Tiểu luận Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, trong thời gian qua đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Kinh tế tăng trởng đều hàng năm, đời sống vật chất văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên, an ninh chính trị xã hội được giữ vững tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn tới.

Góp phần vào thành tựu kinh tế đã đạt được có sự đóng góp quan trọng của chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta mà dấu mốc quan trọng là Hiến pháp 1992 và sự ra đời của luật đất đai năm 1993.

Luật đất đai năm 1993 được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2001 là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện luật đất đai năm 1993, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1998 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 2001 là tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội.

Chính sách, pháp luật đất đai trở thành một trong những động lực chủ yếu để đưa nước ta vào nhóm những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản và thủy sản. Kinh tế nông nghiệp từ sản xuất tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hóa, bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn được cải thiện. Người sử dụng đất gắn bó hơn với đất đai, quyền sử dụng đất đã trở thành nguồn vốn để người sử dụng đất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Công tác quản lý nhà nước về đất đai dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật đất đai ngày càng hoàn thiện, đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay đang có những yếu kém. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, thiếu tính khả thi; cơ chế quản lý tài chính về đất đai thiếu hiệu quả; cơ quan quản lý đất đai các cấp nhìn chung còn yếu. Đặc biệt tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về việc quản lý và sử dụng đất đai có xu hướng tăng. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thiếu hiệu quả.

Những yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng đất nói chung cũng như những yếu kém trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng từ sự hạn chế, bất cập của chính sách, pháp luật đất đai.

Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai không thể thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hoàn thiện và hiệu quả. Để nhằm khắc phục những bất cập trong quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay, cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

 

