Tiểu luận Diễn biến hòa bình và những vấn đề đặt ra với công tác truyền thông đại chúng

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu ra bốn nguy cơ của nước ta hiện nay là nguy cơ tụt hậu về kinh tế; nguy cơ quan liêu, tham nhũng; nguy cơ chệch hướng XHCN; nguy cơ diễn biến hoà bình.

Trong bốn nguy cơ đó, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh nguy cơ "diễn biến hoà bình". Trải qua những cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đất nước ta đã được độc lập, tự do, kinh tế từng bước phát triển, tình hình chính trị - xã hội được ổn định, vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên các thế lực thù địch chưa bao giờ và không lúc nào để cho chúng ta yên, chúng hàng ngày hàng giờ luôn tìm mọi thủ đoạn để chống phá cách mạng nước ta, chống phá CNXH. Một trong những thủ đoạn nguy hiểm nhất, hiệu quả nhất đó là chiến lược "diễn biến hòa bình".

Chiến lược "diễn biến hòa bình" cực kỳ nguy hiểm, nó đánh vào ngay nội bộ của ta, hòng làm tan rã từ bên trong, làm ta tự diễn biến.Khi Đảng ta xây dựng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường cũng là lúc sự phức tạp của mặt trái cơ chế này đã và đang len lỏi vào các quan hệ xã hội, kể cả các quan hệ đạo đức, đây chính là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù lực thù địch thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" của chúng.

Để thực hiện thành công chiến lược này, kẻ thù không từ thủ đoạn nào, nhưng một trong những thủ đoạn cực kỳ nham hiểm đó là chúng sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng.

Vậy một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Đảng, nhân dân ta là phải nhận diện và đánh bại chiến lược "diễn biến hoà bình của kẻ thù.

Với tiểu luận "Diễn biến hòa bình và những vấn đề đặt ra với công tác truyền thông đại chúng", tôi không có tham vọng gì lớn mà chỉ làm rõ thêm một số vấn đề về chiến lược "diễn biến hòa bình" và vai trò của công tác truyền thông đại chúng trong việc chống "diễn biến hòa bình" ở nước ta hiện nay.

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2357 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Diễn biến hòa bình và những vấn đề đặt ra với công tác truyền thông đại chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu ra bốn nguy cơ của nước ta hiện nay là nguy cơ tụt hậu về kinh tế; nguy cơ quan liêu, tham nhũng; nguy cơ chệch hướng XHCN; nguy cơ diễn biến hoà bình. Trong bốn nguy cơ đó, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh nguy cơ "diễn biến hoà bình". Trải qua những cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đất nước ta đã được độc lập, tự do, kinh tế từng bước phát triển, tình hình chính trị - xã hội được ổn định, vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên các thế lực thù địch chưa bao giờ và không lúc nào để cho chúng ta yên, chúng hàng ngày hàng giờ luôn tìm mọi thủ đoạn để chống phá cách mạng nước ta, chống phá CNXH. Một trong những thủ đoạn nguy hiểm nhất, hiệu quả nhất đó là chiến lược "diễn biến hòa bình". Chiến lược "diễn biến hòa bình" cực kỳ nguy hiểm, nó đánh vào ngay nội bộ của ta, hòng làm tan rã từ bên trong, làm ta tự diễn biến.Khi Đảng ta xây dựng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường cũng là lúc sự phức tạp của mặt trái cơ chế này đã và đang len lỏi vào các quan hệ xã hội, kể cả các quan hệ đạo đức, đây chính là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù lực thù địch thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" của