1- Đôi nét về chỉ số LIBOR
LIBOR là tên gọi tắt của “London Interbank Offer Rate”, là một tập hợp các lãi suất trung bình hằng ngày mà tại đó các ngân hàng có thể vay mượn tiền từ các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng London. Mức lãi suất chuẩn này được sử dụng rộng rãi như một mức lãi suất cơ bản bởi các tập đoàn tài chính trên toàn thế giới. Vì vậy, lãi suất LIBOR tác động tới hầu hết những người tham gia trong thế giới tài chính, từ sinh viên đi vay, người cho vay, chủ doanh nghiệp nhỏ cho đến những công ty và những ngân hàng lớn nhất thế giới.
LIBOR là mức lãi suất cơ bản trung bình hằng ngày của 5 đồng ngoại tệ ( USD, EUR, GBP, JPY và CHF) và 7 giai đoạn cho vay (trải dài từ qua đêm cho đến 12 tháng). Có tổng cộng 35 mức lãi suất LIBOR khác nhau hằng ngày. LIBOR được điều chỉnh bởi IBA (ICE Benchmark Administration). IBA tính toán LIBOR mỗi ngày bằng cách tham khảo những ngân hàng tham gia.
Vào mỗi buổi sáng, IBA sẽ yêu cầu câu hỏi một danh sách của những ngân hàng đóng góp (11-18 ngân hàng quốc tế lớn) để trả lời những câu hỏi sau: Mức tỷ lệ nào có thể cho vay vốn, các ngân hàng làm những điều này để yêu cầu và sau đó các liên ngân hàng chấp nhận trong một khoảng hợp lý trước 11h theo giờ London? Những ngân hàng cung cấp những câu trả lời khác nhau dựa trên tiền tệ và độ dài các khoản vay. Mức lãi suất được trích dẫn bởi các ngân hàng là mức lãi suất hằng năm. IBA sử dụng các tỷ lệ lãi suất này để tính toán LIBOR, sử dụng một phương pháp gọi là trimmed arithmetic có nghĩa là nơi những giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất được loại trừ.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tiểu luận học phần Quản lý tài chính tiền tệ - Câu hỏi: Chỉ số Libor có vai trò như thế nào trên thị trường tài chính thế giới?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
CÂU HỎI:
CHỈ SỐ LIBOR CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO
TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI?
Người hướng dẫn: TS. Phạm Quốc Hùng
Người thực hiện: Đặng Minh Dũng – MS: 11700002
Trần Nguyễn Huy Hoàng –MS: 11700003
Nguyễn Phước Lộc–MS: 11700014
Ngô Thị Tuyết Lan – MS: 11700015
Nguyễn Thị Duyên – MS: 11700018
Lớp: 17MQLKT1
Đồng Nai - Tháng 03/2018
1- Đôi nét về chỉ số LIBOR
LIBOR là tên gọi tắt của “London Interbank Offer Rate”, là một tập hợp các lãi suất trung bình hằng ngày mà tại đó các ngân hàng có thể vay mượn tiền từ các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng London. Mức lãi suất chuẩn này được sử dụng rộng rãi như một mức lãi suất cơ bản bởi các tập đoàn tài chính trên toàn thế giới. Vì vậy, lãi suất LIBOR tác động tới hầu hết những người tham gia trong thế giới tài chính, từ sinh viên đi vay, người cho vay, chủ doanh nghiệp nhỏ cho đến những công ty và những ngân hàng lớn nhất thế giới.
LIBOR là mức lãi suất cơ bản trung bình hằng ngày của 5 đồng ngoại tệ ( USD, EUR, GBP, JPY và CHF) và 7 giai đoạn cho vay (trải dài từ qua đêm cho đến 12 tháng). Có tổng cộng 35 mức lãi suất LIBOR khác nhau hằng ngày. LIBOR được điều chỉnh bởi IBA (ICE Benchmark Administration). IBA tính toán LIBOR mỗi ngày bằng cách tham khảo những ngân hàng tham gia.
