Tiểu luận Hoạt động M&As trên thế giới và Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, hội nhập là xu hướng tất yếu khách quan. Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật ấy, chúng ta đang từng bước phát triển. Đại hội IX đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001- 2010 nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người; năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng; tiềm lực kinh tế, an ninh quốc phòng được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Như chúng ta đã biết vào ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này thể hiện một nỗ lực rất lớn của chúng ta trong việc chứng minh khả năng phát triển kinh tế của mình với thế giới và cũng mở ra một hướng mới cho kinh tế nước nhà. Trong một môi trường cạnh tranh kinh tế toàn cầu khốc liệt như hiện nay, Việt Nam không chỉ muốn tồn tại mà còn muốn đứng vững và phát triển. Hoạt động đầu tư là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nề kinh tế nước ta.

Ở đề án này tôi xin tập trung phân tích một hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động mua lại và sáp nhập (M&As). Đây là một hình thức chúng ta cần tìm hiểu thật kĩ bởi trên thế giới hoạt động M&As đang diễn ra rất mạnh mẽ. Thêm nữa khi các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành cổ phần hóa thì M&As không còn trở nên xa lạ với chúng ta nữa. Trong thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp của nước ta thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc mua lại và sáp nhập.

 

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi mà tôi muốn hướng tới ở đây là hoạt động M&As trên thế giới và Việt Nam

Kết cấu đề tài:

Bài tiểu luận của tôi gồm có những phần chính sau đây:

Chương I: Tác động của hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia:Những vấn đề lí luận chung

Chương II : Kinh nghiệm từ hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trong một số trường hợp thế giới.

Chương III: Gỉai pháp đối với hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trông bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế VIỆT NAM .

 

doc55 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Hoạt động M&As trên thế giới và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, hội nhập là xu hướng tất yếu khách quan. Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật ấy, chúng ta đang từng bước phát triển. Đại hội IX đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001- 2010 nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người; năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng; tiềm lực kinh tế, an ninh quốc phòng được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Như chúng ta đã biết vào ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này thể hiện một nỗ lực rất lớn của chúng ta trong việc chứng minh khả năng phát triển kinh tế của mình với thế giới và cũng mở ra một hướng mới cho kinh tế nước nhà. Trong một môi trường cạnh tranh kinh tế toàn cầu khốc liệt như hiện nay, Việt Nam không chỉ muốn tồn tại mà còn muốn đứng vững và phát triển. Hoạt động đầu tư là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nề kinh tế nước ta. Ở đề án này tôi xin tập trung phân tích một hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động mua lại và sáp nhập (M&As). Đây là một hình thức chúng ta cần tìm hiểu thật kĩ bởi trên thế giới hoạt động M&As đang diễn ra rất mạnh mẽ. Thêm nữa khi các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành cổ phần hóa thì M&As không còn trở nên xa lạ với chúng ta nữa. Trong thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp của nước ta thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc mua lại và sáp nhập. