Tiểu luận Công nghệ dệt may Việt Nam

Ngành công nghiệp Dệt May là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Thực tế các năm qua đã chứng minh điều này. Sản xuất của Ngành tăng trưởng nhanh ; kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu theo hướng có tích luỹ ; thu hút ngày càng nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị xã hội đất nước và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập với thế giới và khu vực, để phát triển ngành Dệt May Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Theo Hiệp định ATC/WTO, từ 1/1/2005 các nước phát triển sẽ bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu cho các nước xuất khẩu hàng Dệt May là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi đó các cường quốc xuất khẩu hàng Dệt May như ấn Độ, Indonesia, HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc. và đặc biệt là Trung Quốc sẽ có lợi thế xuất khẩu thế giới. Theo Hiệp định AFTA, từ 1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng Dệt May từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ giảm xuống từ 40 – 50% như hiện nay xuống còn tối đa là 5%, khi đó thị trường nội địa hàng Dệt May Việt Nam không còn được bảo hộ trước hàng nhập từ các nước trong khu vực. Như vậy, hàng Dệt May Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt so với các nước xuất khẩu hàng Dệt May.

Có thể thấy rằng ngành Dệt May Việt Nam đang thiếu chiều sâu cho sự phát triển của Ngành. Trong khi ở các nước phát triển lợi thế cạnh tranh trong ngành Dệt May mà họ có được thông qua vốn và công nghệ thì ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam vẫn chỉ là ngành sử dụng lao động rẻ. Từ đó, chúng tôi đã quyết định chọn Công Nghệ Dệt May Việt Nam làm đề tài cho tiểu luận của nhóm. Qua đây, chúng tôi muốn nhìn nhận lại tình hình công nghiệp dệt may Việt Nam và xin đưa ra những giải pháp chủ yếu phát triển ngành đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO.

v Bố cục tiểu luận được chia làm 2 phần :

 

Phần I : Công nghệ dêt may Việt Nam

 

A. Đánh giá tổng quan về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.

B. Thiết bị, công nghệ ngành dệt may Viêt Nam.

 

Phần II : Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO

A. Quan điểm và mục tiêu tổng quát phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010.

B. Một số vấn đề đặt ra cho ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam trong quá trình hội nhập vào WTO.

C. Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010.

D. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010.

 

Do thời gian nghiên cứu ngắn, cộng với sự phức tạp của đề tài nên nhóm không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy giáo cùng toàn các bạn.

 

