông (cha cô gái) đại diện gia đình và cô gái. Nhóm 2: Một em nam là sinh viên của nhà trường và đại diện nhà trường. Nếu giới hạn lại ở đây thì chỉ còn hai đối tượng: Người đàn ông (cha cô gái) và đại diện nhà trường. b. Phân tích xung đột: Nếu tình huống vấn đề đúng như khiếu nại, yêu cầu của người đàn ông thì em sinh viên của nhà trường có hành vi phi đạo đức, vi phạm pháp luật sẽ phải truy tố trước pháp luật đồng thời cũng phản ảnh thực trạng công tác giáo dục và quản lý HSSV còn hạn chế, bất cập, chưa sâu sát đến HSSV về vấn đề giáo dục thường thức pháp luật nên để HSSV vi phạm như vậy, tuy nhiên vấn đề ở đây còn một số nguyên nhân mà lãnh đạo Phòng Công tác HSSV cần phải tìm hiểu thêm một số chi tiết quan trọng như sau: 1. Kiểm tra lại thông tin cá nhân của sinh viên (tên, lớp) có đúng như ông ta cung cấp không. Nếu đúng, tìm hiểu thêm thông tin cá nhân của em về hộ khẩu, gia đình, kết quả học tập, rèn luyện trên Website nhà trường và kiểm tra lại sinh viên đó ngày hôm nay có học không. 2. Đặt vấn đề: + Vấn đề 1: Tại sao ông ta biết là em sinh viên Nguyễn Văn C dụ dỗ dẫn con gái ông ta đi ?; liệu ông ta có biết dẫn đi đâu không ? + Vấn đề 2: Biết em sinh viên Nguyễn Văn C dẫn, tại sao để cho con gái đi ? + Vấn đề 3: Tại sao ông ta không báo cáo Công an ? c. Giải quyết: + Sau khi Lãnh đạo Phòng Công tác HSSV kiểm tra thông tin cá nhân sinh viên Nguyễn Văn C đúng tên và lớp như người đàn ông cung cấp; Nguyễn Văn C là sinh viên năm cuối có kết quả học tập: Trung bình khá; kết quả rèn luyện: khá; không có nợ đơn vị học trình trong khóa học; hiện nay đang về nhà để chuẩn bị tuần sau thực tập sản xuất tại Điện lực Tam kỳ, Tỉnh Quảng Nam (khả năng về từ thứ bảy là đúng vì thi xong học kỳ là thứ năm); lãnh đạo Phòng Công tác HSSV thông báo ngay cho ông ta biết về kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên Nguyễn Văn C như vậy và tạm đưa ra kết luận chủ quan theo bệnh nghề nghiệp: “Với kết quả học tập, rèn luyện của em sinh viên Nguyễn Văn C như vậy, khả năng dụ dỗ của em sinh viên này với con gái bác là khó có thể xảy ra”; đồng thời Lãnh đạo Phòng Công tác HSSV cũng nêu ngay câu hỏi đặt từng vấn đề như đã nêu trên: + Câu hỏi của vấn đề 1: “Tại sao bác biết là em sinh viên Nguyễn Văn C dụ dỗ dẫn con gái bác đi?, liệu bác có biết dẫn đi đâu không ?”. Người đàn ông đó trả lời ngay “Thầy không tin hả, không tin thì tôi điện thoại hỏi con gái tôi là biết ngay”. Nói xong, người đàn ông đó rút điện thoại di động ra bấm. Lãnh đạo Phòng Công tác HSSV không nêu tiếp vấn đề 2, 3 nữa mà nhạy bén chuyển sang yêu cầu khác theo tình huống thay đổi bất ngờ: “Bác bảo con gái bác chuyển điện thoại cho em Nguyễn Văn C có thầy giáo cần gặp gấp”. Người đàn ông thực hiện theo yêu cầu và Lãnh đạo Phòng Công tác HSSV giải quyết tình huống bằng biện pháp quyền lực hành chính của mình ngay sau khi người đàn ông giao điện thoại qua và bật loa điện thoại di động lên cho người cha cùng nghe: “Thầy là .... đây, có phải Em là Nguyễn Văn C, sinh viên lớp K21Cn1 không?” “Vâng, em chào thầy” “Em đã về nhà chưa ?, hiện nay em đang làm gì và ở đâu cùng với em B” “Dạ thưa thầy, em đã về nhà và có mời em gái kết