chúng. Để thực hiện thành công chiến lược này, kẻ thù không từ thủ đoạn nào, nhưng một trong những thủ đoạn cực kỳ nham hiểm đó là chúng sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Đảng, nhân dân ta là phải nhận diện và đánh bại chiến lược "diễn biến hoà bình của kẻ thù. Với tiểu luận "Diễn biến hòa bình và những vấn đề đặt ra với công tác truyền thông đại chúng", tôi không có tham vọng gì lớn mà chỉ làm rõ thêm một số vấn đề về chiến lược "diễn biến hòa bình" và vai trò của công tác truyền thông đại chúng trong việc chống "diễn biến hòa bình" ở nước ta hiện nay. I. Nhận diện chiến lược "diễn biến hòa bình" Kể từ khi CNXH ra đời, mục tiêu chiến lược nhất quán của CNĐQ là xóa bỏ CNXH. Để thực hiện được mục tiêu này các thế lực thù địch đó không từ một âm mưu và thủ đoạn thâm độc nào, trong đó chúng đặc biệt coi trọng chiến lược "diễn biến hòa bình". Trong bối cảnh quốc tế và so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và CNTB trước đây, "diễn biến hòa bình" chỉ được sử dụng như một thủ đoạn cho chiến lược toàn cầu của CNĐQ nhằm ngăn chặn CNXH. Trong những năm gần đây "diễn biến hòa bình" đã được phát triển thành một học thuyết chiến lược, nhằm xóa bỏ hoàn toàn CNXH, thiết lập một trật tự thế giới mới - tư bản chủ nghĩa. Bắt đầu từ cuối những năm 50, sau khi bị thất bại trong cuộc can thiệp vũ trang vào các nước XHCN, CNTB đã chuyển trọng điểm của chính sách sang "diễn biến hòa bình". Diễn biến hòa bình là việc các thế lực phản động quốc tế lợi dụng thời cơ, tình hình thế giới có xu thế phát triển hòa bình và các nước XHCN thực hiện cải cách mở cửa, chúng vận dụng các khẩu hiệu dân chủ, tự do, nhân quyền của giai cấp tư sản để tiến hành thẩm thấu và xâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, tôn giáo... của các nước XHCN; ủng hộ và mua chuộc "những phần tử bất đồng chính kiến", nuôi dưỡng tư tưởng sùng bái phương Tây một cách mù quáng, truyền bá mô hình chính trị, mô hình kinh tế, quan niệm giá trị, tư tưởng thối nát và lối sống của chủ nghĩa tư bản phương Tây, khiến cho các nước XHCN từng bước ngả theo hướng tư hữu hóa kinh tế, đa nguyên về chính trị, văn hóa và quan niệm giá trị phương Tây. Khi chúng thấy thời cơ đến, có thể hành động thì phao tin đồn nhảm, gây rối, kích động bạo loạn tiến hành lật đổ để cuối cùng biến các nước XHCN thành những thành viên của thế giới tư bản chủ nghĩa. Mục tiêu của Chiến lược "diễn biến hòa bình" là nhằm xóa bỏ CNXH trên thế giới. Học thuyết này được Bộ trưởng ngoại giao Mỹ A.Đa-lét đề xuất đầu những năm 50, nhưng mầm mống của tư tưởng chiến lược này nảy sinh từ năm 1949. Ngày 20-7-1949 Bộ trưởng ngoại giao Mỹ lúc đó là A-ki-sơn gửi Tổng thống Tru-man đề ra chiến lược với mục tiêu khuyến khích "những người theo chủ nghĩa dân chủ cá nhân ở các nước XHCN, tạo ra sự diễn biến từ bên trong để lật đổ sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, làm sụp đổ chính quyền nhân dân. A-Đa-lét cho rằng: "Muốn giải phóng nhân dân bị nô dịch ở các nước XHCN cần phải dùng "phương pháp phi chiến tranh", tức là dùng thủ đoạn hòa bình để giành thắng lợi. Ngày 12-7-1947, tổng thống Mỹ Tru-man đã tung ra chủ nghĩa "Tru-man", thực hiện "Chiến lược ngăn chặn" đối với Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Năm 1982, Tổng thống Mỹ Ri-gân kêu gào triển khai "phong trào tranh thủ dân chủ toàn cầu", khuyến khích khuynh hướng tự do hóa ở Liên Xô và các nước XHCN. Năm 1988, trong cuốn sách "1999 - Chiến