Tập đoàn Samsung do Lee Byung-Chul sáng lập vào năm 1953, là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc. Chủ tịch hiện nay là ông Lee Kun-hee.
Năm 1969, Samsung Electronics, hãng điện tử của Samsung được thành lập tại Daegu - Hàn Quốc, là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung. Hoạt động tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công nhân. Hãng điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hiệu hàng hóa tốt nhất thế giới.
Từ năm 2000 đến nay, Samsung là doanh nghiệp tiên phong trong “thời đại kỹ thuật số” mang lại sự thay đổi và cả cơ hội mang tính cách mạng cho kinh doanh toàn cầu bằng những công nghệ tiên tiến, sản phẩm cạnh tranh và sự đổi mới không ngừng.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5463 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Chiến lược marketing mix của samsung vina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA SAMSUNG TRÊN TOÀN CẦU
1. Giới thiệu sơ qua về lịch sử tập đoàn Samsung
Tập đoàn Samsung do Lee Byung-Chul sáng lập vào năm 1953, là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc. Chủ tịch hiện nay là ông Lee Kun-hee.
Năm 1969, Samsung Electronics, hãng điện tử của Samsung được thành lập tại Daegu - Hàn Quốc, là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung. Hoạt động tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công nhân. Hãng điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hiệu hàng hóa tốt nhất thế giới.
Từ năm 2000 đến nay, Samsung là doanh nghiệp tiên phong trong “thời đại kỹ thuật số” mang lại sự thay đổi và cả cơ hội mang tính cách mạng cho kinh doanh toàn cầu bằng những công nghệ tiên tiến, sản phẩm cạnh tranh và sự đổi mới không ngừng.
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính
Tập đoàn Samsung kinh doanh rất nhiều lĩnh vực trên thị trường toàn cầu bao gồm các sản phẩm nổi bật:
Kinh doanh thiết bị truyền thông kỹ thuật số như các sản phẩm tích hợp đầu tiên trên thế giới như đầu đĩa Blu-ray, máy tính Ultra Mobile và máy nghe nhạc MP3 có loa trượt…
Kinh doanh dụng cụ bán dẫn: điều khiển hiển thị ICs (DDIs), chip thông minh cho thẻ SIM, bộ xử lý ứng dụng dò tìm, cảm biến hình ảnh CMOS và các hệ thống trên một chip (Systems on a chip-SoCs) cho các sản phẩm máy nghe nhạc.
Kinh doanh LCD: công nghệ màn hình độ sắc nét cao, điện thoại di động, camera kỹ thuật số, PDAs và hệ thống dò đường cho xe hơi.
Lĩnh vực bảo hiểm, bất động sản, tài chính.
Tại Việt Nam, Samsung Vina sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nghe nhìn: tivi LCD, TV Plasma, TV SlimFit, TV CRT, hệ thống âm thanh Home Theatre, đầu đĩa DVD, máy giặt, tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ, màn hình máy tính CRT, LCD, điện thoại di động, máy in, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang… Nhà máy của Samsung Vina không chỉ sản xuất cho nhu cầu của thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thị trường châu Phi, Trung Đông và Philippines.
