Chăm sóc, bảo vệ và cải thiện môi trường và khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên là bảo vệ chính bản thân chúng ta và mọi người xung quanh ta. Hiện nay các vấn đề này đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách không riêng gì cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, hay mỗi quốc gia nào đấy mà nó là một nhiệm vụ mang tính toàn cầu. Nhưng rỏ ràng,khái niệm "Môi trường" là gì thì không phải ai trong chúng ta khi được hỏi đều có thể trả lời được, trên thế giới đã có những khái niệm về môi trường khác nhau tuy vậy định nghĩa có tính khái quát nhất về môi trường đã được phổ biến trên thế giới đó là: “ Môi trường ”(Environment) của một vật thể, hay một sự kiện nào đó là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể hoặc sự kiện đó. Mọi vật thể, sự kiện đều tồn tại và hoạt động trong trong môi trường nhất định.
Khái niệm môi trường sẽ được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu, trong nghiên cứu về các cơ thể sống ta thường quan tâm tới “Môi trường sống”, đối với con người thì môi trường quan trọng nhất là “Môi trường sống của người” và cũng tuỳ thuộc vào nội dung nghiên cứu, môi trường sống của con người còn được phân thành: môi trường thiên nhiên; môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.Trong thực tế cả ba loại môi trường này cùng tồn tại, xen vào lẫn nhau, tương tác với nhau hết sức chặt chẽ. Có thể nói rằng môi trường là một khái niệm rộng lớn, nội dung phong phú đa dạng nếu không phân biệt xác đinh rõ có thể dẫn đến nhầm lẫn, hoặc nhận thức mơ hồ, điều này chỉ có hại cho môi trường mà không mang lại lợi ích gì cho môi trường khi chúng ta tác động tới môi trường.
"Tài nguyên và môi trường" là cụm từ xuất hiện khá thường xuyên trên các báo, tạp chí và có rất nhiều các sách chuyên đề về đề tài này ở những góc độ khác nhau, ta đã có khái niệm về môi trường vậy tài nguyên là gì , một câu trả lời hoàn thiện được đưa ra như sau:“ Tài nguyên ” là tất cả những nguồn vật liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất, trong vũ trụ mà con người có thể khai thác sử dụng để phục vụ nhu cầu cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên thường được phân thành tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người. Trong khoa học môi trường thì tài nguyên còn được phân thành hai loại đó là tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được, tuy nhiên sự phân biệt giữa hai loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối mà thôi.
Trong quá trình phát triển của thế giới nói chung, của loài người nói riêng có những yếu tố của tài nguyên và môi trường biến đổi ít, có những yếu tố của tài nguyên và môi trường biến đổi nhiều, có những yếu tố mới xuất hiện, có những yếu tố mất đi. Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với việc sử dụng tài nguyên, tác động tới môi trường và sự ảnh hưởng ngược lại của môi trường tới con người.
Phát triển-quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người trong đó các hoạt động phát triển là các dự án cụ thể về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sản xuất hàng hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ cần thiết cho con người. Các hoạt động này thường là nguyên nhân gây nên những sử dụng không hợp lý, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, tạo ra những tác động xấu tới môi trường. ví dụ như việc lấy nguyên liệu, năng lượng từ môi trường và đem vào môi trường những phế thải, trong đó có những phế thải độc hại đối với sức khoẻ và tính mạng con người, tác động xấu đến không khí, nước, đất các nhân tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên khác.Tuy vậy chúng ta không thể ngừng hay kìm hãm sự phát triển lại được mà phải tìm ra con đưường phát triển thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ sở vật lý môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở vật lý môi trường
1-Tổng quan về tài nghuyên và môi trường
Chăm sóc, bảo vệ và cải thiện môi trường và khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên là bảo vệ chính bản thân chúng ta và mọi người xung quanh ta. Hiện nay các vấn đề này đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách không riêng gì cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, hay mỗi quốc gia nào đấy mà nó là một nhiệm vụ mang tính toàn cầu. Nhưng rỏ ràng,khái niệm "Môi trường" là gì thì không phải ai trong chúng ta khi được hỏi đều có thể trả lời được, trên thế giới đã có những khái niệm về môi trường khác nhau tuy vậy định nghĩa có tính khái quát nhất về môi trường đã được phổ biến trên thế giới đó là: “ Môi trường ”(Environment) của một vật thể, hay một sự kiện nào đó là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể hoặc sự kiện đó. Mọi vật thể, sự kiện đều tồn tại và hoạt động trong trong môi trường nhất định.
