Tiểu luận Giải quyết tốt vấn đề thu nhập trong địa bàn nông thôn tỉnh Sóc Trăng

1. Lý do chọn đề tài

Sóc Trăng là một tỉnh nông nghiệp, nông thôn nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có số dân 1.234.000 người, là một tỉnh giàu tiềm năng để phát triển. Mặc dù vậy, khu vực nông thôn của tỉnh hiện vẫn còn nhiều khó khăn: số họ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao (28,2%), tình trạng phân hoá giàu nghèo do chênh lệch thu nhập vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Gắn liền với các chính sách của Đảng và Nhà nước, từ năm 1990 đến nay, tỉnh uỷ và uỷ ban nhân dân tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện chương trình “xoá đói giảm nghèo”, lồng thép với các chương trình giải quyết việc làm và các chương trình nhân đạo khác trong khu vực nông thôn, nhưng kết quả còn rất nhiều hạn chế. những hạn chế này đang là vấn đề hết sức bức xúc.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu tìm ra cơ sở lý thuyết của tình trạng phân hoá giàu nghèo, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của tình trạng giàu nghèo và sự phân hoá thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng, từ đó đề cập đến những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt vấn đề thu nhập ở địa bàn nông thôn tỉnh Sóc Trăng hiện nay, đồng thời nêu lên những kiến nghị để giải quyết tốt vấn đề này.

Để đạt được mục đích nêu trên, tiểu luận có nhiệm vụ:

- Làm rõ cơ sở lý thuyết của việc giải quyết tốt vấn đề thu nhập ở địa bàn nông thôn của tỉnh Sóc Trăng.

- Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của tình trạng phân hoá giàu nghèo của các hộ gia đình ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng.

- Đề xuất những phương hướng, những giải pháp và những kiến nghị chủ yếu nhằm giải quyết tốt vấn đề thu nhập trong địa bàn nông thôn tỉnh Sóc Trăng.

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

“Thu nhập” là một vấn đề có ngoại diên rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề phức tạp, do điều kiện thực tế có nhiều hạn chế tiểu luận này chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng và nguyên nhân của tình trạng thu nhập thấp, phân hoá thu nhập trong các hộ gia đình ở địa bàn nông thôn tỉnh Sóc Trăng nói chung cùng với quá trình giải quyết vấn đề thu nhập trong địa bàn nông thôn của tỉnh. Tiểu luận chưa thể đi sâu cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực.

 

doc28 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Giải quyết tốt vấn đề thu nhập trong địa bàn nông thôn tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Sóc Trăng là một tỉnh nông nghiệp, nông thôn nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có số dân 1.234.000 người, là một tỉnh giàu tiềm năng để phát triển. Mặc dù vậy, khu vực nông thôn của tỉnh hiện vẫn còn nhiều khó khăn: số họ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao (28,2%), tình trạng phân hoá giàu nghèo do chênh lệch thu nhập vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Gắn liền với các chính sách của Đảng và Nhà nước, từ năm 1990 đến nay, tỉnh uỷ và uỷ ban nhân dân tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện chương trình “xoá đói giảm nghèo”, lồng thép với các chương trình giải quyết việc làm và các chương trình nhân đạo khác trong khu vực nông thôn, nhưng kết quả còn rất nhiều hạn chế... những hạn chế này đang là vấn đề hết sức bức xúc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu tìm ra cơ sở lý thuyết của tình trạng phân hoá giàu nghèo, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của tình trạng giàu nghèo và sự phân hoá thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng, từ đó đề cập đến những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt vấn đề thu nhập ở địa bàn nông thôn tỉnh Sóc Trăng hiện nay, đồng thời nêu lên những kiến nghị để giải quyết tốt vấn đề này. Để đạt được mục đích nêu trên, tiểu luận có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý thuyết của việc giải quyết tốt vấn đề thu nhập ở địa bàn nông thôn của tỉnh Sóc Trăng. - Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của tình trạng phân hoá giàu nghèo của các hộ gia đình ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng. - Đề xuất những phương hướng, những giải pháp và những kiến nghị chủ yếu nhằm giải quyết tốt vấn đề thu nhập trong địa bàn nông thôn tỉnh Sóc Trăng. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu “Thu nhập” là một vấn đề có ngoại diên rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề phức tạp, do điều kiện thực tế có nhiều hạn chế tiểu luận này chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng và nguyên nhân của tình trạng thu nhập thấp, phân hoá thu nhập trong các hộ gia đình ở địa bàn nông thôn tỉnh Sóc Trăng nói chung cùng với quá trình giải quyết vấn đề thu nhập trong địa bàn nông thôn của tỉnh. Tiểu luận chưa thể đi sâu cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lấy lý thuyết về phân tầng xã hội làm cơ sở lý luận và phương pháp luận, tiểu luận phân tích vấn đề: “Giải quyết tốt vấn đề thu nhập trong địa bàn nông thôn tỉnh Sóc Trăng” chủ yếu dưới góc độ chính trị - xã hội, gắn với thực tiễn, kết hợp với khảo sát, phân tích, tổng hợp các vấn đề mà đề tài xác định. Tiểu luận thuộc chuyên ngành xã hội học nên sử dụng các phương pháp của chuyên ngành là chủ yếu để tiếp cận với vấn đề đặt ra trong đề tài. PHẦN I I. Chính sách xã hội tác động vào quá trình phân tầng xã hội và phân hoá giàu nghèo Chính sách xã hội tác động vào quá trình phân tầng xã hội và phân hoá giàu - nghèo. Do tác động của quy luật giá trị và quan hệ hàng hoá - tiền tệ ở nước ta, hiện tượng phân tầng xã hội và phân hoá giàu - nghèo đã xuất hiện, nên thực tế ở các thành phố mức chênh lệch về thu nhập đã từ vài lần đến vài chục lần. Ở nông thôn tuy ít hơn, nhưng khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo hàng năm ngày một tăng, trung bình cũng từ 5 lần đến 10 lần. Tình hình này kéo theo hàng loạt những vấn đề xã hội như sự khác biệt về mức sống, lối sống, cách sinh hoạt, tâm lý và nhất là mối quan hệ của mỗi nhóm người do cuộc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đang diễn ra. Tệ nạn tiêu cực còn rất trầm trọng. Một bộ phận người giàu có lên không hoàn toàn dựa vào tài năng, hay do cơ may sản xuất - kinh doanh mà là nhờ những khoản thu nhập phi pháp mang lại. Hiện nay, chính sách xã hội cần hướng tới việc khuyến khích làm giàu chính đáng, kiên quyết trừng trị việc làm giàu phi pháp. Cần có chính sách động viên toàn xã hội tham gia phong trào xoá đói, giảm nghèo, giúp đỡ những người đang có khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất... để họ tự vươn lên. Đồng thời, thực hiện chính sách thuế thu nhập, điều chỉnh hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, bảo đảm vừa phát triển sản xuất, vừa cân đối thu nhập trên phạm vi toàn xã hội. Ngoài ra, cần thực hiện chính sách phúc lợi xã hội thích hợp nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động và những người nghèo, giúp đỡ họ giải quyết tốt các nhu cầu tối thiểu về giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, đi lại, giải trí, nghỉ ngơi và hưởng thụ những thành quả văn hoá đã được sáng tạo ra. II. Thực trạng thu nhập và