Theo quan niệm truyền thống, chỉ gọi làngoại tình khi có
quan hệ thân xác với người khác ngoài hôn nhân, nhưng
chuyện của họ lại khác. Ban ngày thì họ ăn sáng, ăn trưa, đi
uống cà phê nói chuyện, đêm về “mail, chát” với nhau. Họ
cho như thế chỉ là bạn, không có gì sai và muốn người bạn
đời phải chấp nhận. Thế là vợ chồng cãi nhau, thậm chí
ném cả laptop ra sân rồi làm đơn ly hôn. Đến lúc ấy, một
trong hai người mới nhờ chuyên viên tâm lý can thiệp và
khoảng 20% đã quá muộn.
9 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tiểu luận Cõi mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cõi mạng
Chỉ tính riêng tháng 9
vừa qua, một trung tâm
tư vấn hôn nhân ở Hà
Nội đã thống kê được
hơn 60 trường hợp
khách hàng đến tư vấn
về chuyện ngoại tình của
chồng hay vợ nhưng
người kia không thừa
nhận.
Theo quan niệm truyền thống, chỉ gọi là ngoại tình khi có
quan hệ thân xác với người khác ngoài hôn nhân, nhưng
chuyện của họ lại khác. Ban ngày thì họ ăn sáng, ăn trưa, đi
uống cà phê nói chuyện, đêm về “mail, chát” với nhau. Họ
cho như thế chỉ là bạn, không có gì sai và muốn người bạn
đời phải chấp nhận. Thế là vợ chồng cãi nhau, thậm chí
ném cả laptop ra sân rồi làm đơn ly hôn. Đến lúc ấy, một
trong hai người mới nhờ chuyên viên tâm lý can thiệp và
khoảng 20% đã quá muộn.
Mong manh sương khói
Chị Lê Thị Kim Th., 39 tuổi, dược sĩ, chủ một nhà thuốc tư
nhân kể, anh chị kết hôn được 17 năm, có hai con một trai,
một gái. Gia đình chị bấy lâu yên ổn, hạnh phúc. Anh Dụ,
chồng chị, 43 tuổi, là bác sĩ. Anh vốn vui tính, sống có
trách nhiệm với gia đình nhưng khoảng nửa năm nay, từ
khi được đề bạt trưởng khoa, nhiều buổi anh đi sớm và về
khá muộn. Anh giải thích với vợ làm công tác quản lý phải
thế, để xảy ra sự cố mất chức như chơi.
Cũng làm trong ngành y nên chị Th. thông cảm với chồng,
tạo điều kiện để anh làm việc. Về nhà, anh còn hí hoáy với
chiếc máy tính đến khuya. Có đêm chị đã ngủ được một
giấc, thức dậy thấy chồng vẫn ngồi ở bàn miệt mài làm báo
cáo, như anh nói. Chị đi chân trần, rón rén đến tận nơi, định
nhẹ nhàng nhắc chồng đi ngủ kẻo mệt. Ai ngờ, nhìn vào
màn hình, chị mới biết anh đang “chát” loáng thoáng những
chữ “anh – em”. Chị lẳng lặng quay về giường, nằm mãi
mà không ngủ được.
Hôm sau, nhân lúc chồng chưa về, chị định mở máy lên
xem anh viết những gì nhưng máy có đặt mật khẩu không
vào được. Từ đó chị để ý mới thấy, đêm nào anh cũng
“chát” đến khuya. Chị còn phát hiện anh thường đi ăn trưa
ở một nhà hàng với một nữ đồng nghiệp trẻ hơn chị mấy
tuổi, đã ly hôn. Sau đó, họ lại đưa nhau sang quán cà phê
nói chuyện hàng giờ. Đắn đo mãi, chị hỏi thẳng chồng.
Trước những bằng chứng không thể chối cãi, anh chỉ nhận
đó là bạn đồng nghiệp, không hơn không kém. Anh cần
những mối quan hệ đó để hiểu mọi người, mới lãnh đạo
được khoa. Anh không làm gì sai, không trăng hoa, bồ
bịch. Anh vẫn chung thủy, làm đủ trách nhiệm với gia đình,
vẫn yêu vợ thương con. Nếu chị làm to chuyện này ra một
cách vô lý, mất uy tín của anh thì anh không chấp nhận.
