Tiểu luận Đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một di sản tinh thần vô giá là tư tưởng và tấm gương trong sáng, mẫu mực, kết tinh văn hóa của nhân loại và thời đại.

Đánh giá cao những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về nghiên cứu, giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu Hồ Chí Minh một cách toàn diện. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở các cấp, ngành về Hồ Chí Minh đã được triển khai, nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học đã được tổ chức cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên những thành tựu bước đầu còn khá khiêm tốn, điều này chưa đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu về cuộc đời, hoạt động cách mạng và hệ thống quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam luôn tìm mọi cách xuyên tạc, cố tình bóp méo về tư tưởng và những cống hiến lớn lao của Người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Do đó, để hiểu rõ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh, nhận thức đầy đủ về nội dung hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng chúng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong bối cảnh hiện nay nhằm đề ra đường lối, chính sách đúng đắn và từng bước củng cố, hình thành niềm tin về chủ nghĩa xã hội và giáo dục phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta; chống lại các thế thế lực thù địch thì cần phải có sự nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về Hồ Chí Minh. Đáp ứng yêu cầu đó, thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, một khoa học mới ra đời, đó là Hồ Chí Minh học – khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Để khẳng định vị trí một khoa học độc lập thì vấn đề làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu là vô cùng quan trọng bởi đối tượng nghiên cứu chính là tiêu chí để khẳng định đó là một khoa học độc lập, là cơ sở phân biệt khoa học này với khoa học khác.

 

doc27 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một di sản tinh thần vô giá là tư tưởng và tấm gương trong sáng, mẫu mực, kết tinh văn hóa của nhân loại và thời đại. Đánh giá cao những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về nghiên cứu, giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu Hồ Chí Minh một cách toàn diện. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở các cấp, ngành về Hồ Chí Minh đã được triển khai, nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học đã được tổ chức cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên những thành tựu bước đầu còn khá khiêm tốn, điều này chưa đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu về cuộc đời, hoạt động cách mạng và hệ thống quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam luôn tìm mọi cách xuyên tạc, cố tình bóp méo về tư tưởng và những cống hiến lớn lao của Người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Do đó, để hiểu rõ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh, nhận thức đầy đủ về nội dung hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng chúng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong bối cảnh hiện nay nhằm đề ra đường lối, chính sách đúng đắn và từng bước củng cố, hình thành niềm tin về chủ nghĩa xã hội và giáo dục phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta; chống lại các thế thế lực thù địch… thì cần phải có sự nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về Hồ Chí Minh. Đáp ứng yêu cầu đó, thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, một khoa học mới ra đời, đó là Hồ Chí Minh học – khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Để khẳng định vị trí một khoa học độc lập thì vấn đề làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu là vô cùng quan trọng bởi đối tượng nghiên cứu chính là tiêu chí để khẳng định đó là một khoa học độc lập, là cơ sở phân biệt khoa học này với khoa học khác. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học” làm đề tài cho tiểu luận của mình. NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC 1. Sự ra đời của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta thực hiện từ rất sớm, được thực hiện dưới nhiều hình thức trong từng thời kỳ cách mạng. Thực tế cho thấy, tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người đã tỏa sáng trong trái tim, khối óc của mỗi người Việt Nam, trở thành tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc ta, soi đường, chỉ lối cho Đảng và dân tộc Việt Nam tiến lên giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tại Đại hội lần thứ II (năm 1951), Đảng ta đã khẳng định: “... Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh, và làm cho cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, toàn Đảng ra sức học tập tư tưởng, đạo đức của Người, lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi. Trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1960), Tổng Bí thư Trường Chinh đã nói tới sự cấp thiết của tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp phục vụ nhân dân. Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong trái tim triệu triệu người Việt Nam yêu nước và bạn bè quốc tế. Trong Điếu văn tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9-9-1969 nêu rõ: Hồ Chủ tịch là người Việt Nam đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác…. Nghị quyết 195-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa III (6-3-1970) mở Cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Nghị quyết yêu cầu: “Tất cả các đảng viên phải tham gia lớp nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chủ tịch…”. Đây là lần đầu tiên trong Nghị quyết của mình, Đảng ta yêu cầu mọi đảng viên phải nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh, coi đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao năng lực nhận thức, tư duy, là phẩm chất đạo đức của người đảng viên. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Trường - Chinh trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Như vậy, từ Đại hội II (1951) đến trước Đại hội VII (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam chưa trực tiếp đề cập nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng Đảng đã quan tâm đến vấn đề này và đã nhấn mạnh “học tập”, “học hỏi” Hồ Chí Minh về tư tưởng; đạo đức cách mạng; tác phong; đường lối chính trị; tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lời nói với việc làm, lý luận với thực tiễn; đảng viên phải tham gia các lớp nghiên cứu tác phẩm của Hồ Chí Minh … Cho đến trước Đại hội VII (1991), vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh từng bước được đẩy lên một bước mới, tuy chưa thật hệ thống và sâu sắc, nhưng những kết quả bước đầu đã tạo tiền đề cho các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên và nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu ở những giai đoạn tiếp sau. Trong Cương lĩnh và Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua tại Đại hội VII khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã xây dựng chương trình KX.02(gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1991 – 1995 và giai đoạn 1996 - 2000). Chương trình này bao gồm hệ thống đề tài nghiên cứu cơ bản, lý thuyết, có hệ thống, quy tụ nhiều chuyên gia, nhiều học giả và các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau cùng tham gia nghiên cứu. Kết quả đạt được là đã bước đầu hình thành được khái niệm và hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh, làm sáng tỏ diện mạo tư tưởng Hồ Chí Minh về ngồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, cấu trúc và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh…; góp phần tạo cơ sở dữ liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu cho sự ra đời chuyên ngành khoa học mới – Hồ Chí Minh học. Tháng 1 – 1992 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 01 về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay, trong đó nhấn mạnh phải nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn với nó là đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh thành một môn học trong hệ thống các môn học lý luận. Tháng 6 – 1993 Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập. Sau Đại hội VII, Đảng ta tiếp tục có các nghị quyết trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập tới công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, nổi bật là Nghị quyết 09-NQ/TW (2-1995) của Bộ Chính trị “Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” khẳng định lại: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng ta đã rút ra một số bài học chủ yếu, trong đó khẳng định cần: giữ vững mục tiêu ĐLDT và CNXH trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghị quyết Đại hội khẳng định lại nhiều vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nêu ở các Nghị quyết trước đây của Đảng và nhấn mạnh việc thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; coi việc học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên; đồng thời coi trọng việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ. So với các Đại hội trước, Đại hội VIII đã có những định hướng nghiên cứu, bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh tương đối cụ thể. NQTW 2 (khóa VIII) tiếp tục quan điểm đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong hệ thống nhà trường: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù với lứa tuổi và từng bậc học”, bước đầu hình thành được khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh; góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh, phê phán, bác bỏ sự xuyên tạc của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận và tạo cơ sở dữ liệu, nội dung, phương pháp nghiên cứu cho sự ra đời một chuyên ngành khoa học mới - chuyên ngành Hồ Chí Minh học. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) đưa ra khái niệm tương đối hoàn chỉnh về tư tưởng Hồ Chí Minh và nhấn mạnh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta…”. Ðể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, Đảng chỉ rõ: cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề nóng bỏng mà thực tiễn đang đặt ra; nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải trở thành một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng của Ðảng, cần được toàn Ðảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả. Với tinh thần và ý nghĩa đó, ngày 27-3-2003, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 23-CT/TW “về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới” và nhân dịp kỷ niệm 113 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát động tổ chức đợt tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðây là một sinh hoạt chính trị rộng lớn, rất quan trọng cần được tổ chức chặt chẽ, khoa học, có hệ thống và sau này phải trở thành nền nếp thường xuyên trong hoạt động của Ðảng và trong đời sống xã hội ta. Trong Chỉ thị, Đảng ta đã phân tích một cách toàn diện những thành tựu và hạn chế trong công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh từ Đại hội VII (1991) đến năm 2003. Từ đó, Chỉ thị đề ra mục đích, yêu cầu, đối tượng tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, vạch ra nội dung, nhiệm vụ công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh và việc tổ chức thực hiện. Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học và hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng như hệ thống các trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nhiều cuộc hội thảo, nhiều buổi tọa đàm, nhiểu công trình nghiên cứu khoa học về Hồ Chí Minh đã được tổ chức. Một trong những vấn đề được bàn bạc đó là xếp khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh vào chuyên ngành nào. Có quan điểm cho nên xếp vào khoa học lịch sử Đảng, có quan điểm cho nên xếp Hồ Chí Minh học vào khoa học văn hóa vì Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa kiệt xuất… Song tất cả đều dần đi đến thống nhất: Hồ Chí Minh là nhà cách mạng chuyên nghiệp, là nhà hoạt động chính trị. Do đó, ngày 24 tháng 10 năm 2002, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành danh mục chuyên ngành đào tạo sau đại học trong đó xếp Hồ Chí Minh học vào khoa học chính trị. Việc ra đời Hồ Chí Minh học đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nghiên cứu Hồ Chí Minh, nó góp phần tạo dựng cơ sở khoa học vững chắc cho việc nghiên cứu, quán triệt và vận dụng tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) tiếp tục khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân ta 76 năm qua đã khẳng định rằng, tư tưởng vĩ đại của Người cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tình thần vô giá của Đảng và dân tộc ta” Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H.2006 . Ngày 3-2-2007, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân. Chỉ thị ra đời nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, những quan điểm chỉ đạo của Đảng là nhân tố tạo nên những thành tựu bước đầu đối với công tác nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong những năm qua. Thành tựu lớn nhất là chẳng những chúng ta đã định hình được môn khoa học Tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn xây dựng được ngành khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh mang tên Hồ Chí Minh học. Việc ra đời khoa học Hồ Chí Minh học đã làm phong phú thêm các khoa học khác như văn hóa học, lịch sử, dân tộc học…trở nên sống động, phong phú hơn. Bởi vì tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức, nhân cách, lối sống của Người, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người là sự kết tinh và phát huy cao độ tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại. Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh chính là dịp để mỗi người Việt Nam tự nhìn nhận lại chính mình, theo tinh thần Bác Hồ đã dặn: Học để hành, để làm người, để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự giai cấp và nhân loại. 2. Quan niệm về đối tượng nghiên cứu Hồ Chí Minh học: Để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học, trước hết cần hiểu đối tượng nghiên cứu của khoa học nói chung. Hiểu theo nghĩa thông thường đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét, làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học, việc xác định đúng đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa vô cùng lớn bởi bối tượng nghiên cứu chính là cơ sở để phân biệt khoa học này với khoa học khác. Việc xác định đối tượng nghiên cứu là cơ sở để xác định nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của Hồ Chí Minh học là xác định đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học. Đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học ở đây chính là Hồ Chí Minh và đối tượng nghiên cứu này được xem xét trên nhiều góc độ, nhiều mối quan hệ. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học. Theo PGS. TS Nguyễn Khánh Bật, “Hồ Chí Minh học là khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh với tư cách là một chuyên ngành của khoa học chính trị - khoa học nghiên cứu những vấn đề về điều hành bộ máy nhà nước, những hoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành chính quyền và duy trì quyền điều hành bộ máy nhà nước”. Và Hồ Chí Minh học theo PGS.TS. Nguyễn Khánh Bật tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu tiểu sử Hồ Chí Minh, nghiên cứu phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, nghiên cứu việc Đảng, Nhà nước quán triệt vận dụng tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Theo PGS. TS Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh học là khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh, cụ thể là nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, tiểu sử, hệ thống quan điểm tư tưởng, đạo đức và phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó nội dung lớn nhất, quan trong nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, trước hết Hồ Chí Minh học cần tập trung làm rõ tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Người; nghiên cứu tư tưởng, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời Hồ Chí Minh học cần phân tích và chứng minh sự hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh(1920-1969); phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta và làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghệp đổi mới. Còn theo GS. Song Thành, Hồ Chí Minh học có ba bộ phận: Các bộ môn tiểu sử Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người vào cuộc sống. Đây đều là đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học, trong đó cần tập trung đi vào làm rõ các khía cạnh sau: con người Hồ Chí Minh, cuộc đời Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức – lối sống, phương pháp – phong cách Hồ Chí Minh… Như vậy, có thể dù cách diễn đạt khác nhau nhưng các quan điểm đều có những điểm thống nhất về đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học. Khái quát lại, Hồ Chí Minh học là khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Là một khoa học độc lập, Hồ Chí Minh có đối tượng nghiên cứu của nó riêng, đó là: - Nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu tư tưởng, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu việc Đảng và Nhà nước ta quán triệt vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nghiên cứu tác phẩm của các đối tượng khác nhau viết về cuộc đời, sự ghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU HỒ CHÍ MINH HỌC 1. Hồ Chí Minh học nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh: Nghiên cứu bất kỳ một vĩ nhân nào thì đầu tiên cần nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp của vĩ nhân đó. Là khoa học nghiên cứu Hồ Chí Minh – nghiên cứu một vĩ nhân, Hồ Chí Minh học phải nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, với sự nghiệp đấu vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân toàn thế giới. Là người học trò kiệt xuất của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Tác phẩm quan trọng nghiên cứu về tiểu sử và sự nghiệp Hồ Chí Minh được là cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tiểu sự và sự nghiệp cách mạng” Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng . Tác phẩm đã khái quát về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Người qua 9 thời kỳ gắn với những cống hiến nổi bật của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Cụ thể như sau: - Thời kỳ từ năm 1890 đến 1911, chủ tịch Hồ Chí Minh sớm có ý chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. - Thời kỳ từ 1911 đến 1920, hòa mình vào phong trào công nhân quốc tế, chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn cho nhân dân Việt Nam. - Thời kỳ từ 1921 đến 1924, Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh để thực hiện đường lối Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. - Thời kỳ từ 1924 đến 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc tiến việc chuẩn bị thành lập Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và góp phần quan trọng vao phong trào cách mạng thế giới. - Thời kỳ từ 1930 đến 1940, từ nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước. - Thời kỳ từ 1940 đến 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và cách mạng Tháng Tám 1945. - Thời kỳ từ 1945 đến 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc chiến tranh của nhân dân ta giữ vững chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ. - Thời kỳ từ 1954 đến 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Và cuối cùng là, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Song thực tiễn nghiên cứu đã đặt ra vấn đề đi sâu nghiên cứu lý giải thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Cần phải phân biệt rõ ràng giữa nghiên cứu tiểu sử Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Tiểu sử của Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 19 tháng 5 năm 1890 và kết thúc ngày 2 tháng 9 năm 1969. Còn sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh thì nghiên cứu từ khi Hồ Chí Minh tham gia cách mạng (sự kiện Hồ Chí Minh tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân Trung kỳ tháng 5 năm 1908). Nghiên cứu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh phải làm rõ các giai đoạn có tính chất bước ngoặt