doc45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Công nghệ dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu Ngành công nghiệp Dệt May là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Thực tế các năm qua đã chứng minh điều này. Sản xuất của Ngành tăng trưởng nhanh ; kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu theo hướng có tích luỹ ; thu hút ngày càng nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị xã hội đất nước và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập với thế giới và khu vực, để phát triển ngành Dệt May Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Theo Hiệp định ATC/WTO, từ 1/1/2005 các nước phát triển sẽ bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu cho các nước xuất khẩu hàng Dệt May là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi đó các cường quốc xuất khẩu hàng Dệt May như ấn Độ, Indonesia, HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc... và đặc biệt là Trung Quốc sẽ có lợi thế xuất khẩu thế giới. Theo Hiệp định AFTA, từ 1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng Dệt May từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ giảm xuống từ 40 – 50% như hiện nay xuống còn tối đa là 5%, khi đó thị trường nội địa hàng Dệt May Việt Nam không còn được bảo hộ trước hàng nhập từ các nước trong khu vực. Như vậy, hàng Dệt May Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt so với các nước xuất khẩu hàng Dệt May. Có thể thấy rằng ngành Dệt May Việt Nam đang thiếu chiều sâu cho sự phát triển của Ngành. Trong khi ở các nước phát triển lợi thế cạnh tranh trong ngành Dệt May mà họ có được thông qua vốn và công nghệ thì ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam vẫn chỉ là ngành sử dụng lao động rẻ. Từ đó, chúng tôi đã quyết định chọn Công Nghệ Dệt May Việt Nam làm đề tài cho tiểu luận của nhóm. Qua đây, chúng tôi muốn nhìn nhận lại tình hình công nghiệp dệt may Việt Nam và xin đưa ra những giải pháp chủ yếu phát triển ngành đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO. Bố cục tiểu luận được chia làm 2 phần : Phần I : Công nghệ dêt may Việt Nam A. Đánh giá tổng quan về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. B. Thiết bị, công nghệ ngành dệt may Viêt Nam. Phần II : Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO A. Quan điểm và mục tiêu tổng quát phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010. B. Một số vấn đề đặt ra cho ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam trong quá trình hội nhập vào WTO. C. Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010. D. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010. Do thời gian nghiên cứu ngắn, cộng với sự phức tạp của đề tài nên nhóm không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy giáo cùng toàn các bạn. Phần I Công nghệ dêt may Việt Nam A. Đánh giá tổng quan về ngành công nghiệp dệt may việt nam Những kết quả đã đạt được của Ngành. Ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của đất nước và tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả hơn trong những năm tới. Trong những năm qua, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp Dệt May trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng lên. Nếu trong năm 1985 giá trị sản xuất toàn ngành chỉ chiếm 5,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp thì năm 2000 đã chiếm tới 7,86% (tính theo giá cố định 1994). Bảng 1 : Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp Dệt May trong công nghiệp Việt Nam (theo giá cố định 1994). 