thắng không cần chiến tranh". Ních-Sơn, cựu Tổng thống Mỹ đã tổng kết kinh nghiệm thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" đối với các nước XHCN, ông ta cho rằng "Nước Mỹ cần nắm lấy thời cơ lịch sử này phát động cuộc tiến công chính trị và hình thái ý thức để đẩy nhanh "diễn biến hòa bình" đối với chế độ XHCN. Tháng 5-1989, Bu-sơ, kẻ tự nhận là nhân chứng của sự kết thúc chương cuối cùng cuộc thử nghiệm chủ nghĩa cộng sản. Đã đề ra chiến lược "vượt trên ngăn chặn", có nghĩa là không giản đơn ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản nữa mà phải khuyến khích các nước XHCN diễn biến theo một xã hội cởi mở. Đồng thời, căn cứ vào chiến lược mới đó ông ta đánh một trận "Chiến tranh thế giới mới không có khói súng". Đến lúc đó có thể làm tan biến CNXH để xây dựng một thế giới mới với sự chỉ đạo của nền văn minh phương Tây. Dưới thời kỳ Tổng thống Clin-tơn, chiến lược "diễn biến hòa bình" được phát triển với mức độ, phạm vi toàn cầu. Ngày 15-6-1993 ngoại trưởng Mỹ Cris-tophơ khẳng định "Mỹ phải đặt ra một tiêu chuẩn chung nhất về nhân quyền áp dụng đối với tất cả các nước. Mỹ sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm sử dụng các truyền thống tôn giáo và văn hóa để làm yếu đi khái niệm nhân quyền quốc tế. Ngày 21-9-1993, Lây-cơ, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ khẳng định sự cần thiết phải mở rộng nền tự do dân chủ kiểu Mỹ trên khắp toàn cầu. Tóm lại, từ khi xuất hiện học thuyết chiến lược "diễn biến hòa bình" đến nay, chủ nghĩa tư bản đã liên tục không ngừng phá hoại các nước XHCN. Một trong những công cụ hữu hiệu mà CNTB sử dụng trong chiến lược này đó là hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Chúng dùng phương tiện này để gây chiến tranh tâm lý đối với các nước XHCN. Chiến tranh tâm lý là một trong những thủ đoạn chủ yếu của các nước phương Tây do Mỹ cầm đầm sử dụng để thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" đối với các nước XHCN. Trước tiên, các nước phương Tây căn cứ vào trạng thái tâm lý của các tầng lớp người khác nhau trong các nước XHCN, sử dụng mạng lưới truyền thông để bịa đặt, lừa gạt quần chúng, tiến hành xâm nhập tư tưởng. Mỹ và một số nước phương Tây hết sức coi trọng vai trò của các phương tiện truyền thông trong việc tiến hành "Cuộc chiến tranh không khói lửa" đối với các nước XHCN. "Đài tiếng nói Hoa Kỳ", "Đài Châu Âu tự do" của Mỹ; Đài BBC của Anh chính là đội tiên phong của cuộc chiến tranh này. Đài tiếng nói Hoa Kỳ được thành lập năm 1942, là đài đối ngoại lớn nhất nước Mỹ. Đài trưởng do Tổng thống bổ nhiệm, kinh phí của Đài do Chính phủ trợ cấp với số lượng kinh phí ngày càng tăng, năm 1986 là 160 triệu USD, năm 1986 là 300 triệu USD. Đây là Đài phát thanh quốc tế duy nhất mang tính toàn cầu của Chính phủ Mỹ, hoạt động 24/24 bằng 44 thứ tiếng, làn sóng của nó phủ khắp thế giới. Mỹ tuyên bố "tác dụng của đài phát thanh còn quan trọng hơn việc bố trí các dàn tên lửa". Ri-gân cho rằng "Đài này là lực lượng quân sự to lớn, là lực lượng châm lửa trong xã hội cộng sản đen tối". Chúng đã lợi dụng mạng lưới đài phát thanh đồ sộ này hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày để truyền bá quan niệm giá trị và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản vào các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật... trong các nước XHCN để đạt mục đích "Chiến thắng không cần chiến tranh". Ngoài ra, chúng còn dựa vào các phương tiện truyền thông khác như