Hiện nay,Samsung Vina chiếm thị phần số 1 về TV LCD, TV phẳng, Màn hình máy tính và đứng thứ 2 trên thị trường về điện thoại di động.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn Samsung trong thời gian gần đây
Với tầm nhìn chiến lược của Samsung Electronics là “dẫn đầu cuộc cách mạng hội tụ kỹ thuật số”, tập đoàn Samsung luôn sử dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại để chinh phục người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu cao cấp trên toàn cầu. Tất cả các thành viên của tập đoàn đều cố gắng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao giá trị thương hiệu Samsung ở mỗi nước mà Samsung có mặt. Trong 5 năm trở lại đây, công ty Samsung Electronics đã kinh doanh rất hiệu quả và thu được nhiều lợi nhuận.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn Samsung trong 5 năm
Đơn vị : nghìn đôla
Chỉ tiêu
năm 2004
năm 2005
năm 2006
năm 2007
năm 2008
Tổng doanh thu
59,002,073
59,357,383
95,625,233
81,664,881
105,106,276
Doanh thu hoạt động KD
56,892,753
56,720,306
91,954,388
78,367,396
96,495,083
Thu nhập khác
2,109,320
2,637,077
3,670,845
3,297,485
8,611,193
Tổng chi phí
46,045,976
50,600,747
85,046,497
74,001,498
99,873,360
Thu nhập trước thuế
12,956,097
8,756,636
10,578,736
7,663,383
5,232,916
Lợi nhuận sau thuế
10,648,314
7,542,165
8,531,848
6,303,088
4,685,930
EPS
67
49
56
39,38
29,98
Tỷ suất lợi nhuận
18.04735573
12.70636376
8.922172247
7.7182357
4.458278019
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của tập đoàn Samsung)
Bảng kết quả kinh doanh cho thấy, doanh thu của tập đoàn Sam sung trong 5 năm trở lại đây đều tăng, năm 2008 đạt trên 105 tỷ $, gấp gần 1.5 lần so với năm 2007. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng điện tử, điện thoại di động vào thị trường Việt Nam đều tăng mạnh qua các năm do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao, buộc Sam sung phải liên tục cho ra đời các mẫu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặc biệt là giới trẻ, đi đầu về công nghệ trên thị trường.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2007 gây tác động tới sức mua của người tiêu dùng nên chi phí sản xuất và nhập khẩu sản phẩm năm 2008 tăng mạnh lên tới 99 tỷ $ làm cho lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với năm 2007.
Tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 4.45% thấp hơn 4 lần so với năm 2004 có tỷ suất tăng mạnh nhất vào thời điểm ngành điện tử đang rất phát triển.
Đối với các nhà đầu tư, năm 2008 cũng là lúc thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, những nhà đầu tư mua cổ phiếu của Sam sung cũng chỉ đạt thu nhập là khoảng 29$ /1 cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với những năm trước đó và sự kỳ vọng của nhà đầu tư.
Nhìn chung sang năm 2009, tình hình kinh tế trong nước đã dần ổn định, nhu cầu về mặt hàng điện tử tăng mạnh làm cho lợi nhuận của Samsung tăng cao, lợi nhuận toàn cầu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong Quý II của tập đoàn Samsung đạt mức 2.52 nghìn tỉ won, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 436% so với Quý I/2009. Lợi nhuận toàn cầu trước thuế đạt 2.86 nghìn tỉ won. Lợi nhuận ròng của công ty mẹ đạt 2.25 nghìn tỉ won. Với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, kết quả kinh doanh của tập đoàn Sam sung sẽ ngày một tăng trưởng khẳng định vai trò đi đầu thị trường về công nghệ và tạo dựng thương hiệu hàng đầu trên thế giới.
4. Sự cần thiết phải tham gia vào thị trường quốc tế
Xuất phát từ mục tiêu trở thành tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới, Samsung không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa Hàn Quốc mà còn dự định mở rộng hoạt động kinh doanh, xâm nhập sang các thị trường tiềm năng để tiếp cận với những nguồn lực khan hiếm hoặc rẻ hơn so với khi chỉ sử dụng nguồn lực trong nước. Khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, một thị trường có nền chính trị ổn định, kinh tế đang tăng trưởng, tập đoàn Samsung có thể tận dụng được lợi thế là một nước có nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp, giá nhân công rẻ.
Đa dạng hóa danh mục và nước đầu tư bao giờ cũng giúp các công ty giảm thiểu được rủi ro và bất trắc khi chỉ đầu tư vào một nước. Vì thế đây cũng là một trong những lý do khiến các công ty luôn có mục tiêu mở rộng kinh doanh ra nước ngoài.