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Toàn bộ công nghiệp 100 100 100 100 100 100 Công nghiệp dệt 5,97 5,40 5,40 5,53 5,56 4,81 Công nghiệp may 2,85 2,88 3,22 3,09 3,01 3,05 Nguồn: Niên giám thống kê 2000 Ngành công nghiệp Dệt May là một trong những ngành góp phần quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bảng 2 : Tỷ trọng KNXK ngành Dệt May trong tổng KNXK của ngành công nghiệp (1996 – 2000). 1996 1997 1998 1999 2000 Công nghiệp Dệt May (%) 15,92 15,04 14,5 15,17 13,1 Nguồn : Tổng cục hải quan Mặc dù tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu không tăng qua các năm nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Ngành liên tục tăng. Nếu trong năm 1985, tổng kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp Dệt May là 850 triệu USD, đến năm 2000 đã lên tới 1.892 triệu USD, chiếm hơn 13% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May đứng thứ hai sau xuất khẩu dầu thô. Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May (1996 – 2000). 1996 1997 1998 1999 2000 Giá trị KNXK của Ngành (Triệu USD) 1150 1350 1352 1747 1892 Nguồn: Tổng cục hải quan Sự phát triển của ngành công nghiệp Dệt May còn có tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, qua đó góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và ổn định xã hội. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện tính ưu việt của ngành này khi kinh tế đang còn kém phát triển, khả năng đầu tư giải quyết việc làm còn hạn chế. Sự phát triển của ngành công nghiệp Dệt May còn có tác động tích cực đến sự phát triển của một số ngành khác, chẳng hạn như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số vùng, nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Những hạn chế và nguyên nhân của Ngành. a. Những hạn chế chủ yếu của Ngành: Thứ nhất, tuy có yêu cầu phát triển mạnh, nhưng đến nay ngành Dệt May Việt Nam vẫn còn nhỏ bé so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Bảng dưới đây chứng minh cho điều này. Bảng 4 : Ngành Dệt May Việt Nam so với các nước trong khu vực. Số lượng sợi (nghìn Tấn) Số lượng vải (Triệu m2) Sản phẩm may (Triệu SP) KNXK (Tr.USD) Trung Quốc 5.300 21.000 10.000 50.000 ấn Độ 2.100 23.000 12500 Thái Lan 1.000 4.200 2.500 6.500 Inđônêxia 1.800 4.400 3.000 8.000 Việt Nam 85 304 400 2.000 Nguồn: Tổng Công ty Dệt May Việt Nam 2000 Những số liệu trên cho thấy trong lĩnh vực Dệt May, Việt Nam chưa phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các nước khác, cả trên thị trường thế giới và trong thị trường nội địa. Ở thị trường trong nước: Năm 1999 ngành Dệt cả nước chưa huy động được hết 40% năng lực sản xuất, do đó dệt được gần 317 triệu mét vải các loại phục vụ cho tiêu dùng trong nước là chủ yếu. Ngành May phải nhập hơn 200 triệu mét vải và gần 10 triệu sản phẩm quần áo may sẵn từ nước ngoài để tiêu thụ tại thị trường trong nước. Vải sản xuất trong nước tiêu thụ chậm, sức cạnh tranh kém cả về chất lượng, mẫu mã và giá cả so với vải nhập ngoại, nhất là vải nhập từ Trung Quốc. Hàng Dệt của ta sản xuất không chỉ khó tiêu thụ được ở các thành phố lớn mà ngay cả tại vùng nông thôn cũng tiêu thụ chậm vì chất lượng thua kém và giá bán cao hơn hàng Trung Quốc. ở thị trường xuất khẩu: Kim ngạch buôn bán hàng Dệt May trên thị trường thế giới hàng năm lên tới 300 - 350 tỷ USD (chiếm hơn 6% tổng kim ngạch mậu dịch toàn thế giới) và có mức tăng trưởng khá cao (trên 6%/năm). Thị trường buôn bán sản phẩm Dệt May trên thế giới tập trung ở 3 trung tâm lớn là : Châu á, Tây Âu, Bắc Mỹ. Như vậy tiềm năng của thị trường xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam hiện nay rất lớn. ở thị trường có hạn ngạch như khối EU, trong thời gian