sách, báo, phim, ảnh... để tuyên truyền các quan điểm xã hội, quan điểm chính trị, quan niệm nhân sinh và quan niệm đạo đức của giai cấp tư sản làm cho nhân dân các nước XHCN sùng bái mù quáng trước tự do, dân chủ của phương Tây và triệt tiêu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác. Các nước phương Tây tích cực xuất khẩu hoặc tài trợ xuất bản, tuyên truyền rộng rãi các loại sách chính trị, triết học, xã hội học của CNTB và một số lượng lớn sách báo có nội dung đồi trụy màu vàng để đầu độc tâm hồn con người, nhất là giới trẻ. Thời gian gần đây sách, báo giới thiệu các trào lưu văn hóa phương Tây xuất hiện rất nhiều nơi ở nước ta. Những loại sách báo có nội dung thấp kém, đồi trụy, phản động, lưu hành khắp nơi gây nên sự hỗn loạn thị trường sách báo. Hiện nay Mỹ và các nước phương Tây đã thành lập 48 đài phát thanh tiếng Việt; 40 nhà xuất bản sách báo tiếng Việt; có 489 tờ báo phản động và mạng internet; 700 tổ chức phản động ở nước ngoài để chống phá cách mạng nước ta. Mỹ và các nước phương Tây còn lợi dụng mâu thuẫn dân tộc trong các nước XHCN để khiêu khích, ly gián, gây bạo loạn, gây hiềm khích và tạo ra mâu thuẫn dân tộc là hai cách làm mà Mỹ và các nước phương Tây thường quen sử dụng, điều đó làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước XHCN càng thêm phức tạp. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng nước ta đang trong quá trình cải cách mở cửa để tuyên truyền nền chính trị dân chủ và quan niệm giá trị của CNTB cùng với việc xuất khẩu kỹ thuật tiên tiến. Trong khi cho vay, viện trợ, chuyển giao kỹ thuật chúng cũng tuyên truyền quan niệm nhân sinh, quan niệm giá trị của CNTB. Mỹ cho rằng "Cần khẳng khái viện trợ kinh tế để ép buộc các nước cộng sản dần dần ngả theo phương Tây về mặt chính trị, kinh tế và tư tưởng"; "dùng viện trợ của phương Tây để thúc đẩy và tặng thưởng cho sự phát triển đa nguyên hóa chính trị và kinh tế thị trường tự do của các nước XHCN". Cùng với thủ đoạn đó, các nước phương Tây còn lợi dụng việc trao đổi khoa học và văn hóa, lợi dụng tâm lý muốn được đi học nâng cao trình độ ở nước ngoài để thực hiện "diễn biến hòa bình". Chúng tích cực thu hút và cấp học bổng cho lưu học sinh ra nước ngoài nhằm bồi dưỡng một lực lượng đáng tin cậy nhất để làm thay đổi chính quyền ở nước ta trong tương lai. Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho số lưu học sinh này nổi tiếng, được nhiều quyền lợi, khiến cho họ "Tây hóa" cả về tư tưởng, quan điểm chính trị, tình cảm và lối sống, trở thành "hạt giống tự do" và cuối cùng trở thành công cụ "diễn biến hòa bình". Trong nghiên cứu, thảo luận học thuật và giao lưu văn hóa, các nước phương Tây tăng cường gây ảnh hưởng chính trị và tư tưởng đối với giới trí thức. Thông qua các cuộc hội thảo học thuật và các hội nghị quốc tế khác, họ tìm cách đưa lại vinh dự và tiền thưởng cho những học giả sùng bái dân chủ và tự do phương Tây để những người này có địa vị trong nước. Đồng thời họ còn tài trợ trực tiếp cho các cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội cho nước XHCN đảm nhận những đề tài nghiên cứu có lợi cho việc truyền bá dân chủ, tự do, nhân quyền của phương Tây. Ngoài ra, thông qua các cuộc viếng thăm của những người làm công tác giảng dạy lý luận, giảng bài và các hình thức khác để tuyên truyền chế độ dân chủ phương Tây, đả kích chế độ XHCN và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhằm mục đích làm rối loạn tư tưởng ở nước ta và các nước XHCN. Chiến lược "diễn