Mở rộng đầu tư giúp các công ty tránh các rào cản thương mại và tiếp cận với những khuyến khích đầu tư từ việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương giữa chính phủ các nước. Khi Việt Nam ra nhập WTO, Việt Nam cam kết mở rộng tự do buôn bán, làm bạn với tất cả các nước trong tổ chức Thương mại Thế giới theo quy chế Tối Huệ Quốc, các hàng rào thuế quan, hạn ngạch cũng dần được xóa bỏ, tạo mọi điều kiện cho vấn đề giao lưu buôn bán, tăng nguồn thu ngoại tệ vào trong nước. Nhận thấy những lợi thế sẵn có đó, Samsung Electronics cũng tăng cường đầu tư vào Việt Nam và ngày càng khẳng định Việt Nam là điểm đầu tư chiến lược trong tương lai.
Một điều cần lưu ý, khi mở rộng các hoạt động ra thế giới cần gắn liền với chiến lược chung của doanh nghiệp, hỗ trợ cho chiến lược cấp doanh nghiệp, giúp công ty tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Có như vậy, công ty mới đứng vững được trên thị trường thế giới.
PHẦN 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG TẠI VIỆT NAM
1. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài tại Việt Nam
1.1.Phân tích môi trường vĩ mô:
* Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo GDP danh nghĩa năm 2008 và đứng thứ 133 xét theo GDP danh nghĩa/người. Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh và ổn định nhất trong khu vực, và luôn được các nhà đầu tư đánh giá là mội điểm đến đầu tư lí tưởng. Trong 4 năm liên tục kể từ 2005 đến 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn đạt trên 8%, và năm 2008, tuy có giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng tốc độ tăng GDP vẫn được giữ ở mức cao so với những quốc gia trong khu vực.
(Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê)
Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của nước ta, tính chung 6 tháng đầu năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 3,9% so với 6 tháng đầu năm 2008, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,25%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,48%; khu vực dịch vụ tăng 5,5%.
Mặc dù trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức tăng trưởng GDP của hầu hết các nước trong khu vực tụt giảm đáng kể, trong quý IV/2008 cũng như quý I/2009; tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thuộc Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực châu Á.
Kinh tế phát triển ổn định tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài như Samsung có thể tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam.
Chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái
Có thể thấy, trong những năm gần đây, Việt Nam đang thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và hiệu quả, điều này góp phần tạo nên tâm lý an tâm cho các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Điển hình như trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước trong 6 tháng đầu năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã có những phản ứng kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường ngoại hối và của các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng. Đến cuối năm 2008, để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, chính sách tiền tệ thắt chặt được chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng.Và gói hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp được đưa ra hồi đầu năm 2009 được coi là nỗ lực của chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp có thể vượt qua tình hình khó khăn hiện nay.
Tình hình lạm phát
Tình hình lạm phát cũng là một vấn đề các doanh nghiệp quan tâm khi xem xét tới môi trường kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Trong 2 năm trở lại đây, lạm phát ở Việt Nam ở mức tương đối cao. Nếu như năm 2006, mức lạm phát dừng lại ở con số 7% thì năm 2007 con số này đã là 21.36%, và tiếp tục giữ ở mức 2 con số - 22% năm 2008. Tuy nhiên tình hình sẽ được cải thiện trong năm 2009. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lạm phát của Việt nam quý I/2009 đã giảm xuống còn 14.5% và chính phủ sẽ tiếp tục có những biện pháp hiệu quả nhằm tích cực đưa mức lạm phát về mức 1 con số vào cuối năm nay.
Lạm phát giảm trong năm 2009 làm cho các dự án đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp khả thi hơn và đem lại mức lợi nhuận cao hơn cho các doanh nghiệp.
* Môi trường chính trị - luật pháp
Trong số 11 nước Đông Nam Á, Việt Nam được coi là nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhất ở khía cạnh ổn định chính trị và xã hội. Điều này tạo lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam.Tuy hệ thống luật pháp của Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện, thủ tục hành chính còn rườm rà đã tạo ra những trở ngại nhất định cho các nhà đầu tư nước ngoài song phải khẳng định rằng, trong những năm trở lại đây, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư lần lượt được sửa đổi bổ sung năm 2005 đã góp phần tạo hành lang pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài, các thủ tục về cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục quản lý đầu tư cũng như các thủ tục hành chính khác đều đã được từng bước đơn giản hoá.