qua Việt Nam được ưu đãi khá nhiều trong việc cấp hạn ngạch cho hàng Dệt May. Tuy nhiên, so với các nước ASEAN và Trung Quốc, khả năng cạnh tranh của hàng Dệt May Việt Nam ở các thị trường lớn vẫn thua kém. Số lượng hạn ngạch EU ưu đãi cho Việt Nam chỉ bằng 20% của các nước ASEAN, 5% của Trung Quốc. Số mặt hàng Dệt May bị hạn chế xuất vào thị trường EU của Thái Lan là 20 nhóm, Singapore là 8 nhóm và Việt Nam là 28 nhóm. Sản phẩm Dệt May của ta xuất khẩu vào EU tập trung ở một số sản phẩm truyền thống dễ làm như áo sơ mi, quần âu, áo jắckét…những sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao đang còn bị bỏ trống hạn ngạch được cấp. ở khu vực thị trường tiêu thụ hàng Dệt May Châu á tập trung ở Nhật Bản, Hàn Quốc, hàng Dệt May Việt Nam đang có uy tín cao nhưng cũng đang bị cạnh tranh gay gắt và mất dần lợi thế bởi hàng Dệt May của các nước ASEAN đang phục hồi sau khủng hoảng tiền tệ Châu á . ở thị trường Mỹ và Bắc Mỹ, hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam đang còn rất nhỏ bé và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thâm nhập vì trước đây chúng ta chưa được hưởng quy chế tối hiệp quốc do Chính phủ quy định. Những điểm hạn chế cơ bản của hàng Dệt May Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu là : khâu nắm bắt thông tin về thị trường thế giới còn quá ít, sơ sài, lạc hậu, công tác nghiên cứu mẫu mốt thời trang hàng dệt, may, thị hiếu của khách hàng các nước chưa được quan tâm thích đáng. Sản phẩm vải dệt của Việt Nam chưa đủ tiêu chuẩn về chất lượng làm nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Ngành may phát triển theo phương thức may gia công là chủ yếu, nguyên liệu vải và các phụ liệu đều phải nhập từ nước ngoài. Mẫu mã sản phẩm dệt, may còn đơn điệu chủ yếu là những sản phẩm dễ làm và có yêu cầu kỹ thuật trung bình, thấp. Thứ hai: Việc xuất khẩu bằng phương thức gia công của các doanh nghiệp may chiếm tỷ trọng lớn, cùng với việc không bảo đảm nguyên phụ liệu trong nước đã gây ảnh hưởng khá nặng nề tới hiệu quả xuất khẩu. Phương thức gia công quốc tế phù hợp với trình độ phát triển thấp của các doanh nghiệp Dệt May vì nó bảo đảm việc làm khi ngành này chưa có đủ khả năng thâm nhập trực tiếp vào thị trường thế giới và khi khả năng về vốn và trình độ công nghệ còn hạn hẹp. Song đây lại không thể là phương thức có thể duy trì lâu dài trong chiến lược của ngành Dệt May bởi lẽ nó sẽ gây nên tình trạng phụ thuộc, bất ổn định trong sản xuất kinh doanh, trong đầu tư của các doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế không được bảo đảm. Hơn nữa, ở trong nước vẫn chưa có đủ khả năng bảo đảm nguyên liệu và phụ liệu cho sản xuất mà chủ yếu các nguyên liệu và phụ liệu này phải nhập khẩu từ bên ngoài nên hiệu quả sản xuất thấp. Trong khi ngành Dệt May chủ yếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, thì kim ngạch xuất khẩu vải lại rất khiêm tốn: Nếu tính cả xuất khẩu vải bông, sản phẩm dệt kim và các loại khăn thì kim ngạch chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May. Trong ngành may, phương thức gia công chiếm tỷ trọng lớn và vì hầu hết các loại nguyên phụ liệu đều phải nhập khẩu nên giá trị gia tăng nhỏ, thông thường chỉ khoảng 20 - 25%. Thứ ba: Trình độ công nghệ của các doạnh nghiệp lạc hậu và mất cân đối là yếu tố quan trọng làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong ngành dệt, chỉ có 15% máy mới ở các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy ở các doanh nghiệp may xuất khẩu, máy móc hiện đại đẫ được trạng bị để thay thế máy móc thế hệ cũ nhưng sản phẩm của các doanh nghiệp dệt không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp may xuất khẩu. b. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế: Năng lực và thiết bị công nghệ của ngành dệt chỉ huy động được gần 40% công suất thiết bị còn lại hầu hết công nghệ là lạc hậu và thiếu đồng bộ giữa các khâu. Đặc biệt là thiết bị dệt và nhuộm hoàn tất. Ngành may chưa chủ động tiếp cận được trực tiếp với khách hàng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường thế giới (xuất khẩu sản phẩm qua đối tác trung gian công tác đầu tư nghiên cứu tạo mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ xuất khẩu gia công sang xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh. Hệ thống quản lý chất lượng của ngành Dệt May chưa được quan tâm chú ý đúng mức nhiều doanh nghiệp chưa có giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tính đến cuối năm 2000 mới có 8 doanh nghiệp đăng ký quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 trong đó 4 đơn vị được cấp chứng chỉ. Hầu hết các nguyên liệu phụ liệu phục vụ cho sản xuất của ngành Dệt May hiện nay đều phải nhập khẩu 70% giá trị sản phẩm dệt nằm ở nguyên liệu bông xơ, hoá chất thuốc nhuộm. Nguồn nguyên liệu bông xơ từ trong nước có chất lượng kém và sản lượng thấp chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu nguyên liệu cho ngành dệt. Trong 10 năm qua, thị trường thế giới có nhiều biến động giá nguyên liệu cho ngành dệt như việc giảm giá bông xơ năm 1995 đã có tác động xấu gây nhiều bất lợi cho ngành Dệt May của Việt Nam trong những năm từ 1996 cho đến nay. Chất lượng nguồn nhân lực của ngành Dệt May còn nhiều bất cập. Lực lượng lao động ngành Dệt May khá đông (trên 1 triệu người), nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc cao, giỏi còn ít. Đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong tiếp cận với phong cách quản lý hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp thị với thị trường thế giới. Mức thu nhập bình quân của công nhân ngành Dệt May thấp và không ổn định, thêm vào đó bệnh nghề nghiệp ở các nhà máy Dệt May tác động xấu đến sức khoẻ và tâm tư của công nhân. Vốn cho đầu tư phát triển của ngành Dệt May còn thiếu, đặc biệt ở các doanh nghiệp Nhà nước. Hiện tượng đầu tư dàn trải, manh mún theo xu hướng tự cân đối, khép kín ở nhiều doanh nghiệp làm cho ngành Dệt May ở tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa các khâu sản xuất. Chính sách đầu tư phát triển ngành Dệt May trước đây chưa hợp lý như quy định về thời hạn thu hồi vốn vay đầu tư phát triển cho ngành dệt từ 7 - 10 năm, ngành may từ 5 - 7 năm. Trong khi thực tế ở Việt Nam, đầu tư vào ngành dệt phải từ 12 - 15 năm, ngành may từ 10 - 12 năm mới có thể thu hối được hết vốn. Các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng thường kéo dài nhiều năm. Các chính sách cơ chế chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài và trong nước bỏ vốn đầu tư nhiều hơn vào ngành Dệt May. B.Thiết bị, công nghệ ngành dệt may Viêt Nam Tính đến cuối thập kỷ 80, công nghệ kéo sợi của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu, máy móc thiết bị thiếu đồng bộ, một số thuộc thế hệ I, một số thuộc thế hệ II. Trình độ tự động thấp, sản phẩm đạt chất lượng thấp so với chất lượng trung bình của thế giới, hầu hết đạt mức đường75% của hệ thống Uster thế giới. Công nghệ kéo sợi chải thô chiếm phần lớn, sản xuất ra các loại vải có chỉ số thấp, sợi chải kỹ sản xuất đáp ứng được 3% nhu cầu trong nước. Khi bước vào nền kinh tế thị trường, một số do đã được nhập những dây chuyền công nghệ chải bông liên hợp tự động cao sử dụng máy ghép tự động khống chế chất lượng. Nhờ đó mà đã có