Ở các nước quyền tư pháp là một nhánh quyền lực độc lập bao gồm một tổng thể các tổ chức Tòa án và các thiết chế bổ trợ khác, được lập ra để giải quyết các tranh chấp xã hội giữa Nhà nước với công dân, giữa các công dân, các pháp nhân; giám sát tuân thủ Hiến pháp; bảo vệ quyền của công dân trong quan hệ với các cơ quan hành pháp; kiểm soát hoạt động điều tra tội phạm; xác lập các sự kiện pháp lý có ý nghĩa lớn. Trong nhà nước pháp quyền, nhánh quyền lực tư pháp có vị trí hết sức quan trọng.
Ở nước ta, Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được coi là các cơ quan tư pháp chủ yếu có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Chức năng của các Tòa án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính theo luật định. Viện Kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Tuy nhiên, ở một số địa phương Tòa án cấp quận, huyện, tỉnh trong quá trình xét xử còn một số sai phạm, xử chưa đúng người đúng tội, gây bất bình trong dư luận quần chúng nhân dân mà báo chí đã nêu.
18 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tiểu luận Hệ thống tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
hệ thống Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước
Hà Nội - 2005
A. Mở đầu
ở các nước quyền tư pháp là một nhánh quyền lực độc lập bao gồm một tổng thể các tổ chức Tòa án và các thiết chế bổ trợ khác, được lập ra để giải quyết các tranh chấp xã hội giữa Nhà nước với công dân, giữa các công dân, các pháp nhân; giám sát tuân thủ Hiến pháp; bảo vệ quyền của công dân trong quan hệ với các cơ quan hành pháp; kiểm soát hoạt động điều tra tội phạm; xác lập các sự kiện pháp lý có ý nghĩa lớn. Trong nhà nước pháp quyền, nhánh quyền lực tư pháp có vị trí hết sức quan trọng.
ở nước ta, Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được coi là các cơ quan tư pháp chủ yếu có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Chức năng của các Tòa án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính theo luật định. Viện Kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Tuy nhiên, ở một số địa phương Tòa án cấp quận, huyện, tỉnh trong quá trình xét xử còn một số sai phạm, xử chưa đúng người đúng tội, gây bất bình trong dư luận quần chúng nhân dân mà báo chí đã nêu.
B. Nội dung
I. Địa vị pháp lý của Tòa án nhân dân
Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt.
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền giám đốc việc xét xử của các Tòa các cấp; giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt và các tòa án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập Tòa án đó; giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu từ số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm có: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án quân sự Trung ương, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; bộ máy giúp việc.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm: ủy ban thẩm phán, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính, trong trường hợp cần thiết ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; bộ máy giúp việc.
Tòa án nhân dân cấp huyện có Chánh án tòa án, một hoặc hai Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án.
Tòa án nhân dân các cấp có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, hành chính.
II. hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao bao gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, các thẩm phán, các Hội thẩm và Thư ký Tòa án. Nhiệm kỳ của Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước. Các Phó Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo sự giới thiệu của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Các Hội thẩm nhân dân tối cao do ủy ban Thường vụ Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ:
- Hướng dẫn các Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án.
- Sơ thẩm, đồng thời chung thẩm các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp lý của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị.
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Trình Quốc hội hoặc ủy ban Thường vụ Quốc hội những dự án luật, pháp lệnh về công tác xét xử.
Sự hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao chủ yếu là hướng dẫn chung bằng văn bản như nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, thông tư, chỉ thị nhằm bảo đảm cho các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân ssự áp dụng luật nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Đối với những vụ án cụ thể thì về nguyên tắc, các Tòa án địa phương phải căn cứ vào các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn chung của Tòa án nhân dân tối cao và các thông tư liên ngành mà giải quyết. Nếu có vướng mắc, khó khăn, thì Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về phương hướng và cách thức giải quyết các vấn đề vướng mắc đó để Tòa án cấp dưới tự giải quyết.