* Môi trường văn hoá- xã hội
Việt Nam là quốc gia với dân số 85.789.573 người (theo số liệu cuộc tổng điều tra dân số diễn ra vào ngày 1/4/2009).đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á cho thấy nguồn lao động dồi dào. Trình độ văn hoá của người dân Việt Nam đang ngày càng được nâng cao. Theo báo cáo về tình hình phát triển con người HDI năm 2007-2008 do LHQ công bố ngày hôm nay, 27/11, Việt Nam đã tăng 4 bậc so với năm trước, từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong tổng số 177 nước được xếp hạng. Và những thế hệ người Việt trẻ có tri thức luôn là những khách hàng chuộng công nghệ mới. Do đó, thị trường Viêt Nam luôn là một thị trường tiêu thụ hàng điện tử, hàng công nghệ cao hấp dẫn với các nhà sản xuất như Samsung.
* Môi trường công nghệ
So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam không được đánh giá cao về môi trường công nghệ. Chúng ta bị đánh giá là tụt hậu nhiều năm so với các quốc gia châu Á Tuy nhiên trong những năm trở lại đây tình hình cũng đã được cải thiện phần nào.
Theo bảng chỉ số cạnh tranh về công nghệ năm 2007 và 2008 được BSA (Liên minh phần mềm công nghệ) công bố, Việt Nam xếp thứ 61 trong số 66 quốc gia được nghiên cứu. Về hoạt động R&D, xét về mức độ chi tiêu của doanh nghiệp tư nhân cho nghiên cứu và phát triển , năm 2007 chỉ số này là 1,7 USD/100 dân, năm 2008 tụt xuống 0 USD/100 dân. Xét về tiêu chí các bằng sáng chế, năm 2007 Viêt Nam có tỷ lệ 0,1 /100; năm 2008 là 0 USD/100 dân.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam trong năm 2008 đã có những cải thiện đáng kể. Ví dụ, tỷ lệ số lượng máy tính/100 người dân (bao gồm cả máy để bàn và máy xách tay) của Việt Nam trong năm 2007 chỉ là 0,6 nhưng sang năm 2008 là 1,4.
Về nguồn nhân lực và tri thức, Nguồn nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố duy nhất Việt Nam có sự gia tăng về thứ bậc trong năm 2008 (từ 61 lên 58). Việt Nam được xếp thứ 6 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về số lượng sinh viên đang theo học các ngành kỹ thuật và công nghệ, đứng thứ 5 trong khu vực về số lượng người làm việc trong lĩnh vực IT.
2.2. Phân tích môi trường ngành
* Chu kỳ phát triển của ngành điện tử thế giới
- Thời kỳ thâm nhập: Nổi lên bằng những phát minh và sáng chế vĩ đại trong ngàng điện tử như: máy tính cá nhân, ô tô, các con chíp vi xử lý, điện thoại… các công ty của Mỹ Microsoft, IBM, General Mertor đã nhanh chóng “khai phá” và chiếm lĩnh toàn bộ thị trường điện tử mới mẻ trên thế giới. Thị trường lúc này còn khá nguyên sơ nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa điện tử còn khiêm tốn một phần vì nó quá mới mẻ, phần còn lai là do giá cả quá đắt.
- Thời kỳ tăng trưởng: Để kích cầu, các công ty này đã thưc hiện những chiến dịch quảng bá rầm rộ và ngày càng phát minh ra nhiều sản phẩm điện tử tiện dụng. Do đó nhu cầu trong ngành điện tử bắt đầu tăng lên. Nắm bắt được xu thế đó, các công ty của Nhật bắt đầu vào cuộc.Chiến lược sản xuất và kinh doanh theo kiểu “siêu thị”, trong đó một công ty tham gia vào hoạt động trong mọi lĩnh vực đã từng mang lại nhiều hiệu quả trong thời kỳ bùng nổ kinh tế từ năm 1960 đến năm 1990. Hàng điện tử Nhật nhanh chóng đứng đầu thế giới về chất lượng, ngành điện tử của Mỹ vì thế như “kẻ bại trận”. Người tiêu dùng Nhật và nhiều nơi trên thế giới đổ xô mua hàng Nhật, thăng dư thương mại Nhật tăng cao, căng thẳng thương mại tăng lên. Tokyo trở thành kinh đô ngành điện tử tiêu dùng thế giới.