Khái niệm môi trường sẽ được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu, trong nghiên cứu về các cơ thể sống ta thường quan tâm tới “Môi trường sống”, đối với con người thì môi trường quan trọng nhất là “Môi trường sống của người” và cũng tuỳ thuộc vào nội dung nghiên cứu, môi trường sống của con người còn được phân thành: môi trường thiên nhiên; môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.Trong thực tế cả ba loại môi trường này cùng tồn tại, xen vào lẫn nhau, tương tác với nhau hết sức chặt chẽ. Có thể nói rằng môi trường là một khái niệm rộng lớn, nội dung phong phú đa dạng nếu không phân biệt xác đinh rõ có thể dẫn đến nhầm lẫn, hoặc nhận thức mơ hồ, điều này chỉ có hại cho môi trường mà không mang lại lợi ích gì cho môi trường khi chúng ta tác động tới môi trường.
"Tài nguyên và môi trường" là cụm từ xuất hiện khá thường xuyên trên các báo, tạp chí và có rất nhiều các sách chuyên đề về đề tài này ở những góc độ khác nhau, ta đã có khái niệm về môi trường vậy tài nguyên là gì , một câu trả lời hoàn thiện được đưa ra như sau:“ Tài nguyên ” là tất cả những nguồn vật liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất, trong vũ trụ mà con người có thể khai thác sử dụng để phục vụ nhu cầu cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên thường được phân thành tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người. Trong khoa học môi trường thì tài nguyên còn được phân thành hai loại đó là tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được, tuy nhiên sự phân biệt giữa hai loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối mà thôi.
Trong quá trình phát triển của thế giới nói chung, của loài người nói riêng có những yếu tố của tài nguyên và môi trường biến đổi ít, có những yếu tố của tài nguyên và môi trường biến đổi nhiều, có những yếu tố mới xuất hiện, có những yếu tố mất đi. Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với việc sử dụng tài nguyên, tác động tới môi trường và sự ảnh hưởng ngược lại của môi trường tới con người..
Phát triển-quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người trong đó các hoạt động phát triển là các dự án cụ thể về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sản xuất hàng hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ cần thiết cho con người. Các hoạt động này thường là nguyên nhân gây nên những sử dụng không hợp lý, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, tạo ra những tác động xấu tới môi trường.. ví dụ như việc lấy nguyên liệu, năng lượng từ môi trường và đem vào môi trường những phế thải, trong đó có những phế thải độc hại đối với sức khoẻ và tính mạng con người, tác động xấu đến không khí, nước, đất các nhân tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên khác.Tuy vậy chúng ta không thể ngừng hay kìm hãm sự phát triển lại được mà phải tìm ra con đưường phát triển thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển.
Ngày 16/6/1972 Liên Hiệp Quốc đã tổ chức Hội nghị toàn thế giới về môi trường. Nhiều việc làm có ý nghĩa quan trọng đã được thực hiện sau hội nghị này, thành lập Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), xây dựng chiến lược quốc gia bảo vệ thiên nhiên của các nước(NCS)...
Năm 1992 Liên Hiệp Quốc lại triệu tập Hội nghị thượng đỉnh của thế giới về môi trường tại Rio de Janiero, Brazil. Hội nghị có ý nghĩa lịch sử này đối với quá trình phát triển của nhân loại đã xem xét các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu như :
Biến đổi khí hậu toàn cầu, dâng cao mực nước biển và đại dương.
Đa dạng sinh học.
Ô nhiễm môi trường.
Môi trường và phát triển, nghèo đói và môi trường.
Môi trường và văn hoá đạo đức của xã hội loài người.