biến hòa bình" của Mỹ và các thế lực thù địch là lật đổ chủ nghĩa xã hội. Đối với Việt Nam, chúng nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta; mưu toan xóa bỏ CNXH ở nước ta, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta có thể nhận diện các lực lượng chống phá cách mạng nước ta, đó là các thế lực thù địch, đứng đầu là Mỹ. Mỹ công khai chống phá ta, ngay khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam 3-2-1995. Bin Clin- tơn tuyên bố "Chúng ta bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là nhằm chuyển hóa CNXH ở nước này theo giá trị tự do Mỹ". Thứ hai là những người Việt Nam phản động lưu vong ở nước ngoài, gồm những tên nợ máu với dân tộc, những tên ngụy quân, ngụy quyền dưới thời Việt Nam Cộng hòa và những tên chạy sang các nước phương Tây sau này bị chuyển hóa. Thứ ba là bọn phản động trong nước, bọn phần tử quá khích trong nước cấu kết với bọn phản động nước ngoài. II. Công tác truyền thông đại chúng trong việc chống "diễn biến hòa bình" ở nước ta hiện nay. Chúng ta đã biết, kẻ địch rất coi trọng phương tiện truyền thông để làm công cụ thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình". Chính vì vậy để chống lại nó, chúng ta cũng phải dùng phương tiện truyền thông để chống lại, "chỉ có lực lượng vật chất mới đánh đổ được lực lượng vật chất" (Mác). Trong những năm qua công tác truyền thông đại chúng ở nước ta đã có nhiều bước tiến đáng kể. Việc đầu tư cho lĩnh vực này đã được nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình, cơ chế hoạt động của công tác này đã được tự chủ và tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước đã đầu tư hàng tỷ đồng trang bị hệ thống phát thanh truyền hình ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực; đa dạng hóa chương trình phát sóng, tăng thời lượng chương trình, đặc biệt đã xây dựng các chương trình phát thanh truyền hình bằng các tiếng dân tộc, như tiếng của dân tộc Chăm, Êđê... nhờ đó đã góp phần tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phục vụ nhân dân cả nước nói chung, với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Đồng thời góp phần nâng cao dân trí và tham gia đấu tranh trực diện với những luận điệu phản động của kẻ địch. Công tác văn hóa, văn nghệ cũng phát triển không ngừng, đã xuất hiện một số tác phẩm nghệ thuật có giá trị bản ca ngợi Đảng, ca ngợi thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước. Nhiều tác phẩm nghệ thuật điện ảnh có giá trị về cả nghệ thuật và nội dung được công chúng đánh giá cao. Một số báo chí đã mạnh dạn tuyên chiến với những tiêu cực trong xã hội và những luận điệu phản động của kẻ thù. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác truyền thông đại chúng cũng còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, đó là: Nhà nước chưa đầu tư thỏa đáng cho công tác truyền thông đại chúng để nó đủ mạnh đủ sức chiến đấu với kẻ thù. Những thông tin chưa mang tính chiến đấu cao, nhiều lúc chưa kịp thời đấu tranh chống luận điểm sai trái của kẻ thù; công tác phân tích dự báo thông tin chưa sâu sắc. Ví dụ: Đài tiếng nói Hoa Kỳ phát phần lớn các thứ tiếng của người dân tộc trên lãnh thổ nước ta với thời lượng rất lớn, thông tin phong phú và chất lượng đảm bảo. Còn chúng ta thời lượng phát chương trình ít, phát các thứ tiếng người dân tộc cũng chưa nhiều và đặc biệt là chất lượng chưa đảm bảo, trong khi đó trình độ dân trí của đồng bào dân tộc chưa cao, vì vậy đồng bào ít nghe đài "mình", do đó công tác tuyên