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Đối tượng và phạm vi mà tôi muốn hướng tới ở đây là hoạt động M&As trên thế giới và Việt Nam Kết cấu đề tài: Bài tiểu luận của tôi gồm có những phần chính sau đây: Chương I: Tác động của hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia:Những vấn đề lí luận chung Chương II : Kinh nghiệm từ hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trong một số trường hợp thế giới. Chương III: Gỉai pháp đối với hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trông bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế VIỆT NAM . Chương I. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG MUA LẠI&SÁP NHẬP XUYÊN QUỐC GIA :NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG A. LÍ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ MUA LẠI& SÁP NHẬP Khái niệm M (merger) là sự kết hợp hoặc sáp nhập của các công ty tổ chức nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh hoặc nhằm giảm tính cạnh tranh. Kết quả là sẽ tạo ra một công ty mới trong đó mỗi bên sẽ có cổ phần bằng nhau (nên người ta còn gọi là merger of equals). Thông thường các vụ sáp nhập thường được thực hiện dựa trên tinh thần thiện chí, tự nguyện khi mà lãnh đạo hai bên cùng họp nhau lại và bàn bạc đưa ra những phân tích cụ thể về những lợi ích, cơ hội hoặc rủi ro khi tiến hành sáp nhập (thuật ngữ chuyên môn gọi là (due diligence report) . Từ đó sẽ có quyết định cuối cùng. A (acquisition) là quá trình mua cổ phiếu hoặc tài sản một công ty để dần tiến tới chiếm đoạt công ty đó. Do đó khác với sáp nhập , mua lại thường xảy ra giữa hai công ty không ngang nhau về tiềm lực tài chính, 1 công ty lớn mua lại một công ty nhỏ hơn bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc kết hợp cả hai . Dựa vào hai khái niệm được cung cấp bởi tổ chúc tiền tệ thế giới IMF , ta có thể hiểu được M&A là gì. Tuy nhiên có một điểm cần chú ý về thuật ngữ ở đây là M&A là chỉ sự sáp nhập hoặc mua lại nói chung của hai công ty , có thể là trong nước hoặc cũng có thể là 1 công ty nước ngoài và 1 công ty trong nước hoặc của hai công ty nước ngoài. Còn nếu xét M&A như một hình thức đầu tư nước ngoài thì ngưới ta thường dùng cụm Cross border M&A chỉ sự sáp nhập và mua lại giữa hai công ty trong đó nhất quyết phải có 1 bên là công ty nước ngoài . Phiên họp ủy viên của Ủy ban Thương Mại & Phát Triển quyết định vào ngày 12 tháng 5 năm 2000 triệu tập một cuộc họp các chuyên gia ở Geneva về vấn đề “Mua lại&sáp nhập: Những chính sách nhằm mục đích tối đa hóa những ảnh hưởng tích cực và tối thiểu hóa những ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư quốc tế”. Cuộc họp này là một phần trong những nỗ lực của UNCTAD để giúp cải thiện sự hiểu biết về những vấn đề chủ chốt trong những lĩnh vực của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và những ảnh hưởng của FDI đến sự phát triển và những chọn lựa chính sách, đặc biệt khi họ liên kết với những nước đang phát triển & những nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, và để củng cố những khả năng của các quốc gia đưa ra và thực hiện các chính sách, những biện pháp hành động và các chương trình. Hầu hết các nước tìm mọi cách để thu hút FDI, đặc biệt là khi FDI tồn tại dưới dạng