Tiểu luận Dựa trên quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển để nâng cao chất lượng hàng hoá của Việt Nam hiện nay

Trong giai đoạn công nghiệp hoá toàn cầu phát triển như hiện nay, chất lượng sản phẩm là một yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp, đó là về phía nhà sản xuất. Về phía người tiêu dùng, khi quyết định mua một món hàng điều đầu tiên họ tính đến là chất lượng hàng hoá có tốt hay không? Sau đó mới là các yếu tố giá cả, sở thích

Vậy khẳng định rằng chất lượng hàng hoá là điều quan tâm hàng đầu, vậy thực chất nó là gì? Thước đo hay yêu cầu nào để đánh giá một hàng hoá là đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không? Việc quản lý chất lượng hàng hoá ở Việt Nam diển ra như thế nào? Có những biện pháp gì để nâng cao chất lượng hàng hoá?

Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp một cách thoả đáng khi chúng ta xem xét yếu tố” chất lượng hàng hoá” theo quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển của triết học Mác- Lênin.

Để làm rõ hơn vấn đề này em đã chọn để tài tiểu luận "Dựa trên quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển để nâng cao chất lượng hàng hoá của Việt Nam hiện nay"

Bài tiểu luận này có hai phần chính:

I/ Quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển của triết học Mác- Lênin.

II/ Dựa trên quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển để nâng cao chất lượng hàng hoá của Việt Nam hiện nay.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Dựa trên quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển để nâng cao chất lượng hàng hoá của Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Trong giai đoạn công nghiệp hoá toàn cầu phát triển như hiện nay, chất lượng sản phẩm là một yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp, đó là về phía nhà sản xuất. Về phía người tiêu dùng, khi quyết định mua một món hàng điều đầu tiên họ tính đến là chất lượng hàng hoá có tốt hay không? Sau đó mới là các yếu tố giá cả, sở thích… Vậy khẳng định rằng chất lượng hàng hoá là điều quan tâm hàng đầu, vậy thực chất nó là gì? Thước đo hay yêu cầu nào để đánh giá một hàng hoá là đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không? Việc quản lý chất lượng hàng hoá ở Việt Nam diển ra như thế nào? Có những biện pháp gì để nâng cao chất lượng hàng hoá? Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp một cách thoả đáng khi chúng ta xem xét yếu tố” chất lượng hàng hoá” theo quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển của triết học Mác- Lênin. Để làm rõ hơn vấn đề này em đã chọn để tài tiểu luận "Dựa trên quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển để nâng cao chất lượng hàng hoá của Việt Nam hiện nay" Bài tiểu luận này có hai phần chính: I/ Quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển của triết học Mác- Lênin. II/ Dựa trên quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển để nâng cao chất lượng hàng hoá của Việt Nam hiện nay. Phần nội dung Chương 1 : Yếu tố “chất lượng hàng hoá” Việt Nam theo quan điểm toàn diện và quan điẻm phát triển của Triết Học Mac- Lenin. 1.Quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lênin: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật. Nghiên cứu nguyên lý này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở khoa học của quan điểm toàn diện nhận thức, xem xét các sự vật và hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn. Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong quá trình xem xét( nhận thức) và cải biến( thực tiễn) thế giới vật chất phải dựa trên quan điểm toàn diện tức là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Với tư cách là một nguyên lý phương pháp luận trong việc nhận thức các sự việc và hiện tượng, quan điểm toàn diện để có nhận thức đúng về sự vật chúng ta phải xem xét chúng về mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của các sự vật đó với các sự vật khác. Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự việc và hiện tượng, chúng ta phải xem xét nó trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối. Như vậy quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức một mặt, một mối liên hệ của sự vật đó, và cuối cùng khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật tránh thái độ cực đoan phiến diện, một chiều. Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo được sự vật chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác. Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng. 2.Quan điểm phát triển của triết học Mác- Lênin: Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng, là cơ sở lý luận cho quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét sự vật. Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi phải xem xét sự vật trong cả quá trình phát triển, ở mỗi thời điểm cụ thể với những hoàn cảnh cụ thể. Vận động có thể diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, còn phát triển là một khuynh hướng của sự vận động trong đó các sự vật, hiện tượng nảy sinh những tính quy định mới về chất. Nó giúp các sự vật phát triến tiến lên,tự thân vận động để đi đến một cái mới tốt hơn. 3.Tính tất yếu khách quan trong vấn đề nâng cao chất lượng hàng hoá ở Việt Nam: Một số khái niệm: Hàng hoá là gì? “ Là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, sản xuất ra không phải để tự tiêu dùng mà là để trao đổi, mua bán”( tài liệu kinh tế chính trị- trường ĐHQL& KD HN). Chất lượng hàng hoá là gì? “ Là tổng hợp những tính chất đặc trưng của hàng hoá, thể hiện mức độ thoả mãn yêu cầu đã định trước cho nó trong điều kiện đã xác định kinh tế, xã hội. Tình hình chất lượng hàng hoá trong nước và quốc tế: a. Quốc tế: Sự phát triển kinh tế trên thế giới cũng dẫn theo nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các loại mặt hàng- giữa các thương hiệu với nhau. Muốn bán được sản phẩm thì các doanh nghiệp phải luôn đề cao chất lượng hàng hoá lên hàng đầu. Một số thương hiệu đã trở nên nổi tiếng và quen thuộc trên khắp thế giới( như nước giải khát COCA- COLA của Mỹ, đồ điện tử của nhật…) đã được người tiêu dùng đón nhận bởi chúng là những mặt hàng có chất lượng cao, luôn thay đổi mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của mọi người, bên cạnh đó cũng được chứng kiến những doanh nghiệp do không đầu tư thích đáng cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm đã dẫn đến phá sản( như tập đoàn DAWOO do giám đốc KIM WOO CHONG điều hành). Những quốc gia nào có nền kinh tế phát triển thường đi đầu về chất lượng của hàng hoá vượt xa chất lượng của những nước kém phát triển. Do đó tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng hoá của các quốc gia trên thế giới. b. Trong nước: Trước những thay đổi to lớn của thế giới đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng hàng hoá của nước ta( cả tích cực lẫn tiêu cực). Hàng hoá nước ta đang đứng trước một thử thách rất lớn và một sức ép nặng nề từ những nước phát triển. Thuận lợi bởi vì nó giúp cho hàng hoá nước ta ngày càng được nâng cao về chất lượng bởi vì muốn tồn tại được thì các doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải tạo cho mình một nền tảng vững chắc, dựa trên thước đo về chất lượng sản phẩm họ làm ra. Nhưng nhìn chung, hàng hoá Việt Nam so với hàng hoá trên thế giới khó có thể sánh kịp về mọi mặt, chất lượng, giá cả, mẫu mã. Khó khăn của chúng ta là phải cạnh tranh hàng xuất khẩu từ các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, vì vậy đã tạo nên một tâm lý đối với người tiêu dùng trong nước là luôn cho rằng hàng hoá ngoại tốt hơn hàng nội. Tuy nhiên, nước ta