Hội nghị đã ra tuyên bố về Môi trường và Phát triển bền vững. Tuy nhiên một thập kỷ năm 2002 tại Johanesbourg-Nam Phi sau các nước lại có một hội nghị đặc biệt quan trọng bàn về chủ đề này với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Ngoài việc khẳng định những ván đề đã nêu ra ở Rio, tai hội nghị lần này chúng ta thấy rằng chúng ta đã làm được quá ít so với những gì mong muốn so với thông điệp Riô, khí hậu toần cầu vẫn nóng lên với tốc độ đáng lo ngại , điều này nảy sinh nhiều diễn biến phức tạp của thời tiết như han hán, lũ lụt.. trên phạm vi toàn cầu, sự đa dạng sinh học tại nhiều nơi đã biến mất: cháy rừng Australia, Mỹ, Indonesia, ấn độ.. đã phá huỷ đi nhũng hệ sinh thái rừng lâu năm mà không biết bao giờ chúng ta mới có thể tái tạo lại được, nồng độ các khí nhà kính tăng , lỗ hổng ôzôn ngày càng rộng, nạn khủng bố, chiến tranh vẫn tiếp diễn phức tạp vân vân .. qua những điều này thông qua những giảp pháp hữu hiệu hơn được tất cả các nước tham gia kí kết.
Nước ta,vấn đề môi trường đã được đặc biệt quan tâm vào những năm đầu thập kỷ 80. Hội đồng bộ trưởng đã giao cho uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước chụi trách nhiệm nghiên cứu vấn đề bảo vệ và quản lý môi trường. Trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 Chương trình nghiên cứu tài nguyên và môi trường đã được nhà nước tiếp tục chỉ đạo và cấp kinh phí hoạt động.
Cuối năm 1990 với sự hợp tác của chương trình phát triển của LHQ (UNDP), chương trình Môi trường của LHQ(UNEP) và cơ quan Phát triển Quốc tế của Thuỵ Điển (SIDA), Uỷ ban Khoa học Nhà nước đã tổ chức hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Tháng 6/1991 Hội đồng bộ trưởng( nay là chính phủ) đã chấp nhận và chính thức ban hành kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững.
Năm 1992 Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường được thành lập. Tiếp theo là các sở KHCNMT trong các tỉnh thành, các vụ KHCNMT của Bộ, Ngành cũng được xây dựng. Tháng 12/1993 Quốc hội thông qua Luật bảo vệ Môi trường. Tháng 10/1994 nghị định đầu tiên hướng dẫn ban hành Luật được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
ô nhiễm môi trường- những tác động làm thay đổi các thành phần môi trường tạo nên sự mất cân bằng trạng thái môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật và môi trường tự nhiên. một cách cụ thể hơn thì : ô nhiễm môi trường là những tác động làm thay đổi môi trường tự nhiên thông qua sự thay đổi các thành phần vật lý, hoá học, các nguồn năng lượng, mức độ bức xạ, độ phổ biến của sinh vật…Những thay đổi này ảnh hưỡng trực tiếp tới sức khoẻ con người thông qua con đường thức ăn, nước uống và không khí, hoặc ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người do thay đổi các điều kiện vật lý, hoá học và suy thoái môi trường tự nhiên. Vì vậy khi chúng giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường là chúng ta đang bảo vệ chính chúng ta khỏi những bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta, tiền của đầu tư cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ được đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội khác.
2-Vấn đề năng lượng và môi trường
Năng lượng là nền tảng cho nền văn minh và sự phát triển của xã hội loài người là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và tiến hoá của mọi sinh vật. Khi dân số tăng nhanh thì nhu cầu về năng lượng cũng đòi hỏi tăng mạnh. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người năng lượng thường xuyên chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Dạng năng lượng thiên nhiên đầu tiên mà con người sử dụng là năng lượng mặt trời, được dùng để soi sáng, sưởi ấm, phơi khô lương thực, thực phẩm, đồ dùng và nhiên liệu gỗ củi. Năng lượng than đá đã thống trị thế kỷ 18-19. Sang đến thế kỷ 20 năng lượng dầu mỏ dần dần thay thế cho năng lượng than đá, và vai trò của nó đã được năng lượng hạt nhân chia sẻ cùng. Các dạng năng lượng khác năng lượng mới ít ô nhiễm như năng lượng mặt trời, năng lượng nước, năng lượng thuỷ triều, gió, năng lượng vi sinh vật thu được với những phương pháp và công nghệ tiên tiến khác nhau cũng đang mở rộng phạm vi của mình.