phân hoá giàu nghèo ở nông thôn Sóc Trăng trong thời gian qua 1. Về những chủ trương, giải pháp của tỉnh Sóc Trăng nhằm giải quyết tốt vấn đề thu nhập Vấn đề thu nhập không đơn thuần chỉ là vấn đề chính trị, kinh tế, mà còn là vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của mọi quốc gia. Con người nghèo đói dễ phát sinh bệnh tật, nòi giống không phát triển tốt, lao động không có năng suất cao, đất nước không phát triển, nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh... Ngược lại, người có thu nhập cao (giàu có) nếu không có chính sách, giải pháp để họ nâng cao thêm thu nhập thì đất nước cũng không phát triển được... Do đó sẽ không có điều kiện phục vụ con người tốt hơn. Đây là vòng luẩn quẩn của mối quan hệ chằng chịt giữa kinh tế - chính trị, văn hoá, xã hội trong việc giải quyết tốt vấn đề thu nhập. Xuất phát từ quan điểm: con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển và từ thực trạng thu nhập của tỉnh, kể từ năm 1995 Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đưa ra nhiều chính sách và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề thu nhập nhằm khắc phục tình trạng phân hoá giàu nghèo như sau: Thứ nhất, quyết định số 1094/13/05/95 của Uỷ ban nhân dân tỉnh xác định, toàn tỉnh Sóc Trăng có 43 xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn và tỉnh uỷ phân công 71 đơn vị doanh nghiệp giúp đỡ 20 xã khó khăn nhất. Với chủ trương này của tỉnh uỷ, số lượng xã nghèo của tỉnh Sóc Trăng đã giảm đi nhiều (chỉ sau 3 năm, đến năm 1998 số xã nghèo giảm xuống còn 43 xã), thu nhập của người dân ở những xã này được nâng lên đáng kể, làm cho thu nhập bình quân đầu người của toàn tỉnh được nâng lên (năm 1995 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh là 216 USD/ người /năm thì đến năm 1997 là 298USD/ người /năm, năm 2005 là 412 USD/người/năm). Quả thật, người dân có thu nhập thấp đã tận dụng được sự trợ giúp về vốn và kỹ thuật của 71 đơn vị doanh nghiệp, tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao được thu nhập. Thứ hai, chính quyền tỉnh đã thi hành chính sách bù lãi suất, cho vay vốn họ nghèo, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ nghèo, trợ giá cho 7 mặt hàng thiết yếu cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Khơmer. Với quyết định số 53 của Chính phủ, tỉnh đã giành trọn khoản 2 cảng cá lớn ở Long Phú và Vĩnh Châu để đầu tư cho các xã có đông đồng bào Khơmer và xã nghèo. Cơ chế này đã thực sự tạo nên động lực hết sức to lớn cho vùng nông thôn tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ. Thứ ba, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo: Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã quán triệt sâu rộng chính sách 135 của Đảng trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân. Tỉnh đã giành phần kinh phí rất lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (năm 2004, tổng kinh phí đầu tư là 26 tỷ đồng). Đặc biệt là đầu tư cho xây dựng đường giao thông từ huyện xuống xã và đường giao thông liên xã. Đây sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá của bà con nông dân từ xã lên huyện, giảm được chi phí sản xuất do đó nâng cao được mức thu nhập cho người dân. Thứ tư, là chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cho cả người nghèo và người giàu. Người nghèo có thể tận dụng được vốn vay để đầu tư cho sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát khỏi cảnh nghèo đói, còn người giàu thì vay vốn mở rộng sản xuất, nâng cao thêm mức thu nhập. Với chính sách này thì người giàu mạnh dạn hơn trong đầu tư phát triển sản xuất . Thứ năm, là Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã rất táo bạo khi thi hành chính sách “đổi đất lấy công trình”, cho tư nhân đầu tư vốn vào những vùng còn lạc hậu, tỉnh chấp nhận hy sinh một phần đất, ngược lại tỉnh có được những công trình lớn thúc đẩy cho những vùng còn lại phát triển, người dân ở đây sẽ có được việc làm nâng cao được thu nhập của mình. Với những chính sách, chủ trương và giải pháp nêu trên Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã bước đàu giải quyết tốt được vấn đề thu nhập ở địa bàn nông thôn của tỉnh và khắc phục được phần nào sự chênh lệch giàu nghèo. Cùng với những chủ trương, chính sách này mà bộ mặt nông thôn tỉnh Sóc Trăng bước đầu đã khởi sắc. 2. Tình hình phân hoá thu nhập của các hộ nông dân ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng Trong những năm vừa qua, cùng với những chính sách đổi mới được ban hành và đưa vào cuộc sống, bộ mặt nông thôn tỉnh Sóc Trăng nhìn chung đã có thay đổi lớn, đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt, mức sống đã tăng lên đáng kể. a. Thực trạng hộ giàu ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng Số hộ nông dân giàu có, mức thu nhập cao, đã xuất hiện ở khắp nơi và ngày càng nhiều. Đánh giá tổng quát thực trạng hộ giàu có thể rút ra một số nhận xét. Một là, tỷ lệ hộ giàu của tỉnh mấy năm qua có xu hướng tăng rõ rệt. Năm 1990 tỷ lệ hộ giàu là 9,4% trong đó hộ cực giàu là 2%, đến nay (2005) là 20 - 21%. Mức thu nhập bình quân hàng năm tăng khá năm 1999 khoảng 348 USD/ người /năm, năm 2005 - 412 USD/ người/năm. Hai là, hộ giàu ở Sóc Trăng là hộ đã tiến hành sản xuất hàng hoá với mô hình tổ chức sản xuất đa dạng,phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chủ yếu là họ làm giàu theo mô hình kinh tế VAC, nông nghiệp - ngành nghề, nông nghiệp - ngành nghề - dịch vụ... Điều này cho thấy, muốn làm giàu phải theo xu hướng sản xuất hàng hoá, hình thành doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu của thị trường. Ba là, phân tích các điều kiện, các yếu tố làm giàu, cũng cho chúng ta những nhận định rất đáng chú ý, cụ thể là: Về điều kiện đất đai, bình quân hộ giàu ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng có 1,6 ha đất nông nghiệp, do đó hộ giàu ở đây không phải giàu nhờ hoa lợi ruộng đất (phát canh thu tô như địa chủ trước đây) mà do biết tổ chức sản xuất kinh doanh, có vốn, có kỹ thuật và bằng lao động của mình. Riêng ở huyện Long Phú - tỉnh Sóc Trăng, hơn 65% số hộ giàu hiện nay là do phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ, không phải từ ruộng đất. Về vốn, hộ giàu ở nông thôn của tỉnh là hộ có vốn, có khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Sau khi có những chính sách đối với nông thôn, các hộ giàu mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh: ruộng, vườn cây, vườn rừng, đầm nuôi thuỷ hải sản... Vốn là điều kiện rất quan trọng để phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ giàu ở nông thôn Sóc Trăng đều có nhu cầu vay vốn. Về quan hệ lao động: hộ giàu ở nông thôn của tỉnh hiện nay về cơ bản vẫn là hộ có nhiều lao động, đặc biệt là lao động nam giới có kỹ thuật. Bình quân một hộ giàu có 4,3 lao động, 65% lao động có trình độ văn hoá cấp II và cấp III, có sức khoẻ; chủ hộ của các gia đình giàu tuổi đời (từ 31 - 50 tuổi) chiếm 51 - 52%, chủ hộ giàu xuất phát là người nông dân bình thường chiếm 53%, bộ đội xuất ngũ là 20%... Như vậy, hộ giàu ở nông thôn hiện nay ở Sóc Trăng chủ yếu làm giàu bằng lao động, không bóc lột giá trị thặng dư, quan hệ thuê mướn lao động đơn giản, chưa hình thành quan hệ lao động thực sự. Khái quát lại, có thể đánh giá thực trạng vấn đề giàu ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng như sau: hộ giàu ở nông thôn vừa qua là những hộ nằm trong nhóm “vượt trội” nhờ đổi mới cơ chế chính sách làm cho tính năng động xã hội được thức tỉnh và phát huy. Họ là những người có vốn, có lao động, có kỹ thuật, có kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh. Song hộ giàu hiện nay cơ bản vẫn sản xuất kinh doanh ở quy mô gia đình (quy mô trang trại chưa phát triển mạnh), sử dụng vốn tự có là chính, bản thân trực tiếp tham gia lao động, quan hệ thuê mướn lao động còn phôi thai, kinh doanh trong các ngành phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Tỷ trọng hộ giàu chưa cao trong tổng số hộ nông thôn, nhưng đang có xu hướng tăng nhanh, trở thành lực lượng tiên tiến, tích cực trong phát triển và xây dựng xã hội nông thôn mới. b. Về thực trạng hộ nghèo ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng Qua tìm hiểu thực tế tình hình kinh tế - xã hội của Sóc Trăng trên diện rộng, có thể khái quát thực trạng người nghèo ở nông thôn của tỉnh như sau: Những năm 1992- 1993 nghèo tuyệt đối khoảng 12, 6%, trong đó: 16 - 17% thiếu đói, 12 - 13% đói gay gắt; nghèo tương đối khoảng 51 - 53%. Thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, mỗi năm bình quân tỷ lệ nghèo giảm 4%. Song đến năm 2000 tỷ lệ nghèo vẫn chiếm 38 -39% dân số nông thôn, đến năm 2005 là 27 - 28% (theo chuẩn mới). Sóc Trăng hiện có 43 xã nghèo, xã vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh có 230.449 hộ trong đó có 44.347 hộ nghèo (chiếm 10,18%); có 3.869 hộ dân tộc thiểu số nghèo chiếm (29,42%)/tổng số đồng bào dân tộc. Về nguyên nhân tình trạng người nghèo ở tỉnh Sóc Trăng có thể phân thành các nhóm cơ bản sau: Nhóm 1: Do bản thân người nghèo không biết làm ăn, thiếu hoặc không có vốn; đông con, neo đơn, thiếu lao động, ăn tiêu lãng phí, lười lao động, mắc tệ nạn xã hội... Nhóm 2: Do điều kiện tự nhiên và môi trường như: đất canh tác ít, đất xấu, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, đặc biệt ở nông thôn Sóc Trăng bất lợi về địa lý, do địa hình hầu hết là sông nước (mặt nước lại nhiều phèn, mặn rất lớn), đường xá lại xa xôi, hẻo lánh, đường giao thông nông thôn đi lại hết sức khó khăn. Do đó khó vận chuyển hàng hoá. Nhóm 3: Do thể chế và chính sách như: chính sách đầu tư hạ tầng cơ sở yếu kém, chưa hoàn thiện về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo (thuế tín dụng ưu đãi); thiếu chính sách trợ giúp đối với gia đình chính sách xã hội cũng như chính sách hạn chế tệ nạn xã hội, áp dụng chính sách cứng nhắc, không phù hợp; thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, không thực hiện tốt chính sách phát triển dân số... Nhóm 4: Các nguyên nhân tổng hợp. Nói cách khác nhóm 1 chủ yếu do đối tượng (chủ quan), nhóm 2 và 3 có tính chất khách quan ; cả 3 nhóm đều tác động vào đối tượng dẫn đến khả năng nghèo càng lớn. Qua khảo sát ở huyện Thạnh Trị - tỉnh Sóc Trăng về nguyên nhân nghèo của các hộ gia đình cho thấy: Thiếu vốn: chiếm 70 - 80% tổng số hộ được điều tra (số liệu điều tra của Cục Thống kê Sóc Trăng tháng 12/2005). Đông con: chiếm 30 - 40% Thiếu kinh nghiệm làm ăn 40 - 50% Gặp rủi ro, đau ốm nặng: 10 - 15% Neo đơn thiếu lao động: 6 - 15% Lười lao động ăn tiêu lãng phí: 5-6% Mắc các tệ nạn xã hội : 4 - 5% Qua đây, ta có thể khái quát thực trạng nghèo ở nông thôn Sóc Trăng có những đặc điểm sau: Thứ nhất, đặc điểm cơ bản nhất là tình trạng nghèo ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng thường rơi vào nhóm hộ thuần nông, độc canh một loại cây và tự cung, tự cấp, thiếu việc làm nghiêm trọng, việc làm kém hiệu quả, thu nhập thấp, không