Tiểu luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại thương ở Việt Nam

Nền kinh tế thị trường ở nước ta đã hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hoá. Từ những năm 1986 trở về trước nước ta vẫn phát triển hàng hoá và lưu thông hàng hoá, nhưng quản lý hàng hoá này theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, không theo cơ chế thị trường. Cơ chế này chỉ thích hợp khi đất nước đang còn chiến tranh, nhưng chuyển sang thời kỳ xây dựng kinh tế trong điều kiện một nước kém phát triển, nông nghiệp lạc hậu, thì cơ chế quản lý này đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã quyết định xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp và chuyển sang quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

Trong thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, quan hệ hợp tác, giao lưu buôn bán giữa nước ta với các nước bị hạn chế, Nhà nước chỉ cho một số doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, chính sách mở cửa, quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước ngày càng phát triển phù hợp với xu thế phát triển của thời đại là hội nhập khu vực và thế giới. Việc thực hiện mở rộng và phát triển thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Cùng với việc phát triển thị trường nói chung thì việc phát triển thị trường ngoại thương có vai trò rất quan trọng nó kích thích sự phát triển của thị trường trong nước, nó cung ứng các tư liệu để thực hiện việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hàng hoá tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường, thu hút vốn nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất và đảm bảo thăng bằng cán cân thanh toán thương mại.

 

doc13 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại thương ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Nền kinh tế thị trường ở nước ta đã hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hoá. Từ những năm 1986 trở về trước nước ta vẫn phát triển hàng hoá và lưu thông hàng hoá, nhưng quản lý hàng hoá này theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, không theo cơ chế thị trường. Cơ chế này chỉ thích hợp khi đất nước đang còn chiến tranh, nhưng chuyển sang thời kỳ xây dựng kinh tế trong điều kiện một nước kém phát triển, nông nghiệp lạc hậu, thì cơ chế quản lý này đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã quyết định xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp và chuyển sang quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Trong thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, quan hệ hợp tác, giao lưu buôn bán giữa nước ta với các nước bị hạn chế, Nhà nước chỉ cho một số doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, chính sách mở cửa, quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước ngày càng phát triển phù hợp với xu thế phát triển của thời đại là hội nhập khu vực và thế giới. Việc thực hiện mở rộng và phát triển thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Cùng với việc phát triển thị trường nói chung thì việc phát triển thị trường ngoại thương có vai trò rất quan trọng nó kích thích sự phát triển của thị trường trong nước, nó cung ứng các tư liệu để thực hiện việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hàng hoá tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường, thu hút vốn nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất và đảm bảo thăng bằng cán cân thanh toán thương mại. Với các vai trò và chức năng rất quan trọng của việc phát triển thị trường ngoại thương đã nêu trên em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại thương ở Việt Nam”. Chương I Một số vấn đề lý luận về mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp. Khái niệm, nội dung và chức năng của thị trường. Khái niệm và nội dung của thị trường. Thị trường là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá và nền kinh tế thị trường. Hiện nay, các nhà kinh tế trong và ngoài nước đưa ra nhiều định nghĩa về thị trường. Người thì gọi “thị trường là cái chợ, là nơi mua bán hàng hoá; cũng có người đưa ra khái niệm “thị trường là lĩnh vực cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá và dịch vụ; có khái niệm khác “ thị trường là một sự dàn xếp qua cạnh tranh mà theo đó mà người mua và người bán tác động qua lại với nhau để đạt sự thoả thuận và quyết định số lượng và giá cả hàng hoá được trao đổi giữa họ”. Nhưng xu hướng chung và đa số đưa ra khái niệm tổng quát: “ Thị trường là tổng hoà các mối quan hệ mua bán