truyền của ta bị hạn chế, kém hiệu quả. Hiện nay chúng ta có 650 báo và ấn phẩm; 173 cơ quan báo chí; 320 tạp chí; trên 1000 bản tin. Số lượng này đã minh chứng cho sự phát triển của loại hình báo chí. Chưa bao giờ báo chí lại nhiều (nhiều khi là nhiễu loạn) như ngày nay. Đây vừa là điểm mạnh vừa là hạn chế của ta. Trong thời gian qua một số cơ quan chủ quản của báo xuất hiện tình trạng buông lỏng quản lý để nhiều báo đưa nhiều tin bài không mang tính giáo dục mà chủ yếu là đưa thông tin mặt trái của xã hội - tuy rằng báo chí cũng phải nêu những tiêu cực và đấu tranh chống tiêu cực trong xã hội, nhưng ở đây một số bài chủ yếu đưa tin những mặt trái, chứ chưa đấu tranh. Mặt khác chưa phản ánh có hiệu quả gương người tốt việc tốt, những nhân tố tích cực của xã hội. Vô hình chung điều đó đã tác động tiêu cực đến người dân, làm một bộ phận người dân hoang mang, giảm lòng tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng và chính đó đã tạo cơ hội cho các thế lực thù địch bôi nhọ, xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN. Trong công tác truyền hình, thời gian qua tuy nhà nước đầu tư rất lớn vào lĩnh vực này nhưng hiệu quả của nó chưa cao, chưa có nhiều tác phẩm có giá trị đem lại cho công chúng. Sự mất cân đối giữa phim nội và phim ngoại trên truyền hình đang là vấn đề đáng lo ngại cho công tác tuyên truyền. Mục tiêu của chúng ta là đạt tỷ lệ 50/50 phim nội và phim ngoại, nhưng hiện nay phim ngoại chiếm 70-75%. Trong đó có nhiều phim ngoại chất lượng không cao, nội dung tư tưởng không mang tính tích cực. Trong lĩnh vực biểu diễn văn hóa văn nghệ còn nhiều hạn chế, tình trạng thương mại hóa văn hóa văn nghệ diễn ra tràn lan. Tình trạng buông lỏng quản lý còn phổ biến. Thiếu những tác phẩm có giá trị. Giá trị đích thực của nghệ thuật chưa được phát huy, nhiều tác phẩm, ca sĩ chưa thực sự tôn trọng thuần phong mỹ tục của dân tộc. Công tác sách, phát hành sách cũng bộc lộ những thiếu sót, sách mê tín dị đoan, sách đồi trụy, phản động bày bán lưu hành có lúc công khai. Hiện nay có tình trạng tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng cao rất hiếm. Cùng với tiến trình cải cách mở cửa, Đảng ta phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Trong 15 năm đổi mới đó, ngoài những thành tựu cực kỳ to lớn không thể phủ nhận thì mặt trái của cơ chế thị trường cùng với chiến lược "diễn biến hòa bình" của kẻ địch đã làm cho một số người chỉ nói đến tiền, không nói gì đến cống hiến. Biến mối quan hệ giữa cá nhân và công việc trở thành mối quan hệ trần trụi của đồng tiền, hành vi tư lợi, ích kỷ hại người hình thành khắp nơi, họ đề cao những quan niệm giá trị tư tưởng, chính trị phương Tây, hiện tượng sùng bái phương Tây, hình như cái gì của chủ nghĩa tư bản đều tốt cả. Trào lưu tư tưởng tự do hóa tư sản tràn lan, tích tụ thành động lực chính trị và bạo loạn phản cách mạng nhằm lật đổ chế độ XHCN (như tình hình ở Tây Nguyên những năm vừa qua). Hậu quả của "diễn biến hòa bình" thông qua truyền thông đại chúng nghiêm trọng như vậy. Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải có phương pháp để chống lại chiến lược đó thật hiệu quả. Chiến lược "diễn biến hòa bình" mà các thế lực phản động quốc tế tiến hành với nước ta trọng điểm là trên lĩnh vực hình thái ý thức. Chúng dùng phương tiện truyền thông đại chúng để tuyên truyền về "dân chủ", "tự do", "nhân quyền" của CNTB cũng như quan niệm về giá trị để cám dỗ quần chúng nhân dân, cán bộ và thanh thiếu niên chúng ta. Trước tình hình đó, tăng cường công tác tuyên truyền lý luận và truyền thông đại chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc ngăn chặn "diễn biến hòa bình". Công tác tuyên truyền dư luận là công cụ quan trọng để bảo vệ CNXH ở nước ta. Đảng ta từ trước đến nay vẫn coi trọng công tác tuyên truyền, đồng thời Đảng coi sự nghiệp truyền thông đại chúng là vũ khí tuyên truyền rất lợi hại. Lênin chỉ rõ "không có báo chí thì không thể tuyên truyền cổ vũ toàn diện và kiên định". Tuyên truyền một cách chính xác chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên báo chí, thông qua báo chí tăng cường quan hệ giữa Đảng với quần chúng, đó là điều không thể xem nhẹ trong công tác chống chiến lược "diễn biến hòa bình". Ngoài ra các hình thức văn hóa nghệ thuật, phát thanh truyền hình, điện ảnh, sân khấu là bộ phận hợp thành của truyền thông đại chúng chống chiến lược "diễn biến hòa bình". Thông qua nhiều hình thức truyền thông chúng ta làm cho nhân dân hiểu được bộ mặt phản động của các thế lực thù địch đồng thời giáo dục, dẫn dắt những dư luận lạc hậu sai lầm, làm cho nó chuyển sang hướng đúng. Đối với dư luận phản động, chúng ta kiên quyết phê phán, quyết không cho phép tự do tàn lan. Để chống "diễn biến hòa bình", chúng ta phải tăng cường công tác tuyên truyền dư luận, tuyên truyền tính ưu việt của chế độ XHCN, cần phân định rõ địch - ta. Chúng ta cần tăng cường ý thức XHCN cho quần chúng nhân dân, khiến cho họ, đặc biệt là thanh thiếu niên hiểu và nhận rõ tình hình đất nước, nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tóm lại, chỉ có tăng cường công tác truyền thông đại chúng, chiếm lĩnh trên trận địa dư luận, tư tưởng, chúng ta mới có thể đánh bại mư toan của chủ nghĩa đế quốc muốn thực hiện ""diễn biến hòa bình"' đối với nước ta. Ngoài ra để chúng ta đấu tranh thắng lợi với chiến lược "diễn biến hòa bình" thì còn phải tập trung đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng cách mạng nước ta. Thời gian qua, trận địa tư tưởng, lý luận văn hóa của chủ nghĩa Mác - Lênin, không những không được mở rộng mà còn bị thu hẹp; không những không được tăng cường mà còn bị suy yếu, thậm chí quyền lãnh đạo ở một số trận địa là không còn nằm trong tay những người mác xít chân chính. Vì vậy chúng ta cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực hình thái ý thức, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chiếm lĩnh trận địa văn hóa, lý luận, tư tưởng. Một là, chúng ta cần vạch trần và phê phán trào lưu chống chủ nghĩa Mác. Thế lực phản động cho rằng "chủ nghĩa Mác sáng lập từ thế kỷ XIX nay đã lỗi thời". Luận điểm này hoàn toàn trái sự thật. Xu hướng phát triển của thế giới ngày nay quyết không vượt khỏi quy luật cơ bản mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã khái quát. Phương pháp luận và thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác, học thuyết giá trị thặng dư và quan điểm duy vật lịch sử... tất cả những cái đó đều được thực tiễn lặp đi lặp lại chứng minh là đúng đắn và hiện nay vẫn là kim chỉ nam hành động chúng ta. Chủ nghĩa Mác không lỗi thời và cũng không thể lỗi thời. Hai là, cần đi sâu triển khai cuộc đấu tranh chống tự do hóa tư sản, các cơ quan truyền thông đại chúng, cần kết hợp với thực tế công tác những năm gần đây, đặc biệt là thực tế bạo loạn ở Tây Nguyên, đi sâu triển khai chống tự do hóa tư sản. Giới truyền thông đại chúng cần vạch trần tính chất lừa bịp và phản động của báo chí tư sản, giải quyết tốt vấn đề