có khả năng tích luỹ để tái sản xuất giản đơn, chịu nhiều thiếu thốn trong cuộc sống. Thứ hai, nghèo ở nông thôn Sóc Trăng có quan hệ và thường là hậu quả trực tiếp của thiên tai, của điều kiện địa lý bất lợi (vùng sâu, vùng xa), nơi diện tích đất nhiều phèn và mặn. Thứ ba, do thành quả của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ và chính sách về tư liệu sản xuất, chính sách ruộng đất đúng đắn nên mặc dù hộ dói, nghèo ở Việt Nam nói chung và nông thôn Sóc Trăng nói riêng còn lớn, song về cơ bản ít nhiều họ vẫn còn tư liệu sản xuất (trước hết là ruộng đất), tức là người nghèo đói ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng không phải là người bị bần cùng hoá. Vì vậy là điều kiện cực kỳ quan trọng để thực hiện có hiệu quả chính sách xoá đói giảm nghèo. Nếu chính quyền các cấp ở tỉnh Sóc Trăng có chính sách tốt, tạo điều kiện trợ giúp người nghèo đói về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn... thì chí ít người nghèo đói cũng tổ chức sản xuất kinh doanh được trên mảnh ruộng ấy và có thể có cơ hội thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Thứ tư, hiện tượng đói nghèo ở nông thôn Việt Nam nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng ở trạng thái đất nước đổi mới và phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, trong một xã hội nông thôn không ngừng phát triển và tiến bộ, trong một cộng đồng dân cư mang một bản sắc truyền thống dân tộc tốt đẹp “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, “lá lành đùm lá rách”, tình làng nghĩa xóm đậm đà. Đây là điều kiện thuận lợi rất cơ bản để thực hiện có hiệu quả các chính sách và chương trình xoá đói giảm nghèo ở tỉnh nhà. Mặc dù, Sóc Trăng là một tỉnh rất giàu tiềm năng, có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là kể từ năm 1995 đến nay mức thu nhập của người dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao: 412USD/ người/năm (2005), đời sống ngày càng được cải thiện. Thế nhưng, trên thực tế nhiều hộ ở vùng nông thôn sâu, vùng đồng bào dân tộc Khơmer vẫn còn tình trạng đói nghèo, thu nhập thấp đời sống hết sức cơ cực... Tình hình này ở một tỉnh có bình quân lương thực đầu người vào loại cao nhất nước thật là một nghịch lý. Đây là điều trăn trở không chỉ riêng đồng bào ở vùng nông thôn sâu, vùng đồng bào dân tộc Khơmer mà là chung của cả Đảng bộ và chính quyền tỉnh Sóc Trăng. 3. Về những hạn chế trong giải quyết vấn đề thu nhập và nguyên nhân của nó Bên cạnh những kết quả đạt được đáng tự hào nêu trên, việc giải quyết vấn đề thu nhập nhằm khắc phục tình trạng phân hoá giàu nghèo ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng còn bộc lộ những hạn chế và thiếu xót đáng quan tâm là. Tình hình kinh tế xã hội vùng nông thôn tỉnh nhìn chung còn rất khó khăn; tốc độ phát triển chậm hơn so với các vùng khác trong tỉnh; đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân còn thấp, hiện có 8.669 hộ nông dân trong tỉnh còn thuộc dạng nghèo (thu nhập: 100.700 đ/ người/ tháng) (trong đó đáng chú ý là 2 huyện có tỷ lệ hộ nông dân nghèo còn cao: Thạnh Trị: 2.604 hộ chiếm 43,44%; Mỹ Tú: 2103 hộ chiếm 33,82%). Hiện ở tỉnh còn 23 xã nghèo, xã vùng sâu, vùng xa có đông đồng bào dân tộc Khơmer và xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 16 xã đặc biệt khó khăn cần sự trợ giúp, đầu tư của Trung ương. Đồng hành với mức thu nhập còn thấp, điều kiện về giao thông, điện nước sinh hoạt của đồng bào ở vùng nông thôn cũng còn rất khó khăn. Điều kiện về đi lại của người dân ở vùng đồng bào dân tộc Khơmer lên các thị trấn thị tứ hết sức vất vả do đường giao thông yếu kém. Điều này làm cho việc