Cuối cùng, anh lạnh lùng kết luận: “Tùy cô”. Đến văn
phòng tư vấn, chị cho biết, đã có một quyết định nhưng vẫn
muốn được tư vấn xem mình làm thế có nên không?
Từ ngày internet len vào cuộc sống, những mối quan hệ
trên mạng trở nên phổ biến. Internet đã mở ra cả một thế
giới phiêu lưu kỳ thú với hầu hết những ai thường xuyên sử
dụng. Nhưng, với một số người, nó đã đưa đến nhiều hệ lụy
phức tạp. Một trong số những chuyện này là ngoại tình trên
mạng.
Chị Phan Thị L. thú nhận: “Tôi kết hôn được chín năm.
Chúng tôi sống hạnh phúc một thời gian dài cho đến khi
đứa con đầu ra đời thì mọi thứ bắt đầu xuống dốc. Chúng
tôi giờ lại có thêm đứa nữa, tình cảm vợ chồng đã suy giảm
nhiều, gia đình chỉ còn là nghĩa vụ. Chồng tôi không muốn
nói chuyện với tôi. Buổi tối nếu ở nhà, anh ấy cứ dán mắt
vào ti-vi xem bóng đá. Tôi vừa gợi chuyện anh đã gạt phắt:
“Thôi nói ít chứ, biết rồi”, khiến tôi cũng không còn hứng
thú nói chuyện với anh nữa.
Trong khi đó, đến cơ quan, một người bạn trai cùng phòng
lại hay chia sẻ với tôi về mọi chuyện. Anh dạy tôi biết cách
“chát” trên vi tính và từ đó, buổi tối khi các con đi ngủ,
chúng tôi lại lên mạng nói chuyện với nhau. Hóa ra, gia
đình anh cũng thế. Vợ chồng không hợp nhau, cuộc sống
rất buồn tẻ. Anh bảo mỗi khi trò chuyện với tôi, anh cảm
thấy hạnh phúc vì có người hiểu mình. Thế là tối nào chúng
tôi cũng “chát”, nội dung càng ngày càng thân mật. Tôi
cảm thấy rất rõ tình cảm này đang phát triển, không biết sẽ
đi đến đâu. Có lẽ, chồng tôi cũng nhận ra những dấu hiệu
khác thường ở tôi. Quả thật, tôi rất hoang mang không biết
mình có làm gì sai và hậu quả sẽ thế nào?".
Có thể nói, tình yêu trên mạng đã trở thành một thứ bệnh
dịch. Nhưng thực tế, không phải nó phá hủy hạnh phúc của
bất cứ gia đình nào mà chỉ với những cặp vợ chồng đã xuất
hiện vết rạn nứt, vợ chồng đã không chia sẻ với nhau mọi
buồn vui trong cuộc sống. Nếu trước kia, họ cam chịu vì
đâu phải dễ dàng có những cuộc gặp gỡ vào lúc đêm khuya
để chia sẻ tâm tình với ai, giờ thì internet đã làm chiếc cầu
nối tuyệt vời cho những trái tim trống trải.
Nhà tâm lý người Mỹ, Douglas Snyder cảnh báo: “Chúng
ta đang sống trong một thời đại mà ranh giới giữa chung
thủy và không chung thủy rất mong manh”. Ông cho rằng,
không nên lấy yếu tố tình dục làm tiêu chí của ngoại tình.
Bởi vì, quan hệ tình dục thường chỉ diễn ra ở những nơi
khó biết, khi mà khách sạn mọc lên nhan nhản. Theo ông,
ngày nay hôn nhân dễ bị tổn thương hơn là những thập niên
trước rất nhiều.
Cảnh giác cao độ
Thời trước, những đôi nam nữ cùng một cơ quan ít khi gặp
nhau ngoài giờ làm việc và hiếm có ai bỏ thời gian, công
sức đầu tư vào các mối quan hệ kiểu này. Nhưng ngày nay,
những bộ phim tâm lý tình cảm, nhất là của nước ngoài,
thường thấy trên truyền hình đã góp phần làm cho những
quan hệ “ngoài luồng” trở nên quyến rũ, trong khi hôn nhân
thì tẻ nhạt.