thống nhất giữa tính Đảng và tính nhân dân. Nghiêm chỉnh tuân thủ lý luận tuyên truyền báo chí của Đảng, chấn chỉnh một cách căn bản phương hướng chính trị của công tác thông tin báo chí. Giới lý luận cần nắm vững lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh giá đầy đủ ảnh hưởng độc hại của tư tưởng tự do hóa tư sản đối với những người làm công tác lý luận. Giới văn học nghệ thuật cần bài trừ triệt để những tư tưởng độc hại và tư tưởng văn nghệ tư sản, kiên trì cương lĩnh của Đảng đối với công tác văn nghệ theo hướng phục vụ nhân dân; chấn chỉnh tư tưởng chỉ đạo sáng tác văn nghệ, cố gắng sáng tác những tác phẩm văn nghệ tích cực. Trong lĩnh vực in ấn, xuất bản cần căn cứ vào yêu cầu xây dựng xã hội văn minh để ra mắt những sản phẩm văn hóa tinh thần vì lợi ích xã hội. Kiên quyết từ chối in và xuất bản những sách báo không lành mạnh, tập trung lực lượng làm trong sạch và chỉnh đốn thị trường văn hóa phẩm, kiên quyết nghiêm cấm và thủ tiêu những loại sách báo, xuất bản phẩm, băng ghi âm, ghi hình trái phép có nội dung phản động, chạy theo thị hiếu thấp kém, tuyên truyền bạo lực, khiêu dâm, mê tín dị đoan. Ba là, tăng cường tuyên truyền một cách chính diện và có hệ thống lý luận, tư tưởng mác xít. Đây là vấn đề quan trọng bảo đảm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chiếm lĩnh trận địa tư tưởng, lý luận, văn hóa. Vì vậy cần kiên trì tiến hành giáo dục lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với nhân dân và cán bộ các cấp, cần thay một bộ phận cán bộ không hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt nhấn mạnh việc học tập triết học Mác xít, nâng cao năng lực của cán bộ. Bốn là, nhanh chóng tổ chức lực lượng nghiên cứu lý luận hướng vào những vấn đề lý luận và thực tế quan trọng của cải cách mở cửa và xây dựng CNXH. Thông qua thực tiễn nghiên cứu lý luận để xây dựng đội ngũ lý luận đủ sức đấu tranh chống "diễn biến hòa bình". Muốn phòng chống "diễn biến hòa bình" Đảng ta phải kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là vũ khí sắc bén để củng cố chế độ XHCN, phòng chống "diễn biến hòa bình". Chúng ta phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác truyền thông đại chúng nhất là trong việc chống âm mưu "diễn biến hòa bình". Phát huy tích cực hơn nữa vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở Đảng trong việc chống "diễn biến hòa bình" thông qua công tác truyền thông đại chúng. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của cha ông cho thế hệ trẻ, làm vũ khí chống lại luận điệu sai trái và văn hóa suy đồi của kẻ thù thông qua truyền thông đại chúng. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên và nhân dân trong việc chống "diễn biến hòa bình", đây là truyền thống tốt đẹp của Đảng ta, là ưu thế chính trị của chúng ta, là nhân tố quyết định sự thành bại của công tác kinh tế và mọi công tác của chúng ta. Tăng cường công tác tuyên truyền dư luận đối với nhân dân, nhằm đánh bại luận điệu xuyên tạc của kẻ địch đối với Đảng ta. Công tác truyền thông của ta phải đủ sức đánh bại sự tuyên truyền của kẻ thù, làm cho nhân dân không hoang mang dao động tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta. Không tin đài địch. Công tác truyền thông cùng với công tác giáo dục phải không ngừng hơn nữa trong việc tuyên truyền và giáo dục CNXH cho toàn thể nhân dân. Công tác truyền thông phải nâng cao lòng yêu nước và tự tô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan Vu Triet.doc
Tài liệu liên quan