- Thời kỳ bão hòa: Công ty điện tử Nhật phát triển ngày một lớn mạnh, họ tự hào vì tầm cỡ và tiếng tăm của họ nhiều hơn lợi nhuận. Nhiều công ty có tới 500 chi nhánh hoạt động trong mọi lĩnh vực, từ du lịch cho đến nhà hàng khách sạn, công ty nội địa bán điện thoại di động. Sau đó, khi sang đến khu vực thiết bị, cũng chính 5/9 công ty trên bán mọi thứ, từ máy hút bụi cho đến nồi cơm điện. 3 trong số 5 công ty đó là nhà cung cấp thang máy trong suốt cửa hàng. Và các thị trường điện tử bắt đầu trở nên bão hòa.
- Thời kỳ suy thoái: Tất cả những điều này sẽ tiếp tục nếu các công ty chấp nhận mức lợi nhuận không mấy ấn tượng. Suy thoái kinh tế toàn cầu đang để lộ ra những vấn đề nội tại của ngành. Nhu cầu hàng điện tử giảm sút. Đồng yên mạnh khiến xuất khẩu giảm, đồng yên tăng giá 67% so với đồng bảng trong năm qua và tăng 75% so với đồng won Hàn Quốc. Hàng xuất khẩu Nhật vì thế trở nên đắt đỏ hơn, lợi nhuận thu về giảm. Samsung và LG của Hàn Quốc đang khẳng định vị thế trong việc cung cấp tivi và Haier của Trung Quốc tiến hành mọi biện pháp tăng thị phần cung cấp thiết bị nhà ở, họ cố gắng thao túng thị trường Nhật cũng giống như Nhật chiếm lĩnh thị trường Mỹ trước đây bằng việc sản xuất hàng chất lượng với giá rẻ. Và hiện tại Samsung của Hàn Quốc đang sánh vai cùng các tập đoàn điện tử hùng mạnh nhất thế giới như: Sony, Motorola, Microsoft
* 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter
Hiểu được tầm quan trọng của môi trường ngành tác động vào quá trình thâm nhập thị trường mới, khi mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Viêt Nam, Samsung đã đầu tư một nguồn vốn lớn cho quá trình nghiên cứu các yếu tố của môi trường ngành trong lĩnh vực điện tử tại Việt Nam. Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter, khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, công ty Samsung phải đối mặt với một số áp lực cạnh tranh sau:
Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Theo 2 tạp chí Interbrand và BusinessWeek, tổng giá trị của nhãn hiệu Samsung đứng thứ 43 trong số các tập đoàn toàn cầu năm 2005. Hiện tại, Samsung có 16 sản phẩm nổi bật trên thị trường thế giới trong đó có: DRAM, TV màu sử dụng ống catốt (CPT, CDT), SRAM, STN-LCD, tuner, thiết bị cầm tay sử dụng CDMA…Tuy nhiên về mặt TV CRT và LCD samsung vẫn còn thua xa các đối thủ khác của Nhật đặc biệt là SONY. Lĩnh vưc sản xuất điện thoại thì Samsung chỉ đứng sau Nokia- Phần Lan trên toàn thế giới.
Hàng Samsung giờ đây đã có mặt khắp nơi và Samsung là thương hiệu đứng hàng 21 thế giới theo đánh giá của hãng tư vấn Interbrand. Xét về doanh số hàng điện tử gia dụng, Samsung hiện đứng thứ ba sau Matsushita và Sony và đang giành vị trí thứ hai về điện thoại di động với Motorola (sau Nokia).