Trong tình hình hiện nay đòi hỏi Tòa án nhân dân tối cao phải tăng cường công tác hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp xét xử kịp thời và nghiêm minh những vụ án hình sự nghiêm trọng và những tranh chấp dân sự phức tạp...
Ngoài nhiệm vụ hướng dẫn Tòa án cấp dưới đường lối xét xử và áp dụng luật thống nhất. Tòa án nhân dân tối cao còn giám đốc việc xét xử của các Tòa án đó, tổng kết kinh nghiệm xét xử và thi hành án trong toàn ngành Tòa án.
Giám đốc xét xử ở đây được hiểu là Tòa án cấp trên kiểm tra việc xét xử của Tòa án cấp dưới để cải, sửa những quyết định xét xử không đúng. Giám đốc xét xử nhằm bảo đảm pháp luật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất. Giám đốc xét xử của Tòa án cấp dưới thực hiện bằng những hình thức như: Xét lại những bản án và quyết định của Tòa án cấp dưới; kiểm tra xét khiếu nại đối với những việc làm vi phạm pháp luật của cán bộ Tòa án; sơ kết, tổng kết công tác xét xử. Qua việc giám đốc xét xử của Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự, Tòa án nhân dân tối cao kịp thời sửa chữa những thiếu sót của Tòa án đó. Đồng thời qua việc giám đốc xét xử của Tòa án các cấp, Tòa án nhân dân tối cao còn tổng kết về đường lối xét xử, góp phần bổ sung xây dựng hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tố tụng của Tòa án.
Để thực hiện quyền hạn một cách có hiệu quả, Tòa án nhân dân tối cao phải có những cách tổ chức như sau: Hội đồng thẩm phán, ủy ban thâm rphán, các Tòa chuyên trách.
- Hội đồng thẩm phán:
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án, các Chánh tòa, Phó chánh tòa các tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao, một số thẩm phán Tòa án nhân dân (do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, quyết định và phải được ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn).
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là tổ chức hướng dẫn công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp, đồng thời là tổ chức xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm.
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Hướng dẫn công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp bằng các thông tư, nghị quyết.
- Tổng kết kinh nghiệm xét xử.
- Thông qua các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội hoặc ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Giám đốc thẩm những quyết định của ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật.
Hội đồng thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của Hội đồng phải có quá nửa tổng số thành viên tán thành.
- ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là tổ chức thường trực của Hội đồng thẩm phán đồng thời là tổ chức xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo Tòa án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật, đường lối xét xử và thi hành án; chỉ đạo Tòa án các cấp thực hiện nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Thông qua báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội hoặc ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;
- Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các tòa chuyên trách, tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có những tình tiết mới.
- Quyết định việc triệu tập các phiên họp của Hội đồng thẩm phán.
ủy ban thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Các Tòa chuyên trách.
- Tòa hình sự của Tòa án nhân dân tối cao gồm có Chánh án, các Phó Chánh tòa, các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, có quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng như: Xâm phạm an ninh quốc gia, tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản công dân làm cho nhân dân căm phẫn, mức hình phạt đặc biệt nghiêm trọng có thể tử hình; có quyền xét xử sơ chung thẩm những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dưới mà Tòa án nhân dân tối cao lấy lên giải quyết, giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án hoặc quyết định của các Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của các Tòa án quân sự quân khu.
- Tòa dân sự của Tòa án nhân dân tối cao cũng gồm có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có quyền giải quyết theo thủ tục thô sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dưới mà Tòa án nhân dân tối cao la áy lên để giải quyết; giám đốc thẩm và tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh và Tòa án quân sự quân khu bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Các tòa kinh tế, lao động, hành chính của Tòa án nhân dân tối cao gồm Chánh tòa, các phó Chánh tòa các thẩm phán có quyền phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của các Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; giải quyết các khiếu nại đối với các quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là người lãnh đạo hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao, chủ tọa các phiên họp của Hội đồng xét xử và ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; trình Chủ tịch nước về đơn xin ân giảm án tử hình, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức các Chánh tòa, Phó Chánh tòa chuyên trách, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, các chức vụ khác trong Tòa án nhân dân tối cao; báo cáo công tác xét xử trước Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội; quy định bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân tối cao trình ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án, và có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, theo thủ tục tố tụng các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương)
Thành phần của Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) gồm: Chánh án, các Phó Chánh án, có thẩm phán và hội thẩm nhân dân, được cấu tạo thành ủy ban thẩm phán, các tòa dân, tòa hình và tòa kinh tế. Trong trường hợp cần thiết, ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi thống nhất ý kiến với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Chánh án, các Phó Chánh án, các thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo sự đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) bầu; Nhiệm kỳ Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 5 năm.
Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền:
- Sơ thẩm những vụ án không thuộc quyền của các Tòa án nhân dân huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh;
- Sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.
+ Về hình sự: Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự về những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ trên 7 năm, tù chung thân hoặc tử hình, các vụ án hình sự về những tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia đặc biệt nguy hiểm và những tội quy định ở những điều 89, 90, 91, 92, 101, Khoản 3, Điều 102, 179, 231, 232 mặc dù về những tội phạm này Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ 7 năm tù trở xuống.
Luật không quy định cụ thể những vụ án nào thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện như Tòa án cấp tỉnh lấy lên để xét xử. Nhưng trong thực tế các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án cấp tỉnh cần lấy lên để điều tra, tuy tố và xét xử các vụ án sau:
- Vụ án phức tạp có nhiều tình tiết khi đánh giá về tính chất vụ án, hoặc liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành.
- Vụ án mà bị cáo là thẩm phán, kiểm sát viên, sĩ quan công an, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện, người có chức sắc trong tôn giáo, hoặc có uy tín trong dân tộc ít người.
+ Về dân sự, Tòa án tỉnh xét xử những vụ án có yếu tố người nước ngoài, tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, các khiếu nại về buộc thôi việc. Nhưng những vụ việc dân sự khác tùy thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án huyện nhưng khi phức tạp thì Tòa án tỉnh lấy lên để xét xử.
Tòa án tỉnh có quyền xét xử sơ thẩm tất cả các tranh chấp về kinh tế trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện; giải quyết các yêu cầu tuyên bố phá sản. Tòa án cấp tỉnh có quyền xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án, hoặc quyết định của Tòa án cấp huyện chưa có hiệu lực pháp luật hoặc bị kháng cáo, kháng nghị.
Tòa án cấp tỉnh có quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có những tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án.
Để thực hiện nhiệm vụ xét xử như nêu trên, Tòa án nhân dân tỉnh có những cơ cấu tổ chức sau: ủy ban Thẩm phán các tòa hình; tòa dân; tòa kinh tế; tòa hành chính; tòa lao động.
ủy ban thẩm phán của Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) gồm Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa hình sự, Chánh tòa dân sự, Chánh tòa kinh tế, Chánh tòa hành chính và Chánh tòa lao động.
ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
- Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử các Tòa án ở địa phương;
- Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
- Thông qua báo cáo công tác của Tòa án trình Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị.
Quyết định của ủy ban thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
+ Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ:
- Sơ thẩm vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp dưới nhưng lấy lên để xét xử;
- Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp dưới chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị;
- Tòa kinh tế của Tòa án nhân dân tỉnh còn phải giải quyết việc phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh có Chánh tòa và các thẩm phán.
Hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) do Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lãnh đạo. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
- Tổ chức công tác xét xử;
- Chủ tọa các phiên họp của ủy ban thẩm phán;
- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh tòa, Phó Chánh tòa các tòa chuyên trách và các chức vụ khác trong Tòa án cấp mình và cấp dưới.
- Báo cáo công tác xét xử của các Tòa án địa phương trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Tòa án nhân dân tối cao.
- Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án.
3. Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) gồm có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo sự đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân ở địa phương cùng cấp bầu ra. Nhiệm kỳ của Tòa án nhân dân là 5 năm.
Tòa án nhân dân huyện và tương đương có cơ cấu giản đơn không có Hội đồng thẩm phán và ủy ban thẩm phán cũng như các Tòa án chuyên trách như các Tòa án cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao.