Vào mỗi buổi sáng, IBA sẽ yêu cầu câu hỏi một danh sách của những ngân hàng đóng góp (11-18 ngân hàng quốc tế lớn) để trả lời những câu hỏi sau: Mức tỷ lệ nào có thể cho vay vốn, các ngân hàng làm những điều này để yêu cầu và sau đó các liên ngân hàng chấp nhận trong một khoảng hợp lý trước 11h theo giờ London? Những ngân hàng cung cấp những câu trả lời khác nhau dựa trên tiền tệ và độ dài các khoản vay. Mức lãi suất được trích dẫn bởi các ngân hàng là mức lãi suất hằng năm. IBA sử dụng các tỷ lệ lãi suất này để tính toán LIBOR, sử dụng một phương pháp gọi là trimmed arithmetic có nghĩa là nơi những giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất được loại trừ.
2- Vai trò của chỉ số LIBOR trên thị trường tài chính thế giới
Tầm quan trọng của LIBOR đã vượt ra ngoài London, thậm chí là Châu Âu. Thực tế, lãi suất LIBOR là một trong những số liệu quan trọng toàn cầu trong tài chính. Các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các công ty tín dụng khắp mọi nơi trên thế giới đều nhìn vào LIBOR để ấn định mức lãi suất riêng cho họ. Những hợp đồng đáng kể trị giá hàng triệu dollar trải dài những kỳ hạn khác nhau từ qua đêm cho đến 30 năm, tất cả đều tham khảo mức LIBOR chuẩn.Theo Kho bạc Anh, giá trị của những hợp đồng tài chính gắn liền với LIBOR đều chạm 300 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, nó không bao gồm những khoản vay tiêu dùng và lãi suất điều chỉnh thế chấp nhà. Theo IBA, tổng cộng, giá trị hàng trăm nghìn tỷ dollar của mức lãi suất được đưa ra gắn liền với LIBOR.Tại Việt Nam loại lãi suất này cũng được dùng để tham khảo phổ biến. Đây là loại lãi suất có cơ chế tựa như lãi suất cơ bản (prime rate) của Mỹ và các nước có hệ thống tài chính tương tự dùng trong giao dịch nội tệ của họ.
Một trong những lý do chính LIBOR được sử dụng rộng rãi vì cách tỷ lệ lãi suất này được tính toán và xây dựng. LIBOR thể hiện tỷ lệ lãi suất cho vay thấp nhất giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn. Những tỷ lệ khác được cố định trên những LIBOR đầu. Điều này được thể hiện giống như vị trí LIBOR + X Bps, Bps là điểm cơ bản và X là lãi phải trả trên mức lãi suất LIBOR bởi những người đi vay đến những người cho vay. Vì vậy, bất cứ sự tăng hoặc giảm mức lãi suất cơ bản (trong mức lãi suất LIBOR) đều tác động đến những hợp đồng gắn liền với LIBOR hoặc dựa vào nó như một chuẩn mực.
LIBOR được sử dụng phổ biến như lãi suất thả nổi, lãi suất qua đêm, hợp đồng tương lai, thế chấp, khoản vay học sinh, và thậm chí là quỹ hoạt động. LIBOR được sử dụng để thiết lập các mức giá cho những hợp đồng lãi suất tương lai để giúp các công ty bảo hiểm rủi ro lãi suất. LIBOR cung cấp một ý tưởng hay cho các Central Bank và những tổ chức quan trọng khác về sự kỳ vọng lãi suất và sự phát triển nối liền.
Khi một khách hàng gửi tiết kiệm trong các quỹ, hay thông qua trái phiếu ngắn hạn, các dạng tài sản thế chấp hoặc vay nợ doanh nghiệp, thì lãi suất nhận hoặc được trả thường dựa trực tiếp hoặc gián tiếp trên LIBOR. Lãi suất này là tham chiếu cho gần một nửa khế ước cầm cố có lãi suất điều chỉnh, hơn 70% thị trường kỳ hạn (thị trường tương lai) tại Mỹ và cho phần lớn thị trường tín dụng chéo, nơi các doanh nghiệp chấp nhận rủi ro từ những thay đổi của lãi suất.
LIBOR khác biệt so với các chuẩn điểm lãi suất vay theo đồng USD hay liên ngân hàng châu Âu (Euribor) đưa ra. Cả hai đều được tính toán dựa trên câu trả lời của các ngân hàng. Đối với LIBOR, nhà băng sẽ được hỏi họ cho rằng lãi suất đi vay của mình là bao nhiêu, trong khi với Euribor, ngân hàng phải trả lời câu hỏi theo họ lãi suất nào có thể cho các đơn vị cùng ngành khác vay được.