thể sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, đạt mức đường 25% của hệ thống Uster thế giới. Nhưng nhìn chung số công nghệ cao còn quá ít, đa số công nghệ kéo sợi của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam vẫn còn đang trong tình trạng rất lạc hậu. Thiết bị kéo sợi toàn ngành được thể hiện trong bảng sau: Bảng 5 : Hiện trạng thiết bị sợi toàn ngành Dệt May Việt Nam Tên Công ty Tổng số cọc và Roto hiện có Máy mới Second-hand cả dây chuyền Second-hand không đồng bộ Bổ sung và nâng cấp 1. Dệt Huế 47.000 2. Dệt Nam Định 105.256 24.000 (Nhật) 16.400 (Italia) 3. Dệt 8-3 70.280 27.716 10.200 4. Dệt Hà Nội 136.548 +320 Roto 5. Dệt Vĩnh Phú 28.968 6. Dệt Thành Công 41.000 15.000(TQ) 26.000(Nhật) 7. Dệt Đông Nam 44.864 8. Dệt Thắng Lợi 104.992 9. Dệt Nha Trang 108.496 +4600 Roto 10.000 (Riester) 10. Dệt lụa Nam Định 17.136 11. Dệt Việt Thắng 47.200 9.600 (Nhật) 12. Dệt Phong Phú 29.456 +1600 Roto 1.600 Roto (TQ) 9.456 (Italia) 13. Dệt Hoà Thọ 18.928 8.928 Cộng 677.124 +3520 Roto 84.600 +1600 Roto 25.856 10.200 Nguồn : Tổng Công ty Dệt May Việt Nam Bảng trên cho ta thấy, hiện nay toàn ngành có 677.124 cọc sợi và 3520 roto. Trong đó: Thiết bị mới hoàn toàn là 84600 cọc sợi và 1600 roto. Thiết bị được thay thế bằng máy Second-hand của Tây Âu là 56500 cọc sợi. Thiết bị bổ sung nâng cấp là 10200 cọc sợi. Nhìn chung, thiết bị của Ngành còn rất lạc hậu, tỷ lệ số cọc sợi mới hoàn toàn thấp chỉ chiếm 12,5% tổng số cọc sợi của toàn ngành, số cọc sợi được thay thế bằng máy Second-hand của Tây Âu cũng chỉ chiếm hơn 8,3%, thiết bị nâng cấp không đáng kể chỉ có 1,5%, tức là số thiết bị được coi là hiện đại chỉ có khoảng 22,3% tổng số cọc sợi. Hiện đã có một số doanh nghiệp như Dệt Thành Công, Dệt Nha Trang, Dệt Phong Phú đã mua sắm thiết bị kéo sợi tiên tiến là các roto nhưng con số này còn ít ỏi so với quy mô thiết bị toàn ngành chỉ có 3520 roto, mà chủ yếu là của Trung Quốc (chiếm 91%). I.Thiết bị, công nghệ dệt thoi Về thiết bị, công nghệ dệt thoi trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp đã bỏ vốn đầu tư mua sắm thiết bị góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm; hàng ngàn máy dệt không thoi có thoi khổ rộng được nhập về, nhiều bộ mắc hồ mới hiện đại thay cho các thiết bị cũ, đến nay trong toàn ngành, máy dệt mới chiếm 25%, số lượng máy có khả năng nâng cấp chiếm 45%. Về công nghệ, đã chuyển biến mạnh dưới tác động của cơ chế thị trường, một số công nghệ hiện đại đã được nhập như : Công nghệ dệt sợi bông 100% : Có tiến độ trong dệt vải bảo hộ lao động, vải cào bông, xuất khẩu (Tiệp, Tây Âu) và phục vụ nội địa. Đặc biệt trong lĩnh vực dệt khăn bông có tăng trưởng mạnh mẽ hàng chục nghìn tấn cho Nhật, Đài Loan. Công nghệ dệt vải tổng hợp : Nhờ thiết bị se, hấp giảm trọng lượng nên đã sản xuất ra được nhiều sản phẩm giả tơ, giả len cao cấp được khách hàng ưa chuộng. Công nghệ dệt vải pha : Được phát triển mạnh mẽ, sử dụng tới 50% công suất kéo sợi của toàn ngành. Công nghệ sản xuất đã tương đối đồng bộ giữa kéo sợi, dệt vải, hoàn tất tạo được nhiều sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Công nghệ tơ tằm và len : Đã mở ra khả năng mở rộng qua sản xuất thăm dò ở một số doanh nghiệp. Công nghệ kéo sợi tại công ty len Hải Phòng và dệt len tại Dệt lụa Nam Định có nhiều triển vọng phát triển qua mặt hàng xuất khẩu phục vụ sĩ quan quân đội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tơ tằm còn gặp nhiều khó khăn do sức cạnh tranh mạnh mẽ từ bên ngoài. Do vậy, khả năng phát triển công nghệ tơ tằm còn nhiều nghi vấn trong tương lai. Công nghệ dệt vải Denim : Đã có ở công ty