đầu tư trực tiếp vào nhà xưởng máy móc, bởi vì những nguồn đầu tư như vậy có thể đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Như là một phần hệ quả trong những nỗ lực nhằm thu hút FDI, mua lại và sáp nhập (M&As) trở nên phổ biến hơn trước đây như là một cách thức thâm nhập của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) vào các nước đang phát triển cũng như các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi. Tuy nhiên, có một câu hỏi nảy sinh liệu rằng M&As, trái với đầu tư mới có thể có vai trò trong việc đóng góp vào quá trình phát triển hay không. M&As được xem là khác với đầu tư mới, chúng không thêm vào khả năng sản xuất quốc gia mà chỉ đơn thuần đại diện cho 1 sự chuyển quyền sở hữu từ nội địa ra nước ngoài. Thêm nữa, M&As đôi khi còn được xem như là đã lấy đi những tài sản quốc gia đáng giá của nước nhận đầu tư tạo ra bởi tiết kiệm trong nước, nỗ lực về lao động và thầu khoán, và như là đã có được tiềm lực để tạo ra một loạt vấn đề, ví dụ như sự tập trung thị trường và lạm dụng quyền lực thị trường. Thực sự, M&As xuyên quốc gia , đặc biệt là những hoạt động có liên quan đến những tập đoàn xuyên quốc gia lớn từ các nước phát triển, các hoạt động tài chính và tái tổ chức kinh tế, nằm trong số những khía cạnh dễ thấy nhất của quá trình toàn cầu hóa. Và ảnh hưởng của M&As tới sự phát triển có thể mang tính hai mặt. Vì vậy những mối lợi tức xuất hiện như là sự cân bằng của lợi ích và chi phí cho những nền kinh tế nhận đầu tư FDI trong hình thức của mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia (trong sự so sánh với đầu tư trực tiếp nước ngoài GI hay còn gọi là đầu tư mới). Hoạt động mua lại và sáp nhập là một phần quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Một tập đoàn có thể đầu tư trực tiếp vào nước sở tại dưới hai hình thức: đầu tư trực tiếp vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị mới hoặc mua lại / sáp nhập với các công ty địa phương (bản xứ). Công ty địa phương có thể của tư nhân hoặc nhà nước: tư nhân hoá liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài được xếp vào hoạt động M&A xuyên quốc gia. Hoạt động này thay đổi hệ thống quản lý của công ty mới được mua lại hoặc sáp nhập. Trong hoạt động sáp nhập xuyên quốc gia, 2 công ty thuộc 2 nước liên quan sẽ kết hợp tài sản và hoạt động hành chính để tạo ra 1 công ty độc lập hợp pháp mới. Trong hoạt động mua lại xuyên quốc gia, quyền quản lý tài sản và hoạt động hành chính được chuyển giao từ công ty địa phương sang cho một tập đoàn nước ngoài, công ty địa phương trở thành chi nhánh của tập đoàn nước ngoài. Trong một chừng mực nào đó, cả hai hình thức của FDI đều chuyển giao tài sản của nước sở tại sang quyền quản lý của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs - Transnational Corporations), góp phần tạo ra tăng trưởng cho hệ thống sản xuất toàn cầu. Cả 2 trường hợp đều trao quyền quản lý một doanh nghiệp tại một quốc gia cho một doanh nghiệp tại một quốc gia khác. Tuy nhiên, trong trường hợp đầu tư trực tiếp vào nhà xưởng, tài sản mới được tạo ra bởi tập đoàn đầu tư còn hoạt động M&A chỉ chuyển giao quyền quản lý nguồn tài sản có sẵn. Các định nghĩa thông dụng với FDI cũng được sử dụng tương tự với M&A. Quốc gia có nguồn vốn đầu tư, muốn sáp nhập/mua lại được gọi là nước đầu tư, quốc gia được nhận vốn đầu tư được gọi là nước nhận đầu tư. Trong trường hợp sáp nhập, văn phòng chính của công ty mới có thể được đặt tại cả 2 nước. Mua lại có 3 hình thức: Thiểu