Tiếp theo, vì sao LIBOR và các điểm lãi suất điển hình khác lại không có cùng biên kể từ năm 2008, khi lãi suất vay có thể mặc định bởi thị trường ngoại hối? Lý thuyết tài chính lâu nay vẫn được biết đến với tên “ngang giá lãi suất” cho thấy, sự khác biệt giữa lãi suất tại hai quốc gia sẽ đồng hành với thay đổi trong tỷ giá giao dịch giữa đồng tiền của hai nhà nước. Theo như lý thuyết này, cho đến năm 2007, những chênh lệch giữa lãi suất vay và cho vay của hai loại tiền khác nhau sẽ tính dễ dàng qua tỷ lệ ngoại hối.
Tại sao biến động của đồng USD (vốn đặt cho LIBOR) lại thấp hơn nhiều so với các loại điểm tín dụng ngắn hạn khác trên thị trường?
Giống như cổ phiếu và trái phiếu, lãi suất ngắn hạn luôn phải chịu những biến động nhất định.
Thêm vào đó, lãi suất có nhiều mức khiến một số nhà băng đã đề nghị Hiệp hội Ngân hàng Anh không so với những bản hợp đồng hoán đổi nợ xấu của họ (những công cụ tài chính tương tự như bảo hiểm và là một biến pháp để tính toán rủi ro tính dụng của ngân hàng). Đã từng có thời gian lãi suất các hợp đồng này nới rộng tại một số ngân hàng (cho thấy nguy cơ tín dụng tăng cao), trong khi LIBOR vẫn ổn định (đồng nghĩa với chi phí vay mượn của ngân hàng không thay đổi).
Từ đây người ta thấy được sự mất công bằng trong việc xác định hai loại lãi suất này và rất dễ bị thao túng. Một bên đứng ở góc độ người đi vay sẽ muốn có lãi suất thấp và một bên là mong muốn được cho vay với lãi suất cao.
LIBOR là chỉ số lãi suất chính và quan trọng nhất của thế giới với khoảng 10 nghìn tỷ USD các khoản vay gồm: thẻ tín dụng, vay nợ mua ô tô, nợ sinh viên, khế ước cầm cố có lãi suất điều chỉnh và khoản 500 nghìn tỷ USD chứng khoán phái sinh được điều chỉnh theo lãi suất LIBOR như hợp đồng tương lai.
Nếu lãi suất LIBOR tăng lên, các khoản tiền trả lãi hàng tháng của người vay sẽ tăng lên theo. Ngược lại, nếu lãi suất LIBOR giảm xuống thì người vay sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi họ phải trả lãi ít hơn. Tuy nhiên, khi LIBOR hạ thì các quỹ tương hỗ và quỹ lương hưu với các khoản đầu tư vào các tài sản dựa trên lãi suất LIBOR sẽ bị thiệt thòi khi mà họ sẽ nhận được ít hơn.
Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng nên thay thế LIBOR bằng một công cụ khác chính xác hơn và được quản lý chặt chẽ hơn vì hiện tại LIBORchỉ do khu vực tư nhân lập ra và không bị sự quản thúc của chính phủ. Trước hết cần phải nắm rõ bản chất của loại lãi suất này.
3- Vụ bê bối lãi suất LIBOR
Thực tế là một câu chuyện mở về lãi suất LIBOR và sự thao túng của nó nhắc tới những vẫn đề to tát như thao túng trên thị trường toàn cầu và vấn đề đạo đức của các tổ chức lớn. Nó ảnh hưởng tới tất cả mọi người và mọi việc – từ các công ty lớn tới các chính phủ, hộ gia đình và học sinh. Nó là vấn đề với chính chúng ta.
LIBOR là một loại lãi suất – thực ra là một loạt các lãi suất – nhằm đánh giá chi phí mà các ngân hàng lớn toàn cầu phải bỏ ra để vay tiền lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Theo thời gian, LIBOR đã trở thành cơ sở cho các khoản vay lãi suất thay đổi, tín dụng và các công cụ tài chính trị giá hàng nghìn tỷ đô la trên khắp thế giới.