liên doanh IUMBO-Sài Gòn, Phong Phú. II. Thiết bị, công nghệ dệt kim. Từ sau năm 1986, thiết bị dệt kim được nhập chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, đều thuộc thế hệ mới, trong đó có nhiều loại được trang bị máy vi tính nên đã đạt được năng suất cao, chất lượng tốt, tính năng sử dụng rộng. Tuy được đầu tư thiết bị mới, song công nghệ và đào tạo chưa được nâng cao tương xứng do : kiến thức về thị trường xuất khẩu, kiến thức về đầu tư, về mặt hàng còn rất hạn chế ở những năm đầu của thời kỳ mở cửa ; thiếu chuyên gia và công nhân lành nghề, thiếu các nhà kinh doanh và quản trị giỏi ; khả năng vốn đầu tư không có, hầu hết là đều phải đi vay nên hạn chế trong việc phát triển. Hơn nữa, chất lượng sợi sản xuất trong nội địa thấp, không đủ tiêu chuẩn để làm ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Nhiều chuyên gia nước ngoài đã khẳng định chất lượng nguyên liệu chiếm tới 70% yếu tố tạo ra sản phẩm có giá trị cao, còn thiết bị chiếm 30%. Chính hạn chế về nguồn cung cấp nguyên liệu, đặc biệt là sợi Cotton chải kỹ chất lượng cao nên phần lớn các doanh nghiệp đầu tư mới trong giai đoạn này đều lựa chọn phương án sản phẩm dệt kim từ sợi PE/Co - do ổn định được kích thước vải trên máy văng định hình. Còn vải dệt kim từ sợi Cotton hiện phần lớn phải nhập sợi để làm hàng xuất khẩu hoặc chỉ sản xuất từ sợi Cotton nội địa với số lượng hạn chế và xuất với giá trị thấp. III. Thiết bị, công nghệ in nhuộm Trong những năm vừa qua, ngành đã nhập được một số thiết bị hiện đại của thế giới như máy nhuộm sợi Bobin Hisaki, máy Jet, máy làm bóng dệt kim tròn Dornier, máy in hoa cấy bông, máy in nhuộm hoa lưới quay, máy hồ văng định hình, máy Sanfort, comfit, cào bông, chải tuyết… làm các mặt hàng từ PE/Co, Petex, có khả năng sản xuất các áo Jacket, áo sơ mi. Song theo đánh giá của Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Dệt May Việt Nam, thiết bị công nghệ in nhuộm đã rất lạc hậu. Hiện nay, thiết bị in nhuộm có khoảng 35% còn mới, 30% có thể cải tạo nâng cấp được, 35% phải loại bỏ dần từ nay đến năm 2010. In nhuộm được coi là khâu yếu nhất trong hệ thống dệt của ngành Dệt May làm cho sản phẩm dệt không đáp ứng được nhu cầu vải cho may xuất khẩu (hiện chỉ đáp ứng được 10 - 15%) nhu cầu của ngành may. Do đó, hiệu quả của toàn ngành Dệt May giảm, không tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa ngành Dệt và ngành May trong quá trình phát triển. IV. Thiết bị, công nghệ may Thiết bị, công nghệ may được đánh giá là hiện đại nhất trong ngành công nghiệp Dệt May. 1. Về thiết bị: Từ đầu thập kỷ 90, ngành May không ngừng đầu tư đổi mới thiết bị, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Hiện tại thiết bị, công nghệ ngành May ở từng khâu sản xuất như sau: Công đoạn cắt: Vẫn trải vải thủ công, chưa có máy trải vải; sử dụng máy cắt đầu bàn, thiết bị cắt vòng, các máy cắt đẩy tay tiên tiến có lực cắt khoẻ, tốc độ cao; các máy ép dính liên tục của Đức, Nhật có năng suất cao cũng đã được sử dụng. Công đoạn may: Các máy may phần lớn là máy hiện đại có tốc độ cao, bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Máy may chủ yếu là máy JUKI của Nhật. Các máy chuyên dùng (máy may 2 kim, máy vắt, cuốn ống, thùa bằng…) cũng đã được trang bị. Xu hướng chung ngày càng nhiều máy chuyên dùng được sử dụng để nâng cao năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sử dụng nhiều máy chuyên dùng sản xuất mọi mặt hàng: Dây chuyền may sơ mi của công ty may 10: Có tự động may cổ, may secmăng, máy tự động là thân áo. Dây chuyền may quần: Dây chuyền đứng thao tác, nhiều bộ phận may theo chương trình tự