nghĩa tên là Kiều Thị B về nhà chơi và hiện đang dẫn em B lên Khu du lịch sinh thái Phú Ninh tham quan”. “Em đã xin phép bố mẹ em B chưa, em có biết việc em dẫn em B đi như vậy là làm gia đình em B lo lắng, bố em B hiện nay đang đến trường khiếu nại là em dụ dỗ con gái chưa đủ tuổi thành niên đi khỏi nhà 2 đêm rồi không ?, Việc làm của em nếu bị khiếu nại, tố cáo sẽ dẫn đến em bị đình chỉ thực tập để giải quyết vấn đề vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của em không?”. Câu hỏi không được trả lời mà có giọng nữ: “Thầy cho em gặp ba em” Lãnh đạo Phòng Công tác HSSV chuyển ngay điện thoại cho người đàn ông và nghe cô gái nói với bố qua loa điện thoại vẫn được mở một điều hết sức bất ngờ: “Ba hả, ông có về đi không, ông mà không về, ông mà khiếu nại, kiện tụng là tui đi luôn không về đó, tui nhảy xuống hồ Phú Ninh chừ đây!” Điện thoại bị cắt luôn. Người đàn ông từ trạng thái đằng đằng sát khí khi mới vào trường đến bây giờ trông thật thảm hại, vô cùng tội cho một người cha. Lãnh đạo Phòng Công tác HSSV đề nghị người cha tiếp tục gọi lại cho con gái nhưng máy đầu kia tắt nguồn. Người lãnh đạo Phòng Công tác HSSV với kinh nghiệm sư phạm nhiều năm trong công tác giảng dạy chuyên môn cũng như công tác giáo dục và quản lý HSSV, đã phân tích cho người cha biết: Sự việc không đến nỗi trầm trọng, con gái ông ta chưa đến mức độ hư hỏng vì tin rằng em sinh viên C của nhà trường có tình cảm trong sáng, anh khuyên người cha an tâm về nhà và hứa con gái ông ta sẽ về nhà ngay trong chiều hôm nay đồng thời cũng yêu cầu ông ta với trách nhiệm, nghĩa vụ của một người cha trong gia đình cần phải giáo dục đạo đức và lối sống, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, ý thức cộng đồng cho con cái trong nhà một cách mềm dẽo nhưng nghiêm khắc, không nuông chiều thái quá, không dễ dãi buông lỏng bằng tình bạn, tình anh em kết nghĩa để rồi dẫn đến hư hỏng, khổ cả đời con lẫn nỗi buồn không bao giờ vơi của người làm cha mẹ khi con cái trót dại lầm lỡ; gia đình phải có trách nhiệm cùng với nhà trường giáo dục con cái, có trách nhiệm và tạo điều kiện cho con cái thực hiện ước mơ lành mạnh, ước mơ học tập đến nơi đến chốn để xây dựng tương lai thoát nghèo, thoát khổ và có nhiều biện pháp ngăn ngừa những thói hư, tật xấu như hành động của con ông ta xảy ra vừa rồi. Thực hiện lời hứa với ông Kiều văn A, lãnh đạo Phòng Công tác HSSV đã liên lạc với phụ huynh của em C qua số điện nhà (Thông tin trong hồ sơ sinh viên), trao đổi sự việc xảy ra cùng phụ huynh em C, yêu cầu phụ huynh em C liên lạc với em C, B và bảo em C chở em B về gấp trong chiều hôm nay cũng như em C phải có mặt tại Phòng Công tác HSSV để tường thuật, kiểm điểm sự việc xảy ra đã ảnh hưởng đến uy tín nhà trường, nếu không thực hiện nghiêm túc, nhà trường tạm đình chỉ thực tập để làm rõ. Tiếp tục sau đó, lãnh đạo Phòng Công tác HSSV cũng kịp thời báo cáo kết quả giải quyết sự việc với Ban giám hiệu và thông báo cho Phòng Đào tạo, giáo viên, cán bộ công chức biết để tránh dư luận xôn xao, tam sao thất bản xảy ra, ảnh hưởng chung môi trường sư phạm nhà trường. Bằng các biện pháp giáo dục và bằng quyền lực hành chính, lãnh đạo Phòng