Tòa án nhân dân huyện và tương đương có thẩm quyền: Sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm mà bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 7 năm trở xuống, sơ thẩm những vụ án dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, những tranh chấp hợp đồng kinh tế có giá trị dưới 50 triệu đồng, và những vụ việc khác theo quy định, trừ những vụ việc mà đương sự là người nước ngoài, các vụ khiếu nại về buộc thôi việc, những tranh chấp về sở hữu công nghiệp.
Hoạt động của Tòa án nhân dân huyện do Chánh án Tòa án huyện lãnh đạo. Chánh án huyện và tương đương có nhiệm vụ tổ chức công tác xét xử; Báo cáo công tác xét xử trước Hội đồng nhân dân và Tòa án cấp trên. Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khác với các Tòa án nhân dân cấp trên, Tòa án nhân dân huyện không có chia thành các tòa dân, hình, kinh tế...
4. Các Tòa quân sự
Do đặc điểm đặc biệt của lĩnh vực quân sự, hoạt động xét xử trong quân đội được thành lập một hệ thống gần như riêng rẽ, bao gồm: Tòa án quân sự Trung ương, các Tòa án quân sự quân khu và các Tòa án quân sự khu vực.
Các Tòa án quân sự này có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ an ninh quốc phòng, tài sản Nhà nước, tài sản, tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công nhân, nhân viên quốc phòng, và của cả các công dân khác. Bằng hoạt động của mình, các Tòa án quân sự góp phần giáo dục quân nhân, công nhân, nhân viên quốc phòng trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, điều lệnh quân đội, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, và các vi phạm pháp luật khác.
Tòa án quân sự Trung ương thuộc cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao, gồm Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội đồng quân nhân và Thư ký Tòa án.
Tòa án quân sự Trung ương có thẩm quyền: Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; những vụ án mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm cấp tướng hoặc là người có chức vụ chỉ huy trưởng sư đoàn, Cục trưởng và cấp tương đương trở lên. Những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự quân khu và tương đương như Tòa án quân sự Trung ương lấy lên để xét xử, giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án quân sự bị cấp dưới kháng nghị, giám đốc việc xét xử của các Tòa án quân sự cấp dưới.
Tòa án Quân sự Trung ương thành lập ủy ban thẩm phán gồm: Chánh án, Phó Chánh án, một số thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao căn cứ theo nghị định của Chánh án Tòa án quân sự Trung ương. ủy ban thẩm phán có nhiệm vụ hướng dẫn việc áp dụng thống nhất tại các Tòa án quân sự; tổng kết kinh nghiệm xét xử, thông qua báo cáo về công tác xét xử của các Tòa án quân sự, để báo cáo lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Dưới Tòa án quân sự địa phương có Tòa án quân sự quân khu, dưới Tòa án quân sự quân khu có Tòa án quân sự khu vực. Tòa án quân sự khu vực là Tòa án sơ thẩm trong quân đội, có quyền sơ thẩm những vụ án hình sự mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm thiếu tá trở xuống hoặc có chức vụ từ Phó chỉ huy trưởng trung đoàn và tương đương trở xuống.
Tòa án quân sự quân khu là cấp thượng thẩm của Tòa án quân sự khu vực có quyền sơ thẩm những vụ án không thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án quân sự khu vực và những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự được lấy lên để xét xử; có quyền phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án của Tòa án quân sự cấp khu vực.
III. Một số kiến nghị
Hệ thống Tòa án ở nước ta, đặc biệt là các Tòa án ở địa phương cấp quận, huyện cần phải đổi mới, tiêu chuẩn hóa cán bộ. Thực tế cho thấy có một số cán bộ công chức chuyên trách, trình độ, năng lực còn hạn chế dẫn đến không ít vụ việc xét xử chưa được thỏa đáng, xử chưa đúng người, đúng tội, còn để lọt tội...
Điều này đã khiến mọi công dân bất bình, không tâm phục, khẩu phục, giới báo chí đã quan tâm vấn đề này... Chính vì vậy mà cần phải đổi mới tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ công chức:
- Có phẩm chất đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
- Có năng lực, trình độ chuyên sâu.