Nhu cầu năng lượng của con người đã tăng lên nhanh chóng trong quá trình phát triển.Tại các nước có nền công nghiệp phát triển các nguồn năng lượng thương mại chiếm tuyệt đại bộ phận. Còn tại các nước phát triển thì ngược lại các nguồn năng lượng phi thương mại (gỗ, củi, phế thải nông nghiệp) chiếm phần chính. Mỗi quốc gia có cơ cáu năng lượng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và khả năng công nghệ về khai thác tài nguyên của mình và mức độ tiêu thụ năng lượng bình quân giữa các quốc gia là khác nhau, ví dụ mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người ở Mỹ khoảng 10.000 KWh, trong khi đó con số này ở Việt Nam chỉ vào khoảng 200 KWh, hay ở Pháp 77% điện năng được cung cấp bởi điện hạt nhân còn lai là các nguồn khác như than, thuỷ điên.... Còn ở Trung Quốc - nước có dân số đông nhất thế giới - than đá chiếm 80% năng lượng sử dụng. Tuy nhiên nguồn nhiệt năng này lại được cung cấp bởi than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên (nguồn năng lượng hoá thạch) có thể nói rằng đây là những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất cho môi trường.
Theo báo cáo hàng năm của LHQ cả thế giới tiêu thụ nguồn nhiên liệu tương đương khoảng hơn 8 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó có 90% có nguồn gốc từ nhiên liệu hoá thạch như: dầu, than đá, khí đốt tự nhiên. Khối lượng lớn nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ thải vào môi trường 37.051.670 tấn CO2. Riêng ở Việt Nam năm 2000 cả nước tiêu thụ nhiên liệu tương đương 1,5 triệu tấn dầu và thải vào môi trường 113.696 tấn CO2 quy đổi.
Than đá có thành phần chủ yếu là cacbon.Với trữ lượng than trên thế giới hiện nay ước tính là 700 tỷ tấn và theo tốc độ sử dụng hiện nay trữ lượng này chỉ còn đủ dùng trong khoảng 180 năm nữa. Trong thăm dò, điều tra, khảo sát, khai thác có thể gây thiệt hại tới tài nguyên đất, tài nguyên rừng, các lưu vực sông suối tại các vùng thăm dò khảo sát. Khai thác lộ thiên thường cho phép thu hồi 80% - 90% trữ lượng than nhưng gây thiệt hại lớn về tài nguyên đất, rừng, (trong vòng 20 năm từ năm đến năm1993 để khai thác than đá mà người ta đã phá 1/4 diện tích rừng tự nhiên ), núi, núi mặt, nước ngầm, gây ô nhiễm không khí tại nơi khai thác cũng như những nơi đỗ đất, đá thải và nơi sử dụng. Lượng xói mòn trên lưu vực có mỏ lộ thiên có thể lớn hơn 100 lần. Hàm lượng phù xa lớn gây bồi lắng hồ chứa nước, các luồng lạch vận tải thuỷ, hạn chế hoặc cản trở sự sống của sinh vật trong nước. Trong khi đó khai thác hầm lò chỉ thu được 40% –50% trữ lượng. Một ha mỏ dưới đất có nguy cơ gây lún sụt cho 5 ha mặt đất. Điều kiện làm việc dưới hầm lò độc hại về môi trường do bụi, khí than (Mêtan) và nguy hiểm đến tính mạng cho nguời công nhân do lún sụt hầm, nổ khí than. Nghề khai thác hầm lò là một nghề nguy hiểm nhất trong mọi ngành nghề – Trong gần 100 năm qua chỉ tính riêng ở Mỹ có khoãng 100.000 người thợ mỏ chết vì tai nạn hầm lò, 1 triệu người bị tàn tật suốt đời hay không đâu xa ở nước ta hàng năm tai nạn lao động do khai thác than đã cướp đi sinh mạng hàng trăm người. Không những thế quặng than sau khi khai thác lại cần được sàng, rửa để loại bỏ đất đá, các loại quặng khác có thể lẫn vào. Công việc này gây ô nhiễm về không khí, nước, tiếng ồn. Nếu quặng than bị lẫn quặng sắt pyrit thì nước rửa sẽ bị acid hoá gây ô nhiễm nặng nề cho tài nguyên nước.