lưu thông, trao đổi hàng hoá trở nên khó khăn, do đó mà chi phí vận chuyển hàng hoá của người dân tăng lên rất nhiều. Về điện nước sinh hoạt, theo số liệu điều tra 7/2005 của Ban chỉ đạo vấn đề chính sách xã hội của tỉnh, cả tỉnh còn 623 hộ chưa dùng điện lưới quốc gia, chiếm 16,2%. Tuy nhiên số hộ này tập trung nhiều ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc Khơmer. Tương tự như vậy, ở nông thôn còn trên 20% số hộ chưa được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt và đời sống. Đối với hộ giàu ở vùng nông thôn của tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tục mở rộng sản xuất. Họ thiếu vốn đầu tư, thiếu những thông tin cần thiết về thị trường, thiếu những kiến thức về quản lý kinh tế. Các số liệu điều tra cho thấy, chỉ có 35,3% số hộ có thu nhập khá và cao cho rằng họ có đủ vốn sản xuất; còn lại có 58,8% số hộ cho biết họ cần thêm vốn để sản xuất. Qua khảo sát thực tế ở huyện Long Phú cho thấy, ở nhiều hộ nông dân họ đầu tư cho sản xuất trên một diện tích rất lớn thế nhưng do thiếu những thông tin cần thiết về thị trường và thiếu kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh nên đến khi thu hoạch và đem hàng hoá ra thị trường để bán thì gặp tình trạng “dội hàng” - cung vượt quá cầu, hàng hoá giá thấp không đủ để bù cho chi phí bỏ ra. Đây là một hạn chế yếu kém trong việc giải quyết tốt vấn đề thu nhập ở vùng nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Qua đây, chúng ta cần thấy rằng sự phân hoá giàu nghèo hiện nay ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng diễn ra khá rõ nét và là kết quả tất yếu của quá trình phát triển sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Trong cơ chế bao cấp, do phân phối mang tính bình quân, nên hiện tượng phân hoá về thu nhập bị che mờ đi và nay được bọc lộ rõ hơn. Thực trạng này ở địa bàn nông thôn của tỉnh diễn ra một cách khách quan, phù hợp với quy luật phát triển sản xuất nói chung. Để khắc phục một số nhược điểm của cơ chế thị trường trong quá trình phân hoá thu nhập một cách tự nhiên ở địa bàn nông thôn của tỉnh, vấn đề không phải là quay về hình thức quản lý và phân phối bình quân như trước, mà chính là cần xem xét cụ thể các nguyên nhân cần khắc phục nhằm giảm dần tỷ lệ các hộ nghèo, có thu nhập thấp, tăng tỷ lệ hộ có thu nhập trung bình, khá và khuyến khích các hộ làm giàu không hạn chế. Xuất phát từ thực trạng của việc giải quyết vấn đề thu nhập và những khó khăn, yếu kém nói trên, người viết nhận thấy có những nguyên nhân sau đây: Một là, nguyên nhân khách quan do môi trường sống và điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Sóc Trăng là một tỉnh nông thôn vùng sâu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, phần lớn diện tích là đất ngập phèn, mặn, do đó gây nhiều hạn chế cho phát triển nông nghiệp. Vài năm gần đây tuy được đầu tư cải tạo đất để tăng vụ, tăng năng suất... nhưng nguồn đầu tư không đồng bộ, đất được cải tạo chưa nhiều nên kinh tế phát triển rất chậm chạp so với các vùng khác trong tỉnh. Tình hình này làm cho lao động nông nhàn ở nông thôn của tỉnh còn cao chiếm trên 65%. Để kiếm sống tìm kế sinh nhai họ phải bỏ quê lên Thành phố Hồ Chí Minh. Hai là, các nguyên nhân chủ quan: do sự chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện và do cơ chế chính sách: - Về quan điểm nhận thức của một số ngành, một số cấp đối với mục tiêu, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chính sách xã hội chưa đồng bộ, chưa tập trung chỉ đạo, phối hợp trong hành động, có nơi khoán trắng cho ban chỉ đạo chính sách xã hội các cấp, không kịp thời kiểm tra, sơ tổng kết để có chỉ đạo