Công tác HSSV đã giải quyết thỏa mãn mâu thuẩn, không để xung đột xảy ra. (Ghi chú: Câu chuyện về trường hợp xung đột trên là có thực tế tại trường, chỉ không ghi rõ họ tên thật của các đối tượng) NỘI DUNG 1. Thân thế Lê Quý Đôn: Lê Quý Đôn (1726 – 1781) Nhà văn hóa lớn Việt Nam dưới thời Hậu Lê. Thuở nhỏ, ông có tên là Lê Danh Phương, đến năm 1743 sau khi đỗ giải nguyên Trường Sơn Nam thì đổi thành Lê Quý Đôn, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, quê làng Duyên Hà, huyện Duyên Hà, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam (nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Lê Quý Đôn xuất thân trong một gia đình khoa bảng lâu đời, thân phụ là Lê Phú Thứ làm quan Triều Lê. Thuở nhỏ Lê Quý Đôn nỗi tiếng thông minh, có trí nhớ phi thường, người đương thời xem ông là thần đồng. Nhiều sách chép tiểu sử của ông có ghi: Năm tuổi đã đọc được nhiều bài Kinh Thi, mười tuổi đã học sử. Năm 13 tuổi (1739), theo cha lên kinh đô học, đến năm 17 tuổi (1743), ông đỗ giải nguyên kỳ thi Hương trường thi Sơn Nam. Năm 1752, Lê Quý Đôn được 27 tuổi, ông đỗ đầu thi Hội và khi vào thi Đình ông cũng đậu đầu Bảng Nhãn tức Tam Nguyên (Khoá này không lấy Trạng nguyên). Sau khi thi đỗ, Lê Quý Đôn được bổ nhiệm chức Thị độc tòa Hàn lâm, rồi giữ chức tư nghiệp Quốc tử giám. Tháng 6 năm Kỷ Mão niên hiệu Cảnh Hưng thứ 20 (1759) triều vua Lê Hiển Tông, thái thượng hoàng Lê Ý Tông mất. Sang tháng Giêng năm Canh Thìn (1760) triều đình cử một phái đoàn sứ bộ đi báo tang và dâng cống lễ với nhà Thanh. Lê Quý Đôn và Trịnh Xuân Chú được cử làm phó sứ. Trong dịp này, khi sứ đoàn An Nam đi qua các phủ châu Trung Hoa đều bị họ gọi là Di Quan Di Mục, nghĩa là quan lại mọi rợ. Khi sứ đoàn đến Quế Lâm, Lê Quý Đôn viết thư cho quan tổng trấn Quảng Châu để phản đối sự kiện nầy. Với uy tín và học vấn của Lê Quý Đôn, triều đình Trung Hoa đành phải chấp nhận bỏ những danh từ miệt thị khinh khi này và gọi sứ đoàn là An Nam Cống sứ. Năm 1762, Lê Quý Đôn về triều được thăng chức Hàn Lâm Viện Thừa Chỉ. Ông lập Bí Thư Các và dâng sớ xin thiết lập pháp chế để trị dân nhưng không được triều đình chấp thuận và bổ ông làm Tham chính Hải Dương. Năm 1765, ông từ quan xin cáo hưu về sống nơi quê nhà, viết sách. Năm 1767, Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm nối ngôi Chúa, Lê Quý Đôn được phục chức Thi Thư và tham gia biên soạn Quốc sử kiêm chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1770, ông được thăng chức Công Bộ Hữu Thị Lang. Mùa xuân năm 1776, ông được bổ làm Hiệp Trấn, Tham Tán Quân Cơ ở xứ Đàng Trong. Năm 1778, ông được bổ nhiệm chức Hành Tham Tụng nhưng cố từ và xin được đổi sang võ ban. Ông được trao chức Hữu Hiệu Điểm, quyền Phủ Sự, phong tước Nghĩa Phái Hầu. Năm 1781, ông được sung chức Quốc sử Tổng tài. Năm 1783, ông đi hiệp trấn Nghệ An, không lâu sau thì mất. 3. Tác phẩm: Với tài trí thông minh và kiến thức uyên bác, Lê Quý Đôn đã để lại cho hậu thế rất nhiều bộ sách có giá trị đủ các thể loại như lịch sử, địa lý, thơ, văn, chú giải kinh điển, triết học, lý số. Quan niệm về thơ của Lê Quý Đôn: “Làm thơ có 3 điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là việc. Tiếng sáo thiên nhiên kêu ở trong lòng mà động vào máy tình; thị giác tiếp xúc với ngoài, cảnh động vào ý, dựa cổ mà chứng kim, chép việc thuật chuyện, thu lãm lấy tinh thần... đại để không ngoài ba điểm ấy”. Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc. Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Quý Đôn có thể kể ra như sau: Lịch sử-địa lý: Đại Việt thông sử còn gọi là Lê triều thông sử (gồm 30 quyển), là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến Cung Hoàng, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống Minh. Phủ biên tạp lục (6 quyển), viết xong năm 1776, ghi chép về tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ thứ 18 trở về trước. Bắc sử thông lục (4 quyển) viết xong năm 1763. Kiến văn tiểu lục (12 quyển), hoàn thành năm 1777, là tập bút ký nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Ông còn đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác cho tới các lĩnh vực thơ văn, sách vở...Bách khoa thư: Vân đài loại ngữ (9 quyển): Lê Quý Đôn làm xong vào năm 1773, lúc ông 47 tuổi. Đây là một loại "bách khoa thư", đồ sộ nhất thời Trung đại Việt Nam, trong đó tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học... sắp xếp theo thứ tự: Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội... Vân đài loại ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến. Thơ, văn: Toàn Việt thi lục: hoàn thành năm 1768, ghi chép chọn lọc khoảng 2.000 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý-Trần đến đời Lê. Quế Đường thi tập; Quế Đường văn tập; Quế Đường di tập; Phú Lê Quý Đôn Triết học, lý số: Thánh mô hiền phạm lục, Quần thư khảo biện: ghi chép lại những suy ngẫm khi ông khảo cứu Kinh truyện Trung Hoa. Kim Cang kinh chú giải; Thư kinh diễn nghĩa; Dịch kinh phu thuyết; Thái Ất quái vận; Thái Ất dị giản lục 4. Giai thoại về Lê Quý Đôn: Chữ Đại (大) hay chữ Thái (太)? Tương truyền thuở nhỏ, một hôm cậu bé cởi truồng đi tắm với các bạn. Có một vị quan Thượng thư đồng liêu với cha (là Lê Trọng Thứ) tới thăm, hỏi đường đến nhà. Cậu liền đứng dạng chân và dang tay ra bảo quan Thượng: Nếu ông biết được cháu đang ra dấu chữ gì, cháu sẽ chỉ nhà cho ông. Quan Thượng cũng tha thứ cho sự nghịch ngợm của tuổi trẻ nên bỏ đi. Cậu cười ầm lên và bảo với các bạn: Ông ấy làm quan to mà không biết chữ các bạn ơi!. Quan Thượng bực mình quay lại nói: Trẻ con đừng hỗn láo. Mày mới học lỏm được chữ Đại (大) mà đã dám đi trêu chọc người rồi. Cậu càng cười to hơn: Thế thì ông không biết chữ thật! Có cái chấm ở dưới nữa thì là chữ Thái (太) chứ sao lại chữ Đại! Rắn đầu rắn cổ Khi quan Thượng vào nhà ông Lê Trọng Thứ, mới biết cậu bé ấy là con của bạn mình. Ông kể lại câu chuyện dọc đường. Lê Trọng Thứ gọi con ra trách mắng và đánh đòn. Quan Thượng thấy ông thông minh nên đã xin tha cho ông với điều kiện phải ứng khẩu một bài thơ tạ tội. Cậu xin quan Thượng ra đầu đề. Quan Thượng nói: Phụ thân cậu đã bảo cậu "rắn đầu rắn cổ", cậu cứ lấy đó làm đề bài. Cậu ngẫm nghĩ một chốc rồi đọc: Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà! Rắn đầu biếng học quyết không tha Thẹn đèn hổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docngo_tuan_1898.doc