Khi đốt than thường gây ra các loại ô nhiễm khác nhau. Thường có bụi, các loại khí độc hại như SOx , NOy , COx , những loại khí này là các gốc acid, phát tán vào bầu khí quyển và kết hợp với hơi nước trong bầu khí quyển tạo thành các cơn mưa acid làm oxi hoá và ăn mòn các công trình kiến trúc có giá trị, gây thiệt hại cho mùa màng hoa màu. Một nhà máy nhiệt điện có công xuất 1.000 MW trung bình mỗi năm thường dùng 2,7 triệu tấn than, thải vào không khí khoãng 5 triệu tấn CO2 , 18.000 tấn NOy , 110.000 tấnSOx ,và 1500 đến 30.000 tấn bụi. Sau quá trình đốt than sẽ để lại một lượng phế thải rắn (tro mịn bay lên không trung, xỉ cục ) rất lớn khoãng 180.000 tấn đến 680.000 tấn. Để minh họa ta có thể lấy ví dụ điển hình sau:phế thải rắn từ nhà máy nhiệt điện Pensylvania(Mỹ) trong 25 năm có khả năng lấp đầy một thung lũng dài 8km, sâu 120 m.
Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện còn là dầu mỏ và khí thiên nhiên. Dầu mỏ và khí thiên nhiên có trong lòng đất ở đất liền và ngoài biển khơi. Hiện nay người ta có thể khai thác dầu mỏ ở độ sâu 10 km dưới mặt đất. Khai thác ở dầu khí ở ngoài biển khơi bao gồm cả vận chuyển bằng ống dẫn và tàu thuỷ có thể gây nên ô nhiễm trầm trọng ở các Đại dương và ngoài biển. Ô nhiễm có thể do dầu thoát ra từ các túi chứa dầu tự nhiên (hiện nay có khoãng 600.000 tấn, chiếm 50% tổng số dầu ô nhiễm trong các Đại dương ) dầu tràn khỏi giếng khai thác, vỡ ống dẫn dầu (chiếm 20%) hay các tai nạn tầu biển (khoãng 200.000 tấn/năm), rửa tầu (1.300.000 tấn/năm). Dầu tràn ra biển sẽ gây tai hại nghiêm trọng cho các hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái ven bờ.
Hàng chục nghìn năm về trước loài người đã biết sử dụng năng lượng dòng nước để tưới tiêu, chế biến nông sẩn phẩm, chuyển động máy móc thủ công. Tới đầu thế kỷ 19 thuỷ năng được dùng để sản xuất điện năng. Tiềm năng thế giới ước tính vào khoãng 2.214.000 MW. Trong đó Châu á có khoãng 610.000 MW; Châu Phi 780.000MW; Nam Mỹ 600.000MW. ở Việt Nam ta trữ lượng thuỷ điện lớn nhất là trên sông Đà(khoảng 6000.MW) năng lượng thuỷ điện hiện tại chiếm hơn 50% tổng sản lượng điện.
Thuỷ năng tuy được liệt vào hàng năng lượng sạch không thải ra chất gây ô nhiễm, nhưng việc xây dựng các hồ chứa nước lớn đã tạo ra nhiều tac động tiêu cực đến môi trường như: Động đất cưỡng bức, thay đổi khí hậu và thời tiết khu vực, mất đất canh tác, tạo ra lượng CH4 do phân huỷ chất hữu cơ lòng hồ, tạo ra các biến đổi thuỷ văn hạ lưu, thay đổi độ mặn của nước khu vực cửa sông ven biển, ngăn chặn sự phát triển bình thường của các quần thể cá trên sông, tiềm ẩn tai biến môi trường cho các hệ thống đê điều và các công trình xây dựng trên sông. Để có minh chứng cho tác động này, xin đơn cử việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện trên sông Mêkông của Trung Quốc ( 3 đập thuỷ điện đã hoàn thành, 11 chiếc đang được xúc tiến ở các mức độ khác nhau) đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng sông này trên nhiều phương diện như sự tốc độ dòng chảy, hàm lượng phù xa, các sinh vật trong dòng chảy ..dẫn đến xói mòn đất, bạ màu đất, sự biến mất của nhiều loại cá .. do vậy ảnh hưởng tới khoảng 60 triệu dân của năm nước Trung Quốc,Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam sống bằng nghề trồng lúa nước, đánh bắt cá, giao thông trên sông..