doc19 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 5download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, trong thời gian qua đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Kinh tế tăng trởng đều hàng năm, đời sống vật chất văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên, an ninh chính trị xã hội được giữ vững tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn tới. Góp phần vào thành tựu kinh tế đã đạt được có sự đóng góp quan trọng của chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta mà dấu mốc quan trọng là Hiến pháp 1992 và sự ra đời của luật đất đai năm 1993. Luật đất đai năm 1993 được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2001 là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện luật đất đai năm 1993, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1998 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 2001 là tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội. Chính sách, pháp luật đất đai trở thành một trong những động lực chủ yếu để đưa nước ta vào nhóm những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản và thủy sản. Kinh tế nông nghiệp từ sản xuất tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hóa, bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn được cải thiện. Người sử dụng đất gắn bó hơn với đất đai, quyền sử dụng đất đã trở thành nguồn vốn để người sử dụng đất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Công tác quản lý nhà nước về đất đai dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật đất đai ngày càng hoàn thiện, đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay đang có những yếu kém. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, thiếu tính khả thi; cơ chế quản lý tài chính về đất đai thiếu hiệu quả; cơ quan quản lý đất đai các cấp nhìn chung còn yếu. Đặc biệt tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về việc quản lý và sử dụng đất đai có xu hướng tăng. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thiếu hiệu quả... Những yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng đất nói chung cũng như những yếu kém trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng từ sự hạn chế, bất cập của chính sách, pháp luật đất đai. Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai không thể thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hoàn thiện và hiệu quả. Để nhằm khắc phục những bất cập trong quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay, cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Nhận thức tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tó cáo về đất đai trong quản lý nhà nước về đất đai, tiểu luận đi vào đề tài: "Định hướng hoàn thiện phỏp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cỏo về đất đai ". Đề tài được giải quyết trong giới hạn của một tiểu luận môn học. Vì thế đề tài không thể đi sâu vào nghiên cứu lịch sử và quá trình phát triển của vấn đề, đề tài chỉ dừng lại ở việc định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai từ thực trạng của quy định pháp luật hiện hành (Luật đất đai 1993 được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2001). Tiểu luận có giá trị tham khảo trong nghiên cứu, học tập của học viên. Nội dung của tiểu luận gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay và định hướng hoàn thiện. Chương 1 Cơ sở lý luận định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 1.1. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và vai trò của giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Khái niệm tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Tranh chấp đất đai là các mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý và sử dụng đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính về đất đai đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tố cáo về đất đai là việc công dân theo thủ tục do luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Khái niệm giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại các quyền lợi bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Giải quyết khiếu nại về đất đai là một nội dung của giải quyết khiếu nại là xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Giải quyết tố cáo về đất đai là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo về đất đai và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo. Vai trò của việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai có hiệu quả phù hợp pháp luật đem lại lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Thông qua đó tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân trong việc chấp hành pháp luật đất đai. Từ đó phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư, giữ gìn và phát huy truyền thống, đạo lý của người Việt Nam. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai kịp thời, công minh sẽ làm giảm tình hình khiếu nại, tranh chấp đất đai, tạo sự ổn định xã hội, phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Giải quyết tốt tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là một nhân tố quan trọng, quyết định hiệu quả của quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là một nội dung quan trọng trong nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Vì thế giải quyết tốt tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tạo điều kiện cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai đạt hiệu quả cao. Giải quyết hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đặc biệt đối với các khiếu kiện tập thể đông người, lâu ngày còn có ý nghĩa ngăn ngừa tình huống phát sinh "điểm nóng" chính trị xã hội - hiện tượng vốn rất nhạy cảm hiện nay. 1.2. Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện hành và quan điểm hoàn thiện Cơ sở pháp lý của việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện hành được quy định ở các văn bản luật sau: Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm2001; Luật đất đai năm 1993 được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2001; Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật hình sự năm 1999; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 đã được sửa đổi bổ sung năm 1999; Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998... Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp về đất đai: Khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân tại khoản 1, Điều 38 Luật đất đai năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2001 quy định như sau: "Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân. ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân, các tổ chức thành viên khác của mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế ở cơ sở và công dân hòa giải các tranh chấp đất đai". Quy định về thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính nhà nước và Tòa án nhân dân được quy định như sau: Thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý hành chính nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 38, cụ thể như sau: "Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì do ủy ban nhân dân giải quyết theo quy định sau đây: a) ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau, giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình. b) ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc của Trung ương. c) Trường hợp không đồng ý với quyết định của ủy ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành". Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính được quy định tại Điều 39 luật đất đai. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân được quy định tại khoản 3 Điều 38, cụ thể như sau: "Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do tòa án giải quyết". Quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo về đất đai Hành vi khiếu nại, tố cáo về đất đai là một trong những loại việc thuộc phạm vi của khiếu nại, tố cáo theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo. Vì vậy cơ sở pháp lý của việc khiếu nại, tố cáo về đất đai được quy định ở luật khiếu nại, tố cáo năm 1998. Quyền khiếu nại, tố cáo được quy định tại Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo cụ thể như sau: "Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình". "Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức". Các quan điểm về cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay Hiện nay tất cả các nhà khoa học nghiên cứu về pháp luật ở nước ta đều cho rằng thực trạng giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở nước ta là yếu kém cần phải tăng cường. Tuy nhiên về vấn đề này còn có những ý kiến khác nhau, tựu trung lại có hai quan điểm sau: Quan điểm thứ nhất: Cần phải nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai hiện nay thì không nhất thiết phải sửa đổi quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai mà chỉ cần hoàn thiện những yếu tố cấu thành cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai mà thôi. Cụ thể là phải hoàn thiện một số chế định pháp luật về đất đai như chế độ sử dụng đất, vấn đề tài chính về đất đai... cũng như hoàn thiện chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và đặc biệt là hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Quan điểm thứ hai (quan điểm này chiếm số đông): Cần phải hoàn thiện đồng bộ cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay. Bên cạnh việc hoàn thiện cơ bản về hệ thống chính sách pháp luật về đất đai, hoàn thiện các yếu tố quản lý như: tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai... nhất thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay. 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Giải quyết mọi quan hệ về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phải bảo đảm nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân cho Nhà nước thống nhất quản lý. Kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa chữa đúng pháp luật những trường hợp đã xử lý sai trái hoặc xử lý không đúng. Nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ công khai quỹ đất với dân để giải quyết và phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nội bộ nhân dân để họ tìm ra giải pháp, không gò ép mệnh lệnh. Đề cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể để hòa giải các vụ tranh chấp có hiệu quả. Giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo đất đai phải nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống, nhân dân. Gắn việc giải quyết các vấn đề ruộng đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hóa theo hướng thâm canh, tăng vụ, kinh doanh tổng hợp, mở mang ngành nghề, phân bố lại lao động, dân cư phù hợp với đặc điểm và quy hoạch từng địa phương. Chương 2 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay và định hướng hoàn thiện 2.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay 2.1.1. Những điều kiện chính trị - xã hội tác động đến việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay Chế độ sở hữu đất đai từ chế độ nhiều hình thức sở hữu trước đây chuyển sang chế độ sở hữu toàn dân, do vậy yếu tố lịch sử cũng dẫn đến nhiều khó khăn trong việc quản lý nhà nước về đất đai, trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về phía người sử dụng đất lại xem nhẹ về mặt chứng thư pháp lý về đất đai của mình, yếu tố này ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Từ nền kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường với việc quy định không cho người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Luật đất đai 1987) chuyển sang việc cho phép người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Luật đất đai 1993) làm cho giá trị quyền sử dụng đất tăng lên dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện... Chính sách pháp luật về đất đai của ta còn nhiều hạn chế, bất cập, thể hiện ở những khía cạnh sau: Phân loại đất, quy định hạn mức đất ở chưa rõ ràng, cụ thể; chính sách tài chính về đất đai có nhiều bất cập, chưa phù hợp thực tiễn, những yếu tố này dẫn đến tình trạng khiếu kiện nhiều và gây trở ngại cho việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Trình độ hiểu biết pháp luật của đại bộ phận nhân dân chưa cao trong khi đó năng lực cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp còn hạn chế, phương tiện kỹ thuật, nghiệpvụ lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Đặc biệt cơ chế giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện hành có nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai chưa cao. Quá trình phát triển của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai từ luật đất đai 1987 đến nay Luật đất đai năm 1987 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo Luật đất đai năm 1987 chủ yếu giao thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai cho ủy ban nhân dân các cấp. Tòa án nhân dân chủ yếu chỉ giải quyết các tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Luật đất đai năm 1993 quy định hai trường hợp: nếu tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do Tòa án nhân dân giải quyết, cụ thể quy định ở khoản 3 Điều 38 Luật đất đai. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì do ủy ban nhân dân giải quyết, cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật đất đai. 2.1.2. Thực trạng của việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Trong mấy năm gần đây, tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của dân về đất đai có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp, đặc biệt đã xuất hiện khá nhiều đoàn khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương. Có lúc vấn đề đất đai trở thành "điểm nóng" của cả huyện, cả tỉnh, cả vùng, có ảnh hưởng đến trật tự, an toàn chính trị - xã hội ở địa phương. Theo thống kê, hàng năm có trên 10 vạn vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai (chiếm trên 65% tổng số vụ việc khiếu kiện của công dân gửi đến các cơ quan nhà nước). Riêng thanh tra nhà nước hàng năm tiếp nhận từ 5.000 - 7.000 đơn khiếu kiện vượt cấp liên quan đến đất đai. Qua thực tiễn cho thấy tranh chấp, khiếu kiện về đất đai được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ hành chính giữa cơ quan nhà nước và công dân, quan hệ dân sự giữa công dân với nông dân, Tranh chấp đất đai lâu dài, trên diện rộng, đông người kéo dài là hiện tượng phổ biến hiện nay. Nội dung chính của tranh chấp đất đai bao gồm: - Tranh chấp ruộng đất giữa người đi xây dựng vùng kinh tế mới với người địa phương, giữa người di cư tự do với người địa phương. - Tranh chấp trong dân về những quỹ đất bãi bồi ven sông, ven biển có giá trị nuôi trồng thủy sản. - Tranh chấp giữa địa