số (tập đoàn nước ngoài giữ từ 10 đến 49% số cổ phiếu của công ty) Đa số (tập đoàn nước ngoài giữ từ 50 đến 99% số cổ phiếu của công ty) Chủ quyền hoàn toàn (tập đoàn nước ngoài chiếm 100% cố phiếu của công ty) Số liệu về M&A cho thấy hoạt động mua lại chiếm đa số. Sáp nhập chỉ chiếm 3% trong tổng số hoạt động M&A xuyên quốc gia. Trên thực tế, mặc dù định nghĩa của sáp nhập là sự hợp tác quản lý giữa 2 công ty, hầu hết các hoạt động sáp nhập đều trở thành mua lại khi 1 trong 2 công ty nắm quyền quản lý công ty còn lại. Tỷ lệ hoạt động sáp nhập thật quá thấp đến mức M&A chỉ còn được hiểu hoàn toàn là “mua lại”. Một phần trong hệ quả của cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) là sự gia tăng của M&A xuyên quốc gia vì đây là cửa mở cho các công ty xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế của các nước nói trên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu M&A có thể đóng góp vào quá trình phát triển như đầu tư mới (GI) hay không? M&A được nhìn dưới một góc độ khác so với đầu tư trực tiếp bởi tại thời điểm ban đầu, hoạt động này không làm tăng năng suất sản xuất quốc gia mà chỉ là sự chuyển giao quyền sở hữu trong nước cho nước ngoài. Trong quá trình toàn cầu hoá nói chung, ảnh hưởng của M&A với sự phát triển có thể là con dao hai lưỡi và không ổn định. Lịch sử phát triển M&A a. Cơn sóng M&A những năm 1890s và từ 1910-1920. Vào những năm 1890, khi mà những vụ mua lại diễn ra ở Mỹ hoàn toàn được ghi lại đầy đủ trong các tài liệu thì những bằng chứng đáng tin cậy về hoạt động M&A ở Châu Âu lại chỉ có từ những năm 60 ở Anh và đầu những năm 80 ở lục địa Châu Âu. Mặc dù vậy, không phải là M&A không xuất hiện ở Châu Âu trong giai đoạn này. Goregen và Renneboog (2004) nhận định rằng hoạt động mua lại đầu tiên ở Châu Âu diễn ra vào khoảng năm 1880 và kết thúc vào năm 1904. Cũng giống như ở Mỹ, hoạt động M&A ở Châu Âu bắt nguồn từ những thay đổi cơ bản về công nghệ và tiến trình công nghiệp hoá. O’Brien (1988) đã biện luận rằng hoạt động đầu tiên, cái được gọi là làn sóng sáp nhập lớn được nổ ra bởi cuộc suy thoái kinh tế, những đạo luật mới của nhà nước về sáp nhập và sự phát triển của hoạt động mua bán cổ phiếu công nghiệp tại NYSE. Cơn sóng này lan toả rộng khắp cả ở Mỹ và Châu Âu bởi sự thống nhất nền sản xuất công nghiệp. Stigler (1950) đã mô tả sự thống nhất như là “việc hợp nhất để tạo ra sự độc quyền”. Theo Lamouraux (1985), mục đích chủ yếu của những vụ sáp nhập này là giảm sự cạnh tranh giá cả chứ không phải là để khai thác những ngành kinh tế qui mô. Các vụ sáp nhập ngang như vậy đã dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn lớn, thâu tóm phần lớn sức mạnh thị trường trong các ngành công nghiệp độc quyền. Làn sóng lớn này đi đến hồi kết thúc vào giai đoạn năm 1903-1905, khi thị trường cân bằng sụp đổ. Chiến tranh thế giới thứ I đã giữ hoạt động M&A chững lại cho đến cuối những năm 1910. Những nỗ lực thúc đẩy độc quyền hoá được đánh dấu bởi các hoạt động tái cơ cấu dưới làn sóng sát nhập đã làm dấy lên mối lo ngại cho cộng đồng. Mối lo ngại này khiến hình thành nên luật chống uỷ thác vào những năm 1910 cả ở Mỹ và Châu Âu. Sudarsanam (2003) đã nhận định rằng chính những đạo luật chống uỷ thác này là nguyên nhân thúc đẩy sự khởi đầu mạnh mẽ của trào lưu sáp nhập lần 2 bắt đầu vào cuối năm 1910 cho đến đầu năm 1920, và thu nhỏ lại vào năm 1929, do sự suy yếu của thị trường chứng khoán và cuộc đại suy thoái kế tiếp. Bởi những đạo luật chống uỷ thác được