Ngày 27-6-1954 khi Liên Xô đưa vào sử dụng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên thì nhân loại đã có thêm một nguồn năng lượng mới, đấy là năng lượng hạt nhân. Có thể nói rằng năng lượng hạt nhân nếu sử dụng an toàn là nguồn năng lượng sạch nhất và rẻ nhất hiện nay: không thải ra các khí nhà kính, hầu như không gây ra những biến đổi gì cho môi trường. Mặc dù được xem xét như trên nhưng năng lượng hạt nhân vẫn chưa có được sự thống nhất cho tương lai của nó, trong khi bị chững lại ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ thì nó vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các nước châu á.
Bên cạnh các nguồn năng lượng thương mại trên hiện nay trên thế giới đã và đang sử dụng nhiều nguồn năng lượng vĩnh cữu và tái tạo khác như : Năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng thuỷ triều và các dòng hải lưu. Tuy nhiên các nguồn năng lượng này cũng có những nhược điểm của nó. Năng lượng Mặt trời thì cường độ yếu và không ổn định, khó chuyển hoá thành năng lượng thương mại. Năng lượng gió và thuỷ triều chỉ thích hợp cho các hải đảo, vùng xa khu vực đô thị.
Khí thải đang là mối nguy cơ thực sự cho người và môi trường. Vì vậy để hạn chế khí thải, các nhà hoạch định chính sách Môi trường trên thế giới và Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục và chiến lược năng lượng với mục tiêu là nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng nhằm đạt được sự phát triển bền vững của loài người. Các văn bản về môi trường và cách tiếp cận hệ thống khung chiến lược năng lượng Việt Nam gồm một số điểm chủ yếu sau.
Chiến lược về nguồn năng lượng
Chiến lược tiết kiệm tiêu dùng năng lượng thương mại
Chiến lược ưu tiên phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo quy đổi nhỏ.
3- Trái đất và ô nhiễm môi trường trái đất.
Trái đất nơi chúng ta đang sinh sống, một phần của môi trường có tác động trực tiếp nhất tới chúng ta bao gồm ba phần:Thạch quyển, Thuỷ quyển và Khí quyển.
Thạch quyển được tính từ bề mặt Trái đất vào độ sâu khoảng 70km -100 km. Trên thực tế người ta chỉ quan tâm tới lớp vỏ ngoài của trái đất ở độ sâu khoảng 16 km, ở phần này con người có thể khai thác các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Lớp vỏ ngoài Trái đất có gradien nhiệt độ trung bình cỡ 300K/km, đặc trưng của lớp vỏ ngoài Trái đất đó là hàm lượng các nguyên tố thạch quyển cao (Si, Fe, Ca, Na, K, Mg, Ti) tạo thành các khoáng chất, chiếm tới 99% khối lượng Trái đất. Đất là nơi nhận một khối lượng lớn các chất thải của thiên nhiên và do con người mang đến. Trong quá trình công nghiệp hoá ngày càng phát triển với tốc độ cao thì hoạt động nhân tạo càng mở rộng ra ở nhiều lĩnh vực và chất thải sinh ra ngày càng nhiều hơn,các chất thải này đi vào môi trường đất làm ô nhiễm đất. Các chất gây ô nhiễm cho đất có thể phân thành các loại như sau:
- Ô nhiễm do chất thải công nghiệp. Các chất thải này có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí và đều ảnh hưởng đến môi trường đất. Các chất khí như SO2, NOx, CO2, CO, H2S sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch và đi vào khí quyển có thể chuyển hoá thành các gốc axít gặp mưa tạo thành axít rơi xuống đất thấm sâu vào đất làm tê liệt các hoạt động môi trường sinh thái, giảm độ pH trong đất tăng độ linh động các kim loại nặng, dịch chuyển các cân bằng của một số phản ứng trong đất, dẫn tới thay đổi hoặc nhưng trệ hàng loạt các hoạt động hoá học và vi sinh. Các chất thải lỏng như nước thải công nghiệp chứa các kim loại nặng, khi ngấm xuống đất hoặc làm ô nhiễm vùng đất đấy hoặc làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các chất thải rắn công nghiệp như xỉ, phần thừa của các quá trình cơ khí, nhà máy luyện kim…Dưới điều kiện tự nhiên, các quá trình phong hoá diễn ra sẽ làm thay đổi thành phần đất tại khu vực này ảnh hưởng đến năng xuất chất lượng cây trồng.