cũng có một số thương hiệu lớn sản phẩm chất lượng cao không những được ưa chuộng trong nước mà còn trên phạm vi toàn thế giới( như CàPhê, hàng Dệt May, gấm, thổ cẩm…) 4. Các mối liên hệ trong quá trình nâng cao chất lượng hàng hoá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: 4.1 Nâng cao chất lượng hàng hoá với vấn đề khoa học- công nghệ: Để giải quyết mối liên hệ này trước hết ta cần phân biệt khoa học và công nghệ. Khoa học có mục tiêu là sự tiến bộ của nhận thức gắn với sự tìm tòi, khám phá sáng tạo cái mới làm cho con người không ngừng vươn tới cái mới nhằm nắm bắt được những thông tin mới về khoa học- kĩ thuật. Công nghệ có mục tiêu là sự biến đổi thực tại đã gắn bó với các hàng hoá và dịch vụ nhằm đưa thông tin vào những hệ thống tồn tại( cả hệ tự nhiên và nhân tạo). Với các cách hiểu về nâng cao chất lượng hàng hoá và khoa học công nghệ như trên có thể khẳng định giữa khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng hàng hoá có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khoa học công nghệ là tiền đề, cơ sở, là yếu tố quyết định sự thành bại của vấn đề nâng cao chất lượng hàng hoá ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. a.Khoa học- công nghệ là động lực để nâng cao chất lượng hàng hoá Việt Nam hiện nay: Trong thời đại ngày nay, chất lượng hàng hoá không thể không dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học và công nghệ hiện đại. Khi khoa học- công nghệ phát triển gắn với đảm bảo sự tiến bộ chung của toàn xã hội theo đúng định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa thì nó có tác dụng to lớn trong công cuộc nâng cao chất lượng hàng hóa. Với sự phát triển rầm rộ của khoa học- công nghệ, đặc biệt là công nghệ luyện kim, chế tạo máy và công nghệ tin học- điện tử đã tạo ra nhiều công cụ lao động hiện đại có độ chính xác cao thì chất lượng của sản phẩm cũng được nâng cao hơn, đa dạng hơn và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. b.Sự tác động trở lại của việc nâng cao chất lượng hàng hoá tới khoa học- công nghệ: Có thể nói với nhu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng thì hàng hoá phải có chất lượng cao mới có thể tiêu thụ tốt trên thị trường. Tiêu thụ càng nhiều thì doanh thu càng tăng, nhà sản xuất càng có điều kiện để phát triển khoa học- công nghệ. Hay nói cách khác, sự phát triển của khoa học- công nghệ phụ thuộc khá nhiều váo chất lượng hàng hoá của quốc gia đó. Ta hãy làm một so sánh: trung bình một năm Mỹ đầu tư 6%, Nhật 4%, Trung Quốc 3% ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học còn ở Việt Nam con số này là 0,5%. Mặc dù mọi sự so sánh đều khập khiễng song có thể khẳng định rằng các nước có chất lượng hàng hoá càng tốt thì tỷ lệ đẩu tư cho nghiên cứu khoa học càng cao. Nhân tố con người với vấn đề nâng cao chất lượng hàng hoá ở Việt Nam: Con người luôn là động lực của sự phát triển. Trong quá trình kinh tế xã hội bản thân sự tham gia của nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác không thể tạo nên động lực phát triển nếu không có nguồn lực con người với tư cách là chủ thể của sự khai thác và sử dụng. a.Con người- nhân tố quyết định chất lượng hàng hoá: Con người là nhân tố quyết định hàng hoá có chất lượng tốt hay xấu, nhất là trong giai đoạn hiện nay của hàng hoá Việt Nam đang phải đương đầu với nhiều khó khăn thử thách thì con người càng đóng vai trò quan trọng, quyết định. Con người càng có năng lực thì hàng hoá càng chất lượng cao và ngược lại. Vì vậy ta phải đào tạo để nâng cao tay nghề người lao động, như vậy mới mong sản xuất ra những hàng hoá đáp ứng được nhu cầu trong nước và ngoài nước. b.Hàng hóa chất lượng cao tác động trở lại đối với con người: Như ta đã biết con người là nhân tố quan trọng được đặt lên hàng đầu trong quá trình nâng cao chất lượng hàng