được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế – xã hội nhất định ”. Chức năng của thị trường. Trong thị trường ngày này các nhà nghiên cứu kinh tế đã tổng kết thị trường có ba chức năng chính sau: Chức năng thừa nhận và thực hiện: Chức năng thừa nhận và thực hiện giá trị của hàng hoá của thị trường chi phối mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, gắn với mục đích của sản xuất – kinh doanh. Để hàng hóa được thị trường thừa nhận và thực hiện giá trị của hàng hoá, các doanh nghiệp phải nắm nhu cầu của khách hàng của thị trường về số lượng, về chất lượng, mẫu mã và giá cả trong từng thời kỳ để lập kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh cho phù hợp để hàng hoá đưa ra thị trường thiêu thụ hết và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.2. Chức năng thông tin: Các doanh nghiệp có phương án và biện pháp nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường cung cấp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó là cơ sở để xây dựng chiến lược doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh và quyết định đúng đắn các phương án kinh doanh, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 2.3. Chức năng điều tiết và kích thích: Đối với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, thị trường điều tiết và kích thích kinh doanh phát triển hoặc hạn chế thông qua sự phát huy tác dụng của các quy luật kinh tế trên thị trường. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường trong cạnh tranh, phát triển bền vững và kinh doanh có hiệu quả buộc phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, đổi mới quy trình công nghệ và cải tiến kỹ thuật, khắc phục những lạc hậu, lỗi thời, tạo nguồn cung ứng ổn định và giá rẻ, tổ chức và phát triển thị trường tiêu thụ. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Có một câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta phải mở rộng thị trường và đặc biêt là thị trường xuất khẩu? Nếu chúng ta nhìn thị trường trên phương diện tổng thể thì chúng ta thấy rằng: Thị trường đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy nhanh và sâu sắc quá trình phân công lao động xã hội, sự phát triển nền sản xuất hàng hoá theo hướng nền sản xuất lớn tạo ra khối lượng hàng hoá thoả mãn nhu cầu của thị trường ngày càng phát triển về số lượng, mẫu mã, chất lượng và giá cả. Nó thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến kĩ thuật ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, để từ đó làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng cao và giá thành sản phẩm ngày càng giảm. Thị trường không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng, mà còn có tác dụng hướng dẫn tiêu dùng tiết kiệm phù hợp với khả năng phát triển nền kinh tế trong từng thời kì, khuyến khích tiêu dùng và kích thích tiêu dùng những hàng hoá mới, hàng có chất lượng cao, văn minh và hiện đại. Thông qua chức năng điều tiết thị trường góp phần giải quyết các cân đối lớn trong nền kinh tế: cân đối cung cầu hàng hoá, cân đối hàng-tiền, cân đối thu chi ngân sách, cân đối giữa yêu cầu phát triển nền kinh tế với các yếu tố của sản xuất (vốn, lao động..). Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu. Về kinh tế: Năm 2001 nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản có dấu hiệu suy thoái. Nay kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhưng nhiều thị trường chưa phục hồi nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là nhật, Mỹ và EU. Do đó sức mua giảm sút nên thị trường xuất khẩu hàng hoá không được mở rộng, mà chúng ta vẫn tập trung ở một số thi trường truyềng thống,nên giá cả không tăng có những lúc giá cả còn giảm sút. Về cạnh tranh: Sức cạnh tranh của sản phẩm phải được thể hiện ở chất lượng sản phẩm, giá cả, khả năng tiếp thị. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thể hiện ở sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ trên thị trường nước ngoài. ở thời điểm hiện nay, sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu nhìn chung còn thấp. Đây chính là một thách thức rất lớn mà ta phải phấn đấu để vươn lên. Về luật pháp: Hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách của ta chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ (mặc dù vẫn đang được chỉnh sửa) gây khó khăn cho chúng ta khi tham gia vào thị trường khu vực và thế giới. Về văn hoá: Mỗi một quốc gia có một nền văn hoá riêng, bởi văn hoá nó gắn liền với truyền thống dân tộc nó hình thành và phát triển từ rất lâu. ví dụ như người Việt Nam và Trung Quốc ăn tết vào âm lịch trong khi đó người Châu Âu, Mỹ và nhiều nước khác ăn tết vào ngày dương lịch…chính vì vậy chúng ta cần nghiên cứu kỹ văn hoá của nước đó rồi mới đưa hàng hoá vào. Về chính trị: Chúng ta có một nền chính trị khá ổn định, nên tạo điều kiện cho rất nhiều doanh nghiệp ổn định sản xuất, nhưng nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc nhiều vào nhau. Ví dụ như khi chiến tranh ở IRắc thì việc xuất khẩu gạo của Việt Nam đã gặp khó khăn rất nhiều…điều đó buộc doanh nghiệp phải năng động luôn tìm thị trường thay thế. Chương II. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Khái quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. Mặc dù trong năm những năm vừa qua, những biến động của thị trường thế giới gây nhiều khó khăn cho hàng hoá của Việt Nam, song tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta - theo dự báo của Bộ Thương mại, năm 2003 sẽ đạt được mức 19,3 tỷ USD, tăng 15,5% so với năm 2002. Đáng chú ý là các doanh nghiệp 100% vốn trong nước sẽ đạt được được 10,1 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đây là một kết quả đáng mừng cho thấy, hàng hoá Việt Nam ngày càng trở thành mối quan tâm hơn của khách hàng nước ngoài. Những mặt hàng đạt mức xuất khẩu khỏ là thuỷ sản (2,3 tỷ USD), gạo (678 triệu USD), cà phờ (450 triệu USD), dầu thụ (hơn 3,4 tỷ USD), dệt may (3,3 tỷ USD), giày dộp (2,l tỷ USD). Hết tháng 6 năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đã đạt được 54,3% kế hoạch cả năm, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2002. Đây là mức kỷ lục cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, cao nhất trong những năm gần đầy. Đặc biệt, các mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng 43%. I. Tình hình mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Trong những năm vừa qua, việc chuyển dịch cơ cấu thị trường đã có bước chuyển rõ rệt. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá vào khu vực châu á năm nay đó giảm từ 58% xuống cũn 52%, trong khi thị trường châu Mỹ tăng từ 16% lên 20% (kể từ khi được hưởng ưu đãi Tối huệ quốc năm 2002). Riêng châu Phi là một thị trường có nhiều tiềm năng nhưng lâu nay doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đúng mức, thì năm 2003, sau Hội nghị đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, kim ngạch hàng Việt Nam vào Châu Phi đó tăng vọt so với trước và vẫn đang có nhiều triển vọng Đối với khu vực Mỹ La-tinh, khu vực có nhiều thị trường lớn mà Doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết hoặc chưa có điều kiện khai thác, Bộ Thương Mại dự kiến sẽ đưa ra một số chính sách ưu đãi tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tăng cường tiếp xúc và giao dịch hàng hóa như thành lập kho ngoại quan, hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh thương mại. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để khai thác tối đa các lợi thế so sánh của Việt Nam như nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí lao động thấp..., các nhà xuất khẩu tranh thủ tận dụng để giảm thiểu được mức độ tác hại từ diễn biến phức tạp của thị trường bên ngoài, doanh nghiệp xây dựng các giải pháp “mạnh” nhằm mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ hàng Việt Nam với phương châm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, trong đó có việc xúc tiến giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại 3 thị trường trọng điểm là Mỹ, Nga và Dubai. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển thị trường. Ưu điểm. Tận dụng thuận lợi từ AFTA khi ASEAN - 6 giảm thuế hầu hết các mặt hàng xuống 0-5% để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng như may mặc, giày dép, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, nhựa. Năm 2002 kim ngạch của nhóm này mới đạt hơn 100 triệu USD, chiếm tỷ trọng chỉ 5-7% trong xuất khẩu sang ASEAN. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tích cực xin giấy chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang ASEAN. Riêng với Lào và Campuchia, tận dụng vị trí địa lý để phát triển xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng. Hạn chế và nguyên nhân Ngoài những lợi thế trên thì chúng ta vẫn đang mắc phải một số trở ngại đó là: đến nay phần lớn hàng hoá Việt Nam xuất khẩu là nguyên liệu phụ hoặc mới qua sơ chế nên thị trường thiếu ổn định. Nếu các nhà nhập khẩu thay đổi kế hoạch sản xuất lập tức các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam rơi vào thế bị động, nhiều khi dẫn đến ứ đọng hàng hoá. Các mặt hàng của chúng ta cũng lại hay tập trung vào một số thị trường nhập khẩu nhất định. Đây cũng là điều đáng ngại khi những thị trường này có biến động. Khó khăn chủ yếu trong xuất khẩu vào EU là xuất hiện nhiều hàng rào kỹ thuật mới ngày càng tinh vi hơn, kể cả sản phẩm thô và chế biến (như tăng cường kiểm soát chất lượng hàng thủy sản, cấm sử dụng một số hoạt chất nhuộm trong hàng may mặc, quy định cỏc chất húa học hữu cơ trong sản xuất đồ chơi... ). EU cũng đang xem xột loại bỏ một số mặt hàng ra khỏi danh mục GSP từ 2003, dự kiến có giày dép, quần áo, đồ gốm sứ, điện tử tiêu dùng, cao su. Một số kiến nghị. Triển vọng phát triển thị trường trong năm tới. Mục tiêu phát triển thị trường và đặc biệt là thị trường xuất khẩu . Mặc dù những rào cản thương mại đang được dựng lên ở nhiều thị trường nước ngoài và đang ảnh hưởng bất lợi đến hàng hoá Việt Nam, nhưng Bộ Thương mại đó đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 21 tỷ USD cho năm 2004, tăng 8,8% so với năm 2003. Những mặt hàng được đưa vào danh mục xuất khẩu chủ lực, có kim ngạch cao vẫn là dầu thô, thuỷ sản, may mặc, giày dép, gạo, cà phê, thủ công mỹ nghệ, rau quả, phần mềm dịch vụ. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ năm nay sẽ đạt 3,2 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2002. Trong đó, dự kiến dệt may tăng thêm 500-600 triệu USD, thủy sản thêm 130 triệu, giày dép 90 triệu... Theo Bộ Thương mại, xuất khẩu vào Mỹ vẫn chưa tận dụng hết những cơ hội do Hiệp định thương mại Việt - Mỹ mang lại, do việc nghiên cứu thị trường này còn tản mạn, thiếu định hướng. Vì vậy, thời gian tới phải tập trung nghiên cứu thị trường này theo từng ngành hàng chuyên sâu như rau quả có thể thâm nhập được những loại nào, nhu cầu của Mỹ có gì đặc thù, luật pháp cạnh tranh như thế nào... Dự báo triển vọng kinh tế Nhật Bản năm 2003-2004 sẽ khá hơn. Gần đây Nhật đã bổ sung thêm 118 loại nông sản (trong đú có rau, trái cây nhiệt đới) vào Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) 2003 và giảm thuế GSP đối với khoảng 60 mặt hàng. Trong điều kiện đó, mục tiêu của xuất khẩu Việt Nam là chặn lại xu hướng giảm sút và phấn đấu đạt tăng trưởng khoảng 7% vào Nhật. Trong đó, ngành dệt may cần tăng năng lực sản xuất để đáp ứng được đơn hàng vào Nhật, giữ vững và tăng thị phần tại thị trường này. Hơn thế nữa, khi mà Việt Nam dự định gia nhập được vào WTO (Tổ chức thương mại thế giới) năm 2005 thì Việt Nam sẽ có một thị trường xuất khẩu rộng lớn)… Một số biện pháp. 2.1. Hệ thống pháp lý: Trước hết, cần sớm hoàn thiện Luật cạnh tranh và chống độc quyền. Những năm qua, thực hiện chính sách mở cửa trong nền kinh tế Việt Nam đã có mặt nhiều công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh về công nghệ và già dặn về thủ thuật kinh doanh, không ít công ty đã dùng các thủ đoạn thôn tính các doanh nghiệp trong nước như ngành giải khát, hoá mỹ phẩm. Hệ thống luật pháp của nước ta hiện nay có nhiều luật khác nhau để điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp như Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Các luật này đã có nhiều quy định xích lại gần nhau, nhưng vẫn tồn tại những ranh giới làm cho môi trường kinh doanh kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước; trong lĩnh vực xuất khẩu vẫn còn nhiều đặc quyền dành cho khối doanh nghiệp nhà nước. 2.2. Tạo ra sức hấp dẫn của thị trường: Việc Việt Nam tham gia và chấp nhận các luật lệ chung của các thể chế kinh tế quốc tế, đặc biệt là WTO, sẽ dần dần tạo lập và củng cố lòng tin của các nước vào cơ chế, chính sách của Việt Nam, tạo niềm tin để thu hút các nước công nghiệp phát triển an tâm đầu tư vào nước ta. Đồng thời ta có cơ hội tiếp cận các nguồn vay vốn ưu đãi, các hình thức tín dụng, tài trợ của các định chế tài chính quốc tế như ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)... 2.3. Tổ chức nghiên cứu thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hàng hoá và phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường là cơ sở để xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo phát triển kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, nghiên cứu thị trường còn để dự báo về nhu cầu thị trường để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh và phương án kinh doanh. 