- Ô nhiễm do chất thải nông nghiệp. Do sử dụng phân bón để tăng năng xuất chất lượng cây trồng, do sử dụng các loại thuốc trừ sâu mà trong thành phần của nó có chứa nhiều loại hoá chất mà cây trồng không thể hấp thụ hoặc hấp thụ không hết đã ảnh hưởng đến môi trường đất và gây ô nhiễm đất.
- Ô nhiễm do chất thải đô thị.
- Ô nhiễm do dầu mỏ và các chất độc hoá học khác.
Thuỷ quyển gồm toàn bộ nước trên Trái đất, có thể ở thể rắn, lỏng, hoặc hơi. Khoảng 70% bề mặt Trái đất được bao phủ bởi nước nhưng phần lớn là nước mặn(95% toàn bộ lượng nước). Các nền văn minh cổ đại gắn liền với các dòng sông như Lưỡng Hà, Ai cập(sông Nin), Trung Hoa( Hoàng Hà) hay Văn minh sông Hồng..Hiện nay hàng triệu người trên trái đất đang chịu hạn hán, dịch bệnh do thiếu nước và do nguồn nước bị ô nhiễm, bên cạnh đó tranh chấp nguồn nước hiện nay cũng là nguyên nhân gây nên những cuộc chiến tranh như ỏ Trung Đông, Bắc Phi...
Sự ô nhiễm nguồn nước là sự có mặt của một chất ngoại lai trong môi truờng nước tự nhiên dù chất đó có hại hay không. Khi vượt quá ngưỡng nào đó thì chất đó sẽ trở nên độc hại đối con người và sinh vật. Sự ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa. Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị khu công nghiệp…kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ hoặc các hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật. Sự ô nhiễm này còn được gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn.
- Sự ô nhiễm nhân tạo. Chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay các hoạt động trong nông nghiệp.
Khí quyển là lớp vỏ khí bao quanh Trái đất được cấu tạo bởi nhiều hợp chất khác nhau. Thành phần và hàm lượng các chất này tuỳ thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu và phân bố theo chiều cao kể từ bề mặt Trái đất trở lên. Càng lên cao áp suất càng giảm, ở độ cao 100km áp suất khí quyển chỉ bằng 1/1000000 áp suất ở bề mặt trái đất. Về mặt cấu trúc khí quyển có thể chia thành hai phần:
Phần trong bao gồm:
- Tầng đối lưu : Chiếm khoãng 70% khối lượng khí quyển, ở độ cao từ 0 đến 11km kể từ mặt đất, nhiệt độ thay đổi từ +400C đến –500C. Tầng này quyết định khí hậu của trái đất với thành phần chủ yếu là N2, O2, CO2, và hơi nước.
- Tầng bình lưu : Tầng này ở độ cao từ 11 đến 50km, nhiệt độ thay đổi từ –560C đến –20C. Thành phần chủ yếu trong tầng này là O3, O2, N2, và một số gốc hoá học khác. ôzon đóng vai trò quan trọng trong tầng bình lưu nó hoạt động như một lớp màng bao bọc bảo vệ Trái đất khỏi những ảnh hưởng độc hại của tia tử ngoại tử Mặt trời chiếu xuống.
- Tầng trung gian : tầng này tính từ độ cao 50 đến 85km nhiệt độ thay đổi từ – 20 đến –920C, tầng này nhiệt độ giảm theo chiều tăng của độ cao. Điều này có thể do khả năng hấp thụ tia tử ngoại của cac phần tử ôzon giảm và ở mức độ thấp.
- Tầng nhiệt : Hay còn gọi là tầng ion, ở độ cao từ 85 đến 100km nhiệt độ tăng từ –92 đến 12000C. Tại đây do tác dụng của bức xạ mặt trời nhiều phản ứng hoá học xãy ra với oxy, ôzon, oxyt nitơ, hơi nước, CO2, …chúng bị phân tách thành các điện tử sau đó ion hoá thành các ion O+2, O+, NO+, e-, …và nhiều hạt bị ion hoá phản xạ sóng điện từ sau khi hấp thụ tia Mặt trời ở vùng tử ngoại xa xôi.