Khoảng 10 nghìn tỷ USD các khoản vay bao gồm lãi suất thẻ tín dụng, vay mua xe, các khoản vay cho sinh viên và thế chấp cũng như khoảng 350 nghìn tỷ USD hoạt động phái sinh đang được gắn chặt với LIBOR. Hầu hết các khách hàng trả LIBOR, cộng với một lãi suất bổ sung để phản ánh rủi ro của họ. Nhưng tất cả các lãi suất đó tăng giảm cùng với những thay đổi từ LIBOR.
Lãi suất LIBOR hàng ngày được quyết định bởi một kết quả khảo sát của các ngân hàng, theo dõi các lãi suất của họ. Khoảng 6 tới 18 ngân hàng lớn được yêu cầu cho biết lãi suất mà học phải trả để vay tiền trong một khoảng thời gian xác định và bằng một đồng tiền cụ thể. Câu trả lời sẽ được Thomson Reuters thu thập, sau đó loại bỏ một số phần trăm xác định của các con số cao nhất và thấp nhất trước khi tính toán mức trung bình và đưa ra lãi suất LIBOR.
Vấn đề là có ít nhất một vài ngân hàng lớn cung cấp thông tin có thể gian lận trong quá trình này. Barclays đã thừa nhận gian lận và phải nộp một khoản tiền phạt lớn (450 triệu USD). Ngân hàng này cũng cho nhà chức trách biết rằng họ không hành động một mình. Các ngân hàng khác cũng đang được giới chức kiểm tra, danh tính cụ thể không được cung cấp.
Mục đích ban đầu của các hoạt động này là kiếm lời, sau đó khiến các nhà đầu tư hiểu lầm về mức độ an toàn của các ngân hàng (do lãi suất đi vay trên thị trường liên ngân hàng được xem là thước đo rủi ro của mỗi tổ chức tín dụng) trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vụ việc có sự thông đồng của nhiều ngân hàng nên hậu quả được đánh giá là rất lớn, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều khách hàng, nhà đầu tư.
Những cột mốc chính trong vụ thao túng lãi suất Libor
Năm
Diễn biến
2005
Những bằng chứng đầu tiên về vụ thao túng lãi suất Libor và Euibor (lãi suất Libor cho đồng euro) được phát hiện thông qua ghi âm điện thoại của các giao dịch viên Barclaystại New York, London và Tokyo. Trong các cuộc điện đàm này, nhân viên của Barclays đã yêu cầu giao dịch viên của các ngân hàng khác đồng ý thay đổi lãi suất của các hợp đồng phái sinh. Trong giai đoạn 2005 - 2009, đã có 257 cuộc điện thoại ghi lại những nội dung như vậy
2007
Với sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock, lo ngại về thanh khoản của các ngân hàng được dấy lên. Việc thao túng lãi suất bắt đầu được Barclays thực hiện một cách có hệ thống, khiến khách hàng nhầm tưởng về sức khỏe của ngân hàng này. Nhiều nghi vấn đã được giới truyền thông đưa ra. Ngày 28/11, một báo cáo nội bộ của Barclays cũng thừa nhận lãi suất Libor không phản ánh chính xác giá của đồng tiền.
2008
Nghi vấn lãi suất tiếp tục được giới truyền thông nêu lên với mật độ ngày một dày đặc. Hiệp hội Ngân hàng Anh (BBA) cũng đã phải vào cuộc với nhiều câu hỏi và thông cáo liên quan đến việc thao túng lãi suất. BBA cho rằng nếu những phản ánh của khách hàng là thật thì đây là vụ việc không thể chấp nhận. Sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, BBA thậm chí đã phải có cuộc họp riêng với Barclays về vấn đề này.
2009
Ngày 2/11, BBA ra thông báo hướng dẫn cho các thành viên về quy tắc áp dụng với Libor cũng như các chuẩn an toàn. Tuy nhiên, Barclays vẫn tỏ ra thờ ơ, không thiết lập các hệ thống độc lập giữa bộ phân giao dịch phái sinh và các nhân viên thống kê, gửi báo cáo cho cơ quan quản lý.