2.4. Xây dựng chiến lược kinh doanh: Muốn mở rộng thị trường mới, thì trên cơ sở chúng ta phải phân tích môi trường kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp,chúng ta còn phải tiến hành đánh giá lại nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược kinh doanh để hoàn tất chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp sử dụng tốt nhất các nguồn nội lực và môi trường kinh doanh. Lựa chọn chiến lược kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc là chiến lược kinh doanh thương mại phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững của doanh nghiệp. 2.5. Xúc tiến thương hiệu để phát triển thị trường: Thương hiệu là kết quả của quá trình tiếp thị quảng cáo, lâu dài và tốn kém nhưng nó rất quan trọng, một thương hiệu mạnh có thể giúp cho doanh nghiệp đạt được vị thế dẫn đầu trong ngành. Thương hiệu càng nổi tiếng thì khả năng tăng thị phần của nó trên thị trường ngày càng cao. Nhờ đó doanh nghiệp có thể điều khiển thị trường, định giá cao hơn. làm cho các đối thủ phải nản lòng khi muốn chia thị trường với họ. 2.6. Tìm vị trí thích hợp trên thị trường: Trong qua trình cạnh tranh, các yếu tố buộc các doanh nghiệp phải quan tâm là: Loại hàng hóa, chất lượng sản phẩm hàng hoá có phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng không? Giá cả có phù hợp với người mua không? Do vậy thị trường thế giới xuất hiện thêm yêu cầu đảm bảo chất lượng. Nếu như trước đây khách hàng chỉ xem xét, kiểm tra chất lượng sản phẩm thì nay người ra còn quan tâm đến khả năng của doanh nghiệp có đủ điều kiện tin cậy, để đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra hay không. Thực hiện yêu cầu này các nhà doanh nghiệp của hơn 90 nước trên thế giới đã áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Đây là vũ khí lợi hại để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh. Kết luận Để có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường với những cạnh tranh gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường phải có định hướng phát triển thị trường riêng cho mình. Như đã nói ở trên thì thị trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Nó đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy nhanh và sâu sắc quá trình phân công lao động xã hội, sự phát triển nền sản xuất hàng hoá theo hướng nền sản xuất lớn, đẩy nhanh tốc độ phát triển cộng nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giải quyết các cân đối lớn trong nền kinh tế và sự phát triển của thị trường trong nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình hợp tác và hội nhập khu vực và thế giới tạo điều kiện để mở rộng thị trường nước ngoài, thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào nước ta. Với tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động thị trường ngoại thương của Việt Nam những năm gần đây, trong thời gian học môn Ngoại thương cùng với sự nghiên cứu tìm tòi tài liệu em đã tổng hợp được một số kiến thức để viết bài tiểu luận này. Tuy nhiên, nó chắc chắn còn những hạn chế và cần được hoàn thiện hơn nữa và em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cùng các bạn. Em xin trân thành cảm ơn thành cảm ơn thầy, cô đã tạo điều kiện giúp đỡ em. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình thương mại I của Trường ĐH Quản lý và kinh doanh Hà Nội. 2. Giáo trình Marketing của Trường ĐH Quản lý và kinh doanh Hà Nội. 3. Giáo trình lịch sự đảng CSVN. 4. Nghiên cứu kinh tế số 286 - tháng 3 năm 2002. 5. Diễn đàn kinh tế – ngày 20/12/2003 của VNEXPRESS 6. Xuất khẩu việt nam đầu năm 2003 – ngày 20/12/2003 của VNN Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I 2 Một số vấn đề lý luận về mở rộng thị trường đối với DN 2 I. Khái niệm, nội dung và chức năng của thị trường 2 1. Khái niệm và nội dung 2 2. Chức năng của thị trường 2 2.1. Chức năng thừa nhận và thực hiện 2 2.2. Chức năng thông tin 2 2.3. Chức năng điều tiết và kích thích 3 II. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường của DN 3 III. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu 4 Chương II 5 Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu của DN 5 I. Tình hình mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp xuất khẩu 5 II.Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển thị trường. 6 1. Ưu điểm 6 2. Hạn chế và nguyên nhân 6 III. Một số kiến nghị 7 1. Triển vọng phát triển thị trường trong thời gian tới 7 2. Một số biện pháp 8 2.1.Hệ thống pháp lý 8 2.2. Tạo ra sức hấp dẫn của thị trường 8 2.3. Tổ chức và nghiên cứu thị trường 9 2.4. Xây dựng chiến lược kinh doanh 9 2.5. Xúc tiến thương hiệu để phát triển thị trường 9 2.6. Tìm vị trí thích hợp trên thị trường 10 Kết luận 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc01.doc
Tài liệu liên quan