hoá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhưng chất lượng hàng hoá được nâng cao doanh thu cho lao động cũng nâng lên. Nâng cao chất lượng hàng hoá đã làm thay đổi rất nhiều về cuộc sống vật chất của người dân. 4.3 Mối liên hệ giữa quản lý chất lượng hàng hoá với vấn đề nâng cao chất lượng hàng hoá ở Việt Nam: Nền kinh tế của Việt Nam còn phát triển chậm so với những nước phát triển, một phần nguyên nhân là do hàng hoá nước ta chất lượng chưa cao. Với nước ta phải có những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của cả nước. Một trong những biện pháp cụ thể đó là quản lý chất lượng hàng hoá và do bộ Khoa Học Công Nghệ kiểm tra mà trước đây ta chưa thật sự chú trọng. a.Quản lý chất lượng hàng hoá với vấn đề nâng cao chất lượng hàng hoá ở Việt Nam: Nếu quản lý tốt hàng hoá thì chất lượng hàng hoá ở nước ta sẽ được nâng cao, thực hiện: Ngăn ngừa những nguyên nhân gây ra hư hỏng, đúng như Filip Crosby nói” quản lý có nghĩa là phòng ngừa”, mà phòng ngừa tốt thì chi phí sẽ thấp hơn mà đạt được chất lượng mong muốn. Giúp ta ngăn chặn không để cho sản phẩm kém chất lượng ra thị trường cũng như ngăn chặn được hàng hoá kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt còn ngăn chặn nạn hàng giả, hàng lậu đưa ra thị trường tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, kìm hãm sự phát triển của đất nước. b.Hàng hoá chất lượng cao cũng tác động trở lại với vấn đề quản lý chất lượng hàng hoá: Với hàng hoá chất lượng cao thì sẽ tiêu thụ tốt và tăng doanh thu cho doanh nghiệp, lúc đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện để phát triển quản lý chất lượng hàng hóa. Vậy ta có thể nâng cao chất lượng hàng hoá và quản lý chất lượng hàng hoá luôn tồn tại cùng phát triển, quản lý tốt thì chất lượng hàng hoá mới cao và ngược lại. Nâng cao chất lượng hàng hoá là sự phát triển của doanh nghiệp: Hiện nay, cuộc sống của nhân dân đã được nâng cao rõ rệt do vậy mọi người dân đều đòi hỏi được cung cấp các hàng hoá có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp. Giờ đây mọi người dân đòi hỏi yêu cầu đầu tiên của các sản phẩm không còn là giá cả nữa mà là chất lượng của sản phẩm. Chính từ nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao này mà các nhà doanh nghiệp phải đặt vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Nâng cao chất lượng sản phẩm thu hút người tiêu dùng như vậy thì doanh nghiệp mới tiếp tục phát triển một cách bền vững. Như giảm đốc hãng BITIS có nói:” Sự thoả mãn của các bạn cũng là sự lớn mạnh của chúng tôi”. Chuong II : Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hàng hoá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Để nâng cao chất lượng hàng hoá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tôi cần khai thác triệt để các yếu tố tích cực đồng thời hạn chế tối đa các mặt tiêu cực trong các mối liên hệ đã nêu trên. Nổi bật trong đó hai vấn đề: Huy động vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn: Có thể nói trong bất cứ loại hình sản xuất hàng hoá nào trước khi sản xuất cũng cần đến vốn để đầu tư vào tư liệu sản xuất, thuê lao động… Với việc sử dụng vốn hợp lý sẽ dẫn đến hiệu quả công việc cao, chất lượng hàng hoá tốt. Sử dụng vốn để đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có tri thức khoa học đáp ứng nhu cầu sản xuất có lẽ đây là lĩnh vực đầu tư mang tính chiến lược, bền vững và hiệu quả nhất. Vậy nguồn vốn có thể huy động ở đâu? Ta có thể huy động vốn nhà nước, vốn nước ngoài, vốn đi vay, vốn trong dân…Nhưng ta phải tăng cường vai trò quản lý vốn đầu tư bởi việc quản lý vốn ở Việt Nam với cơ chế rất lỏng lẻo, tạo nhiều kẽ hở cho những kẻ như: Tăng Minh Phụng, gần đây nhất là Lã Thị Kim Oanh… Phát huy nhân tố con người: Hiện nay ở nước ta nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng năng lực làm việc chưa hiệu quả. Vậy để đạt được hiệu quả trong công việc chúng ta cần có những biện pháp để nâng cao phẩm chất, năng lực cho người lao động. Biện pháp hữu hiệu nhất có thể nói đến là biện pháp giáo dục. Chúng ta nên giáo dục đào tạo nhân lực theo hướng giỏi một nghề, biết nhiều nghề tiến tới hình thành một đội ngũ lao động kỹ thuật hợp lý về cơ cấu, đồng bộ về tay nghề. Hiện nguồn nhân lực trẻ ở nước ta rất nhiều nhưng chưa được đào tạo quy củ, tuy giỏi về lý thuyết nhưng yếu về thực hành. Với chúng ta phải đào tạo để việc học đi đôi với hành để sau này có thể áp dụng tốt trong công việc( Ví dụ như cách dạy và học ở trường Đại Học Quản Lý& Kinh Doanh HN). Quản lý tốt về chất lượng hàng hoá: Với việc hàng hoá kém chất lượng, hàng giả, hàng lậu đang tràn lan trên thị trường trong nước, thật khó có thể nói công tác quản lý chất lượng hàng hoá ở nước ta là có hiệu quả. Theo tôi chúng ta nên tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá trên thị trường, tìm xuất xứ của chúng để có biện pháp ngăn chặn. Kiểm tra canh giữ nghiêm ngặt trên các tuyến đường, các đường biên giới để hạn chế hàng lậu từ nước ngoài chuyển vào. Đặc biệt là trong bối cảnh hàng hoá trong nước và quốc tế cạnh tranh quyết liệt thì việc đăng ký độc quyền thương hiệu là vô cùng quan trọng. Chúng ta đã từng chứng kiến hàng hoá chất lượng cao nước ta bị đánh cắp bản quyền mà không làm gì được như: Cà phê Trung Nguyên, đồ mây tre đan…được ưa chuộng trên thế giới nhưng không do đăng ký tên thương hiệu nên phải chụi thiệt thòi khi bản quyền sản phẩm bị chiếm đoạt. Phần kết luận Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý phát triển của các sự vật – hiện tượng trong Triết học Mác- Lênin thì “ Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, các sự vật - hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt vừa có sự liên hệ, xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau”. Vì vậy để nhận thức và hoạt động thực tiễn đúng về một đối tượng nào đó thì phải tính đến những mối liên hệ trong sự tồn tại của đối tượng. Hay nói cách khác là phải xem xét đối tượng đó theo quan điểm toàn diện. Cũng như vậy khi ta xem xét vấn đề” chất lượng hàng hoá” theo quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển này và từ đó sẽ thấy được vai trò quan trọng của chất lượng hàng hoá. Nó là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Hàng hoá chất lượng cao thì sẽ tiêu thụ tốt trên thị trường và tác động trở lại đối với doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp lớn mạnh hơn, có nhiều vốn hơn để tái sản xuất đầu tư, từ đó lại tiếp tục nâng cao chất lượng hàng hoá. Ngược lại, hàng hoá chất lượng kém sẽ từng bước đưa doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản. Vì vậy việc nâng cao chất lượng hàng hoá là việc vô cùng cấp thiết, nó không chỉ thể hiện ở vai trò quản lý nhà nước mà còn ở trách nhiệm, lương tâm của từng doanh nghiệp, từng nhà sản xuất. Mục Lục Phần mởđầu…………………………………………………………………………1 Phần nội dung……………………………………………………………………….2 Chương I : Yếu tố “chất lượng hàng hoá” Việt Nam theo quan điểm toàn diện và quan điẻm phát triển của Triết Học Mác- Lênin. 1.Quan điểm toàn diện của triết học Mác Lênin……………………………………2 2.Quan điểm phát triển của triết học Mác – Lênin………………………………….3 3.Tính tất yếu khách quan trong vấn đề nâng cao chất lượng hàng hoá ở Việt Nam.3 4.Các mối liên hệ trong quá trình nâng cao chất lượng hàng hoá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay………………………………………………………………….….4 Chuong II : Một số giai pháp để nâng cao chất lượng hàng hoá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay………………………………………………………………....8 Phần kết……………………………………………………………………………10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60048.doc
Tài liệu liên quan