ban hành chống lại các hãng độc quyền, những tập đoàn chi phối đã bị sụp đổ và bị gạt bỏ từng phần. Và sau đó, các hãng chuyển sang thâm nhập theo chiều dọc-các ngành công nghiệp không còn bị chi phối bởi 1 hãng đứng đứng đầu nữa, mà bởi hai hay nhiều hãng kết hợp với nhau. Ngược lại với sự sáp nhập ngang trong làn sóng sáp nhập đầu tiên là nhắm vào sức mạnh thị trường đang lên; những cuộc sáp nhập năm 1920 nhằm vào những ngành kinh tế qui mô. b. Giai đoạn 1950-1970. Cuộc đại suy thoái kinh tế và chiến tranh thế giới II đã ngăn cản cơn sóng sáp nhập trong một vài thập kỷ. Làn sóng M&A bắt đầu những năm 50 và chỉ kéo dài trong vòng 2 thập kỷ, nó lên tới đỉnh cao năm 1968 và suy yếu vào năm 1973 khi cuộc khủng hoảng dầu đã đẩy nền kinh tế thế giới đến một cuộc suy thoái mới. Theo Sudarsanam (2003) mô hình M&A ở Mỹ và ở Anh là khác nhau, khi mà ở Mỹ hoạt động mua lại được dựa trên sự đa dạng và sự phát triển của các khối kết lớn, thì ở Liên hiệp Anh các cuộc giao thương lại nhắm tới sự sáp nhập ngang. c. Những năm 80. Làn sóng M&A thứ 4 nổ ra vào năm 1981, khi thị trường chứng khoán phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế trước đó, và kết thúc năm 1989. Làn sóng này được khởi nguồn từ những thay đổi trong chính sách chống uỷ thác, sự bãi bỏ các qui định trong dịch vụ tài chính, và sự hình thành các công cụ tài chính và thị trường mới cũng như tiến trình công nghệ hoá công nghiệp điện tử. Thị trường quyền năng tiêu biểu bởi một số lượng chưa từng thấy những sự tước đoạt, sự mua lại địch thủ và những sự giao thương cổ phần giành quyền sở hữu. d. Những năm 90. Làn sóng M&A lần 5 bắt đầu năm 1993, và cũng giống như những làn sóng trước đây, nó được dấy lên bởi sự bùng nổ kinh tế và chững lại một thời gian bởi sự thu hẹp của thị trường vốn năm 2000. Cường độ của làn sóng này (1993 – 2001) tăng nhanh chưa từng thấy cả về giá trị mua lại và số lượng hợp đồng M&A.. Theo số liệu cổ phần tài chính của Thomson, trong suốt giai đoạn này có 119035 hợp đồng M&A tại Mỹ và ở Châu Âu là 116925 hợp đồng. Trong khi chỉ có 34494 và 12729 các cuộc giao thương như vậy ở Mỹ và Châu Âu trong suốt trào lưu M&A lần thứ 4 (1983-1989).Giai đoạn này cũng tiêu biểu cho số lượng tiền tệ với tổng giá trị toàn cầu lên tới 20 nghìn tỷ đô, gấp 5 lần tổng giá trị của giai đoạn 4. Người ta hoàn toàn tin rằng tiến trình toàn cầu hoá, sự đổi mới công nghệ, sự cải cách và tư hữu hóa cũng như sự bùng nổ thị trường tài chính trong giai đoạn này đã thúc đẩy làn sóng M&A. Những tài liệu gần đây đã nhận định rằng các thương vụ này đều nhằm vào việc giảm chi phí, thâm nhập thị trường mới. Điều này khẳng định rằng rất nhiều những thương vụ đó đều bắt nguồn từ vấn đề của các hãng bao gồm cả sự đánh giá quá cao vốn. e. Làn sóng mới. Từ năm 2003, các hoạt động mua lại lại bắt đầu dấy lên ở Mỹ, Châu Âu và cả Châu Á tiếp nối công cuộc cải cách công nghiệp quốc tế những năm 90. M&A diễn ra song song với sư phục hồi dần dần của nền kinh tế và thị trường tài chính sau cuộc suy thoái năm 2000. Theo cơ sở dữ liệu về tài chính Thomson thì khối lượng các thương vụ M&A năm 2004 đã tăng lên 71% so với năm 2002. Hoạt động M&A ở Châu Âu đều phát triển theo một xu hướng, trong những cuộc đấu giá ở Châu Âu, tổng giá trị mua lại năm 2004 lên tới 758 tỷ đô vượt lên tổng giá trị năm 2002 là 517 tỷ đô. Từ đầu năm 2002 đến giữa năm 2005, các hoạt động mua lại chiếm khoảng 43% tổng giá trị các thương vụ M&A của các nhà đấu giá Châu Âu và chiếm 13% tổng