với những cống hiến nổi bật trong sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Xưa nay tiểu sử vĩ nhân có thể được trình bày dưới nhiều dạng. Sản phẩm nghiên cứu tiểu sử được công bố ở ba cấp độ: Biên niên sự kiện Biên niên tiểu sử Tiểu sử Thực tiễn cho thấy, nhu cầu tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là rất lớn. Đã từ lâu nhân dân ta, bạn bè, đồng chí, đồng bào trong và ngoài nước vẫn mong muốn có một bộ sách lớn, công bố đầy đủ những tư liệu chính xác, đã qua xác minh khoa học về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Năm 1992, nhân dịp kỷ niệm 102 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh sau nhiều năm nghiên cứu, chuẩn bị và biên soạn đã cho ra mắt công trình nhiều tập “Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử” và được tái bản nhiều lần (năm 2000, 2006,…). Đây là một công trình lịch sử trình bày dưới hình thức biên niên. Nhưng khác với biên niên sự kiện (trong đó chỉ liệt kê tóm tắt năm, tháng xảy ra các sự kiện chính, đánh dấu bước chuyển biến trong cuộc đời và tư tưởng của vĩ nhân mà không lược thuật nội dung các sự kiện), biên niên tiểu sử là một cuốn sử với đầy đủ các yếu tố niên đại, nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh… được ghi chép lại theo trình tự thời gian diễn ra các sự kiện, lời nói, bài viết, hành động, sinh hoạt, giao tiếp… của vĩ nhân đối với thời đại, đất nước, dân tộc, giai cấp, gia đình, dòng họ….; từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, cả đời sống chung lẫn đời sống riêng, vừa một vĩ nhân, một lãnh tụ, vừa một con người bình thường. Đáp ứng yêu cầu tìm hiểu đầy đủ về tiểu sử Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 1 năm 2006, Ban Bí thư đã ra quyết định số 156-QĐ/TW thành lập Hội đồng thẩm định và xuất bản tác phẩm “Hồ Chí Minh – tiểu sử” GS Song Thành (Chủ biên), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2006 Đây là sản phẩm của đề tài KX.02.11 thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.02 giai đoạn 1991 – 1995. Sản phẩm là một công trình khoa học, nghiên cứu công phu nghiêm túc… vừa cung cấp cho độc giả các hiểu biết chính xác về một vĩ nhân, gắn với một thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc và những biến cố lớn lao của thời đại, vừa giúp cho bạn đọc hiểu tư tưởng – đạo đức – phong cách của một lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam… Công trình tiểu sử này không chỉ là kết quả nghiên cứu học tập tích lũy và lao động cần cù qua hàng chục năm của tác giả mà cũng là phản ảnh thành tựu nghiên cứu về Hồ Chí Minh ở nước ta trong nhiều năm qua. Là cuốn tiểu sử xét dưới góc độ khoa học Hồ Chí Minh học, công trình đã cụ thể hóa và chi tiết hóa từng giai đoạn hoạt động của Hồ Chí Minh, cũng như những cống hiến vĩ đại của Người trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Tóm lại, nghiên cứu Hồ Chí Minh cần nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh bởi nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Người giúp chúng ta thêm hiểu và tự hào về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh – “một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”. 2. Hồ Chí Minh học nghiên cứu tư tưởng, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh Tư tưởng, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, tư tưởng được bộc lộ ghi dấu ấn và đạt kết quả phương pháp và phong cách góp phần hoàn thiện và nâng cao tư tưởng. Không có một quan điểm nào của Hồ Chí Minh mà không thể hiện qua phương pháp và phong cách của người, và không có một phương pháp nào của Hồ Chí Minh lại không bộc lộ một quan điểm. 2.1. Hồ Chí Minh học nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh: Như đã trình bày ở trên, về mặt lịch sử môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời trước Hồ Chí Minh học nhưng về mặt nội dung Hồ Chí Minh học rộng hơn, phong phú hơn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Song có thể khẳng định Tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung lý luận, chủ yếu nhất của Hồ Chí Minh học và Tư tưởng Hồ Chí Minh là đối tượng quan trọng nhất của Hồ Chí Minh học. Nhìn theo quan điểm hệ thống và chỉnh thể thì thấy hai lĩnh vực này có mối quan hệ mật thiết. Nếu Hồ Chí Minh học là khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh thì Tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ phận cốt lõi nhất, chủ yếu nhất. Chỉ có nghiên cứu thấu đáo Tư tưởng Hồ Chí Minh thì khoa học về Hồ Chí Minh mới thực sự sâu sắc, mới thực sự là khoa học. Nhưng tính đúng đắn, chân thực, sâu sắc của nghiên cứu tư tưởng, lý luận chỉ có thể đạt được nếu đặt trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người, mà sự nghiệp cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh lại không tách rời lịch sử của dân tộc, bối cảnh thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh có một quá trình hình thành và phát triển từ trước năm 1911 đến khi Hồ Chí Minh vĩnh biệt chúng ta. Đảng ta có một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTL.doc
Tài liệu liên quan