Trong một xã hội năng động, con người luôn biến đổi. Nếu
đột nhiên một người có cơ hội phát triển lên, một người vẫn
giẫm chân tại chỗ, thế cân bằng mất đi là có chuyện ngay.
Cả hai vợ chồng cùng giữ lòng chung thủy còn khó, huống
chi một người giữ, một người muốn phá. Lúc đầu chỉ là san
sẻ tình cảm ra ngoài, dù là với người ngoài đời hay người
trên mạng thì mối nguy hiểm với hôn nhân cũng không
khác nhau là mấy. Khi bạn xích lại gần một người khác để
bù đắp chỗ thiếu hụt trong cuộc sống vợ chồng thì nó sẽ
kéo bạn ra khỏi cuộc hôn nhân ngày càng xa hơn.
Chị Thúy Hạnh 34 tuổi, kể với chuyên viên tư vấn: “Tôi
phát hiện chồng có quan hệ tình cảm với một phụ nữ ở cơ
quan. Có lúc tôi cảm thấy anh ấy sống trong gia đình như
cái xác không hồn. Nhiều lần họ “chát” với nhau hàng giờ,
rủ nhau ra quán cà phê ngồi cả buổi nhưng toàn dối vợ. Tôi
không chấp nhận kiểu quan hệ đó. Từ đó đến chỗ lên
giường chỉ là gang tấc và mình có biết hay không mà thôi”.
Anh Thắng, 43 tuổi, tiến sĩ sử học khẳng định: “Việc lừa
dối bạn đời dù bất kỳ cách nào, kể cả không có tình dục,
cũng là không chung thủy”.
Anh đã kết hôn 15 năm, có người vợ thường xuyên lên
mạng trò chuyện với một gã đàn ông xa lạ nào đó. Anh nói
mãi không được nên quyết định ly hôn. Theo anh: “Tôi tin
chắc ban đầu chỉ là những cuộc trò chuyện vô thưởng vô
phạt cho vui, nhưng dần dần sẽ tiến triển và làm rạn nứt
hôn nhân.
Chúng ta đã biết, hạnh phúc là sự thỏa mãn, hài lòng với
cuộc sống. Nhưng, khi những nhu cầu tình cảm khác được
đánh thức sẽ khiến ta không hài lòng với cuộc sống hiện
tại. Interrnet mở ra cả một trời nhu cầu mênh mông, khiến
người ta dễ không thỏa mãn với hôn nhân. Thời đại kỹ
thuật số sản sinh ra ngoại tình mang gương mặt mới, lúc
đầu có thể nghĩ là vô hại vì nó không có yếu tố tình dục,
nhưng khi hai người đã gắn bó với nhau về tình cảm thì
thiếu gì nơi để họ hẹn hò khi chỉ đi vài trăm mét lại gặp
một “nhà nghỉ”.
Một nghiên cứu ở Hàn Quốc còn khẳng định, nam nữ tán
tỉnh nhau trên mạng còn nguy hiểm hơn trực diện ở quán cà
phê, vì khi gõ trên bàn phím, người ta dễ “bạo mồm” hơn,
nhất là khi ngồi trong phòng riêng, không gian yên tĩnh,
không bị ngoại cảnh chi phối, càng có điều kiện đi sâu vào
những ngõ ngách tâm hồn con người và càng dễ đồng cảm.
Cho nên, muốn giữ hạnh phúc gia đình, cần biết điểm dừng
khi chưa quá muộn. Mặt khác, khi bạn cảm thấy người bạn
đời có xu hướng lên mạng tìm người chia sẻ, bạn cũng nên
nhìn lại chính mình. Tại sao vợ chồng sống cùng nhau dưới
một mái nhà mà bạn lại không làm được điều mà một
người xa lạ ở tận đâu đâu làm được? Phải chăng vì cuộc
sống quá bận rộn khiến ta quên đi những nhu cầu tình cảm
của bạn đời để rồi vô tình góp phần tiếp tay cho kẻ thứ ba?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- coi_mang_2468.pdf