giá trị M&A của các hãng ở Mỹ. Tổng giá trị các thương vụ hàng năm tại Trung Quốc đã tăng nhanh ngoạn mục trong giai đoạn 2002-2005, từ 2 tỷ đô năm 2002 lên 19 tỷ đô tính đến giữa năm 2005. Như vậy, từng giai đoạn phát triển của M&A nêu trên đều chỉ ra rằng mỗi trào lưu M&A đều được đặc trưng bởi mỗi động lực thúc đẩy khác nhau, tuy nhiên những nhân tố thông thường có thể làm thúc đẩy làn sóng M&A đó là các giai đoạn phục hồi kinh tế hay sự mở rộng thị trường và bùng nổ thị trường chứng khoán. Và đặc biệt, cả 5 giai đoạn phát triển M&A đều kết thúc bởi sự suy yếu của thị trường chứng khoán. Nhân tố khác thúc đẩy tiến trình M&A chính là cơn lốc công nghiệp hoá cũng như sự đổi mới tài chính và công nghệ. Như vậy, làn sóng M&A thường xảy ra trong các giai đoạn gắn với những sự thay đổi được điều tiết. Cấu trúc của hoạt động M&A xuyên quốc giaMua lại và sáp nhập xuyên quốc gia Sáp nhập xuyên quốc gia: tạo nên 1 thực thể mới hoặc hợp nhất với 1 DN đã có sẵn sau khi tài sản và các hoạt động của DN trong nước và nước ngoài kết hợp lại Mua lại xuyên quốc gia: Mua lại trên 10% vốn của doanh nghiệp, chi nhánh ở nước ngoài. Mua lại toàn bộ: mua 100% Mua lại đa số: mua 50%-99% Mua lại thiểu số: mua 10%-49% Hợp nhất: sáp nhập bình đẳng Sáp nhập theo luật: Chỉ 1 DN tồn tại tạo thành 1 DN mới, nắm giữ toàn bộ tài sản, quyền & nghĩa vụ của DN khác như 1 thực thể hoạt động hợp pháp Mua lại các chi nhánh nước ngoài: Tăng lượng vốn nắm giữ của các DN mẹ ở các chi nhánh có sẵn ở nước khác, mua lại toàn bộ Mua lại DN trong nước Mua lại các DN tư nhân Tư nhân hoá: mua lại các DN nhà nước Mua lại các DN quốc hữu hoá: mua lại các DN được quốc hữu hoá tạm thời, VD Indonesia, Nhật, Hàn Quốc Phân loại M&A xuyên quốc gia theo chức năng (a) M&A ngang là hình thức mua lại và sáp nhập giữa các công ty cùng ngành kinh doanh. Loại hình M&A này đang phát triển mạnh trong những năm gần đây do sự tổ chức lại mang tính toàn cầu hoá của rất nhiều ngành công nghiệp hưởng ứng những thay đổi trong công nghệ và chính sách mở cửa. Qua hình thức góp vốn, các công ty sáp nhập hy vọng sẽ đạt được sự đồng vận (tài sản chung có giá trị hơn tổng tài sản riêng của 2 công ty cộng lại) và thế mạnh trên thị trường. M&A phổ biến trong các ngành công nghiệp như: hoá dược, tự động hoá, xăng dầu và một vài ngành công nghiệp dịch vụ. (b) M&A dọc là hình thức mua lại và sáp nhập giữa các công ty có mối quan hệ cung-cầu hay giữa các công ty có cùng dây chuyền sản xuất sản phẩm cuối cùng. Điển hình của loại hình M&A dọc là các công ty muốn giảm sự bất ổn và chi phí giao dịch trong các khâu sản xuất và tận dụng lơi thế kinh tế nhờ quy mô. M&A giữa nhà cung cấp các phần động cơ và khách hàng (các hãng sản xuất ô tô) là một ví dụ tốt. (c) M&A kết hợp là hình thức mua lại và sáp nhập giữa các công ty không liên quan hay các công ty trong các hình thức kinh doanh khác nhau. Các công ty sử dụng hình thức M&A kết hợp muốn giảm rủi ro và tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Sự cân bằng giữa các loại hình M&A trên thay đổi theo thời gian. Tầm quan trọng của M&A ngang đang tăng dần: trong năm 1990, M&A chiếm 70% tổng giá trị của hoạt động M&A, 10 năm trước, con số này là 59%. M&A dọc cũng bắt đầu tăng từ giữa những năm 90 nhưng chỉ dừng lại ở tỷ lệ dưới 10%. Trong những năm cuối thập kỷ 80, M&A tăng vọt, M&A kết hợp trở nên rất quan trọng. Tuy nhiên các công ty giờ đây tập trung hơn vào ngành kinh doanh chính để cạnh tranh dẫn đến sự giảm sút