- Có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Có trí tuệ, có sức khỏe.
- Phải làm việc công tâm, hết lòng vì dân...
- Đổi mới thủ tục tố tụng như bỏ bớt một số cấp xét xử giám đốc thẩm để đảm bảo xét xử nhanh gọn, tránh hiện tượng kéo dài nhất là đối với các vụ án kinh tế, dân sự...
Sự đổi mới nêu trên đạt được mới đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước trong giai đoạn mới.
C. Kết luận
Để cán cân công lý thật sự công bằng, cán bộ công chức ngành Tư pháp nói chung, Tòa án nói riêng là những người thực sự có phẩm chất đạo đức cách mạng, có trình độ năng lực, công tâm và cần phải đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước, Hiến pháp cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với luật của các nước trong khu vực và toàn thế giới.
Tại kỳ họp thứ 10 (từ ngày 20-11 đến ngày 25-12-2001) Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992. Trong đó có các sửa đổi về tổ chức bộ máy Nhà nước, với lần sửa đổi bố ung này của Hiến pháp cùng các luật về tổ chức ban hành sau đó, bộ máy nhà nước đã hoàn thiện thêm một bước. Tuy nhiên để bộ máy nhà nước vận hành một cách có hiệu quả, nhiều vấn đề chi tiết cần được tiếp tục nghiên cứu đề xuất thành những quy định hướng dẫn cụ thể, có những thông tư hướng dẫn chi tiết để thực hiện.
Hiến pháp năm 1992 đã thực hiện đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động của Tòa án và Viện Kiểm sát theo hướng tăng cường tính chuyên trách trong hoạt động của chúng. Đã quy định thành lập thêm nhiều loại tòa chuyên trách, thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán.
Hướng tới, cần nghiên cứu để tăng cường hơn nữa vai trò xét xử của Tòa án nhân dân trong việc xét tính hợp pháp, hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước các cấp ban hành. Đẩy mạnh hoạt động xét xử các tranh chấp kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình có nhân tố nước ngoài. Thực hiện chuyển giao cho Tòa án xét xử tất cả khiếu kiện hành chính để vừa bảo đảm khách quan, vừa giải phóng cho các quan chức hành chính các cấp tập trung vào hoạt động quản lý.
Từ những tăng cường về chức năng, nhiệm vụ đặt ra yêu cầu đổi mới về tổ chức, bộ máy của hệ thống Tòa án nhân dân. Phân định lại thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp theo hướng mở rộng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện. Đổi mới thủ tục tố tụng như bỏ bớt một số cấp xét xử giám đốc thẩm để bảo đảm xét xử nhanh gọn, tránh hiện tượng kéo dài nhất là đối với các vụ án kinh tế, dân sự.
Tăng cường vai trò của Tòa án trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua quyền phán quyết các văn bản sai trái của các cơ quan nhà nước.
Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi bổ sung một số điều đồng thời luận giải những phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước trong giai đoạn mới.
Tài liệu tham khảo
PGS.TS Bùi Xuân Đức, Đổi mới hoàn thiện bộ máy Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
PGS.TS Bùi Xuân Đức, Giáo trình Luật hiến pháp - Viện Đại học Mở Hà Nội.
Dương Quang Tung, Một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước.
Nguyễn Văn Thảo, Bộ máy nhà nước ta 54 năm xây dựng - trưởng thành - đổi mới.
Nguyễn Văn Mạnh, Nguyên tắc thống nhất quyền lực có phân công, phân cấp trong tổ chức và hoạt động trong bộ máy Nhà nước ta, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 5, 1991.
Mục lục
Trang
A
Mở đầu
1
B
Nội dung
2
I
Địa vị pháp lý của Tòa án nhân dân
2
II
Hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân
3
1
Tòa án nhân dân tối cao
3
2
Tòa án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương)
7
3
Tòa án nhân dân huyện (quận, thị x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu luan.doc