động. Công đoạn hoàn tất sản phẩm: Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng hệ thống là hơi, tối thiểu cũng dùng bàn là treo phun nước để đảm bảo chất lượng sản phẩm. 2. Về công nghệ: Công nghệ may cũng có sự chuyển biến kịp thời đồng bộ với thiết bị để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công nghệ may ở các xí nghiệp gồm 4 giai đoạn: Kho nguyên phụ liệu: Nguyên phụ liệu của từng mã hàng kèm theo bảng màu và số lượng được các xí nghiệp phát về từng phân xưởng. Khâu cắt: Cắt trên giác đồ mẫu giấy, có nhiều ghim kẹm, có giấy lót dưới bàn vỉ đảm bảo chính xác, đánh số bằng giấy theo từng cây vải hoặc giác mẫu bằng hệ thống máy vi tính. Khâu may: Công nhân tay nghề cao, các đường mí đều sử dụng cữ, gá. Các dây chuyền may bố trí vừa và nhỏ khoảng 25 - 26 máy may, sử dụng 34 - 38 lao động, có khả năng cơ động nhanh mỗi khi có thay đổi mã hàng chỉ cần tối đa 2 ngày là có thể ổn định sản xuất. Nhân viên kiểm tra được bố trí vào các dây chuyền may chấn chỉnh sai hỏng ngay từ đầu, tránh được sai hỏng hàng loạt. Khâu hoàn tất: Rất được coi trọng vì đây là khâu tốn thêm chất lượng sản phẩm, phần lớn dùng hệ thống là hơi, đóng túi nilon cho vào thùng caton. Công nghệ mới ứng dụng tin học đã được một số công ty đưa vào áp dụng trong một số khâu của quá trình sản xuất như phần thiết kế được làm trên máy vi tính và được nháy mẫu ra nhiều cỡ khác nhau. Phần II Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập wto A/ Quan điểm và mục tiêu tổng quát phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010 Ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp trọng tâm của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Quyết Định số 55/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ việc thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2010, với những quan điểm và mục tiêu như sau: Quan điểm phát triển Đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong quá trình đẩy nhanh phát triên công nghiệp Dệt May. Có như vậy mới huy động được mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, kể cả nguồn lực quốc tế cho bước phát triển đột biến trong thời gian ngắn đối với ngành công nghiệp Dệt May. Coi trọng các nguồn lực từ nhân dân lao động. Đồng thời đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Dệt May, kể cả đầu tư nước ngoài cho phát triển cây bông và trồng dâu nuôi tằm. Coi trọng phát triển chiều rộng đi đôi với củng cố chiều sâu. Đây là bước đi quan trọng trong giai đoạn đến năm 2010. Công nghiệp Dệt cần phát triển thành từng cụm, nằm trong các khu công nghiệp nhằm tiết kiệm vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở, giải quyết vấn đề xử lý nước thải tập trung, lành mạnh trong môi trường sinh thái. Có như vậy mới có thể hình thành các doanh nghiệp mới vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó tạo ra các cơ hội để đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất và áp dụng các mô hình quản lý, điều hành tiên tiến của thế giới vào công nghiệp Dệt May Việt Nam. Công nghiệp May cần phát triển rộng khắp. đến tận các vùng nông thôn, miền núi nhằm huy động mọi nguồn vốn có trong nhân dân và trong mọi thành phần kinh tế. Có như vậy mới thu hút được mọi nguồn lực lao động khắp trên mọi miền đất nước, đồng thời thực hiện thành công chủ trương công nghiệp hoá-hiện đại hoá vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, lấy May xuất khẩu để kích thích phát triển vải và các loại nguyên phụ liệu chất lượng cao, nghĩa là thúc đẩy phát triển ngành Dệt. Tập trung phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111137.doc
Tài liệu liên quan