phương được nhà nước giao lại đất để quản lý sau khi nhà nước quai đê lấn biển với người sử dụng đất đó do các đơn vị thi công lấn biển đã tự quyền giao không đúng quy định. - Tranh chấp về địa giới hành chính cấp xã có liên quan đến các khu vực đất canh tác gắn với các khu dân cư nông thôn. - Tranh chấp đất đường đi, ngõ xóm, ranh giới đất ở, đất vườn, đất sản xuất thuộc quyền sử dụng của các hộ gia đình. Những dạng khiếu kiện chủ yếu bao gồm: - Đòi lại đất khi thực hiện chủ trương "nhường cơm, sẻ áo" ở các tỉnh phía Nam thời kỳ 1975 - 1980 mà hiện nay người được nhường đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu lợi. - Đòi lại đất đã đưa vào các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất ở các tỉnh phía Nam thời kỳ 1980 - 1990 nhưng sau đó ruộng đất đã được giao khoán cho các hộ khác. - Đòi lại đất mà nhà nước đã giao cho các đơn vị lực lượng vũ trang, lâm trường, nay một số đơn vị sử dụng không đúng mục đích, sử dụng đất công để làm kinh tế gia đình... - Chủ cũ đòi lại ruộng đất để cho người khác mượn, nay người mượn lại đem bán... - Chủ cũ đòi lại đất hương hỏa trước đây nhờ người khác trông coi, nay người được nhờ trông coi lại coi như của mình. - Đòi lại đất có nhà ở thuộc khu vực đô thị do Nhà nước quản lý trong quá trình cải tạo công thương nghiệp nhưng không làm đúng thủ tục hồ sơ trưng dụng, trưng mua... - Không đồng ý với giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng. - Đòi lại nhà, đất của các cơ sở tôn giáo. Những thành tựu đạt được và những tồn tại trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Những thành tựu đạt được: Mặc dù trước những điều kiện không thuận lợi về mặt khách quan và chủ quan của việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nhưng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết đã cố gắng giải quyết kịp thời, nhanh chóng, dứt điểm một số lượng tương đối về các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định được sản xuất, kinh doanh. Đạt được những thành tựu trên là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu ở đây là sự quyết tâm của Nhà nước ta trước vấn đề bức xúc của xã hội. Từ những vấn đề nhạy cảm này, nhà nước đã không ngừng ban hành các văn bản về quản lý đất đai nhằm kịp thời khắc phục sự bất cập trong quản lý nhà nước về đất đai, từ năm 1993 đến nay cơ quan nhà nước ở Trung ương đã ban hành hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, kịp thời tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, trong đó có việc kiện toàn các cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai cũng như nâng cao nghiệp vụ các cán bộ chuyên trách. Đáng kể đến là việc tháo gỡ được những vướng mắc về thẩm quyền giải quyết giữa các cơ quan nhà nước như việc ban hành Thông tư liên tịch số 01-TTLT ngày 3/1/2002 của TANDTC, VKSNDTC, Tổng cục Địa chính về "Hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật đất đai năm 1993". Những tồn tại và nguyên nhân: Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian đến. Theo thống kê, hiện nay còn hơn 3.000 vụ chưa được giải quyết, trong đó có nhiều trường hợp người có công với cách mạng, đi hoạt động cách mạng vắng nhà nhưng nhà đất đã bị giao cho người khác sử dụng, nay trở về không có nhà để ở, đất để sản xuất. Tình trạng giải quyết chưa hợp lý, thỏa đáng dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, đình trệ đến sản xuất kinh doanh... Sở dĩ có sự tồn tại trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể nêu ra những nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất: Do điều kiện lịch sử về đất đai cũng như những điều kiện về xã hội tác động mà việc tranh chấp, khiếu kiện ngày càng nhiều với tính chất phức tạp. Tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo về đất đai thường dai dẳng, nhân dân ta có câu: "Nhất hộ hôn, nhì điền thổ, vạn cổ tri thù". Thứ hai: Do chính sách, pháp luật về đất đai của Nhà nước ta còn nhiều bất cập,chưa phù hợp với thực tiễn vốn rất sinh động. Thứ ba: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước cũng như của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại hiện nay còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ tha hóa, biến chất lợi dụng chức vụ, quyền hạn, kẽ hở của chính sách, pháp luật để trục lợi, vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai. Thứ tư: Nguyên nhân chủ yếu, cốt lõi dẫn đến sự tồn tại trên là do chúng ta chưa có cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phù hợp. Đây là nguyên nhân mà chúng ta cần khắc phục, đặc biệt là việc xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Sự bất cập, chưa phù hợp thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, pháp luật không quy định thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt vuộc, do đó việc hòa giải tại UBND cấp xã bị xem nhẹ, từ đó số vụ tranh chấp đất đai mà cơ quan UBND và TAND phải thụ lý giải quyết nhiều. Thứ hai, pháp luật quy định những tranh chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền UBND, tranh chấp quyền sử dụng mà người sử dụng có giấy chứng nhận quyền sử dụng thuộc thẩm quyền của TAND. Trên thực tế việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất hạn chế, đặc biệt đối với đất lâm nghiệp (chỉ đạt 35% tổng diện tích đất đã giao sử dụng), đất đô thị (đạt 35% tổng số hộ và khoảng 25% diện tích đất ở đô thị cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng). Do đó số vụ việc tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND còn cao. Thứ ba, về khiếu nại đất đai, pháp luật hiện hành quy định, đương sự có khiếu nại gửi đơn khiếu nại lên cơ quan đã ra quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính để cơ quan này giải quyết khiếu nại lần đầu. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đã giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện ra tòa hành chính. Do hạn chế về sự hiểu biết pháp luật và do tâm lý ngại đưa vụ kiện ra tòa án của công dân, do đó phần lớn các vụ việc theo trình tự khiếu nại được khiếu nại tiếp tục lên cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương. Những lý do trên dẫn đến tình trạng quá tải của cơ quan hành chính nhà nước nói chung cũng như của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương nói riêng. Xu hướng vận động của tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong thời gian tới Trước sự vận động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất đai hiện nay là tài nguyên vô cùng quan trọng trong sản xuất và kinh doanh. Vấn đề đất đai hiện nay là vấn đề hết sức nhạy cảm, có khả năng dẫn đến việc tranh chấp, khiếu kiện ngày càng nhiều và theo chiều hướng ngày càng phức tạp nếu như chúng ta không tìm được giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Vấn đề này đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta phải quan tâm hơn nữa, thực hiện quyết liệt hơn nữa việc tìm ra giải pháp hữu hiệu để quản lý, trong đó yêu cầu đòi hỏi có tính quyết định là phải hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. 2.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 2.2.1. Điều kiện để định hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Hệ thống cơ quan qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIEULU~1.DOC
  • docBIA-TI~1.DOC
  • docMUCLUC~2.DOC
Tài liệu liên quan