trong tỷ lệ M&A kết hơp. Sự khác biệt giữa 3 loại hình M&A trên không thực sự rõ ràng. Sự phát triển liên quan đến công nghệ mạng càng làm cho sự phân biệt trở nên khó khăn và có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự liên kết chính thức giữa các tập đoàn. Xu hướng phát triển M&A. Đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp nhất hoặc mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài đã bùng nổ trong những năm gần đây, trở thành chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên Quốc gia (TNCs). Năm 2006 được coi là năm được mùa của những vụ sát nhập với tổng giá trị các thương vụ kiểu này đã vượt quá kỷ lục của thời hoàng kim 2000. Theo số liệu thống kê của hãng thông tin Dealogic, tính đến ngày 20-11, tổng giá trị của những vụ sát nhập năm 2006 đã lên tới 3460 tỷ USD, tính trên phạm vi toàn cầu. Con số này đã vượt kỷ lục năm 2003 là 3330 tỷ USD. Tổ chức định mức tín nhiệm Standard and Poor’s gọi đây là “hội chứng sát nhập”. Tuy nhiên về số lượng sát nhập, con số năm 2006 (tổng cộng 28312 thương vụ) lại giảm so với năm 2000 (31019 thương vụ). [WIR2006] Năm 2006, nước Mỹ vẫn là trung tâm của những vụ sát nhập, chiếm tới 36% tổng giá trị của những vụ sát nhập trên toàn cầu, với giá trị tuyệt đối đạt 1220 tỷ USD, giảm so với mức 46%, tương đương 1530 tỷ USD của năm 2000. 2006 là năm được mùa của những vụ sát nhập một phần là nhờ phần vốn ngày càng tăng của các quỹ đầu tư tư nhân cũng như các công ty đang niêm yết trên các sàn chứng khoán thế giới. Bên cạnh đó lãi suất của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới thấp kỷ lục cũng góp phần đẩy các tổ chức, cá nhân rót tiền thêm vào các công ty để nắm giữ cổ phần, cổ phiếu thay cho gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi. Một nguyên nhân nữa giúp giá trị các vụ sát nhập trên thế giới phá kỷ lục là do xu hướng cổ phần hoá, tư nhân hoá đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển, tạo nguồn hàng dồi dào hơn cho các nhà đầu tư đang có tiền nhàn rỗi. Theo kết quả của cuộc điều tra do hãng kiểm toán Pricewaterhouse Coopers’ (PwC) vừa tiến hành đối với 1100 nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại 50 nước trên Thế giới, khoảng 45% các doanh nghiệp đang có ý định tiến hành các thương vụ mua bán sát nhập xuyên quốc gia trong năm 2007 này để tiếp tục tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh. Theo đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang được nhiều tổng giám đốc lựa chọn để tiến hành các thương vụ mua bán sát nhập xuyên quốc gia trong năm 2007 nhất. Tiếp đó, là các khu vực Tây Âu, Đông Âu và Mỹ Latin. Kết quả điều tra cũng cho thấy, hầu hết lãnh đạo doanh nghiệp lớn trên thế giới đều cho rằng các thương vụ mua bán sát nhập xuyên quốc gia là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để tiếp tục tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong năm nay. Điều thú vị của kết quả khảo sát năm nay là đa số lãnh đạo doanh nghiệp muốn tiến hành các thương vụ mua bán sát nhập xuyên quốc gia ngay trong khu vực của mình hơn là vươn ra các châu lục khác. Kết quả điều tra cũng cho thấy, hầu hết lãnh đạo doanh nghiệp trên thế giới đều cho rằng thách thức lớn nhất có thể cản trở tham vọng mua bán sát nhập của họ là các yếu tố xung đột, văn hoá không tương thích và đặc biệt là sự thay đổi bất ngờ của các chính sách ở trong nước. Hewitt Associate, một công ty tư vấn nguồn nhân lực toàn cầu cho biết khả năng lãnh đạo, sự hoà hợp về