uốn nắn kịp thời. - Ban chỉ đạo chính sách xã hội của tỉnh tuy dã xây dựng được chương trình, kế hoạch hành động, nhưng bước triển khai tổ chức thực hiện chưa đến nơi, đến chốn, khi gặp khó khăn trở ngại thì lúng túng. Mặt khác nhiều thành viên trong ban chỉ đạo chính sách xã hội lại đồng thời lại là thành viên trong ban chỉ đạo của các chương trình kinh tế - xã hội khác, chưa có sự thống nhất về quan điểm chỉ đạo, nên khi triển khai lồng ghép với các chương trình khác thì mạnh ai nấy làm, mỗi người làm mỗi kiểu, dẫn đến tình trạng có hộ cần vốn sản xuất để thoát khỏi đói nghèo hay cần vốn mở rộng sản xuất nâng cao thu nhập thì không được nhận còn những hộ không cần vẫn được nhận. - Công tác đào tạo nghề cũng như nội dung dạy nghề của trung tâm dạy nghề ở tỉnh chưa chú trọng đúng mức địa bàn nông thôn, điều kiện tiếp nhận của nông dân, nên hiệu quả dạy nghề chưa cao, giải quyết lao động thất nghiệp ở nông thôn chưa được nhiều. Ba, các nguyên nhân chủ quan do bản thân các hộ gia đình ở nông thôn: - Đối với hộ nghèo: Do thiếu vốn hoặc không đủ vốn (70 - 80%) số hộ có thu nhập thấp); trình độ dân trí thấp, thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn (40 - 50%); thất nghiệp hoặc việc làm không ổn định. Ngoài ra các hộ có thu nhập thất thường gặp những bất trắc, rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật và thiên tai... Không những thế còn do chính bản thân họ chây lười lao động, tiêu xài phóng túng, đông con, cờ bạc, rượu chè, bê tha... Đối với hộ giàu: Do thiếu vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất; Do thiếu thông tin về thị trường; thiếu các kiến thức về quản lý kinh tế... Đối với bản thân hộ giàu là do họ thiếu ý chí tiến thủ vươn lên làm giàu hơn nữa, họ tự mãn với những gì mình có... Đây là những nguyên nhân trực tiếp đã đưa đẩy nhiều hộ gia đình, kể cả những hộ gia đình khả giả lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”, thậm chí đi vào con đường tội lỗi. Tóm lại: Sóc Trăng là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là công nghiệp và du lịch. Kể từ năm 1986 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới của cả nước, Sóc Trăng có những bước tiến khá toàn diện: Kinh tế tăng trưởng nhanh với tốc độ cao, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chăm sóc con người có chuyển biến tích cực; phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa ngày càng đi vào chiều sâu và mang tính xã hội hoá cao... Tuy nhiên, vùng nông thôn tỉnh Sóc Trăng vẫn còn tình trạng người dân nghèo đói, thu nhập thấp, phân hoá giàu nghèo gay gắt... Đây là một trong những lực cản lớn trên con đường phát triển của Sóc Trăng, đây cũng là một nhân tố có thể gây mất ổn định về chính trị - xã hội. Vì vậy, việc phân tích đầy đủ thực trạng và nguyên nhân của vấn đề thu nhập trong địa bàn nông thôn của tỉnh Sóc Trăng và những vấn đề cấp thiết đang đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết là một việc làm cần thiết và cấp bách để từ đó làm cơ sở xác định những chủ trương và giải pháp nhằm giải quyết tốt hơn nữa vấn đề thu nhập trên địa bàn nông thôn của tỉnh Sóc Trăng trong những năm sắp tới. PHẦN II Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt vấn đề thu nhập ở địa bàn nông thôn tỉnh Sóc Trăng hiện nay 1. Phương hướng chung Hơn 15 năm trong công cuộc đổi mới và gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình nâng cao thu nhập cho đồng bào nông thôn, tình hình kinh tế, xã hội, chính trị tỉnh Sóc Trăng có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của đại bộ phận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan.doc
Tài liệu liên quan