Phần ngoài chỉ có :Tầng điện ly, bao quanh trái đất ở độ cao lớn hơn 800 km. ở tầng này có mặt các ion O+(1500 km). Một phần hydro có thể được tách ra và đi vào vũ trụ. Mặt khác các dòng plasma do mặt trời phát ra và bụi vũ trụ cũng đi vào khí quyển Trái đất. Nhiệt độ ở tầng này tăng rất nhanh, tới khoãng 1700+C.
Đối với khí quyển thì có hai nguồn gây ô nhiễm cơ bản đó là:
- Nguồn ô nhiễm thiên nhiên: Do các hiện tượng thiên nhiên gây ra như đất cát xa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn và bị thổi tung vào khí quyển, bụi nham thạch cùng với hơi và khí từ lòng đất phun ra bởi các núi lửa. Các quá trình thối rữa của xác động vật và thực vật chết cũng thải ra các khí ô nhiễm.
-Nguồn ô nhiễm nhân tạo: Chủ yếu là do quá trình đốt cháy các nhiên liệu sinh ra và nguồn ô nhiễm này còn được phân thành.
+ Nguồn ô nhiễm công nghiệp: do các ống khói các nhà máy do quá trình công nghệ sản xuất có bốc hơi, rò rỉ thất thoát trong dây truyền sản xuất, trên các đường dẫn đã thải vào không khí nhiều chất độc hại. Đặc điểm của loại này là có nồng độ chất độc hại cao và tập trung. Các nhà máy nhiệt điện, hoá chất, luyện kim, cơ khí vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ… là những nguồn gây ô nhiễm chính cho môi truờng.
+ Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải: tuy là tình theo đơn vị phương tiện vận tải có quy mô nhỏ nhưng tập trung suốt dọc tuyến giao thông nên tác hại lại lớn.
+Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người: chủ yếu là do đun bếp, và các lò sưởi, gỗ, củi, than, dầu mỏ hoặc khí đốt…
Cùng với việc môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm đã dẫn đến khả năng hấp thụ bưc xạ Mặt trời của khí quyển tăng lên thì “ hiệu ứng nhà kính ” do khí thải CO2 càng trở nên rõ rệt mà hậu quả chung là khiến nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên vấn dề này đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Một vấn đề khác của ô nhiễm khí quyển là sự phá hoại tầng ôzôn do việc sử dụng các chất CFC(clo-flo-cacbon) được dùng trong công nghệ nhiệt lạnh, trong công nghệ điện tử, các chất này làm huỷ hoại tầng ôzon là lá chắn tia cực tím của Trái đất để lại nhiều tác hại xấu cho con người và môi trường.
Các chất ô nhiễm trong môi truờng không khí thường tồn tại ở hai dạng phổ biến: dạng hơi khí và dạng phân tử nhỏ. Phần lớn các chất ô nhiễm này đều gây tác hại đối với sức khoẻ con người, ảnh hưởng cấp tính có thể gây ra tử vong, ảnh hưởng mãn tính để lại tác hại lâu dài như các bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh ung thư phổi. Mưa axit là do sự hoà tan SO2 vào nước mưa, khi rơi xuống ao hồ thì gây tác hại đến sinh vật sống trong ao hồ. Mưa axit cũng là nguyên nhân gây cho các công trình xây dựng, các tượng đá, các di tích lịch sử và văn hoá bị huỷ hoại.
*Ngoài những như kể trên thì các nguồn ô nhiễm cũng rất đáng quan tâm vì mức độ ảnh hưởng của nó như: trường điện từ nhân tạo, ô nhiễm do âm thanh (tiếng ồn) …Đây là những nguồn ô nhiễm tác động trực tiếp, và nhanh nhất tới cơ thể sống bơi vì sự tồn tại và hoạt động của cơ thể sống đều liên quan mật thiết tới sự thay đổi và cân bằng năng luợng trong hệ “ cơ thể - môi trường” nghĩa là cơ thể luôn phải trao đổi chất và năng lượng với môi truờng ngoài.
Bức xạ điện từ hiện nay cũng là nguồn gây ô nhiễm tới môi trường sống của con người. Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Co so vly moi truong-11.doc