văn hoá và mối quan hệ giữa các nhân viên là những thách thức lớn nhất đối với thành công của những thương vụ M&A ở Châu Á – Thái Bình Dương. Thông báo này là kết quả của một cuộc nghiên cứu kéo dài 2 tháng về hoạt động M&A ở Châu Á – Thái Bình Dương do Hewitt tiến hành gần đây. Cuộc nghiên cứu này là đánh giá mối liên hệ giữa yếu tố nguồn nhân lực với thành công lâu dài của các thương vụ M&A trong khu vực. Hewitt đã bắt đầu tiến hành hoạt động nghiên cứu M&A giữa 37 công ty qui mô lớn của 11 nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ tháng 3 đến tháng 4, giống như chương trình mà Hewitt đã tiến hành ở liên minh Châu Âu cách đây 3 năm. Kết quả cuộc nghiên cứu này cho thấy các hoạt động liên kết sát nhập ở Châu Á sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, với 59% số người được hỏi cho biết trong tương lai gần họ thích đầu tư vào Châu Á hơn các khu vực khác, còn 44% rất lạc quan về hoạt động M&A ở Châu Á trong thời gian tới. Cũng theo nghiên cứu này, 34% số người được phỏng vấn tin rằng yếu tố nguồn nhân lực chưa đáp ứng đúng yêu cầu là một trong những cản trở lớn trong các thương vụ liên kết sát nhập. Sự hoà hợp văn hoá gần đây đã trở thành yếu tố nguồn nhân lực phức tạp và quan trọng nhất trong một thương vụ liên kết sát nhập. Nhưng 52% số người được hỏi cho biết họ không tin là sự hội nhập văn hoá sẽ mất hơn 6 tháng, và chỉ có 13% cho biết họ giành cho quá trình này một thời gian thích hợp. Cuộc nghiên cứu còn cho thấy chỉ có 28% số người được phỏng vấn coi trọng sự hoà hợp giữa các yếu tố con người trong quá trình sát nhập. Tuy nhiên, nhiều công ty đang bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của yếu tố con người trong quá trình liên kết sát nhập hoặc thành lập liên doanh. B. TÁC ĐỘNG CỦA M&A TRÊN PHƯƠNG DIỆN QUỐC GIA VÀ DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG CỦA M&A TRÊN PHƯƠNG DIỆN QUỐC GIA ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ Tác động tích cực Thứ nhất là đối với các nước đang phát triển. Hiện nay các nhà đầu tư cũng có xu hướng thực hiện hoạt động M&A ở các nước phát triển nhiều vì những lợi thế nhất định. Rõ ràng ở các nước công nghiệp phát triển, các nhà đầu tư có thể tận dụng được một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ công nghệ tiên tiến và tất nhiên là một thị trường tương đối rộng lớn. Dòng vốn vào theo hình thức M&A sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế đất nước và chiến lược phát triển của các công ty xuyên quốc gia…Không những thế cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ càng được củng cố và nâng cao. Trên thực tế việc này sẽ càng làm cho hoạt động M&A trên thế giới trở nên sôi động hơn. Khi có các công ty đa quốc gia hay xuyên quốc gia ở nước ngoài hoạt động tại các nước phát triển thì các công ty trong nước sẽ nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động M&A của mình tại các nước khác. Nó giống như một chuỗi dây chuyền phản ứng có sức lan toả trên toàn thế giới. Tất nhiên những hoạt động này cũng góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng, tạo thêm việc làm và mở rộng nguồn thu cho quốc gia. Tuy nhiên ảnh hưởng tích cực của M&A được thể hiện ở các nước đang phát triển mới thực sự là rõ nét. Là một hình thức của đầu tư nước ngoài nên M&A góp phần làm tăng vốn đầu tư cho các nước nhất là với những nước đang và kém phát triển. Nguồn vốn cho phát tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docfdfh gjhg.doc
Tài liệu liên quan