Ở một số sản phẩm nhất định, chẳng hạn bộ nhớ và màn hình phẳng (hai kỹ thuật quan trọng cốt lõi của công nghệ kỹ thuật số), Samsung đang ở vị trí đầu. Hiện thời, Samsung là công ty kỹ thuật đạt lợi nhuận cao nhất thế giới với 10 tỷ USD vào năm 2004, tỉ lệ cao hơn cả Microsoft...
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Khi thị trường điện tử đã có quá nhiều công ty sản xuất và buôn bán các sản phẩm điện tử thì ngoài việc chiến thắng các đối thủ cạnh tranh hiện tại Samsung cũng luôn phải phòng ngự trước các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các đối thủ này bao gồm những công ty nhỏ đang lấn sang phần điện tử, hay chính những công ty chỉ sản xuất hoặc buôn bán môt số sản phẩm nhất định…
Áp lực từ phía nhà cung cấp
Đối với lĩnh vực sản xuất điện tử, thị trường Việt Nam có số lượng các nhà cung cấp thiết bị, phụ tùng, vật liệu tương đối rộng lớn, bản thân Samsung cũng là một trong các nhà cung cấp cho các tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Do đó Samsung không gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nhà cung cấp cho mình và bên cạnh đó đã tiến hành hợp tác với các liên minh chiến lược – đối tác tin cậy để có thể có một chuỗi cung ứng được quản lí tốt như T3/2006, hợp tác phát triển và tiếp thị công nghệ cho các giải pháp máy in công nghiệp; T1/2005, hợp tác với KDDI cung cấp thiết bị mạng CD MA2000…
Từ khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào tới quá trình sản xuất sản phẩm nếu được giảm tải cũng giúp công ty tiết kiệm được chi phí. Samsung Vina đã thực hiện để cải thiện chuỗi cung ứng:
Sử dụng những đối tác chiến lược: Samsung hoàn toàn tin cậy vào những nhà tư vấn và nhà cung cấp bên ngoài như SAP và i2 để sửa đổi toàn bộ hệ thống IT không phù hợp.
Chia sẻ dữ liệu: Công ty đã triển khai nhiều hệ thống và phần mềm như hoạch định chuỗi cung ứng, phần mềm quản trị quan hệ nhà cung cấp, hoạch định hợp tác, cổng thông tin, trung tâm điều hành toàn cầu để chia sẻ thông tin rộng khắp và nhanh chóng trong toàn tập đoàn và cho những khách hàng quan trọng.
Ưu tiên đối tượng khách hàng: Samsung sẽ xếp hạng về mức độ quan trọng của từng khách hàng và sẽ có những qui chế đặc biệt dành cho những khách hàng quan trọng nhất.
Thuê ngoài khi cần thiết. Sản xuất và thiết kế sẽ do chính Samsung thực hiện nhưng cũng đã dần thực hiện thuê ngoài một số chức năng chủ yếu như vận chuyển. và logistics
Giờ đây, vấn đề tồn kho của Samsung đã được giải quyết nhờ nhiều năm nỗ lực điều chỉnh hoạt động chuỗi cung ứng.
Áp lực từ phía khách hàng :
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ và nhà phân phối. Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Khi nghiên cứu về áp lực từ phía khách hàng ta nghiên cứu các khía cạnh: quy mô khách hàng, tầm quan trọng, chi phí chuyển đổi và thông tin khách hàng.
Năm 2005, Samsung đã chuyển sang phục vụ đối tượng khách hàng cao cấp , đó là do khoa học công nghệ ngày một tiến bộ vượt bậc dẫn đến ngành càng có nhiều nhà cung cấp nhảy vào ngành công nghiệp điện tử, làm cho sản phẩm trở nên thông thường và ít sự khác biệt. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật – khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm bên cạnh đó là lạm phát và cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến cho nhu cầu tiêu dùng hàng điện tử của khách hàng ngày một giảm đi khiến cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày một khốc liệt. Do đó thông qua chiến dịch thương hiệu toàn cầu “Imagine”, Samsung đặt mục tiêu trở thành thương hiệu tiêu biểu cho cuộc cách mạng về kiểu dáng và công nghệ trong “Kỷ nguyên kỹ thuật số”. Đây thực sự là một sự chuyển hướng của Samsung nhằm tạo dựng một hình ảnh thương hiệu cao cấp.