2010
Trong email nội bộ gửi nhân viên, Barclays mới chính thức yêu cầu tuân thủ các quy đinh về an toàn, nghiêm cấm việc thao túng lãi suất cũng như thận trọng trong các cuộc điện đàm với giao dịch viên của ngân hàng bạn.
2011
Cuối năm 2011, một ngân hàng nổi tiếng khác ở Anh là Royal Banks of Scotland sa thải 4 nhân viên do liên quan tới vụ thao túng lãi suất.
2012
Cuối tháng 6, Barclays thừa nhận vụ gian lận nêu trên và chịu phạt 450 triệu USD. Chủ tịch Marcus Agius và CEO Bob Diamond lần lượt từ chức. Vụ việc tiếp tục được mở rộng điều tra.
Vụ kiện ở New York cáo buộc các ngân hàng thao túng lãi suất LIBOR trong khủng hoảng tài chính và trước đó. Các lãi suất trước đó có thể ở mức cao hơn, nhưng bị cáo buộc tác động để thấp xuống trong thời gian khủng hoảng.
Lãi suất LIBOR thấp đã giúp tình hình tài chính của các ngân hàng có vẻ ổn định hơn sự thật trong suốt thời kỳ khủng hoảng. Lãi suất cao hơn có thể đã mang lại lợi nhuận cho các danh mục ngân hàng đầu tư. Trong kịch bản nào, các ngân hàng cũng bị cáo buộc đã hành động vì lợi ích của riêng họ và tạo ra thiệt hại tài sản thế chấp trên quy mô toàn cầu.
Vấn đề mờ mịt là ai thực sự chịu thiệt hại và thiệt hại là bao nhiêu? Sau khi dành chỉ một ít thời gian xem xét những tác động cục bộ tới các cơ quan nhà nước, các trường đại học và các hãng đầu tư, có thể thể chắc chắn rằng không thể trả lời được câu hỏi này.
Trước hết, không ai có thể nói lãi suất thực trong thời kỳ khủng hoảng phải là bao nhiêu, đã bị thao túng tới mức nào và khi nào. Những thay đổi nhỏ theo thời gian sẽ không tạo ra thiệt hại lớn cho cá nhân.
Ngoài ra, việc thao túng lãi suất LIBOR cũng tạo ra cả kẻ thắng và người thua. Các cơ quan chính phủ tham gia vào hoạt động này nhằm hạn chế rủi ro với trái phiếu của mình có thể chịu thiệt hại nếu các lãi suất bị hạ xuống thấp. Nhưng cùng lúc đó các hộ gia đình với các khoản vay thế chấp lãi suất điều chỉnh có thể được thanh toán các khoản vay với mức thấp hơn.
Tất cả những điều này này không thích hợp trong bức tranh lớn. Sức mạnh của LIBOR – và chi phí của việc làm sai khác nó – tồn tại ở sự hiện diện khắp nơi của lãi suất này. Nó tác động tới gần như mọi công ty lớn, và ít nhất là gián tiếp tới mọi người. LIBOR nằm trong quần áo chúng ta mặc và thực phẩm chúng ta ăn. Sự hiện diện của nó được cảm nhận ở khắp mọi nơi.
Điều đó khiến cho việc thao túng lãi suất LIBOR trở thành bê bối lớn như vậy và tại sao nó lại quan trọng đến thế. Thao túng thứ gì đó cực kỳ quan trọng với cuộc sống thường ngày là tin tức tồi tệ hơn về các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới.
Một tiêu chuẩn để cả thế giới dựa vào nhằm đưa ra quyết định về tiền bạc có thể bị thao túng bởi một tập đoàn nhỏ chỉ vì mục đích của riêng họ. Khi bê bối lần này qua đi, tác động của nó sẽ vẫn còn lại.
Bê bối của ngân hàng Barclays cho thấy LIBOR đang trở nên yếu ớt hơn trong khâu quản lý. Lúc này, ngành ngân hàng cần phải thay thế LIBOR bằng một chuẩn khác, dựa trên các giao dịch thực và dễ kiếm chứng, để phục hồi lại niềm tin của khách hàng đối với lãi suất vay mượn, vốn luôn cần trung thực và rõ ràng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_hoc_phan_quan_ly_tai_chinh_tien_te_cau_hoi_chi_so.docx