* Áp lực từ sản phẩm thay thế
Hiện nay trong lĩnh vực điện tử đang diễn ra xu hướng ứng dụng công nghệ chủ đạo cho nhiều dòng sản phẩm do Samsung Electronics mở đường. Samsung là tên tuổi trụ cột trên thị trường truyền thông, điện gia dụng và hệ thống thông tin.
Với các sản phẩm từ tivi, viễn thông, đến máy vi tính và công nghệ truyền thông đa phương tiện, khách hàng của Samsung được cung cấp hàng loạt những dịch vụ như mua sắm tại nhà (home shopping), sử dụng dịch vụ ngân hàng tại nhà (home banking) và dần dần còn có thêm cả ngôi nhà thông minh (home automation).
Nghiên cứu và cải tiến sản phẩm là khâu quan trọng dẫn đến thành công ngày nay của Samsung Electronics. Đội ngũ R&D (nghiên cứu và phát triển) hùng hậu của Samsung bao gồm 13,000 khoa học gia và kỹ sư trên 63 quốc gia, đã tạo nên những bước đột phá tầm cỡ như tạo ra bộ vi xử lý có tốc độ nhanh nhất và điện thoại di động CDMA siêu nhỏ.
Tuy nhiên sản phẩm của Samsung thật sự gặp rất nhiều khó khăn khi hầu như tất cả các doanh nghiệp trong ngành hàng điện tử tiêu dùng đều có sản phẩm dịch vụ có khả năng thay thế sản phẩm của Samsung như là Sony, LG, Canon, Panasonic ..
2.Phân tích các vấn đề mang tính chiến lược của Samsung Vina tại Việt Nam
2.1.Chiến lược phát triển quốc tế của Samsung Vina tại Việt Nam
Mỗi khu vực, mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa, phong cách sống đặc trưng. Để thâm nhập và phát triển vào bất kỳ thị trường nào, các doanh nghiệp cũng phải đi sâu phân tích kỹ môi trường vĩ mô và môi trường ngành để có những chiến lược phát triển phù hợp. Tập đoàn Samsung vào Việt Nam từ năm 1996 khi hàng điện tử Nhật Bản đang tràn ngập thị trường. Người tiêu dùng Việt Nam cũng dường như tuyệt đối tin tưởng ở các sản phẩm điện tử mang nhãn hiệu Nhật Bản. Thay đổi sự lựa chọn cũng như tâm lý, thị hiếu đã ăn sâu trong tiềm thức người tiêu dùng không phải là điều đơn giản, Samsung Vina đã phải đối mặt với các áp lực về tính thích nghi với địa phương.
Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số đi đầu về sự đổi mới, để hấp dẫn thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng Việt Nam, Samsung Vina đã cho ra đời các mẫu thiết kế mới với khẩu hiệu “Cân bằng lý trí và tình cảm” để bày tỏ triết lý thiết kế của Samsung luôn đáp ứng nhu cầu cảm xúc của khách hàng với giải pháp kỹ thuật hiện có ở công ty. Các nhân viên thiết kế của Samsung Vina không chỉ ngồi trong phòng lab vẽ kiểu hợp thời trang mà phải đi ra ngoài nghiên cứu, quan sát thị hiếu người tiêu dùng về kiểu dáng, màu sắc, thẩm mỹ của giới trẻ Việt Nam. Cuối năm 1998, Samsung Vina đầu từ thêm vốn vào công nghệ kỹ thuật cao, tập trung mạnh hơn vào tiếp thị và nghiên cứu tâm lý thị trường (tung ra các nhóm nhỏ, cải trang và trà trộn vào xã hội để ghi nhận ý kiến người tiêu dùng).
Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và thông lệ truyền thống buộc công ty phải thay đổi cơ sở sản xuất đề phù hợp với nhu cầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_samsung_version_2.doc